Những giải pháp xây dựng lối sống sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề lối sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên hiện nay (Trang 85 - 98)

Chương 3. Phương hướng và giải pháp xây dựng lối sống sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên hiện nay

3.2. Những giải pháp xây dựng lối sống sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên hiện nay

3.2.1. Xây dựng môi trường văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Tầm quan trọng của môi trường văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần đối với việc xây dựng lối sống cho sinh viên đã được trình bày ở trên. Từ thực trạng môi trường văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần ở trường ĐHSPKT Hưng Yên hiện nay, chúng tôi cho rằng, xây dựng môi trường văn hoá vật chất và tinh thần là một trong những giải pháp cấp bách, là tiền đề vật chất và tinh thần để tiến hành tác động và xây dựng lối sống cho sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên trong giai đoạn mới.

84

Về môi trường văn hoá vật chất, phải khẳng định rằng: Cơ sở vật chất của trường ĐHSPKT Hưng Yên còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên trong sinh hoạt đời sống vật chất. Điều này xuất phát từ một nguyên nhân khách quan sau đây. Trường ĐHSPKT Hưng Yên vận động đi lên từ một cơ sở dạy nghề, hình thành từ thập niên 60 của thế kỷ trước, và được nâng cấp lên Đại học từ năm 2003. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu đại học và cao đẳng đã làm cho cơ sở vật chất của nhà trường luôn trong tình trạng quá tải và lạc hậu.

Xây dựng cơ sở vật chất luôn đòi hỏi một nguồn tài chính lớn, nhưng đó là khoản đầu tư thiết thực. Nó không chỉ tạo điều kiện cho việc xây dựng lối sống mà còn là tiền đề vật chất để thực hiện các nhiệm vụ tổng thể khác. Do đó nhà trường phải tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để đảm bảo được yêu cầu phát triển chung của toàn trường. Giải pháp để khắc phục sự khó khăn về tài chính cho việc xây dựng cơ sở vật chất, theo chúng tôi, nhà trường cần phải huy động cùng một lúc nhiều nguồn lực khác nhau. Ngoài chỉ tiêu ngân sách thường niên, nhà trường cần phải huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau từ phía xã hội. Thậm chí kêu gọi đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng các khu dịch vụ giải trí theo tiêu chí của nhà trường.

Việc xây dựng môi trường văn hoá vật chất phải được nghiên cứu một cách tổng thể theo hướng bền vững, lâu dài, các chi tiết trong tính tổng thể đó phải được phối hợp một cách hài hoà với đặc thù của môi trường văn hoá vùng. Cụ thể, phải mở rộng thư viện, nâng cao chất lượng phục vụ cho người đọc, tăng cường nguồn tài liệu theo hướng đa dạng hoá tiến tới xây dựng thư viện điện tử; đưa năng lực kết nối mạng Internet đến tận phòng ở của sinh viên. Cần phải ưu tiên xây mới, mở rộng quy mô ký túc xá để giảm dần và tiến tới thu hút tối đa lượng sinh

85

viên vào sinh hoạt trong ký túc xá của nhà trường, khắc phục tình trạng sống phân tán của sinh viên trong cộng đồng dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và giáo dục lối sống cho sinh viên. Bên cạnh đó cũng phải nâng cao chất lượng các dịch vụ ăn uống, cải tạo hệ thống sân bãi, thoả mãn được nhu cầu vui chơi giải trí cho sinh viên… Tất cả những điều đó cho phép tạo ra một cảnh quan học đường hiện đại, văn minh, lịch sự làm cơ sở cho công tác giáo dục và xây dựng lối sống sinh viên.

Gắn liền với việc xây dựng môi trường văn hoá vật chất là vấn đề làm thế nào để khai thác một cách có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất đó. Chìa khoá để giải quyết vấn đề này chính là vấn đề con người. Do đó cần phải đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực bảo vệ và khai thác cơ sở vật chất cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trực tiếp làm công tác quản lý và điều hành hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường.

Bên cạnh việc xây dựng môi trường văn hoá vật chất cũng phải tiến hành xây dựng môi trường văn hoá tinh thần. Giải pháp để xây dựng vấn đề này cũng phải được thực hiện theo quan điểm tổng hợp và đồng bộ.

Theo chúng tôi, để xây dựng môi trường văn hoá tinh thần lành mạnh trước hết phải phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành đấu tranh loại bỏ và ngăn chặn những luồng văn hoá độc hại như: cờ bạc, rượu chè, ma tuý, mại dâm… đang từng bước gặm nhấm đời sống tinh thần của sinh viên. Để thực hiện tốt điều đó, phải tạo ra được một môi trường văn hoá tinh thần phong phú, đa dạng có sức lôi cuốn mạnh mẽ các thế hệ sinh viên tham gia. Thực trạng hoạt động văn hoá tinh thần ở trường ĐHSPKT Hưng Yên hiện nay khá nghèo nàn, mang nặng tính phong trào. Các hoạt động văn hoá tinh thần thường được gắn liền với các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của nhà trường và đất nước,

86

cho nên rất gián đoạn, thiếu tính thường xuyên và liên tục. Trong khi đó, nhu cầu văn hoá tinh thần của sinh viên luôn là một nhu cầu thường trực, song hành với nhu cầu vật chất. Để khắc phục điều đó cần phải xây dựng các câu lạc bộ văn học, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giao lưu, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề v.v… Qua đó tạo điều kiện cho sinh viên được đắm mình trong một môi trường văn hoá tinh thần sinh động, lành mạnh, và có tính giáo dục cao. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố trên cũng phải tạo ra những yếu tố có chiều sâu trong môi trường văn hoá tinh thần của sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên. Giải pháp để thực hiện điều đó là phải tăng cường định hướng cho sinh viên về ý thức nguồn cội. Thông qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các nhân vật, các sự kiện lịch sử, tổ chức các buổi tham quan dã ngoại để sinh viên có điều kiện hiểu sâu hơn những giá trị tinh thần và truyền thống đẹp đẽ của quê hương đất nước, khơi dậy trong họ lòng tự hào dân tộc… Giải quyết được điều đó sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng lối sống cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2. Nâng cao nhận thức, định hướng nhu cầu văn hoá, lối sống lành mạnh cho sinh viên

Nhận thức luôn là vấn đề quan trọng gắn kết chặt chẽ với hoạt động thực tiễn của con người. Trong quá trình xây dựng lối sống cho sinh viên, việc nâng cao nhận thức, định hướng nhu cầu văn hoá, lối sống lành mạnh cho sinh viên phải được xem là một trong những nội dung cơ bản của hệ thống các giải pháp tác động.

Nâng cao nhận thức cho sinh viên về các lĩnh vực ngoài chuyên môn thuộc phạm vi điều chỉnh của lối sống là vấn đề khá phức tạp.

Nghiên cứu thực trạng lối sống sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên hiện nay, chúng tôi thấy rằng: muốn nâng cao nhận thức cho sinh viên cần phải có những giải pháp cụ thể sau đây:

87

Một là, phải tiến hành lồng ghép một cách hợp lý giữa đào tạo chuyên môn và giáo dục nhân cách. Thực hiện tốt điều đó là nhằm khắc phục sự thiếu đồng bộ và không cân đối giữa đào tạo chuyên môn và giáo dục nhân cách, thoả mãn phương châm “Đức - Tài” trong nền giáo dục Đại học Việt Nam. Bên cạnh việc đảm bảo tốt yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cần phải chú ý bồi dưỡng trình độ nhận thức về các lĩnh vực xã hội, để từ đó sinh viên có đủ khả năng đánh giá một cách chính xác các đối tượng mà họ tiếp cận. Để nhận thức tốt thì tất yếu, sinh viên phải có một lượng kiến thức nhất định về các lĩnh vực ngoài chuyên môn. Đó cũng đồng thời là công cụ giúp sinh viên phân tích, phê bình và lựa chọn các giá trị văn hoá tinh thần tốt đẹp, làm cơ sở cho việc bồi dưỡng nhân cách và xây dựng lối sống cho bản thân.

Hai là, phải nghiên cứu, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giảng dạy, đặc biệt là những cán bộ giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội để họ lồng ghép vào nội dung chương trình giảng dạy của mình một thời lượng thích hợp để nói về các vấn đề đạo đức, nhân cách, lối sống v.v… Thực tế cho thấy, ở trường ĐHSPKT Hưng Yên, cán bộ giảng dạy chỉ truyền đạt thuần tuý về lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là các bộ môn chuyên ngành. Vì vậy, một mặt họ bị hạn chế về các kiến thức xã hội do không có nhu cầu phải tìm hiểu, mặt khác dẫn đến sự lãng phí vị trí sư phạm, một lợi thế quan trọng trong việc truyền đạt các giá trị đạo đức, luân lý xã hội.

Bà là, phải tổ chức một cách hiệu quả các buổi nói chuyện chuyên đề về các lĩnh vực cần thiết cho việc nâng cao nhận thức lối sống cho sinh viên. Việc mời các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau về nói chuyện và trực tiếp thảo luận với sinh viên về các vấn đề bức xúc đang tồn tại trong nhà trường và xã hội sẽ giúp sinh viên có cái khách quan và chủ động hơn trong quá trình nhận thức lối sống. Những chuyên đề về

88

nghệ thuật (thi ca, âm nhạc, hội hoạ…) có tác dụng lớn về bồi dưỡng tâm hồn, trong khi đó các chuyên đề về kinh tế, xã hội, môi trường … lại đưa đến cho sinh viên những nhận thức mới về đời sống xung quanh mình, và xác định được vai trò vị trí và trách nhiệm của bản thân mình trước xã hội.

Thứ tư, bên cạnh những giải pháp chủ động tác động để nâng cao nhận thức của sinh viên nói trên, cũng phải tạo ra những điều kiện để sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên thực hiện quá trình tự nhận thức về lối sống. Muốn thực hiện điều này, theo chúng tôi phải tiến hành khảo sát một cách tổng thể các nhu cầu của sinh viên, trên cơ sở đó tạo những điều kiện cần thiết để nhằm làm thoả mãn các nhu cầu về tri thức và thực tiễn góp phần tăng cường năng lực tự nhận thức của sinh viên.

Trên cơ sở nâng cao nhận thức cho sinh viên phải tiến hành định hướng nhu cầu, văn hoá, lối sống lành mạnh cho họ.

Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, sự tương tác giữa các luồng văn hoá khác nhau đã tạo ra ở nước ta một diện mạo văn hoá vừa phong phú đa dạng nhưng cũng rất phức tạp. Bên cạnh những trào lưu văn hoá lành mạnh, cũng tồn tại và phát sinh những luồng văn hoá độc hại tác động xấu đến sự hình thành nhân cách và lối sống của con người.

Định hướng nhu cầu văn hoá cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay vì vậy cũng được đặt ra như một trong những vấn đề bức xúc nhất.

ở độ tuổi và môi trường sống, học tập của sinh viên, do năng lực nhận thức còn hạn chế cho nên họ thường bị lôi cuốn một cách cảm tính Vào các trào lưu văn hoá nhạy cảm, tác động xấu đến sự hình thành lối sống của họ. Cho nên vấn đề đặt ra là phải có cơ chế cụ thể để định hướng nhu cầu văn hoá cho sinh viên. Căn cứ vào thực tế, theo chúng tôi có hai cách thức để tiến hành định hướng.

Thứ nhất, tạo điều kiện và khai thác tối đa các trào lưu văn hoá lành mạnh, hình thành một dòng chảy liên tục vào trong đời sống văn

89

hoá vật chất và tinh thần của sinh viên. Đồng thời phải xây dựng một cơ chế có tính đề kháng chống lại sự du nhập của các loại văn hoá độc hại luôn tìm cách tấn công vào môi trường văn hoá của trường ĐHSPKT Hưng Yên.

Thứ hai, phải trực tiếp định hướng nhu cầu văn hoá cho sinh viên bằng cách giúp họ nhận thức được bản chất đích thực của các trào lưu văn hoá. Trên cơ sở đó sinh viên sẽ có thái độ ứng xử đúng đắn với từng trào lưu văn hoá cụ thể.

Phụ thuộc vào việc tiếp thu như thế nào về các giá trị văn hoá mà hình thành lối sống ở con người. Nền kinh tế nhiều thành phần và diện mạo văn hoá của nó đã làm nảy sinh nhiều lối sống khác nhau. Trong đó lối sống trọng vật chất đang trở thành một nguy cơ thực sự, đi ngược lại với lối sống coi trọng đạo lý nhân nghĩa truyền thống của con người Việt Nam. Đưa sinh viên thoát khỏi sự hệ luỵ của chủ nghĩa cá nhân, tính thực dụng đề cao quá mức cái tôi, đòi hỏi phải có các giải pháp cụ thể. Về cơ bản các giải pháp đó là:

Thứ nhất, phải tăng cường giáo dục bồi dưỡng đạo đức và lý tưởng cách mạng cho sinh viên. Phải hướng cho sinh viên hướng về với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong họ.

Thứ hai, phải có hành động cụ thể chống lại các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ ngay trong nội bộ sinh viên. Trên cơ sở những biểu hiện đó phải phân tích chỉ ra mặt trái của các lối sống thiếu lành mạnh, từ đó giúp sinh viên định hướng được lối sống cho bản thân mình.

Thứ ba, phải xây dựng những hình mẫu điển hình cụ thể về lối sống lành mạnh trong sinh viên. Lấy đó làm cơ sở để sinh viên làm mục tiêu nhận thức và phấn đấu để từng bước hoàn thiện mình.

90

Thực hiện tốt những giải pháp cơ bản trên sẽ có hiệu quả nhất định đối với vấn đề nâng cao nhận thức và tạo ra khả năng định hướng nhu cầu văn hoá và lối sống lành mạnh cho sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên.

3.2.3. Phát huy tính chủ động tính tích cực trong hình thành lối sống mới của sinh viên

Sự vận động và phát triển ngày càng nhanh của nhà trường và xã hội đòi hỏi công tác giáo dục lối sống cho sinh viên phải tiếp tục được đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung. Giải pháp để thực hiện điều này là cần phải đa dạng hoá hình thức giáo dục, làm mới và phong phú hơn về mặt nội dung, thay thế triệt để nội dung và phương pháp giáo dục lỗi thời trước đó.

Về mặt nội dung: Phải xây dựng chương trình giáo dục lối sống có tính thường xuyên và liên tục để triển khai song song với chương trình đào tạo chuyên môn trong nhà trường. Chương trình đó sẽ thay thế cho sự lỗi thời của chương trình cũ, khắc phục được tính gián đoạn và tự phát trong việc triển khai chương trình. Đồng thời nội dung của chương trình giáo dục lối sống mới phải đảm bảo được tính kết cấu của các mặt sau đây:

Thứ nhất, phải đảm bảo được tính định hướng các giá trị xã hội cho sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên. Bởi vì hệ thống các giá trị xã hội, ở một góc nhìn nào đó chính là chuẩn mực sống của con người. Hay nói cách khác, con người chỉ có thể sống trong các hệ giá trị được xã hội thừa nhận. Xét cho cùng, giá trị là một trong những nhân tố điều chỉnh hành vi, nguyện vọng của mỗi cá nhân và kiểm soát hành động của mỗi con người cụ thể. Do đó, định hướng giá trị phải được xem là tinh thần của nội dung giáo dục lối sống mới cho sinh viên.

91

Thứ hai, xây dựng hệ chuẩn ứng xử trong sinh viên ĐHSPKT Hưng Yên.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên là phải đấu tranh loại bỏ những biểu hiện tiêu cực của lối sống; những nếp sống, thói quen, những tập tục… lạc hậu, do cơ chế cũ để lại. Để từ đó xây dựng những hệ chuẩn ứng xử văn hoá cho sinh viên. Hệ chuẩn ứng xử là phức hợp những hình thức ứng xử của con người trước tự nhiên và xã hội, có tác dụng chuẩn hoá một cách tương đối theo nhu cầu định hướng của các hoạt động văn hoá của chính bản thân con người. Thông qua hệ chuẩn ứng xử, sinh viên sẽ có thái độ đúng đắn trong quan hệ với môi trường tự nhiên, với thầy co giáo, bạn bè và xã hội…

Thứ ba, tăng cường giáo dục lý tưởng XHCN cho sinh viên.

Sự thấm nhuần tư tưởng cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc định hướng lối sống cho sinh viên. Lý tưởng XHCN với đầy đủ những phẩm chất cao đẹp của nó phải trở thành điểm quy chiếu trong mọi nỗ lực phấn đấu của sinh viên. Khi đó, những biểu hiện sai trái, thấp hèn, ích kỷ sẽ được sinh viên tự đấu tranh để loại bỏ. Vấn đề cốt yếu ở đây là phải xây dựng cho đựoc thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, phải thực sự biến nó thành hạt nhân trong nhận thức của sinh viên. Giải quyết được điều đó sinh viên có thể làm chủ được bản thân mình trong mọi hoàn cảnh và có sự lựa chọn đúng trong phấn đấu và xây dựng lối sống cho bản thân.

+ Về hình thức:

Đổi mới nội dung phải đi đôi với đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục. Sự đổi mới về mặt nội dung tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi về mặt hình thức của quá trình giáo dục lối sống cho sinh viên. Bên cạnh những hình thức giáo dục cơ bản và phổ biến trước đây, cần phải

Một phần của tài liệu Vấn đề lối sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên hiện nay (Trang 85 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)