Chương 3. Phương hướng và giải pháp xây dựng lối sống sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên hiện nay
3.1. Phương hướng xây dựng lối sống sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
3.1.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về lối sống - nền tảng lý luận cho việc xây dựng lối sống sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Chủ nghĩa Mác-Lênin, là học thuyết khoa học có ý nghĩa phương pháp luận và kim chỉ nam cho tư duy và hành động của Đảng và nhân dân ta. Những luận điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin được xây dựng trên tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo cao cả, cùng với khát vọng tối cao là giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức và bất công. Như đã trình bày ở chương 1, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin không đặt vấn đề lối sống như một luận điểm cơ bản để nghiên cứu. Do đó chúng ta chỉ có thể thấy quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về lối sống được trình bày một cách xen kẽ mang tính cộng sinh trong những chuyên mục các ông bàn về vấn đề con người và xã hội.
Quan điểm nhất quán, có tính nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin khi nghiên cứu vấn đề là phải đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. ở đây, khi tiến hành nghiên cứu triển khai xây dựng lối sống cho sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên, đòi hỏi chúng tôi phải bắt đầu từ việc khảo sát các tiền đề vật chất và tinh thần - cơ sở hình thành lối sống của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên. Cơ sở vật chất và môi trường văn hoá tinh thần ở trường ĐHSPKT Hưng Yên là những tiền đề vật chất tác động trực tiếp đến lối sống của sinh
78
viên ĐHSPKT Hưng Yên, cho nên đó cũng là đối tượng tác động trực tiếp và cơ bản để xây dựng lối sống cho sinh viên.
Kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về lối sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xây dựng tư tưởng và quan điểm của mình một cách sáng tạo trong việc xây dựng lối sống mới cho con người Việt Nam nói chung và thanh niên sinh viên Việt Nam nói riêng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên là một nội dung lớn trong hệ thống những quan điểm toàn diện của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Trong nội dung tư tưởng đó, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc đào tạo con người “toàn diện”. Con người toàn diện là mẫu mực, tiêu chuẩn của con người mới XHCN. Phương châm giáo dục và đào tạo con người Việt Nam mới, là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa hai phạm trù đức - tài. Giải quyết tốt mối quan hệ đó cũng là thoả mãn yêu cầu kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, tính dân tộc và tính thời đại trong việc “trồng người” của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, Người cũng đòi hỏi thanh niên, sinh viên phải xác định cho mình nhiệm vụ tự giác học tập và rèn luyện bản thân. “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang vì vậy cho nên phải tự giác, tự nguyện mà cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình” [20, tr.53].
Từ thực tiễn sinh động trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam đã nhận thức sâu sắc vai trò đặc biệt quan trọng của thanh niên trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam.
Trên cơ sở đó Đảng ta đã xây dựng những quan điểm chỉ đạo của mình đối với công tác giáo dục và xây dựng lối sống cho thanh niên nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng. “Đó là những con người phát triển toàn diện cả về đức và tài, phát triển về thể lực, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, có kỹ năng lao động giỏi, có ý chí và bản lĩnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [8, tr.32].
79
Toàn bộ những quan điểm có tính bao quát trên của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta chính là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng lối sống sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên.
Thấm nhuần những quan điểm có tính nền tảng đó, Đảng bộ ĐHSPKT Hưng Yên đã xác định “tập trung chỉ đạo nhằm tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng niềm tin và lý tưởng cách mạng cho thanh niên, nâng cao nhận thức và tạo chuyển biến tích cực trong học tập và rèn luyện, xây dựng nếp sống văn hoá cho đoàn viên thanh niên” [20, tr.7] là nhiệm vụ chính trị của toàn trường trong thời gian tới.
3.1.2. Quan điểm tổng hợp và đồng bộ trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Lối sống của con người được hình thành từ nhiều phương diện khác nhau. Trong đó các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá…
là những yếu tố cơ bản, tác động trực tiếp đến việc hình thành lối sống của con người. Vì vậy một trong những phương hướng quan trọng để xây dựng lối sống sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên là phải có quan điểm tổng hợp và đồng bộ, làm công cụ chỉ đạo nhất quán trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên.
+ Lối sống là một khái nhiệm có nội hàm rộng lớn, có mối liên hệ hữu cơ, đa dạng và phức tạp với tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và điều kiện môi trường tự nhiên. Do đó, phải có quan điểm tổng hợp và toàn diện khi đặt vấn đề xây dựng lối sống. Quan điểm tổng hợp trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên biểu hiện ở chỗ: phải tổ chức nghiên cứu và khảo sát toàn bộ thực trạng hiện nay của trường ĐHSPKT Hưng Yên, bao gồm môi trường văn hoá, điều kiện tự nhiên, điều kiện cơ sở vật chất, các yếu tố truyền thống và nét đặc thù của trường ĐHSPKT Hưng Yên; trên cơ sở đó chúng ta tiến hành phân tích và tổng hợp để có cái nhìn tổng quan, chính xác và thống
80
nhất cao, làm tiền đề cho việc thực hiện quá trình xây dựng lối sống cho sinh viên.
Quan điểm tổng hợp cũng bao hàm cả nhân tố con người và các điều kiện chủ quan của nó. Việc nghiên cứu và chỉ ra những yếu tố mang tính đặc thù của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên có ý nghĩa rất quan trọng. Cùng với các yếu tố khách quan, các yếu tố chủ quan đó là cơ sở để hình thành các giải pháp tác động.
Nhân tố con người còn bao hàm cả những người làm công tác quản lý và đội ngũ cán bộ trực tiếp giảng dạy. Nhóm người này chính là chủ thể tác động vào khách thể (đối tượng sinh viên) được tác động. Với tầm quan trọng đó, chủ thể tác động cần phải được quy hoạch, bồi dưỡng cả về phương pháp lẫn kiến thức về lối sống để có thể thực hiện một cách có hiệu quả đối với việc xây dựng lối sống cho sinh viên.
+ Mối liên hệ đa dạng và hữu cơ của lối sống đối với các lĩnh vực khác cũng đòi hỏi phải có quan điểm đồng bộ trong việc xây dựng lối sống của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên.
Quan điểm đồng bộ ở đây biểu hiện ở chỗ phải huy động mọi nguồn lực có thể có, để làm tiền đề cho quá trình tác động vào việc xây dựng lối sống. Tuy nhiên, có thể chia nguồn lực đó thành hai lĩnh vực cơ bản, đó là cơ sở vật chất, đời sống văn hoá tinh thần và lĩnh vực con người.
Về cơ sở vật chất và đời sống văn hoá tinh thần cần phải thực hiện một cách đồng bộ việc tăng cường các điều kiện sinh hoạt vật chất cho sinh viên, tạo điều kiện cho họ thoả mãn những nhu cầu cơ bản. Đồng thời cũng xây dựng những điều kiện cho sinh hoạt đời sống văn hoá tinh thần theo hướng lành mạnh.
Về lĩnh vực con người, ở đây đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan đơn vị trong toàn trường, phải xác định xây dựng lối
81
sống cho sinh viên cũng là nhiệm vụ chính trị của toàn trường. Vì vậy bên cạnh các cấp uỷ Đảng, Đoàn thanh niên, cũng cần thiết phải huy động các tổ chức khác như Công đoàn, Hội sinh viên, Hội phụ nữ và tới tận từng cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong đoàn trường. Mặt khác cũng phải liên kết và phối hợp tốt với các tổ chức chính trị, các đoàn thể xã hội, tôn giáo đóng xung quanh địa bàn nhà trường để tạo ra một không gian văn hoá rộng lớn và đồng bộ, tác động với hiệu quả cao nhất trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên.
3.1.3. Môi trường văn hoá, giáo dục và tự giáo dục
Xây dựng môi trường văn hoá, giáo dục và tự giáo dục là một phương hướng cơ bản để xây dựng lối sống sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên. Cùng với hai phương hướng trên, nếu thực hiện tốt phương hướng này sẽ tạo ra tính đồng bộ trong sự tác động và xây dựng lối sống cho sinh viên.
+ Môi trường văn hoá là một trong những yếu tố cơ bản quy định sự hình thành lối sống của con người. Biểu hiện của môi trường văn hoá là ở không gian sinh tồn, nơi một cá nhân hay một cộng đồng người nào đó sinh sống. Có thể chia môi trường văn hoá dưới hai dạng, bao gồm:
văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Trên cơ sở phân chia này, cần phải nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan về thực trạng môi trường văn hoá của trường ĐHSPKT Hưng Yên. Kết quả của sự đánh giá đó sẽ cho phép chúng ta rút ra được những hạn chế, và những tiềm năng chưa được khai thác, làm cơ sở cho việc quy hoạch và xây dựng lại môi trường văn hoá theo hướng tích cực, phục vụ tốt hơn cho việc tác động vào lối sống của sinh viên trong toàn trường.
+ Giáo dục là biện pháp và là hành động cụ thể của chủ thể tác động đối với khách thể tác động. Theo quan điểm đồng bộ, chủ thể tác động ở đây bao gồm sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
82
Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách và lối sống của con người. Do đặc thù của nó, giáo dục gia đình có những thế mạnh mà các hình thức giáo dục khác không thể có được.
Đặc điểm của gia đình là sự đầm ấm, thiêng liêng, yêu thương, tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Có thể nói đó là những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam qua hàng nghìn năm hun đúc, đã lắng đọng lại, trở thành yếu tố truyền thống trong mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, khi trở thành sinh viên, vai trò giáo dục gia đình đối với mỗi sinh viên có những hạn chế nhất định. Bởi vì hầu hết số sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên sống độc lập với gia đình, họ ở kí túc xá hoặc thuê nhà trọ ở trong dân. Do đó cần phải có biện pháp để tiếp tục duy trì vai trò của giáo dục gia đình đối với sinh viên.
Trong suốt quá trình học tập phấn đấu và trưởng thành ở bậc Đại học và Cao đẳng, giáo dục nhà trường trở thành hình thức giáo dục cơ bản và trực tiếp nhất đối với sinh viên, đóng vai trò quyết định đến năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức và lối sống của sinh viên. Vì vậy, về mặt phương hướng, cần phải giải quyết một cách hài hoà giữa hai nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, tránh tình trạng tuyệt đối hoá nhiệm vụ đào tạo chuyên môn mà coi nhẹ nhiệm vụ giáo dục phẩm chất đạo đức và lối sống cho sinh viên.
Bên cạnh giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường còn có giáo dục xã hội. Diễn biến thực trạng của xã hội luôn tác động sâu sắc đến thế giới quan của sinh viên. Hiện nay cơ chế thị trường đã tạo nên một diện mạo kinh tế-xã hội phát triển mạnh mẽ, có khả năng lôi cuốn và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh những giá trị không thể phủ nhận mà nền kinh tế thị trường mang lại, thì cũng phải chấp nhận một thực tế về những tồn tại mà nền kinh tế đó tạo ra. Đó là sự phân hoá xã hội diễn ra sâu sắc, sự trỗi dậy của chủ nghĩa thực dụng, lối sống ích kỷ, chuộng vật chất… của con người. Vì vậy, chúng tôi cho
83
rằng cần phải có những nhận thức đúng đắn để vận dụng tốt giáo dục xã hội vào việc xây dựng lối sống cho sinh viên.
+ Tự giáo dục là quá trình giáo dục tự thân của sinh viên.
Tự giáo dục là hình thức giáo dục được thực hiện khi sinh viên tách rời một cách tương đối khỏi khách thể giáo dục tác động. Hiệu quả của quá trình tự giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu tập trung ở hai yếu tố cơ bản, đó là khả năng hiểu biết pháp luật và am hiểu sâu sắc những cung bậc khác nhau của các gía trị luân lý, đạo đức và sức mạnh của dư luận xã hội. Như vậy, yếu tố đạo đức và yếu tố luật pháp là hai yếu tố nền tảng của quá trình tự giáo dục, vì vậy phương hướng chủ yếu của vấn đề tăng cường khả năng tự giáo dục trong sinh viên chính là tiếp tục trang bị có chiều sâu về hai yếu tố trên vào trong đời sống sinh hoạt và học tập của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên.
Như vậy, môi trường văn hoá, giáo dục và tự giáo dục là ba bộ phận cấu thành trong một phương hướng tổng thể tác động vào việc xây dựng lối sống sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên, và trong quá trình thực hiện, phải tiến hành một cách đồng bộ thì mới thu được hiệu quả cao.
3.2. Những giải pháp xây dựng lối sống sinh viên Đại học Sư