Hoàn thiện các qui định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về

Một phần của tài liệu Chế định người bảo chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam-lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 83)

2003 về chế định ngƣời bào chữa

Dựa trên sự cần thiết phải hoàn thiện các qui định của BLTTHS năm 2003 đƣợc nêu ở mục 3.1, những khó khăn, bất cập đã đƣợc phân tích tại Chƣơng 1, Chƣơng 2 của Luận văn và qua thực tiễn áp dụng chế định NBC trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, tác giả đƣa ra một số ý kiến hoàn thiện các qui định của BLTTHS năm 2003 liên quan đến chế định NBC nhƣ sau:

77

- BLTTHS nên xây dựng một chương riêng qui định về bào chữa, bởi BLTTHS hiện hành chỉ có một số quy định liên quan đến chế định NBC đặt trong nhiều điều, nhiều chƣơng khác nhau, vừa không đầy đủ, vừa khó áp dụng. Ví dụ: qui định về quyền bình đẳng của NBC với Kiểm sát viên và những ngƣời tham gia tố tụng khác trƣớc TA tại Điều 19 Chƣơng I; các qui định về chủ thể bào chữa, quyền và nghĩa vụ của NBC đƣợc đặt tại các Điều 56, 57, 58 Chƣơng IV; qui định về sự có mặt của NBC tại Điều 190 Chƣơng XVIII; qui định về quyền kháng cáo của NBC tại Điều 231 Chƣơng XXIII,…Việc tách các quy định hiện hành thành một chƣơng riêng sẽ tạo điều kiện quy định đầy đủ các nội dung liên quan đến bào chữa, thể hiện tƣ tƣởng bảo đảm tốt hơn quyền con ngƣời trong TTHS. Mặt khác, cũng đảm bảo tính khoa học và hợp lý.

- Về chủ thể bào chữa theo qui định tại khoản 1 Điều 56: Nên bỏ chủ thể bào chữa là “bào chữa viên nhân dân” đƣợc qui định tại điểm c khoản 1 Điều 56, thay vào đó là “Trợ giúp viên pháp lý”, theo đó bỏ khoản 3 Điều 57, bởi trƣớc đây có qui định về Bào chữa viên nhân dân vì chƣa có hệ thống LS và Trợ giúp viên pháp lý, đến nay, ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc đều có Đoàn LS, Văn phòng LS, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nƣớc và họ phải tuân theo Luật LS, Luật Trợ giúp pháp lý khi hành nghề, trong khi chƣa có qui định về tiêu chuẩn, điều kiện về Bào chữa viên nhân dân. Do đó, qui định BCVND dƣờng nhƣ trở thành qui định “chết”, hoạt động của nó hầu nhƣ đã bị quên lãng, nó chỉ tồn tại trên “phƣơng diện pháp lý”. Mặt khác, trong tiến trình cải cách tƣ pháp, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, chế định Trợ giúp viên pháp lý là một chế định quan trọng không thể thiếu. Một trong các tiêu chí của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa là quyền bình đẳng trong tiếp cận công lý, bất kể là ngƣời giàu hay nghèo đều đƣợc bình đẳng về pháp luật, đƣợc mời NBC miễn phí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

78

Và mặc dù chế định Trợ giúp viên pháp lý là chế định hoàn toàn mới, chƣa đƣợc đề cập trong các Nghị quyết cũng nhƣ một số văn bản luật vì nó đƣợc ra đời sau, nhƣng hiện nay theo Luật Trợ giúp pháp lý thì Trợ giúp viên pháp lý hoạt động với chức năng, nhiệm vụ giống nhƣ LS, chỉ khác phạm vi hoạt động hẹp hơn vì đối tƣợng bào chữa chỉ bao gồm ngƣời nghèo, ngƣời có công với cách mạng và một số đối tƣợng chính sách khác theo qui định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Hơn nữa, theo điểm b khoản 2 Mục II Chiến lƣợc phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 678/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ thì thời gian tới, chức danh Trợ giúp viên pháp lý đƣợc thay là LS nhà nƣớc, hoạt động giống nhƣ LS. Tuy nhiên, thực tế hiện nay với qui định Trợ giúp viên pháp lý đƣợc tham gia TTHS với tƣ cách là ngƣời đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa, có quyền và nghĩa vụ nhƣ của NBC đã bị luật “ngáng chân” để Trợ giúp viên pháp lý thực hiện quyền của mình, vô hình chung làm hạn chế quyền bào chữa của NBTG, bị can, bị cáo đặc biệt là những đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý mà Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, khi Trợ giúp viên pháp lý tham gia TTHS để bào chữa cho NBTG, bị can, bị cáo thuộc diện đƣợc trợ giúp pháp lý miễn phí còn gặp phải những phiền hà từ phía các CQTHTT bởi thiếu hành lang pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý. Nhiều CQTHTT không hiểu hoặc cố tình không hiểu đã từ chối sự tham gia bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý với lý do “BLTTHS chƣa qui định” hoặc “Luật Trợ giúp pháp lý qui định Trợ giúp viên pháp lý tham gia TTHS với tƣ cách là ngƣời đại diện cho NBTG, bị can, bị cáo” nên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận NBC, CQTHTT viện dẫn qui định tại Bộ luật dân sự về ngƣời đại diện và yêu cầu Trợ giúp viên pháp lý ngoài việc xuất trình những giấy tờ qui định trong luật, còn yêu cầu xuất trình thêm “Giấy ủy quyền” của NBTG, bị can, bị cáo cho Trợ giúp

79

viên pháp lý. Do vậy, vị trí tham gia TTHS của Trợ giúp viên pháp lý có phần “yếu thế” hơn LS. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về TTHS theo hƣớng khẳng định địa vị pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý khi tham gia tố tụng nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật khác. Có nhƣ vậy, địa vị pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý mới ngang tầm khi tham gia tranh tụng tại TA.

Bên cạnh đó, cần qui định cụ thể ngƣời đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 là những đối tƣợng nào, tiêu chuẩn, điều kiện trở thành NBC nhằm tạo điều kiện cho qui định đó đƣợc thi hành trong thực tiễn TTHS. Bởi trong thực tiễn TTHS nếu NBTG, bị can, bị cáo là ngƣời đã thành niên, không có nhƣợc điểm về thể chất hoặc tâm thần mà ngƣời thân thích của họ tuy không phải là LS, BCVND, Trợ giúp viên pháp lý nhƣng họ có yêu cầu đƣợc tham gia tố tụng để bào chữa cho NBTG, bị can, bị cáo vì họ là ngƣời có kiến thức pháp lý và kinh nghiệm tố tụng vì trƣớc đây họ từng là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán,...nay đã nghỉ hƣu. Vậy họ có đƣợc bào chữa cho ngƣời thân thích của mình là NBTG, bị can, bị cáo hay không? Vấn đề này còn nhiều ý kiến khác nhau, theo chúng tôi thì họ vẫn đƣợc quyền tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo vì theo tại điểm b khoản 1 Điều 56 BLTTHS năm 2003 chỉ qui định là ngƣời đại diện cho NBTG, bị can, bị cáo nói chung chứ không qui định riêng đối với NBTG, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất hoặc tâm thần. Thực tiễn TTHS đã công nhận và cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ngƣời đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, số vụ án có ngƣời đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo tham gia bào chữa cũng chiếm tỷ lệ rất ít. Bên cạnh đó, cần xem xét hoạt động bào chữa đối với ngƣời đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo bởi thực tiễn TTHS cho thấy, có trƣờng hợp CQTHTT đã cấp

80

giấy chứng nhận NBC nhƣng họ lại gặp phải sự từ chối của NBTG, bị can, bị cáo vì kiến thức pháp lý và kinh nghiệm tố tụng còn hạn chế. Mặt khác, đối với ngƣời đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo nếu là ngƣời đại diện theo pháp luật thì họ là cha, mẹ, ngƣời giám hộ hoặc ngƣời thân thích của NBTG, bị can, bị cáo nên trong trƣờng hợp NBTG, bị can, bị cáo quanh co, chối tội, không thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình thì ngƣời đại diện hợp pháp chắc chắn sẽ đồng tình bởi vì họ là ngƣời thân thích của nhau, do đó sẽ gây khó khăn cho các CQTHTT trong quá trình giải quyết và làm sáng tỏ vụ án, dẫn đến nghĩa vụ tôn trọng sự thật và pháp luật của NBC đã đƣợc BLTTHS qui định không đƣợc thực hiện trên thực tế. Do đó, BLTTHS cần qui định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn của ngƣời đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo.

- Về đối tượng bào chữa: Xác định đúng đối tƣợng bào chữa sẽ đảm bảo đƣợc quyền bào chữa đã đƣợc Hiến pháp 2013 và BLTTHS năm 2003 ghi nhận bởi quyền bào chữa là công cụ pháp lý hữu hiệu giúp đối tƣợng bào chữa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời giúp cho quá trình giải quyết VAHS đƣợc khách quan, công minh, đúng pháp luật. Do đó, BLTTHS nên bổ sung người bị bắt cũng là đối tƣợng bào chữa cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

Bên cạnh đó, BLTTHS nên mở rộng phạm vi đối tƣợng bào chữa bao gồm người bị kết án. Theo đó, NBC có quyền tham gia tại các phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời bị kết án. Bởi hiện nay, pháp luật TTHS chƣa qui định quyền bào chữa của ngƣời bị kết án nên ngƣời bị kết án cũng không đƣợc coi là đối tƣợng bào chữa. Tuy nhiên, BLTTHS hiện hành qui định thi hành án cũng coi là một giai đoạn TTHS do đó cần qui định ngƣời bị kết án cũng là đối tƣợng bào chữa. Ngƣời bị kết án là ngƣời bị buộc tội bằng một bản án kết tội của TA đã có hiệu lực

81

pháp luật. Ngƣời bị kết án rất cần sự giúp đỡ về mặt pháp lý, giúp họ bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp. Bởi trên thực tế, nhiều trƣờng hợp do trình độ, năng lực giải quyết VAHS của ngƣời THTT còn hạn chế hoặc do không vô tƣ, khách quan khi giải quyết vụ án dẫn đến tình trạng kết án oan, sai, không đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật hoặc có trƣờng hợp ngƣời bị kết án nhận tội thay cho ngƣời khác do bị ép buộc, cƣỡng ép. Do đó, sự giúp đỡ về mặt pháp lý giúp ngƣời bị kết án bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình là hết sức cần thiết, đồng thời làm hạn chế tình trạng nói trên. Mặt khác, mặc dù BLTTHS không trực tiếp qui định ngƣời bị kết án có quyền bào chữa nhƣng đã gián tiếp ghi nhận quyền tự bào chữa của ngƣời bị kết án thông qua việc qui định quyền của ngƣời bị kết án tại các Điều 274, Điều 292, đoạn 2 Điều 280, đoạn 2 khoản 2 Điều 282 BLTTHS năm 2003. Đó là: ngƣời bị kết án có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật của các bản án, quyết định của TA có hiệu lực pháp luật và có quyền thông báo cho VKS hoặc TA những tình tiết mới đƣợc phát hiện của vụ án; khi xét thấy cần thiết, TA phải triệu tập ngƣời bị kết án, NBC và có thể triệu tập ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu đã triệu tập ngƣời bị kết án, NBC, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị thì những ngƣời này đƣợc trình bày ý kiến trƣớc khi đại diện VKS phát biểu. Những qui định trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời bị kết án, tạo cho họ đƣợc trình bày ý kiến của mình, đƣa ra chứng cứ chống lại sự buộc tội [19, tr.123]. Do đó việc mở rộng đối tƣợng bào chữa là ngƣời bị kết án là đòi hỏi khách quan.

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 57 cần qui định mở rộng đối tƣợng đƣợc bào chữa do chỉ định. Theo quy định hiện hành, NBTG, bị can, bị cáo chỉ đƣợc chỉ định NBC trong hai trƣờng hợp: Một là, bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình đƣợc quy định tại Bộ luật Hình

82

sự; Hai là, bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về tâm thần hoặc thể chất. So với nhiều nƣớc trên thế giới, đối tƣợng đƣợc bào chữa theo qui định tại BLTTHS năm 2003 còn quá hẹp dẫn đến ngƣời bị buộc tội về những tội phạm nghiêm trọng chƣa có cơ chế để đảm bảo quyền bào chữa cho họ. Do đó, cần thiết phải bổ sung đối tƣợng đƣợc bào chữa do chỉ định tại khoản 2 Điều 57, theo đó bao gồm bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức án cao nhất là hai mƣơi năm tù, tù chung thân hoặc tử hình đƣợc qui định tại Bộ luật hình sự (thay vì chỉ áp dụng đối với tội có khung hình phạt tử hình nhƣ qui định hiện hành). Hơn nữa, nên mở rộng thêm trƣờng hợp bắt buộc phải có NBC đó là những ngƣời thuộc đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý theo qui định của pháp luật về trợ giúp pháp lý bởi đây là những đối tƣợng đƣợc Đảng và nhà nƣớc đặc biệt quan tâm.

- Về Giấy chứng nhận NBC: Tại Khoản 4 Điều 56 BLTTHS cần qui định cụ thể các giấy tờ liên quan đến thủ tục cấp Giấy chứng nhận NBC bao gồm những loại giấy tờ nào. Do BLTTHS năm 2003 chƣa qui định cụ thể nên mỗi cơ quan, ngƣời THTT áp dụng một kiểu, gây mất nhiều thời gian và khó khăn cho NBC. Do đó, đã vi phạm quyền bào chữa của NBTG, bị can, bị cáo đƣợc pháp luật qui định. Thực tế, có CQTHTT vẫn yêu cầu NBC ngoài việc xuất trình các giấy tờ đƣợc qui định trong luật (Ví dụ: Tại Điều 27 Luật LS qui định: LS đƣợc CQTHTT cấp Giấy chứng nhận NBC khi xuất trình đủ các giấy tờ: Thẻ LS, Giấy yêu cầu LS của khách hàng và Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề LS) còn buộc phải xuất trình thêm những giấy tờ không đƣợc qui định trong luật nhƣ: Giấy uỷ quyền của bị can, bị cáo, Giấy giới thiệu, Chứng chỉ hành nghề, Hợp đồng pháp lý ký giữa LS và NBTG, bị can, bị cáo,…

- Về những trường hợp bắt buộc phải có NBC: Đối với khoản 2 Điều 57 BLTTHS hiện hành qui định những trƣờng hợp bắt buộc phải có NBC thì

83

không nên qui định bị can, bị cáo, ngƣời đại diện hợp pháp của họ “vẫn có quyền thay đổi hoặc từ chối NBC” mà coi đây là trƣờng hợp bắt buộc phải có NBC, vì ngoài việc bào chữa cho thân chủ ra thì NBC phải có trách nhiệm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, cũng nhƣ tránh việc từ chối NBC trong các giai đoạn tiền tố tụng. Trên thực tế, nhiều trƣờng hợp khi đã bị bắt giam thì đa số các bị can đều từ chối mời NBC kể cả có trƣờng hợp đã ký hợp đồng mời NBC trƣớc khi bị bắt tạm giam; cần qui định thống nhất giữa khoản 2 Điều 57 và Điều 305 BLTTHS về trƣờng hợp bắt buộc phải có NBC.

Tại Khoản 2, Điều 57 BLTTHS năm 2003 qui định:

Trong những trƣờng hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ không mời NBC thì CQĐT, VKS hoặc TA phải yêu cầu Đoàn LS phân công Văn phòng LS cử NBC cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử NBC cho thành viên của tổ chức mình [43, khoản 2 Điều 57].

Nhƣng thực tiễn áp dụng cho thấy việc hiểu và vận dụng qui định này giữa CQTHTT trong thực hiện Thông tƣ liên tịch số 10[11] (hiện nay đƣợc thay thế bởi Thông tƣ số 11[12]) vẫn chƣa thống nhất, trong nhiều trƣờng hợp NBTG, bị can, bị cáo thuộc đối tƣợng đƣợc trợ giúp pháp lý mất quyền đƣợc trợ giúp pháp lý theo luật bởi BLTTHS chỉ qui định CQTHTT yêu cầu Đoàn LS cử LS bào chữa không qui định CQTHTT yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nƣớc cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc LS Cộng tác viên bào chữa.

Một phần của tài liệu Chế định người bảo chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam-lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)