Chương 1. Một số vấn đề lý luận về lối sống
1.2. Yêu cầu về lối sống trong thời đại ngày nay
1.2.1. Toàn cầu hoá, xã hội trí tuệ và yêu cầu về lối sống
Sự phát triển với tốc độ cao của khoa học- công nghệ trong nửa cuối thế kỷ thứ XX và những năm đầu thế kỷ XXI đã làm cho đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thế giới có những bước phát triển đột biến. Đặc biệt là những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ cao: Mạng kết nối Internet, cáp quang, viễn thông toàn cầu, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học v.v… Những thành tựu khoa học đó, một mặt thúc đẩy xã hội tiến lên nhanh chóng, mặt khác đã phá vỡ những rào cản về kinh tế, tác động đến ý thức hệ dân tộc, thậm chí cả trong lĩnh vực chính trị và văn hoá. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2002 tổng thống cộng hoà Pháp Jacques Chirac đã cảnh báo: Toàn cầu hoá - đó là sự diệt vong của văn hoá [16, tr.6]. Điều đó nói lên rằng: toàn cầu hoá đối với hầu hết các quốc gia dân tộc, vừa là cơ hội, vừa là thách thức.
Dĩ nhiên, toàn cầu hoá trước hết biểu hiện ở lĩnh vực kinh tế. Nhờ ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nên sức sản xuất xã hội đã phát triển rất cao, hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng. Lực lượng sản xuất khổng lồ, đó là nguồn gốc sâu xa cho phép
28
lý giải về tính tất yếu của toàn cầu hoá. Như vậy, xét về phương diện kinh tế, lợi ích vật chất mà toàn cầu hoá mang lại là không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, sự bùng nổ về kinh tế đã tạo ra sự gia tăng nhịp độ lưu thông hàng hoá và giá trị. Điều này cũng tất yếu sẽ mở ra khả năng toàn cầu hoá ở các lĩnh vực phi kinh tế khác. Xu hướng số hoá đến tất cả mọi công đoạn sản xuất hiện nay minh chứng cho sự xuất hiện một tính chất sản xuất mới, đó là trí tuệ. Nếu trong nền sản xuất phong kiến, trình độ lực lượng sản xuất thủ công, thô sơ, sản xuất của con người mang tính chất cá nhân, lao động dựa trên kinh nghiệm, thói quen; hoặc trong nền sản xuất tư bản, yếu tố cơ bắp (kinh nghiệm, thói quen?- TG) với chuyên môn hoá đóng vai trò chủ yếu, thì ở trong nền kinh tế tri thức, trí tuệ là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến năng lực cạnh tranh và phát triển. Do đó, phù hợp với nền kinh tế tri thức phải là một xã hội trí tuệ;
nói khác đi, nền kinh tế tri thức là một yếu tố cơ bản hình thành xã hội trí tuệ.
Như vậy, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức, xã hội trí tuệ là bước phát triển mới về chất của văn minh nhân loại. Do bản chất của nó, toàn cầu hoá và xã hội trí tuệ đã làm biến đổi đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó, lối sống là một trong những lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng sâu sắc nhất. Ngày nay, chất xúc tác của mọi hoạt động sản xuất vật chất và xã hội chính là trí tuệ. Nếu cấu tạo giá trị của hàng hoá trước đây chủ yếu dựa vào sự kết tinh của lao động cơ bắp thì bây giờ là hàm lượng chất xám kết tinh trong từng đơn vị sản phẩm. Theo cách nói của các nhà tương lai học Alvin Toffler và Heidi Toffler thì xã hội trí tuệ chính là đặc trưng của “Làn sóng thứ ba” - nghĩa là trí tuệ không chỉ là đặc trưng riêng biệt trong lĩnh vực kinh tế mà nó là một vấn đề phổ biến của toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
29
Trong hoàn cảnh như vậy, lối sống của một dân tộc, một cá nhân đứng trước yêu cầu thay đổi lớn theo hướng phù hợp với toàn cầu hoá và xã hội trí tuệ.
Đối với các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc kém phát triển phải xây dựng một lối sống theo hướng chủ động hội nhập, dễ thích ứng trước xu thế tất yếu của toàn cầu hoá. Xu thế đó phản ánh mặt tích cực của sự phát triển của nền văn minh nhân loại, cho nên đó là điều không thể đảo ngược. Lối sống đó trái ngược hoàn toàn với tư tưởng bảo thủ, trì trệ, đóng kín.
Trong thực tế, điều đó đang xảy ra ở một số quốc gia dân tộc, chẳng hạn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cộng hoà Hồi giáo Iran v.v… trong khi đó một số các quốc gia dân tộc khác đã tỉnh ngộ, đó là Libi, Nicaragoa.vv. Người ta lo sợ về mâu thuẫn giữa toàn cầu hoá và các giá trị truyền thống. Và quả thật lời cảnh báo của Tổng thống Cộng hoà Pháp Jacques Chirac là hoàn toàn có cơ sở khi mà các yếu tố truyền thống bị tấn cụng dữ dội bởi yếu tố hiện đại. Rừ ràng chưa bao giờ cỏc dân tộc đứng trước những thách thức lớn như vậy. Việc xác định một lối sống đúng vừa đảm bảo tính kế thừa trong xu thế hội nhập vừa giữ gìn được bản sắc của dân tộc đang là ưu tiên, là cơ sở chọn lựa trong lối sống của các dân tộc hiện nay.
Đối với con người cá nhân, toàn cầu hoá và xã hội trí tuệ là tác nhân làm biến đổi lối sống và cơ sở để xây dựng lối sống mới. Những đặc trưng của toàn cầu hoá và xã hội trí tuệ đặt ra yêu cầu phải phủ định lối sống cũ, xây dựng lối sống mới. Để tồn tại được trong bối cảnh toàn cầu hoá và xã hội trí tuệ, trước hết đòi hỏi con người phải xây dựng cho mình một lối sống học tập, coi học tập như là tiêu chuẩn cơ bản nhất của quá trình thích nghi trong hoàn cảnh mới, một lối sống năng động sáng tạo, coi sáng tạo ra cái mới là mục đích của cuộc sống. Điều này có
30
được là do vai trò của cá nhân được giải phóng tối đa trong điều kiện tự do hoá, hay là kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp do đặc thù của nó nên hình thành lối sống kém sáng tạo, tư duy theo lối mòn khép kín. Thậm chí lối sống trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch, tập trung, quan liêu, bao cấp ở các nước XHCN trước đây cũng vậy. Tư tưởng kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp đã hình thành những đặc trưng cơ bản của một lối sống thụ động, ngồi chờ, ỷ lại của con người; hay nói cách khác, cơ chế kinh tế đó đã trói buộc, kìm hãm tính sáng tạo trong lao động sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Vì vậy yêu cầu trước hết là phải xây dựng một xã hội học tập sao cho tất cả mọi người đều coi học tập là một nhu cầu khám phá, là một thành tố quan trọng của lối sống mà không chỉ dừng lại là nhiệm vụ, là động cơ của cá nhân. Lối sống trong xu thế toàn cầu hoá và xã hội trí tuệ dĩ nhiên phải xác định tri thức là tài nguyên, là đối tượng khai thác vô cùng tận của con người. Từ đó xây dựng lối sống tôn trọng tri thức, coi tri thức là mục đích là lẽ sống cao đẹp của con người.
Phải xây dựng một hệ chuẩn ứng xử mới trong quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên. Trong xã hội công nghiệp và tiền công nghiệp, mối quan hệ giữa người với người đan xen lẫn lộn giữa lợi ích và tình cảm. ở phương diện lợi ích, do địa vị xã hội và lợi ích kinh tế trái ngược nhau nên hình thành các tư tưởng ăn bám, bóc lột và đối lập với nó là tư tưởng cam chịu, phản kháng giữa các giai tầng xã hội khác nhau và trong những con người cụ thể với nhau. ở phương diện tình cảm của lối sống, mặc dù bị chi phối sâu sắc của phương diện lợi ích, nhưng ở những không gian quan hệ nhất định và trong những hoàn cảnh cụ thể, giao tiếp giữa con người với con người chỉ thuần tuý sử dụng tình cảm, đôi khi quá lạm dụng vào các hệ chuẩn
31
truyền thống được luật tục hoá mà coi nhẹ luật pháp. Một biểu hiện khác của lối sống trong kỷ nguyên công nghiệp và tiền công nghiệp là cách thức ứng xử không công bằng với tự nhiên. Đó là tư tưởng khai thác mà không tái tạo, coi năng lực tước đoạt tự nhiên thông qua lao động như là mục đích cao nhất của quá trình tìm kiếm lợi nhuận.
1.2.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những yêu cầu về lối sống Kỷ nguyên công nghiệp được bắt đầu từ nền khoa học Newton.
Đó là thời kỳ máy hơi nước xuất hiện và được đưa vào sản xuất ngày càng phổ biến trong các hoạt động kinh tế. Mô hình công xưởng, một biểu tượng mới của sự tân kỳ thời đó đã phổ biến khá rộng rãi ở các nước Tây Âu. Tiếp theo đó, việc chế tạo thành công động cơ Diezen đã đẩy nhanh hơn quá trình ứng dụng máy móc vào sản xuất của cải vật chất thay cho lao động thủ công và cơ bắp truyền thống. Công nghiệp hoá, hiểu một cách thông thường là quá trình thay thế lao động thủ công, thô sơ, dựa trên năng lượng cơ bắp bằng lao động cơ giới. Công nghiệp hoá chính là sản phẩm của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật của nhân loại với sự khởi đầu là nền văn minh phục hưng.
Thuật ngữ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực chất là sự gắn kết liên tục của hai giai đoạn: Giai đoạn công nghiệp hoá và giai đoạn hiện đại hoá. ở giai đoạn thứ nhất chỉ đơn giản là quá trình ứng dụng các công cụ cơ giới, các loại máy động lực và máy công tác dưới sự vận hành điều khiển trực tiếp của con người. ở giai đoạn thứ hai được bắt đầu sau Đại chiến thế giới II với việc nghiên cứu chế tạo thành công các dây chuyền sản xuất tự động. Kỹ thuật tự động hoá đã mở đầu cho thời kỳ hiện đại hoá toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông và dịch vụ. Trong đó ở những khâu sản xuất nhất định, công nghệ đã thực sự trở thành lao động trực tiếp thay thế cho vai trò của con người trong sản xuất. Với những ưu điểm vượt trội như vậy, công nghiệp hoá và
32
hiện đại hoá đã tạo ra những biến đổi to lớn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn tác động sâu sắc đến các lĩnh vực chính trị, xã hội khác.
Cú thể nhận thấy rừ điều đú trong xu thế biến đổi của lối sống trước yờu cầu khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay.
Đối lập với công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nền sản xuất dựa trên lao động thủ công thô sơ, với năng lượng cơ bắp đặc trưng của PTSX phong kiến. Với trình độ rất hạn chế của lực lượng sản xuất, PTSX phong kiến đã tạo ra một nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp. Trên nền tảng đó một lối sống thụ động, mang đậm tính cá nhân, đóng kín được hình thành. Về mặt tư tưởng, lối sống trong xã hội phong kiến là một lối sống vị kỷ, cam chịu, và đặc biệt là chịu sự chi phối của tôn giáo. Giai cấp Địa chủ kết hợp với tôn giáo để xây dựng một xã hội, một bộ máy thống trị kết hợp thần quyền và thế quyền. Chính điều đó đã hình thành lối sống của các quốc gia dân tộc tiềm ẩn dưới các hình thức chính trị, văn hoá mang đậm màu sắc tôn giáo… Nói tóm lại, một lối sống dựa vào tôn giáo, coi tôn giáo là cứu cánh, chính là một trong những đặc điểm quan trọng trong lối sống của xã hội phong kiến. “Lối sống công nghiệp” được hình thành sau khi PTSX tư bản xác lập được địa vị thống trị trong nền sản xuất xã hội. Sự xuất hiện của PTSX tư bản đã phá vỡ mô hình sản xuất phân tán, manh mún, phi tập trung của PTSX phong kiến, do đó cũng phá vỡ luôn lối sống xã hội phong kiến. Đặc trưng của PTSX tư bản, mà cụ thể là tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã quy định những đặc trưng của lối sống công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Điều đó biểu hiện cụ thể ở các đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, là tính chính xác.
Các phương tiện sản xuất bằng cơ giới là sản phẩm của khoa học chính xác, đồng bộ và liên kết cao. Tức là một hệ thống máy móc chứa
33
trong nó nhiều chi tiết, nhiều bộ phận khác nhau, chỉ cần một trong số các bộ phận, các chi tiết đó gặp sự cố thì lập tức cả hệ thống không hoạt động được. Chính điều này đã đòi hỏi người sản xuất phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các thao tác, vận hành chính xác khi đưa hệ thống vào sản xuất. Nói đúng hơn, tính chất đó của công cụ lao động đã tạo ra tính kỷ luật, tính chính xác trong lối sống của người lao động.
Thứ hai, là tính tôn trọng khoa học, công nghệ.
Các phương tiện mà con người sử dụng trong sản xuất là sản phẩm của khoa học, công nghệ. Để làm chủ được môi trường lao động trong điều kiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, người lao động phải có những kiến thức nhất định về khoa học công nghệ, phải coi khoa học, công nghệ như là hành trang trong lối sống của con người thời kỳ công nghiệp, hoá hiện đại hoá.
Thứ ba, là lối sống có tính tổ chức cao.
Khác với môi trường sản xuất phân tán trong xã hội phong kiến, PTSX tư bản đòi hỏi phải được sản xuất trong môi trường tập trung và được tổ chức cao. Đòi hỏi đó được bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của trình độ và tính chất của công cụ lao động công nghiệp hiện đại. Quá trình sản xuất hàng loạt, với quy mô lớn dẫn đến tình trạng tập trung sản xuất, tập trung vốn, tập trung nguồn lực, tập trung lao động.v.v… do đó mà hình thành một xã hội tập trung. Để tính tập trung đó ổn định trong một trật tự cụ thể và đồng bộ, đòi hỏi toàn bộ hệ thống phải được sắp xếp và tổ chức theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với môi trường sản xuất công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chính điều này đã dần dần tạo ra tính tổ chức tính tự giác trong lối sống của người lao động, đẩy lùi lối sống vô tổ chức đặc trưng của lối tư duy tiểu nông truyền thống.
Thứ tư, là một lối sống lấy hiệu quả, lấy công việc làm thước đo, nói ít làm nhiều.
34
Rừ ràng, thớch ứng với thời kỳ sản xuất cụng nghiệp thỡ tớnh hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu. Hiệu quả của công việc biểu hiện qua chất lượng của hàng hoá, của các sản phẩm được xác định thông qua thị trường, do đó nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của sản xuất và thu nhập của người lao động. Điều này cũng tạo thành động lực thúc đẩy con người phải luôn luôn đổi mới và sáng tạo . Bởi vì chỉ có đổi mới và sáng tạo mới đảm bảo được tính hiệu quả của sản xuất trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường,kinh tế tri thức, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy sau tính hiệu quả, đổi mới và sáng tạo cũng là những phẩm chất đặc trưng trong lối sống của con người trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tuy nhiên, những phẩm chất nói trên trong lối sống của con người ở kỷ nguyên công nghiệp không phải là kết quả cuả sự phủ định sạch trơn lối sống cũ. ở Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, những giá trị tốt đẹp trong lối sống truyền thống vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển trong điều kiện mới, chẳng hạn các đức tính cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động, tinh thần tương trợ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn. Lối sống “nhân ái và tương trợ lẫn nhau” trong truyền thống vẫn không hề mâu thuẫn với lối sống công nghiệp hiện đại.
Dĩ nhiên, những tồn tại tiêu cực của lối sống cũ có khả năng kìm hãm sự phát triển xã hội cần phải được đấu tranh loại bỏ. Đó chính là những yêu cầu cơ bản khách quan của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với lối sống.
1.2.3. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và lối sống Thuật ngữ kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường chịu sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước XHCN.