Trong mô hình tố tụng tranh tụng

Một phần của tài liệu Chế định người bảo chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam-lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 33 - 36)

Mô hình tố tụng tranh tụng xuất hiện những năm đầu từ thế kỷ X-XIII ở Anh và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XVI – XVII, đƣợc sử dụng rộng rãi ở những quốc gia thuộc hệ thống thông luật Common Law nhƣ: Anh, Mỹ, Úc, Canada, Ấn Độ...Sự tham gia của NBC gắn liền với sự hình thành các phiên tòa tranh tụng, NBC có vai trò hỗ trợ ngƣời bị buộc tội tại phiên tòa để chống lại sự cáo buộc của nhà vua. Trong mô hình này, địa vị pháp lý của NBC

27

đƣợc đề cao và bình đẳng với bên buộc tội, sự tham gia phiên tòa của NBC là bắt buộc, tranh luận giữa NBC với Công tố viên là chủ yếu. Đặc điểm của mô hình này là khi kiện tụng các bên phải đƣa ra chứng cứ, lý lẽ và tranh luận với nhau, các bên có quyền đặt câu hỏi trực tiếp cho bên đối tụng hoặc cho những ngƣời tham gia tố tụng khác, trong một số trƣờng hợp họ có quyền ngắt lời bên đối tụng, phản bác lại ý kiến mà bên đối tụng đƣa ra. TA chỉ đóng vai trò là “trọng tài” quan sát sự tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Do thủ tục tranh tụng không có giai đoạn điều tra nên các chứng cứ đều do bên buộc tội và bên gỡ tội trực tiếp đƣa ra tại phiên tòa. Thẩm phán có thể chấp nhận hay không chấp nhận chứng cứ các bên đƣa ra. Thẩm phán không đƣợc nghiên cứu hồ sơ vụ án từ trƣớc để tránh có một thái độ phiến diện về các tình tiết của vụ án. Cuối cùng, Thẩm phán sẽ ra phán quyết trên cơ sở chứng cứ và lý lẽ mà các bên đƣa ra tại phiên tòa[17, tr.65-66]. Còn đối với mô hình tố tụng thẩm vấn, mọi hành vi của ngƣời THTT và ngƣời tham gia tố tụng đều chịu sự điều khiển của Thẩm phán, các bên muốn đặt câu hỏi cho bên kia hoặc cho những ngƣời tham gia tố tụng khác thì phải đƣợc sự đồng ý của Thẩm phán. Đó là điểm khác biệt so với mô hình tố tụng thẩm vấn nơi mà trƣớc khi mở phiên tòa tranh tụng các chứng cứ đã đƣợc điều tra, thu thập đầy đủ và thể hiện trong hồ sơ vụ án.

Điển hình cho mô hình tố tụng tranh tụng là ở nƣớc Mỹ. Theo Luật TTHS Mỹ, NBC đƣợc tham gia từ giai đoạn tiền xét xử và tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, ngƣời bị buộc tội có quyền im lặng và không buộc phải khai báo những chứng cứ bất lợi cho bản thân và đƣợc yêu cầu gặp NBC của mình. Ngay từ thời điểm một ngƣời bị bắt, Cảnh sát viên có nghĩa vụ thông báo và giải thích về quyền có NBC, nếu ngƣời bị tình nghi không có khả năng thuê NBC, cơ quan có thẩm quyền phải chỉ định NBC cho họ, trừ khi họ từ chối quyền của mình một cách tự nguyện và minh mẫn, quyền của NBC cũng đƣợc

28

đề cao và mở rộng hơn so với mô hình tố tụng thẩm vấn. Ví dụ: Tại phiên tòa, NBC có quyền yêu cầu triệu tập nhân chứng, hoặc thu thập những chứng cứ mới để chứng minh cho những lý lẽ đƣa ra, phiên tòa là sự điều tra, đánh giá chứng cứ một cách công khai và dân chủ nhất. NBC có quyền và nghĩa vụ pháp lý bình đẳng với CQTHTT trong việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Tố tụng tranh tụng không buộc NBC phải khách quan, công khai trong quá trình thu thập chứng cứ mà có thể tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau để đạt đƣợc mục đích gỡ tội cho ngƣời đƣợc bào chữa. Tại phiên tòa, NBC phải chứng minh đƣợc hành vi của bị cáo là không có lỗi, không vi phạm luật hoặc chƣa đến mức bị truy cứu TNHS hay có căn cứ để giảm nhẹ TNHS. Việc xem xét, đánh giá chứng cứ do các bên cung cấp tại phiên tòa dựa trên qui định của pháp luật và phụ thuộc vào niềm tin nội tâm của Thẩm phán. Thẩm phán, Bồi thẩm đoàn không tham gia tranh luận, không tham gia vào các thủ tục thu thập chứng mà chỉ đƣa ra kết luận cuối cùng trên cơ sở tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Các bên tham gia tranh luận có trách nhiệm đƣa ra chứng cứ trƣớc Tòa. Vai trò thu thập và trình bày chứng cứ của NBC đƣợc đề cao, thể hiện sự dân chủ, NBC có vị trí, vai trò bình đẳng với Viện công tố. Họ đƣợc pháp luật trao quyền tƣơng ứng với chức năng để có thể điều tra độc lập và thu thập chứng cứ phục vụ cho hoạt động của mình. Viện công tố đƣa ra các quan điểm, chứng cứ, lập luận để buộc tội bị cáo. Còn NBC có thể dùng mọi lý lẽ, biện pháp pháp luật cho phép để phản bác lại ý kiến buộc tội của Viện Công tố. Hai bên tranh luận công khai, dân chủ tại phiên tòa để bảo vệ quan điểm của mình. Việc bảo vệ cáo trạng của Công tố viên không phải dễ dàng vì những chứng cứ, lý lẽ mà NBC đƣa ra trƣớc Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn. NBC có quyền thu thập, đƣa ra các chứng cứ, lý lẽ thuyết phục để bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa, Công tố viên và NBC tranh luận một cách dân chủ tại Tòa, bên nào đƣa ra những

29

chứng cứ, lý lẽ thuyết phục hơn thì sẽ đƣợc TA chấp nhận, qua đó Thẩm phán có điều kiện để suy xét, đƣa ra phán quyết thích hợp nhất.

Ở mô hình tố tụng tranh tụng, NBC phải tuân thủ các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, những thủ đoạn đe dọa hay che giấu, làm sai lệch thông tin có thể làm cho TA có định kiến, quy tắc này đòi hỏi NBC phải hành sự và trung thành vô điều kiện với quyền lợi của thân chủ nhƣ chính quyền lợi của họ. Trong mô hình này, chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật đƣợc giao cho TA. Với vị trí trung tâm của hệ thống tƣ pháp, của hoạt động tố tụng, TA có quyền và có trách nhiệm bảo đảm cho các bên nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật. Điều này khác với những nƣớc có tổ chức VKS nhƣ: Nga, Trung Quốc, Việt Nam…

Tuy nhiên, trong mô hình tố tụng tranh tụng bên cạnh những ƣu điểm trên còn tồn tại một số nhƣợc điểm: nếu bên nào có tiền thuê NBC thì phần thắng nhiều hơn, đây là điều bất lợi cho ngƣời nghèo khi tham gia tố tụng, nên có ý kiến cho rằng nó xa rời thực tế “việc con ngƣời bị phán xét nhƣ thế nào dƣờng nhƣ quan trọng hơn việc xem họ đã làm gì trên thực tế”. Do đó, dễ để lọt tội phạm bởi nếu Công tố viên đƣa ra chứng cứ, lý lẽ không thuyết phục, TA sẽ không buộc tội mặc dù trên thực tế bị cáo đã thực hiện tội phạm. Bên cạnh đó, thời gian xét xử thƣờng kéo dài vì việc xem xét, đánh giá chứng cứ chủ yếu diễn ra tại phiên tòa, chi phí mở phiên tòa tốn kém. Vai trò của CQTHTT không đƣợc đề cao bởi pháp luật ghi nhận quyền bình đẳng cho ngƣời tham gia tố tụng.

Một phần của tài liệu Chế định người bảo chữa trong luật tố tụng hình sự Việt Nam-lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)