Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chế định người bảo chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam-lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 70 - 80)

* Những hạn chế

Ở Hải Dƣơng, mặc dù thời gian qua số lƣợng NBC là LS ngày càng tăng nhƣng tỷ lệ LS so với số dân còn thấp hơn nhiều so với cả nƣớc và phát triển mất cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, miền núi và đồng bằng. Hiện nay, mức trung bình ở tỉnh Hải Dƣơng là 01 LS/45.000 ngƣời dân trong khi đó mức trung bình của cả nƣớc là 01 LS/14.000 ngƣời dân[13]. Số lƣợng LS phát triển chậm, trung bình mỗi nhiệm kỳ chỉ kết nạp đƣợc từ 3 đến 4 LS. Trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, hiện có 19 tổ chức hành nghề LS nhƣng chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Hải Dƣơng, chỉ có 03 tổ chức hành nghề đặt trụ sở tại 03 huyện: Thanh Hà, Cẩm Giàng, Gia Lộc, mỗi tổ chức hành nghề chỉ có 01 LS, hoạt động của 03 tổ chức hành nghề LS đặt tại các huyện ngoài địa bàn thành phố còn mức độ, chủ yếu tham gia TTHS theo sự chỉ định của CQTHTT hoặc do Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nƣớc cử.

Kể từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực, theo thống kê và qua khảo sát tại Đoàn LS, Công an tỉnh và Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nƣớc tỉnh Hải Dƣơng cho thấy NBC chủ yếu tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, chƣa có vụ án nào tham gia từ giai đoạn tạm giữ.

Trong những năm qua, số vụ án có NBC tham gia còn thấp so với số lƣợng án phải giải quyết của các CQTHTT. Theo báo cáo ngày 11/5/2012 của Đoàn LS tỉnh Hải Dƣơng, trong 03 năm 2009-2011 và 6 tháng đầu năm 2012,

64

LS tham gia 521 vụ, trong đó án mời là 121 vụ (chiếm 23,22%), án chỉ định là 400 vụ (chiếm 76,78%). Trong 3 năm đó, tổng số vụ án TA xét xử sơ thẩm là 2190 vụ, phúc thẩm là 390 vụ. Nhƣ vậy, tỷ lệ VAHS xét xử tại Tòa có sự tham gia của LS còn rất thấp, chiếm khoảng 20%, trong khi cả nƣớc cũng chỉ chiếm trên 20%.

Bảng 2.3: Số vụ án ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2008 đến năm 2013 và số vụ án LS tham gia bào chữa qua các giai đoạn TTHS

Năm Khởi tố (vụ) Truy tố (vụ) Xét xử (vụ)

LS tham gia bào chữa (vụ) 2008 1076 760 1076 76 2009 1153 764 1179 52 2010 1127 832 977 94 2011 1068 805 1000 115 2012 1154 935 1090 80 2013 1245 1005 1086 108 Tổng 6823 5101 6408 525

Nguồn: Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh, VKS nhân dân

tỉnh, TA nhân dân tỉnh, Đoàn LS tỉnh Hải Dương

Qua bảng thống kê trên có thể thấy, tỷ lệ VAHS có LS tham gia bào chữa ở các giai đoạn tố tụng còn quá thấp so với án phải giải quyết. Sự thiếu vắng NBC trong nhiều VAHS đã không bảo đảm đƣợc yêu cầu tranh tụng và quyền bào chữa của NBTG, bị can, bị cáo, ảnh hƣởng đến chất lƣợng giải quyết vụ án.

LS tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo chủ yếu là do chỉ định, số vụ án do khách hàng mời còn hạn chế. Theo số liệu thống kê của Đoàn LS tỉnh Hải Dƣơng trong 5 năm (2007-2011) thì tổng số vụ LS tham gia bào chữa là: 563 vụ, trong đó: số vụ do khách hàng mời là 121 vụ (chiếm 21,5%); số vụ theo chỉ định là 442 vụ (chiếm 78,5%). Theo báo cáo của Bộ Tƣ pháp, trong 5

65

năm (2007 - 2011), LS của 59 Đoàn LS các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc đã tham gia 64.173 VAHS, trong đó có 32.752 vụ án do khách hàng mời (chiếm 51%) và 31.421 vụ án theo yêu cầu của CQTHTT (chiếm 49%)[13].Nhƣ vậy, so với cả nƣớc, ở Hải Dƣơng có sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ LS tham gia án chỉ định và án do khách hàng mời (Bảng 2.2).

Sau khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 đƣợc ban hành, ngoài LS còn có Trợ giúp viên pháp lý nhƣng số lƣợng quá ít so với số lƣợng vụ việc ngày càng tăng. Bởi đây là một chế định hoàn toàn mới, nó chỉ đƣợc ra đời kể từ ngày Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 có hiệu lực pháp luật (ngày 01/01/2007). Đối với NBC là Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa cho NBTG, bị can, bị cáo thuộc diện đƣợc trợ giúp pháp lý miễn phí còn gặp khó khăn về thủ tục hành chính do có Thẩm phán áp dụng luật một cách máy móc, cố tình làm khó Trợ giúp viên pháp lý nên đã viện dẫn điểm a mục 3 phần II Thông tƣ liên tịch số 10[11] và quy định về đại diện trong Bộ luật Dân sự, yêu cầu Trợ giúp viên pháp lý phải xuất trình Giấy ủy quyền thì TA mới cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng với tƣ cách ngƣời đại diện hợp pháp của bị cáo. Còn số ít Thẩm phán chƣa nhận thức đầy đủ sự khác nhau về hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý và Cộng tác viên trợ giúp pháp lý dẫn đến việc từ chối sự tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý. Sau khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 có hiệu lực, tại điểm b khoản 3 Điều 21 qui định: “Trợ giúp viên pháp lý được tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa”. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 chƣa qui định chủ thể bào chữa là Trợ giúp viên pháp lý nên có cơ quan, ngƣời THTT từ chối không cấp Giấy chứng nhận bào chữa cho Trợ giúp viên pháp lý hoặc vẫn muốn Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nƣớc cử LS - Cộng tác viên tham gia bào chữa. Mặc dù Thông tƣ liên tịch số 10[11] qui định về trách nhiệm của CQTHTT trong việc cấp Giấy chứng nhận NBC cho Trợ giúp viên pháp lý nhƣng thực tế khi tham gia bào chữa ở các giai đoạn

66

TTHS, vị trí của Trợ giúp viên pháp lý có phần yếu thế hơn LS - Cộng tác viên đều do Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nƣớc cử. Điển hình nhƣ vụ án “Trộm cắp tài sản, Cƣớp tài sản, Cƣớp giật tài sản” xảy ra tại huyện Ninh Giang do bị cáo Hà Văn Thƣơng sinh ngày 01/11/1995 trú tại thôn Ngọc Hòa, xã Vĩnh Hòa, huyện Ninh Giang thực hiện. TA nhân dân huyện Ninh Giang có Công văn số 156/CV-TA ngày 13/3/2013 yêu cầu Trung tâm Trợ giúp pháp lý cử NBC cho bị cáo là ngƣời chƣa thành niên, trong Công văn TA ghi rõ “cử LS - Cộng tác viên của Trung tâm tham gia bào chữa”. Nhƣ vậy, đã gián tiếp từ chối sự tham gia bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý, Trung tâm điện thoại hỏi thì Tòa nói rằng trong Công văn đã ghi rõ “cử LS - Cộng tác viên chứ không ghi cử Trợ giúp viên pháp lý”. Hỏi lý do thì đƣợc biết ngành TA đã thống nhất quan điểm nhƣ vậy trong một cuộc họp giao ban.

Đối với những vụ án có NBTG, bị can, bị cáo là ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý, CQTHTT chủ yếu giới thiệu, yêu cầu Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nƣớc cử NBC cho bị can, bị cáo là ngƣời chƣa thành niên, chƣa chú trọng giới thiệu diện ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý là ngƣời nghèo, ngƣời có công với cách mạng, ngƣời khuyết tật,...

Bảng 2.4: Số bị can, bị cáo thuộc diện ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý đƣợc bào chữa miễn phí qua các năm từ 2008 đến 2013

Diện ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý (ngƣời) Năm Tổng các năm (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Ngƣời nghèo 03 01 05 01 01 05 16 1.71

Ngƣời có công với

cách mạng 01 0 01 03 0 02 07 0.75

Ngƣời khuyết tật 04 09 13 06 01 06 29 3.10

Ngƣời dân tộc 0 0 0 0 01 01 02 0.21

Ngƣời chƣa thành niên 294 183 40 71 181 114 883 94.23

Tổng 302 193 59 81 184 128 937 100%

67

Thực tế ở Hải Dƣơng, một vài năm trƣớc vẫn có tình trạng chƣa coi trọng quan điểm, ý kiến của NBC đặc biệt là trong trƣờng hợp đƣợc chỉ định tham gia tố tụng, nhiều trƣờng hợp Trợ giúp viên pháp lý hoặc LS – Cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nƣớc tham gia bào chữa cho ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý nhƣng TA không ghi ý kiến, quan điểm của NBC trong bản án. Một số bản án, quyết định tố tụng ghi chƣa đúng tƣ cách pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, LS - Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nƣớc khi tham gia tố tụng; chƣa ghi việc giải thích quyền đƣợc trợ giúp pháp lý và quan điểm, luận cứ bào chữa của NBC. Hầu hết CQTHTT chỉ quan tâm đến những chứng cứ buộc tội, còn chứng cứ gỡ tội ít đƣợc xem xét. Nhiều NBC mất công thu thập chứng cứ để đƣa ra Tòa nhƣng không đƣợc chấp nhận và xem xét nghiêm túc. TA hầu nhƣ chỉ tin vào hồ sơ của CQĐT, nếu thấy không hoàn thiện thì yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đây là khó khăn rất lớn đối với hoạt động bào chữa của NBC, làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo.

Đối với NBC là ngƣời đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo tham gia bào chữa chiếm tỷ lệ ít, chỉ mang tính hình thức, đạt hiệu quả không cao, họ tham gia cho đủ thủ tục nhằm tránh sự vi phạm thủ tục tố tụng của CQTHTT đặc biệt là CQĐT. Còn có cơ quan, ngƣời THTT đặc biệt là Điều tra viên do không muốn sự có mặt của LS tham gia bào chữa nên đã định hƣớng cho bị can, bị cáo mời ngƣời nhà của mình thƣờng là những ngƣời có trình độ văn hóa thấp, không có kiến thức pháp lý, thậm chí là không biết chữ tham gia làm NBC. Do vậy, có trƣờng hợp khi đƣợc triệu tập tham gia hỏi cung bị can cùng Điều tra viên, họ chỉ ngồi bên ngoài chờ đến khi Điều tra viên lấy lời khai, hỏi cung xong gọi vào ký tên nhằm hợp thức hóa hồ sơ.

Trong khi hầu hết NBC tích cực sử dụng các biện pháp do luật định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NBTG, bị can, bị cáo thì vẫn còn số ít (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

68

NBC thực hiện nhiệm vụ của mình một cách qua loa, đại khái nhất là đối với những vụ án chỉ định. Có NBC không đến nghiên cứu hồ sơ tại Tòa, không gặp, tiếp xúc với thân chủ nên trong bài bào chữa không thể hiện đƣợc hết quan điểm bào chữa, không phân tích các tình tiết, chứng cứ của vụ án mà chỉ căn cứ vào một số tình tiết giảm nhẹ đƣợc qui định trong Bộ luật hình sự để đánh giá và đề nghị chung chung. Do đó, ảnh hƣởng đến chất lƣợng bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo không đƣợc đảm bảo. Hoạt động tham gia tố tụng của số ít NBC đặc biệt là bào chữa theo chỉ định chƣa bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà, chƣa đƣợc CQTHTT đánh giá và ghi nhận trong các bản án, quyết định. Ngoài ra, theo báo cáo của Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dƣơng còn có số ít LS tham gia theo hợp đồng bào chữa với đối tƣợng bào chữa vẫn hạn chế trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ. LS chủ yếu khai thác những kẽ hở, qui định chung chung chƣa rõ ràng của pháp luật nhƣ: qui định về hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng trong cấu thành tội phạm của Bộ luật hình sự, những sai sót nhỏ của Điều tra viên,... lập luận chứng minh sự thật vụ án của LS chỉ mang tính suy luận chứ không nêu đƣợc những chứng cứ chứng minh mang tính khoa học, sự tham gia của LS chủ yếu nhằm tạo thu nhập, chứ không phải là chứng minh sự minh bạch, công bằng của pháp luật,…

BLTTHS năm 2003 qui định NBC đƣợc quyền sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án, nhƣng thực tế CQTHTT chƣa thực sự tạo điều kiện cho NBC thực hiện quyền này. Nhiều cơ quan đã nghĩ ra đủ cách để trì hoãn việc sao chụp tài liệu nhƣ: chờ xin ý kiến lãnh đạo, máy photocopy hỏng hoặc khi họ đồng ý cho sao chụp thì hồ sơ đã chuyển sang giai đoạn tố tụng khác,…

Nhiều vụ án quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa vẫn bị hạn chế về thời gian. Trong quá trình xét hỏi hoặc tranh luận, có khi NBC bị chủ tọa phiên tòa cắt ngang vì “ý kiến không liên quan đến vụ án” [43, Điều 218].

69

Ngƣợc lại, cũng không ít vụ án NBC tham gia xét hỏi một cách qua loa, đại khái, không theo diễn biến của vụ án nên không nhận đƣợc sự đồng tình của những ngƣời tham gia tố tụng. Do vậy, đã làm giảm đi vị trí, vai trò của NBC, tính dân chủ không đƣợc thể hiện, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời đƣợc bào chữa bị ảnh hƣởng.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan xuất phát từ qui định pháp luật về chế định NBC còn chƣa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chƣa cụ thể, rõ ràng, nên thực tiễn áp dụng phát sinh nhiều bất cập, vƣớng mắc, gây khó khăn, lúng túng cho CQTHTT và NBC nên họ đã tùy nghi áp dụng. Chẳng hạn nhƣ: tại Khoản 1 Điều 56 BLTTHS năm 2003 qui định NBC có thể là: LS; ngƣời đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo; BCVND. Trong số những ngƣời này chỉ có LS đƣợc pháp luật qui định về điều kiện, tiêu chuẩn, hai đối tƣợng còn lại không qui định nên cơ quan, ngƣời THTT tùy nghi áp dụng. Quy định nhƣ vậy đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa các chủ thể là NBC, đặc biệt dẫn tới quyền bào chữa của NBTG, bị can, bị cáo không đƣợc bảo đảm, trở thành hình thức, đi ngƣợc lại với nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của NBTG, bị can, bị cáo” đã đƣợc BLTTHS ghi nhận. Trong một môi trƣờng pháp lý chƣa thực sự coi trọng NBC và quyền bào chữa, chƣa dành cho NBC một vị trí thích hợp và xứng đáng, họ chỉ là ngƣời tham gia tố tụng nhƣ những ngƣời tố tụng khác (NBTG, bị can, bị cáo,…) nên NBC khó có thể thực hiện đƣợc nhiệm vụ, trách nhiệm của mình một cách hiệu quả. Bởi thực tế, nhiều chứng cứ do NBC thu thập hợp pháp nhƣng không đƣợc CQTHTT xem xét, chấp thuận hoặc có những yêu cầu của NBC rất xác đáng, đầy sức thuyết phục, có căn cứ, đúng pháp luật nhƣng không đƣợc CQTHTT xem xét, thậm chí còn bác bỏ, không đƣợc đƣa vào bản án, quyết định. Nhiều trƣờng hợp CQTHTT cấp Giấy chứng nhận bào chữa còn gây khó khăn, phiền hà cho NBC, yêu cầu

70

NBC xuất trình đủ loại giấy tờ ngoài những giấy tờ luật định. Do đó, làm hạn chế quyền của NBC, ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tƣợng bào chữa và việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía cơ quan, ngƣời THTT có cái nhìn sai lệch, thiếu thiện chí về NBC, chƣa thực sự coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho NBC thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo qui định của pháp luật, gây khó khăn cho NBC trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đối tƣợng bào chữa vì cho rằng sự tham gia của NBC sẽ làm cản trở, gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án, bởi NBC luôn bảo vệ, bênh vực cho ngƣời bị coi là tội phạm, lý lẽ, chứng cứ do NBC đƣa ra để bảo vệ cho đối tƣợng mà họ nhận bào chữa dƣờng nhƣ đối ngƣợc lại với quan điểm của cơ quan, ngƣời THTT. Còn cơ quan, ngƣời THTT thì luôn tìm ra các chứng cứ buộc tội đối với đối tƣợng mà NBC nhận bảo vệ. Hoặc nhiều trƣờng hợp do yếu kém về năng lực, trình độ của ngƣời THTT nên có tâm lý e

Một phần của tài liệu Chế định người bảo chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam-lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 70 - 80)