Để có những thế hệ trẻ được giáo dục tốt -"vừa hồng vừa chuyên" - một trong những nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta là đầu tư vào các loại trường sư phạm để đào tạo các giáo sinh vừa giỏi về
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Năm 2002
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP 1
1.- Lý do chọn đề tài: 1
2.- Nội dung nghiên cứu: 2
3.- Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
4.- Giả thuyết nghiên cứu: 2
5.- Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 3
6.- Giới hạn đề tài: 3
7.- Lược sử vấn đề nghiên cứu: 3
CHƯƠNG 2: THỂ THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1.- Thể thức nghiên cứu: 4
2.2.- Phương pháp nghiên cứu: 4
2.3.- Quá trình nghiên cứu: 4
PHẦN THỨ HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.Một số khái niệm có liên quan đến đạo đức và lối sống: 6
2 Những cơ sở để hình thành đạo đức và lối sống: 9
3 Một số đặc điểm tính cách của người Việt Nam qua các thời đại: 17
CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
2.1.Phần kết quả tổng quát theo những phần nghiên cứu của bảng thăm dò: 28
2.2.Kết quả chung theo từng lĩnh vực của cuộc sống: 28
2.3 Phân tích theo thông số giới tính: 62
KẾT LUẬN 91
KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Phụ đính: - 2 bảng thăm dò ý kiến
Trang 42.- Việc đào tạo giáo viên hiện nay, có thể nói, đã bước sang một giai đoạn mới từ khi Đảng và nhà nước có chủ trương và chính sách coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu" Đây là một chủ trương đúng đắn vì hiện nay sự cạnh tranh trên thế giới, suy cho cùng là sự cạnh tranh về giáo dục Để có những thế hệ trẻ được giáo dục tốt -"vừa hồng vừa chuyên" - một trong những nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta là đầu tư vào các loại trường sư phạm để đào tạo các giáo sinh vừa giỏi về chuyên môn vừa có một lối sống phù hợp với sự phát triển của xã hội đồng thời vẫn giữ được những đặc điểm văn hóa truyền thống để trong tương lai họ sẽ là những nhà giáo dục có bản lĩnh trong lối sống, giỏi về chuyên môn đóng góp tích cực vào việc giáo dục thế hệ trẻ
3.- Để hiểu được những đặc điểm của lối sống thanh niên sinh viên có phù hợp với đặc điểm lối sống truyền thống tốt đẹp và những đặc điểm lối sống mà giáo dục của chúng ta mong đợi hiện nay hay không, việc điểm qua một số quan điểm về nét tính cách của dân tộc
ta qua một số thời đại là cần thiết để so sánh với những quan điểm sống hiện nay của thanh niên sinh viên
Trang 5Từ những nguyên nhân trên, đề tài "Quan điểm về đạo đức và lối sống của sinh viên các trường Đại học phía nam" được thực hiện Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế, nên đề tài được giới hạn như sau "Quan điểm về đạo đức và lối sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ chí Minh"
2.- Nội dung nghiên cứu:
2.1.- Một số quan điểm về đạo đức và lối sống của các nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu
2.2.Tìm hiểu quan điểm về đạo đức hiện nay của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ chí Minh
2.3.- Tìm hiểu quan điểm về lối sống hiện nay của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ chí Minh
3.- Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.- Tìm hiểu một số quan điểm về đạo đức và lối sống của các nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu
3.2.- Tìm hiểu quan điểm đạo đức và lối sống hiện nay của sinh viên trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ chí Minh
3.3.- Một số đề xuất trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên sinh viên đại học sư phạm
4.- Giả thuyết nghiên cứu:
Do chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước nên việc giao lưu văn hóa của thanh niên sinh viên với các dân tộc khác trên thế giới ngày càng được mở rộng Cho đến hiện nay, cùng với một số ảnh hưởng tốt để tạo nên sự đa dạng về văn hóa, thì có một số ảnh hưởng tiêu cực của quá trình tiếp xúc đó Tuy nhiên, với truyền thống giáo dục gia đình và với công tác giáo dục thường xuyên và có mục đích của xã hội Việt Nam nên đại đa số thanh niên sinh viên có bản lãnh để chống
Trang 6lại những ảnh hưởng tiêu cực này trên
5.- Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu là quan điểm về đạo đức và lối sống của sinh viên
-Khách thể nghiên cứu là sinh viên của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2001 - 2002
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây có những công trình nghiên cứu cấp quốc gia
về lĩnh vực này Ngoài ra, các nhà nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, dân tộc, cũng đã có những công trình viết rất công phu và mang tính khoa học cao
Đây là một công trình dựa trên các kết quả của một số công trình và tác phẩm về đạo đức - lối sống đề cập trên đây nhằm tìm hiểu một số quan điểm của thanh niên sinh viên về đạo đức - lối sống như một đánh giá sơ bộ kết quả công tác giáo dục về mặt nhận thức cho thanh niên sinh viên Từ đó, đề xuất một số phương hướng giáo dục lĩnh vực này trong tương lai
Trang 7CHƯƠNG 2: THỂ THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.- Thể thức nghiên cứu:
2.1.1.- Mẫu nghiên cứu:
Mẫu nghiên cứu gồm hai đợt: đợt 1 có 200 sinh viên và đợt 2 có 989 sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tham gia nghiên cứu
2.1.2.- Dụng cụ nghiên cứu: Dụng cụ nghiên cứu gồm:
-Bảng thăm dò ý kiến sơ khởi về một số quan điểm về đạo đức và lối sống
-Hệ thống các câu hỏi (20 câu hỏi chính gồm 100 câu hỏi chi tiết) để tìm hiểu các mặt: quan điểm về nghề nghiệp, gia đình, xã hội, (Tham khảo phụ lục 1)
2.2.- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là:
*Phương pháp phân tích tài liệu: với phương pháp này giúp phân tích các cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu khả năng sư phạm và giáo dục
*Phương pháp khảo sát: dùng bảng thăm dò ý kiến làm công cụ đo nghiệm trong công trình nghiên cứu
*Phương pháp thống kê : áp dụng trong nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học dùng
để xử lý số liệu gồm: trung bình cộng, độ lệch tiêu chuẩn, kiểm nghiệm F, phân tích yếu tố, tương quan
2.3.- Quá trình nghiên cứu:
Để tìm hiểu thực trạng đạo đức và lối sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ chí Minh, quá trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau đây
*Đợt 1: thu thập các thông tin về một số quan điểm về đạo đức và lối sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ chí Minh qua một bảng thăm dò sơ khởi
Trang 8• Đợt 2: thu thập các số liệu qua bảng thăm dò chính thức được soạn thảo trên cơ sở bảng thăm dò ý kiến sơ khởi và tham khảo các bảng thăm dò ý kiến khác về cùng một lĩnh vực để đánh giá hiện trạng đạo đức và lối sống của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ chí Minh
•Xử lý số liệu
•Viết báo cáo kết quả
Trang 9PHẦN THỨ HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong phần cơ sở lý luận, các phần sau đây được trình bày:
• Một số khái niệm có liên quan đến đạo đức và lối sống
• Những cơ sở để hình thành đạo đức và lối sống
• Một số đặc điểm tính cách của người Việt Nam qua các thời đại
• Một số mối quan hệ đặc trưng của người Việt Nam
1 Một số khái niệm có liên quan đến đạo đức và lối sống:
Đạo đức là gì ?
Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của cả xã hội Những chuẩn mực đạo đức đều chi phối và quyết định hành vi, cử chỉ của cá nhân, dường như nó gợi ý , chỉ bảo con người, việc
gì nên làm, việc gì nên tránh, trước một hiện tượng của cá nhân hay xã hội nên tỏ thái độ này hay thái độ khác Nói chung, những chuẩn mực đạo đức bao giờ cũng thể hiện quan niệm về cái thiện và cái ác [4,128]
Hệ thống quan niệm đạo đức (hệ thống chuẩn mực đạo đức) chỉ có thể tồn tại dưới hình thức hành vi đạo đức sinh động của những nhân cách cụ thể đang được vận hành dưới sự chỉ đạo của hệ thống quan niệm đạo đức ấy
Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa
về mặt đạo đức Chúng thường được biểu hiện trong cách đối nhân xử thế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói
Khi nói đến hành vi đạo đức của những con người cụ thể sống trong một nền văn hóa
Trang 10thể, vì ở mỗi thời điểm nhất định trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể tồn tại nhiều nền đạo đức khác nhau bên cạnh nền đạo đức chính thống [4,130]
Lối sống là gì?
Khi giải thích phạm trù lối sống, các nhà xã hội học Mác-xít thường nhắc đến đoạn
viết nổi tiếng của Mác và Anghen trong Hệ tư tưởng Đức nói về mối quan hệ giữa phương
thức sản xuất và lối sống Mác và Anghen viết: "Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất
ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân Mà hơn thế, nó là một hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất
định của sự biểu hiện đời sông của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ (1)
Chúng ta có thể hiểu đoạn trích trên đây của Mác và Anghen với ba ý nghĩa sau đây:
- Con người muốn sống được, nghĩa là muốn tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của mình, trước hết phải sản xuất
- Phương thức sản xuất là một hình thức hoạt động của con người; thông qua hoạt động đó mà con người biểu hiện đời sống của mình, biểu hiện bản thân mình Đúng như Mác
và Ẩnghen nói: "những cá nhân là như thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ"(2)
- Phương thức sản xuất là một phương thức sinh sống nhất định của con người, là mặt
cơ bản của lối sống
Phương thức sản xuất là điều kiện kinh tế-xã hội của lối sống, là cơ sở đầu tiên để chúng ta tìm hiểu lối sống Tuy nhiên, không thể đồng nhất phương thức sản xuất và lối sống,
vì những lẽ sau đây:
Trang 11- Phạm vi của lối sống rộng hơn phạm vi của phương thức sản xuất
- Phạm vi lối sống có thể tương ứng với phạm vi của hình thái kinh tế - xã hội
Lối sống phản ánh hoạt động của chủ thể, bao gồm nhận thức, tình cảm, thái độ, động
cơ, trong mọi hoạt động của bản thân con người
Từ phạm vi rộng lớn ấy của lối sống, có thể định nghĩa lối sống như sau:
“Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh
tế - xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa”
Như vậy lối sống có liên quan đến đạo đức và hành vi đạo đức và được thể hơn trong một môi trường văn hóa nhất định Nói cách khác, khi nghiên cứu lối sống của một nhóm người là chúng ta nghiên cứu những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng đó
Tin tưởng tuyệt đối ở tương lai xã hội chủ nghĩa, chấp nhận những khó khăn tạm thời hiện nay, ra sức lao động và tiết kiệm, sống một mức sống phù hợp với hoàn cảnh của đất nước - đó là yêu cầu tối thiểu của nhân dân ta về mặt đạo đức
Lối sống là toàn bộ hoạt động của con người Còn lẽ sống chỉ là mặt ý thức của lối sống, và nếp sống là mặt có tính bản năng của nó
Lối sống được hình thành trên cơ sở những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định
Phương thức sản xuất như thế nào thì phương thức sống như thế ấy Khi điều kiện sản xuất
còn khó khăn, phương tiện sản xuất còn thấp kém, thì con người phải vất vả lắm mới có thể tạo ra những sản phẩm ít ỏi để khỏi chết đói và duy trì cuộc
Trang 12sống Trong hoàn cảnh đó, mọi người phải cố gắng lao động, phải tiết kiệm tiêu dùng, phải hợp tác chặt chẽ với nhau, cùng nhau lo tính mọi việc
Lối sống là cơ sở đầu tiên để hình thành nếp sống và lẽ sống Nếp sống làm cho lối
sống được ổn định, và lẽ sống đắt dẫn lối sống ấy [12, 209-222]
2 Những cơ sở để hình thành đạo đức và lối sống:
Lối sống được hình thành trên một nền tảng văn hóa nhất định Do đó, muốn nghiên cứu lối sống của một xã hội, ta nghiên cứu những nét đặc trưng văn hóa của xã hội đó Dưới đây ta xét một số quan điểm:
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Văn hóa là sự tổng hợp một phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" Trích lại [9,139]
Hoặc: "Văn hóa là những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật
và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người những khả năng suy xét về bản thân "[Bản Tuyên bố về những chính sách văn hóa tại hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26.7 đến 06.8.1982 tại Mêhico Trích lại từ [11,7]
Từ những quan điểm này, ta xét thêm sự tác động của văn hóa đối với con người theo một số quan điểm
Sự tác động của văn hóa đối với con người thông qua bốn phương diện như sau: + Quá trình văn hóa hóa và sự hình thành nhân cách
Đây là quá trình hình thành nhân cách ở đứa trẻ, làm cho nó thích ứng với cuộc sống
Trang 13cho nó những khả năng hiểu biết về nền văn hóa nào đó và tự giác hoạt động trong phạm vi văn hóa ấy Quá trình văn hóa này tạo cơ sở hình thành những thành viên mới của xã hội, dạy cho họ cần phải xử sự như thế nào và phải làm gì để đạt mục đích chủ yếu trong cuộc sống
+ Việc thiết lập và vận dụng hệ thống giá trị:
Nếu ta chấp nhận sự phân chia văn hóa một cách quy ước ra văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần thì bảng giá trị được coi là hòn đá tảng của văn hóa tinh thần Nói văn hóa ảnh hưởng tới con người chủ yếu là nói đến sự tác động của lãnh vực văn hóa tinh thần, trong đó
có bảng giá trị (hệ thống giá trị) Theo cách hiểu thông thường, hệ thống giá trị gồm giá trị khoa học, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức
Trong đó, chuẩn mực chính trị thường có vai trò quan trọng nhất Vậy trước hết cần làm rõ khái niệm giá trị
Giá trị là một thuật ngữ đạo đức học, gần đây nó được sử dụng rộng rãi trong xã hội học và văn hóa học Bất cứ sự vật nào cũng có thể được xem là giá trị, dù nó là vật thể hay tư tưởng, là vật thực hay vật ảo, khi sự vật ấy được các thành viên xã hội thừa nhận, xem nó có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của họ và cần đến nó như một nhu cầu thực thụ
"Giá trị - những định nghĩa về mặt xã hội của các khách thể trong thế giới chung quanh, nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể ấy đối với con người
và xã hội (cái lợi, thiện và ác, cái đẹp cái xấu nằm trong những hiện tượng của đời sống xã hội hoặc tự nhiên) Xét bề ngoài, các giá trị là các đặc tính của sự vật hoặc của hiện tượng, tuy nhiên, chúng không phải là cái vốn do thiên nhiên ban cho sự vật và hiện tượng, không phải đơn thuần do kết cấu bên trong của bản thân khách thể, mà do khách thể bị thu hút vào
Trang 14người và trở thành cái mang những quan hệ xã hội nhất định Đối với chủ thể (con người), các giá trị là những đối tượng lợi ích của nó, còn đối với ý thức của nó thì chúng đóng vai trò những vật định hướng hằng ngày trong thực trạng vật thể và xã hội, chúng biểu thị các quan
hệ thực tiễn của con người đối với các sự vật và hiện tượng chung quanh" (3)
"Giá trị là (1) phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hóa, biểu hiện số lao động trừu tượng của xã hội đã hao phí vào việc sản xuất ra hàng hóa, (2) phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hoặc con người, (3) phẩm chất tốt đẹp, tác dụng lớn lao." (4)
Hệ thống giá trị là một tổ hợp giá trị khác nhau được sắp xếp, theo những nguyên tắc nhất định, phản ánh tính toàn vẹn, hệ thống các chức năng đặc thù trong việc đánh giá nhân cách con người Một hệ giá trị là chỉ ra các thành phần của nó, các mối quan hệ giữa các thành phần, các yếu tố tạo nên một cấu trúc chỉnh thể của nhân cách Hệ thống giá trị luôn mang tính lịch sử, chịu sự chế ước bởi lịch sử Trong hệ thống giá trị có chứa đựng các nhân
tố của quá khứ, của hiện tại và cả những nhân tố có thể có trong tương lai, các giá trị truyền thống, các giá trị thời đại, các giá trị có tính nhân loại, các giá trị có tính dân tộc, các giá trị
có tính cộng đồng, tính giai cấp, các giá trị có tính lý tưởng và có tính hiện thực, v.v 103]
[12,99-Tóm lại, sự vật bảo đảm tạo ra thế cân bằng nội tại cho mỗi cá nhân, nhờ đó mà tạo ra
sự liên kết của nhóm, và lòng ao ước đạt tới sự vật đó tạo ra một cảm giác dễ chịu trước nghĩa
vụ phải thực hiện, thì gọi là giá trị xã hội Giá trị xã hội có thể là lý tưởng xã hội cần vươn tới, là mục tiêu chính trị cần đạt được, là lòng say mê
Trang 15nghiên cứu khoa học hay sáng tạo nghệ thuật, là việc thờ cúng trong tôn giáo, là sự đam mê kinh doanh, là danh dự, tình yêu, sức khỏe hay tiền bạc
Giá trị là nhân tố quan trọng của hành vi cá nhân, là vật điều chỉnh các nguyện vọng
và hành động của con người, là chỗ dựa để đánh giá hành động của người khác, để định đoạt lợi ích xã hội của các thành viên trong nhóm, do đó, giá trị xác định các tiêu chuẩn của thang bậc xã hội, làm nền tảng cho cuộc sống chung
Bảng giá trị xã hội là một trong những thành tố quan trọng trong cơ cấu của nhóm xã hội, nó tạo nên ở mỗi cá nhân hay ở mỗi nhóm một định hướng chung dẫn tới sự thống nhất hành động [6,51-61]
Trong cuốn "Chương trình giáo dục các giá trị cuộc sống" của Diane Tillman những giá trị chung được đặt ra cho thanh niên theo chương trình được các tổ chức quốc tế như UNESCO, UNICIEF, hỗ trợ, những giá trị được quan tâm là: hòa bình, tôn trọng, tình yêu, khoan dung, trung thự, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm giản dị, tự do, đoàn kết [3,10]
Định hướng giá trị là một xu hướng của con người muốn vươn lên chiếm lĩnh hoặc tiếp cận với một giá trị cao cả nào đấy, nhờ đó mà nhân cách được hoàn thiện ở một cấp cao hơn Vì vậy, định hướng giá trị được xem là một thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách,
nó xác định thái độ lựa chọn hành động của con người trước mỗi tình huống ứng xử cụ thể,
nó quy định hành vi phẩm hạnh của cá nhân, quy định khuynh hướng và tính tích cực xã hội của nó
Nền văn hóa nào cũng có một bảng giá trị được coi như bộ chỉnh của xã hội, trong đó định hướng giá trị làm nhiệm vụ định phương hướng phấn đấu cho toàn xã hội Vì định
Trang 16+ Xác lập các dạng hoạt động và các khuôn mẫu ứng xử:
Mỗi nền văn hóa sử dụng bảng giá trị như tấm biển chỉ đường hướng cho các thành viên xã hội lựa chọn cách ứng xử như thế nào để tránh xung đột với các cá nhân khác, mỗi người sẽ phải tự giải quyết như thế nào khi lợi ích riêng bị đụng chạm Các cách ứng xử ấy được chọn lọc và trải nghiệm qua nhiều đời thì trở thành khuôn mẫu ứng xử Toàn bộ những khuôn mẫu ứng xử được cộng đồng xã hội chấp nhận và vận dụng thì trở thành những chuẩn mực xã hội, được đúc kết và hệ thống hóa lại thì thành phong tục hay nếp sống xã hội Phong tục sẽ sử dụng sức mạnh của dư luận xã hội để buộc các thành viên trong cộng đồng phải tự giác vận dụng những chuẩn mực xã hội trong mọi ứng xử của nó Đây chính là tác động điều chỉnh của phong tục - một bộ phận quan trọng của văn hóa
+ Xây dựng các thiết chế xã hội - văn hóa:
Thiết chế xã hội là một tổ chức hoạt động xã hội và quan hệ xã hội được đặt ra để đảm bảo sự bền vững và tính kế thừa cho các quan hệ xã hội đó, bởi một thể chế mà các thành viên trong cộng đồng xã hội ấy đều thừa nhận Chức năng chủ yếu của thiết chế xã hội
là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong phạm vi tổ chức của nó, bảo đảm cho sự truyền đạt văn hóa được vận hành thông suốt từ xã hội toàn bộ đến mỗi cá nhân
Thiết chế xã hội còn biểu hiện như sự đại diện của hệ thống chuẩn mực xã hội, vận hành trong sinh hoạt xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo, văn hóa,
xã hội v.v
Thiết chế xã hội - văn hóa bao gồm những tổ chức có chức năng giáo hóa con người theo những chuẩn mực phù hợp với yêu cầu của sự phát triển của thời đại, thiết chế văn hóa
Trang 17Xây dựng về bốn phương diện đó sẽ hình thành nên những điều kiện cần thiết cho con người mới ra đời Muốn cho quá trình văn hóa hóa cá nhân diễn ra thuận lợi, cần đầu tư xây dựng hệ thống giáo dục mầm non ưu việt, dựa trên những cơ sở khoa học đúng đắn, cùng với những trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, kết hợp với sự giáo dưỡng chu đáo của gia đình, của các đoàn thể xã hội Muốn có một hệ thống giá trị tối ưu, phải xây dựng văn hóa nghệ thuật, văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, đồng thời phải tiến hành các hoạt động khai trí, để không ngừng nâng cao hiểu biết cho những thành viên trong xã hội Muốn xây dựng hệ thống khuôn mẫu ứng xử phải nghiên cứu, tổng kết những giá trị của nền phong hóa truyền thống, dựa trên
cơ sở kế thừa những tinh hoa của quá khứ mà đề xuất và từng bước hình thành những thói quen mới, phong tục mới vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa ngang tầm thời đại Muốn xây dựng các thiết chế văn hóa - xã hội mới cũng phải làm như vậy [12,94-103]
Ngoài những đặc trưng chung nói trên, dân tộc Việt Nam có những nét đặc thù như hoàn cảnh địa lý, lịch sử, truyền thống,
GS Trần Văn Giàu đã giải thích đầy đủ hơn khi cho rằng nguồn gốc hình thành các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam là do tác dụng tổng hợp của 5 nhân tố cơ bản: 1) Hoàn cảnh địa lý tuy phì nhiêu đặc biệt nhưng cũng lắm thiên tai nghiệt ngã; 2) Vị trí ngã tư đường khiến cho Việt Nam trở thành một miếng mồi ngon của ngoại bang và lịch sử Việt Nam do vậy trở thành một chuỗi dài các cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc; 3) Trên cơ sở một nền văn minh bản địa đặc sắc và vị trí ngã tư đường, Việt Nam đã biết mở rộng cửa để tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại; 4) Suốt thời gian từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX,
xã hội Việt Nam đầy biến động khiến xuất hiện những đức tính mới; 5) Chủ nghĩa Mác-Lênin sớm du nhập vào Việt Nam.[9,295]
Trang 18Với cách nhìn hệ thống, dễ thấy rằng mọi dân tộc bẩm sinh đều có tổng năng lực và phẩm chất tinh thần như nhau Là con người, mọi dân tộc đều có những phẩm chất mang tính người như tình yêu đồng loại, quê hương, tính tập thể, tính cần cù, sự tinh tế Đó chính là cái phổ quát, chung cho toàn nhân loại Sự khác biệt về cấu trúc của các hệ thống đồng loại là sản phẩm của sự hành chức, dưới sự tác động của môi trường
Kết quả là nghề chăn nuôi bị hạn chế còn nghề trồng trọt thì thuận lợi Trồng trọt phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên con người phải cần cù, có lối tư duy tổng hợp và trọng quan
hệ Trồng trọt là nghề mang tính thời vụ cho nên con người phải liên kết chặt chẽ với nhau, từ
đó mà sinh ra tính cộng đồng, tình đoàn kết Vì việc chung sống với cộng đồng mang tính sống còn nên người Việt Nam rất coi trọng danh dự, luôn "giữ phẩm giá, không chịu để mất
nó trong bất cứ sự thử thách nào" như C Falazzoli đã nhận xét
Cây cối bám rễ cố định vào đất cho nên sống bằng nghề trồng trọt thì phải định cư Sống định cư trong điều kiện địa hình phức tạp dẫn đến chỗ phân tán, co cụm thành các nhóm nhỏ, dẫn đến tính đa dạng tộc người, đa dạng ngôn ngữ (hằng số xã hội) Kết quả là bên cạnh tính cộng đồng lại có tính tự trị - tự trị ở phạm vi nhỏ tạo nên tình yêu quê hương, làng xóm,
ý thức gắn bó với quê cha đất tổ; tự trị ở phạm vi lớn dẫn đến lòng yêu nước và ý thức độc lập dân tộc mạnh mẽ
Sống định cư thành các nhóm nhỏ mà do tính thời vụ phải liên kết chặt chẽ với nhau cho nên cách sống duy nhất phù hợp là trọng tình Sống trọng tình cảm (tình cảm, tình nghĩa) tạo nên tính tế nhị tinh tế, năng khiếu văn chương, hay cái mà C Falazzoli gọi là tính đặc biệt lãng mạn và đa cảm Nhu cầu ổn định là trên hết nên sinh ra lòng nhân ái, bao dung, chuộng hoà bình, thậm chí khi cần thì có thể nhẫn nhục chịu đựng như Đào Duy Anh nhận định Vì chuộng hòa bình và có nhu
Trang 19cầu ổn định nên khi hoà bình và ổn định bị đe dọa thì lòng yêu nước và ý thức độc lập dân tộc được phát huy, người dân sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn Lòng anh hùng từ đó mà nảy sinh
Tuy Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản đều có tính cộng đồng, nhưng do người Việt Nam còn có tính tự trị, khép kín và sống thiên về tình cảm nên tính cộng đồng của ta là cộng đồng tình cảm; trong khi đó thì tính cộng đồng của người Trung Hoa, Nhật Bản là cộng đồng
xã hội
Vì luôn phải đối phó với thiên nhiên đa dạng và sống theo tình cảm nên con người nông nghiệp rất linh hoạt, giỏi biến báo - cái mà cụ Đào Duy Anh gọi là "khả năng bắt chước, thích ứng và dung hóa rất tài", còn Trương Chính thì nói đến chất "thông minh" Cuộc sống gần thiên nhiên tạo nên tính giản dị và lối sống thiết thực
Trong phương Đông nông nghiệp thì Đông Nam Á, do khu vực sống bằng nghề trồng lúa nước nên có tính thời vụ cao hơn cả, cũng có nghĩa là những đặc tính trên có điều kiện phát triển nhất Nền văn minh lúa nước trong bối cảnh một vùng địa lý - khí hậu đặc biệt đã làm hình thành một lối tư duy đặc biệt tổng hợp và mềm dẻo về các quan hệ đối lập mà sau này được người Hán phát triển thành một tư tưởng hoàn chỉnh là triết lý âm dương Chính tư duy âm dương truyền thống, cho dù thuở ban đầu còn là cảm tính, đã tạo nên ở các dân tộc Việt Nam một lối sống hài hòa, không ưa thái quá, do vậy mà trong ứng xử, người Việt Nam thường dè dặt, cân nhắc, xét đoán ; trong khó khăn luôn lạc quan, yêu đời
Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhờ nằm ở vị trí ngã tư đường nên Việt Nam dung hòa được ảnh hưởng từ phía Tây sang của An Độ và từ phía Bác xuống của Trung Hoa, nhờ vậy mà trong lịch sử phát triển, Việt Nam chỉ tiếp nhận từng yếu tố tinh hoa của các nền văn hóa ngoại sinh để báo cho phù hợp với mình chứ
Trang 20không tiếp nhận hầu như trọn vẹn một nền văn hoá nào để bị Ấn hóa như một số quốc gia Đông Nam Á, hay bị Hán hóa như nhiều dân tộc vùng Hoa Nam.[9,297]
3 Một số đặc điểm tính cách của người Việt Nam qua các thời đại:
Trên cơ sở một nền văn hóa, tính cách con người Việt Nam được hình thành với một bản sắc riêng theo thời gian như sau:
Mặc đù Việt Nam nằm ở vị trí ngã tư đường và trong hàng nghìn năm, ta đã tiếp nhận nhiều yếu tố văn hoá của Trung Hoa, Ấn Độ, rồi gần đây là Nhật Bản, Pháp, Nga, Mỹ nhưng những đặc trưng bản sắc của dân tộc được thừa nhận rộng rãi trên đều vẫn xuất phát từ những đặc trưng gốc của một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước điển hình, được hình thành
từ lớp bản địa của lịch sử văn hóa dân tộc Nhưng đặc trưng gốc đó là: 1) Tính cộng đồng và tính tự trị; 2) Lối sống trọng tình cảm (tình cảm, tình nghĩa); 3) Lối tư duy tổng hợp và trọng quan hệ; 4) Tính tình linh hoạt; 5) Khuynh hướng ưa hài hòa [9,297], [7]
Nhờ tính cách hài hòa, khả năng biến báo, lối sống sinh hoạt mà trong quá trình phát triển, nền văn hóa Việt Nam luôn có những bước chuyển tiếp rất mềm mại, nước đôi không cứng rắn và đứt đoạn [5]
Bản sắc dân tộc là những tính chất riêng tạo thành đặc điểm của dân tộc ấy Như vậy bản sắc dân tộc Việt ngày nay vẫn còn có những nét khác biệt so với các dân tộc lân bang Theo các nhà viết sử từ trước công nguyên cho đến gần đây đã từng nói đến những nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam trong lối sống
Hoài Nam Vương Lưu An, trong sớ dâng lên vua nhà Hán đã nhận xét về bản sắc dân Lạc Việt như sau : "Việt là đất ngoài cõi Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà trị được Đất ấy không thể ở được, dân ấy không thể chăn được
vả người Việt khinh bạc, tráo trở, không theo pháp độ, không phải mới có một ngày" Dĩ nhiên lời nói trên đây là nhận xét của một vị vương giả
Trang 21người Hán, tự đặt dân tộc Trung Hoa lên trên thiên hạ, như bao nhiêu các nhận xét của" người dân nước lớn" Thế nhưng, nếu cố hiểu kỹ câu nói trên, ta có thể thấy rằng lời nhận xét của Lưu An là một nhận thức đúng đắn về bản sắc dân Việt trước công nguyên và là một lời tiên tri cho hàng ngàn đời sau Nhận xét ấy là:
(1)Nước Việt là đất không thể xâm lăng được (đất ấy không thể ở được), dân ấy không thể sai khiến được (dân ấy không thể chăn được)
(2)Không thể xem văn hóa, pháp luật của nước lớn để áp đặt được (không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà trị được Người Việt có niềm tự hào dân tộc nên từ lây đã có thái độ khinh bạc đối với dân tộc "Đội mũ mang đai"
(3)Người Việt biết cân nhắc đúng đắn quan niệm dân tộc rộng rãi với quyền lợi đất nước cho nên lúc thì họ hòa hoãn chịu nhượng bộ người Hán, lúc thì quay mũi dáo chông lại
họ, vì vậy mới bị coi là tráo trở
Đến đời nhà Trần, nhà sử học Lê Tắc, đã nêu ra những đặc điểm của người Việt trong cuốn An Nam Chí Lược như sau: Đàn ông lo làm ruộng, đi buôn; đàn bà nuôi tằm, dệt vải Cách nói phô trương hiền hòa, ít lòng ham muốn
Người ở khác xứ trôi nổi đến nước họ, họ hay hỏi thăm, ấy là tình thương của họ Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu (Từ Thanh Hóa trở ra) thì rộng rãi, có mưu trí; người Châu Hoan, Châu diễn (Nghệ Anh - Hà Tĩnh) thì tuấn tú, ham học, dư nữa thì khờ dại, thật thà Vì trời nóng, dân tắm ở sông nên họ chèo đò lội nước rất giỏi; ngày thường không đội
mũ, đứng thì vòng hai tay, ngồi thì xếp bằng hai chân
Yết kiến bậc tôn trưởng thì quỳ xuống lạy ba lạy Tiếp khách thì đãi trầu cau Tính ưa
ăn dưa, mắm và những vật dưới biển Họ hay uống rượu quá độ nên gầy yếu
Trang 22Cách đây vào khoảng nửa thế kỷ, nhà sử học Trần Trọng Kim đã nêu ra trong cuốn Việt Nam sử lược một số đặc điểm của người Việt Nam về màu da, diện mạo, y phục v.v
Về tính tình con người Việt Nam, cụ viết:
"Về đàng trí tuệ và tính tình thì người Việt Nam có cả tính tốt và cả tính xấu Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức; lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm năm đạo thường cho sự ăn ở Tuy vậy vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác nhạc chế Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng là khi
đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trông bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê
cờ bạc Hay tin ma quỷ, sùng lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tín tôn giáo nào cả Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn Đàn bà thì hay làm lụng và đảm đang, khéo chân, khéo tay, làm được đủ mọi việc mà lại lấy việc gia đạo làm trọng, hết lòng chiều chồng, nuôi con, thường giữ được các đức tính rất quý là tiết, nghĩa, cần kiệm Người Việt Nam từ Bắc chí Nam, đều theo một phong tục, nói một thứ tiếng, cùng giữ một kỷ niệm, thật là một cái tính đồng nhất của một dân tộc từ đầu nước đến cuối nước."
Trải qua bao nhiêu thế hệ thăng trầm của lịch sử và sự xâm nhập văn hóa ngoại lai từ nhiều nguồn khác nhau, nếu những đặc tính nêu trên còn tồn tại một phần nào trong xã hội chúng ta hiện tại, khiến cho con người Việt Nam ngày nay, dù ở đâu, cũng có những cá tính riêng biệt với các các dân tộc khác thì quả đã có một cái gì tạo nên khuôn mẫu ấy Cái khuôn mẫu gồm những cá tính tốt và xấu ấy phải chăng là kết quả của nhưng tương quan xã hội và chính từ những thành tố của văn
Trang 23hóa dân tộc? [Dương Thiệu Tống Giáo dục và sự phát triển Bài đăng trên internet VASC
ngày 22.10.2001]
Trong công trình Giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam (1980); GS Trần Văn Giàu
đã trình bày kỹ lưỡng 7 giá trị tinh thần truyền thống : 1) Yêu nước; 2) Cần cù; 3) Anh hùng; 4) Sáng tạo; 5) Lạc quan; 6) Thương người; 7) Vì tình nghĩa Trong đó, chủ nghĩa yêu nước được tác giả xem là giá trị hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc
Tại một Hội thảo khoa học tổ chức năm 1983, GS Trương Chính nói đến 5 giá trị: 1) Tinh thần yêu nước; 2) Tinh thần dân tộc; 3) Cần cù và thông minh; 4) Trọng đạo lý, tình người; 5) Lạc quan yêu đời
Cũng tại Hội thảo này, Lê Anh Trà nêu lên 4 giá trị: 1) Yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm; 2) Lao động cần cù xây dựng đất nước; 3) Lòng nhân ái và ý thức về lẽ phải; 4) Lối sống giản dị, không ưa thái quá
Trước nữa thì trong số những tính chất tinh thần của người Việt Nam mà học giả Đào Duy Anh (6) kể ra, có thể thấy những phẩm chất dương tính như sau: 1) Trí nhớ (tác giả gọi là
"sức kí ức") tốt, thiên về nghệ thuật và trực giác"; 2) Ham học, thích văn chương; 3) Thiết thực ("ít mộng tưởng"); 4) Cần cù (tác giả gọi là "sức làm việc khó nhọc") ở mức độ "ít dân tộc bì kịp"; 5) "Giỏi chịu khổ và hay nhẫn nhục"; 6) "Chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hi sinh vì đại nghĩa"; 7) Khả năng "bắt chước, thích ứng và dung hoa rất tài"
Claude Falazzoli trong cuốn Việt Nam giữa hai huyền thoại (Le Vietnam entre deux mythes, 1981) thì nói đến: 1) Ý thức "giữ phẩm giá, không chịu để mất nó trong bất kỳ thử thách nào"; 2) "Nết cần cù có thể lấp biển"; 3) "Một sự lịch thiệp,
Trang 24tế nhị khiến cho không khí ở đây không thô lỗ và nặng nề như ở những nước dân chủ nhân dân khác"; 4) "Một sự tinh tế cố tình chẻ sợi tóc làm tư"; 5) "Tính dè dặt, kéo dài sự cân nhắc, đoán xét, quyết định"; 6) "Tính thực dụng khả năng thích ứng một cách khéo léo và sáng suốt với mọi tình huống"; 7) "Đặc biệt lãng mạn và đa cảm"
Còn có thể tiếp tục kể ra những danh sách tương tự của nhiều tác giả khác, song mới chừng ấy cũng đã có thể thấy rằng ý kiến của các học giả khác nhau có khá nhiều điểm thông nhất Có lẽ là chính những chỗ thống nhất đó đã là cơ sở cho việc nêu ra một danh sách mở những đặc trưng bản sắc trong Nghị quyết 5 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (khóa VII) "Về xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" như sau:
1)Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc;
2)Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng (gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc);
3)Lòng nhân ái, khoan dung; trọng nghĩa tình, đạo tình;
4)Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động;
5)Sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống; [9, 292-297]
Những nét đặc trưng văn hóa đó được thể hiện cụ thể bằng lối sống trong gia đình, ngoài xã hội Dưới đây chúng ta xét một số thể hiện của lối sống đó
Xã hội Việt Nam trong thời cận đại có những những mối quan hệ trong gia đình và xã hội như sau:
• Địa vị đàn bà:
Trang 25Trong gia đình, chủ quyền ở trong tay gia trưởng thì đàn bà tất là không có quyền gì
cả Khổng giáo chủ trương nam tôn nữ ty (7) , trọng nam khinh nữ (8) , lại vun đắp thêm quyền
uy của gia trưởng mà đè nén địa vị của đàn bà Theo luân lý tam cương ngũ thường (9) thì đàn
bà nào cũng phải tùy thuộc đàn ông Kinh Lễ có thuyết tam tòng, bắt người đàn bà, khi còn nhỏ thì phải theo cha, khi lấy chồng thì phải theo chồng, khi chồng chết thì phải theo con, suốt đời là kẻ vị thành nhân phải dựa vào một người đàn ông làm chủ chốt chứ không bao giờ được độc lập
Tuy nhiên pháp luật và phong tục đối với đàn bà đã hòa hoãn bởi cái tính cách tàn nhẫn của đạo đức
Pháp luật lại nhận cho người vợ có địa vị tương đương với chồng ở trong gia đình (10),
mà theo tục thường thì việc quản lý gia sản không những là vợ giúp chồng mà lại chính vợ tự đảm đương, cho nên không những người ta gọi người chủ phụ là nội trợ, mà lại thường gọi là nội tướng
Nhất là khi chồng chết thì quyền của người chủ phụ lại rõ rệt lắm Luân lý buộc người đàn bà chết chồng phải ở vậy với con, người nào đi lấy chồng khác là thất tiết
Nếu con trưởng thành của bà là tộc trưởng mà còn nhỏ thì bà có quyền thay thế con
mà tế tự tổ tiên, song khi hành lễ thường có một người đàn ông trong họ (ông chú) giúp đỡ
Địa vị của đàn bà như thế cũng là cao hơn địa vị do luân lý chỉ định nhiều, song nếu người quả phụ bỏ con cái và gia đình chồng mà đi lấy chồng khác thì những quyền kể trên tự nhiên mất hết
Trang 26Người con gái xuất giá là bỏ gia đình mình mà vào gia đình chồng; người quả phụ tái giá là bỏ gia đình chồng cũ mà vào gia đình chồng mới Nhưng ở trong gia đình chồng, người đàn bà vẫn có địa vị tương đương
Cũng có nhiều khi, nếu gia đình không có con trai thì người con gái trưởng thành được giữ của hương hỏa và thờ phụng cha mẹ tổ tiên như con trai trưởng
Theo thực tế, nếu chỉ có con gái thì các con gái vẫn được hưởng di sản và của hương hỏa, duy khi nào không có con hầu thì mới nuôi con nuôi để lập tự (11)
Pháp luật lại trừng phạt những người thất kính với đàn bà Theo luật Gia-long (điều
17 khoản 168) thì người nào dùng lời thô tục dâm đãng làm cho người đàn bà đến xấu hổ mà
tự tử thì phải xử đến hình giảo giam hậu
• Địa vị con cái
Ở trong gia đình con cái là một vật sở hữu của cha, bởi thế cho nên ngày xưa cha không những có quyền bán con, mà có khi đánh chết con cũng không có tội
Cha đối với con cái phải nghiêm, mà con đối với cha phải hết sức hiếu Theo nho giáo thì hiếu là đứng đầu trăm nết Cốt tử của hiếu là "vô vi" và "vô cải", nghĩa là "cha sống thì lấy
lễ mà thờ, chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế" và "cha còn thì phải xem cái chí của cha, cha mất rồi phải xem việc làm của cha, trong ba năm không được đổi đạo của cha"(12)
Theo tục lệ thì cha vẫn có quyền bắt con đi ở thuê, nhưng khi nó đã trưởng thành hay
đã kết hôn thì cha không có quyền quản lý tài sản của các con thứ nữa, duy con trưởng thì phải ở một nhà với cha, cha có bằng lòng mới được ở riêng
Về việc hôn nhân của con cái thì cha mẹ có quyền độc đáo Nếu con cái không bằng lòng người vợ hay chồng của cha mẹ lấy cho mình thì chỉ có một cách
Trang 27đối phó là bỏ nhà mà đi Song người con bất hiếu như thế thì bị gia đình từ bỏ Tuy vậy về thực tế thì ta thấy ít khi cha mẹ đối với con cái phải dùng thủ đoạn quyết liệt như thế, mà chỉ dùng ngón khéo léo để ép uổng cho chúng chịu mà thôi Nhiều con cái vì sợ thất hiếu mà phải vâng mệnh cha mẹ, rồi suốt đời chỉ ngậm đắng nuốt cay về cuộc cưỡng bách hôn nhân
Theo pháp luật cũng như phong tục, con cái không có quyền truy tố cha mẹ Dù đối với con cái cha mẹ có khắc bạc tàn nhẫn thế nào, nó cũng phải chịu, chứ cưỡng lại là bất hiếu, tức là lỗi đạo làm con
Cha mẹ già yếu thì con cái phải phụng dưỡng, nếu không thì pháp luật phạt 80 trượng Đối với con cái thất kính, lăng mạ cha mẹ, pháp luật phạt đến tội giảo, nhưng nếu cha mẹ không truy tố thì pháp luật không can thiệp
Theo luân lý phong tục và tôn giáo, con trai vốn quý hơn con gái, mà gia đình chỉ hy vọng vào con trai, nhất là người con trưởng, để giữ gìn cơ nghiệp mà lưu truyền gia thống Song đối với con gái cha mẹ cũng không đến nỗi ghét bỏ như là ở ít nhiều dân tộc dã man
Về tôn giáo tuy con gái không được chủ trương việc tế tự tổ tiên, nhưng nếu không có con trai, con gái cũng được quyền thừa tự
• Hôn nhân
Mục đích hôn nhân là cốt duy trì gia thống, cho nên việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái Bởi vậy định vợ gả chồng cho con cái là quyền của cha mẹ, chứ con cái chỉ biết phụng mệnh mà thôi Ái tình của con cái, cha mẹ không cần biết đến, chỉ cốt được nơi xứng đáng, được nơi "môn đăng hộ đối thì cha mẹ hai bên trai gái nhờ mối lái điều đình mà đính hôn Bởi vậy có khi con cái còn trẻ dại mà cha mẹ cũng đính ước, thành ra cái tệ tảo hôn Lại
Trang 28nhiều khi con còn trong bụng mà cha mẹ đã ước hôn cho chúng nó, tức là tục chỉ phúc hôn
Nghĩa vụ của người ta đối với gia tộc và tổ tiên là phải truyền giống về sau để vĩnh truyền tông tộc, cho nên luân lý cho người vô hậu là phạm điều bất hiếu rất to(13) Đàn ông ai cũng phải lấy vợ để sinh con, mà những người độc thân chủ nghĩa là đắc tội với tổ tiên và gia tộc Song người con gái nếu vì gia đình mà ở vậy để nuôi cha mẹ già yếu và em út nhỏ dại thì lại là chí hiếu, vì trách nhiệm truyền chủng thừa gia là ở đàn ông, chứ con gái thì xuất giá rồi mới có nghĩa vụ đối với gia tộc Khi ấy người con gái không có quan hệ gì với gia đình của cha mẹ mình nữa, mà thành một phần tử trong gia đình của chồng
Việc hôn nhân không những chỉ có nguyên nhân huyết thống mà còn có nguyên nhân kinh tế nữa Người vợ không những là người phải đẻ con cho gia đình chồng, mà lại còn là người phải làm lụng và coi sóc việc nhà cho cha mẹ chồng Bởi thế nhiều khi con trai còn nhỏ, đương ham chơi hay đương đi học, mà cha mẹ cũng cưới vợ cho nó để có dâu mà sai làm việc
Cái hy vọng lớn nhất của một cặp vợ chồng là sinh được con trai cho nên nếu vợ lấy
đã lâu mà không có con thì chồng có quyền để ra, hay phải lấy vợ lẽ (hầu) Nếu vợ chỉ có con gái thì chồng cũng phải cưới thiếp Nhưng pháp luật buộc rằng phải có vợ chính bằng lòng thì chồng mới được lấy vợ lẽ Theo thói thường khi vợ chính không con hay là lấy chồng lâu mà không có con trai thì tự mình đi hỏi và cưới thiếp cho chồng, chứ không đợi chồng phải đòi
Đàn ông cưới thiếp, nhất là ở các nhà giàu sang, còn có nhiều nguyên nhân khác nguyên nhân truyền giống nữa Những nhà giàu có cần nhiều người làm việc, đàn ông thường lấy nhiều vợ hầu giúp đỡ công việc gia đình để khỏi phải nuôi đầy
Trang 29tớ Thói thường lại lấy nhiều vợ lắm con làm điều vinh dự, cho nên ở các nhà giàu sang đàn ông thường lấy nhiều vợ lẽ để sanh con đàn con lũ mà lấy tiếng với đời Có khi vì vợ chính
đẻ nhiều mà thân thể tiều tụy, hay vị bịnh tật mà không thỏa mãn được tính dục của chồng, hay vì hôn nhân cưỡng bức mà vợ chồng không thương nhau, những nguyên nhân ấy cũng hay khiến đàn ông lấy vợ lẽ
Đối với vợ chính vợ lẽ phải phục tòng nhất thiết Ở nhiều gia đình người vợ lẽ chỉ là đầy tớ không công Con cái của vợ lẽ sinh ra phải xem vợ chính là mẹ đích của mình mà phải
để đại tang, còn chính mẹ mình lại xem là mẹ thứ, không được để đại tang nếu mẹ mình chết trước mẹ đích Lấy thiếp không cần phải làm lễ cưới; vì người thiếp không phải là một phần
tử trọng yếu trong gia tộc cho nên chồng hay vợ chính muốn đuổi đi khi nào cũng được Thực
ra, người thiếp chỉ là người đàn bà mà chồng hay vợ chính xuất tiền mua về để sai làm việc nhà và bắt sinh đẻ, cho nên có thể đem đi tặng, hay là bán lại cho người khác được
• Nhiệm vụ của gia đình
Gia đình là cơ sở của xã hội cho nên nhiệm vụ của gia đình đối với xã hội rất nặng nề Trước pháp luật, người gia trưởng phải chịu trách nhiệm về hết thảy hành vi của người trong nhà Người đàn anh cũng phải giám đốc em út Con em mà làm điều phi pháp thì phụ huynh
vì không cấm chế được chúng cũng bị hành phạt Nếu người gia trưởng phạm tội thì con cái
bị bắt làm nô tỳ Một người phạm tội phản nước phản vua thì cả gia tộc bị liên đái trách nhiệm, tức là hình tộc tru Có khi trách nhiệm khiến liên đến cả họ ngoại và họ vợ, khi ấy là hình tru di tam tộc
Quyền uy và trật tự của gia đình đã được pháp luật ân cần bảo vệ như vậy, lại thêm luân lý và phong tục bồi thực, cho nên địa vị gia đình ở trong xã hội là tối trọng mà cá nhân chỉ là những phần tử vô danh ở trong gia đình thôi Cái kết quả rõ ràng của chế độ ấy là khiến
cá tính của người không thể nào phát triển ở trong phạm
Trang 30vi gia đình được Người ra đã hoàn toàn bị chìm đắm ở trong gia đình, thành ra chỉ biết có gia đình mà không biết đến quốc gia xã hội; tinh thần gia tộc càng đậm đà chừng nào thì tinh thần quốc gia và xã hội càng bạc nhược chừng ấy.[1,113 - 133]
Trên đây là một số quan điểm về tính cách của dân tộc Việt Nam qua các thời đại, được hun đúc, hình thành đo nhiều điều kiện về tự nhiên, lịch sử, xã hội, địa lý, phân bố dân cư, thể hiện qua lối sống, qua những đặc trưng văn hóa làm cho người Việt có những nét nhân cách độc đáo so với các dân tộc khác
Các quan điểm về đạo đức, về lối sống của cha ông chúng ta hiện nay hậu duệ các người còn giữ được mặt nào, đã bỏ đi phần nào, bị ngoại lai ở phần nào Đây là một vấn đề nghiên cứu lớn Trong phạm vi đề tài này, nhóm nghiên chỉ cố gắng làm rõ một số quan điểm dưới đây ở lứa tuổi thanh niên sinh viên thuộc Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh:
-Một số quan điểm chung nhất về cuộc sống
-Một số quan điểm về xã hội và về những mối quan hệ trong xã hội
-Một số quan điểm về gia đình và về những mối quan hệ trong gia đình
-Một số quan điểm về giáo dục
Trang 31CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phần trình bày kết quả nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự như sau:
*Phần kết quả tổng quát theo những phần nghiên cứu của bảng thăm dò
*Kết quả theo từng lĩnh vực của cuộc sông được tổng hợp từ bảng thăm dò
2.1.Phần kết quả tổng quát theo những phần nghiên cứu của bảng thăm dò:
Nghiên cứu này được thực hiện trên 989 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và được theo như sau:
*Sinh viên: -Năm 1: 211 - Năm 2: 633 - Năm: 115
*Giới tính: - Nam: 254 - Nữ: 735
*Địa phương: - Tỉnh: 738 - Thành phố: 206
*Ngành học: - Không ghi: 5 - Khoa học tự nhiên: 247 - Khoa học xã hội: 522
- Ngoại ngữ: 82 - Khác: 106
2.2.Kết quả chung theo từng lĩnh vực của cuộc sống:
2.2.1 Một số quan điểm chung nhất về cuộc sống:
• Để tìm hiểu quan điểm chung nhất về cuộc sông của sinh viên, câu hỏi: "Trong một
số lĩnh vực của cuộc sống như sẽ liệt kê dưới đây, theo anh (chị) thì mỗi lĩnh vực có tầm quan trọng thế nào ?" Kết quả trả lời như sau:
Bảng 1 Kết quả chung theo từng lĩnh vực của cuộc sống
Lĩnh vực Rất quan
trọng
Quan trọng
Ít quan trọng
Không quan trọng Thứ Bậc
Trang 32Qua kết quả của bảng 1 cho thấy sinh viên cho rằng các lĩnh vực quan trọng theo thứ
tự từ cao đến thấp là: gia đình (80,08 %), nghề nghiệp (69,67 %), lý tưởng sống (60,57 %), bạn bè (25,48 %), địa vị xã hội (11,83 %), của cải tiền bạc (9,30 %)
Có thể nói đây là một kết quả khá khích lệ với những người quan tâm đến thanh niên, bởi vì có trên 60 % thanh niên sinh viên lựa chọn những lĩnh vực quan trọng trong cuộc đời
họ phù hợp với một số quan điểm sống từ trước đến nay coi gia đình, nghề nghiệp và lý tưởng sống là quan trọng; còn những thứ như bạn bè, địa vị xã hội và của cải tiền bạc được xếp ở những thứ bậc thấp nhất Cũng có thể thứ bậc này chưa phù hợp với suy nghĩ của một
số người vì họ cho rằng thanh niên cần có "lý tưởng sống" trước tiên rồi mới đến những thứ khác Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng gia đình là nơi giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất
để hình thành ở thanh niên lối sống Hơn nữa, khi con người biết chuẩn bị bản thân đóng góp công sức vào xã hội một cách cụ thể qua nghề nghiệp của mình thì đó là cơ sở để hình thành
lý tưởng sống đúng và vững chải nhất
Có thể chúng ta quan tâm đến tỷ lệ trả lời mức độ "rất quan trọng" về bạn bè của thanh niên sinh viên là thấp Kết quả này phản ánh một thực tế là học sinh ngày nay, nếu
Trang 33muốn học tốt, thì phải dành nhiều thời gian cho học tập, nên những mối quan hệ khác bị bớt
đi Tuy nhiên, trả lời bạn bè ở mức độ "quan trọng" thì tỷ lệ ở mức tỷ lệ là 66,84 %
Tỷ lệ trả lời mức độ "rất quan trọng" về địa vị xã hội cũng thấp, nhưng ở mức độ
"quan trọng" thì tỷ lệ này là 52,88 %
Tương tự, tỷ lệ trả lời mức độ "rất quan trọng" về địa vị xã hội cũng thấp, nhưng ở mức độ "quan trọng" thì tỷ lệ này là 56,83 % Có thể là thanh niên sinh viên được gia đình chu cấp đầy đủ hoặc có thể là thanh niên sinh viên có quan điểm coi "sự thanh bạch" là cao quý giống như cha ông chúng ta ngày xưa
•Để thanh niên sinh viên có thể tự đánh giá mình, câu hỏi:
"Nhìn chung về lối sống của giới trẻ ở thành phố hiện nay, anh (chị) thấy thế nào ?"
và ta có kết quả ở bảng 2
Bảng 2: Kết quả tự đánh giá của thanh niên
Nhìn chung về lối sống của giới trẻ ở thành phố hiện nay, anh (chị) thấy thế nào
Cách trả lời
được Không tốt
Hoàn toàn không tốt
Không trả lời
Qua kết quả của bảng 2 cho thấy sinh viên đánh giá về thanh niên thành phố nói chung ở mức độ rất tốt là (0,20 %), tốt (10,11 %), tạm được (61,58 %), không tốt (22,85 %), hoàn toàn không tốt (2,33 %) Như vậy, kết quả này phản ánh một phần hiện trạng về lối sống của thanh niên thành phố Một bộ phận nhỏ tốt và rất tốt, đại đa số là tạm được, không tốt và hoàn toàn không tốt khoảng 25 % Tiêu chí "tốt" ở đây được đánh giá được đặt trên lối sống mới mà chúng ta đang mong muốn vươn tới Có thể việc đánh giá
Trang 34ở mức "tạm được" đặt ra nhiều công việc cho người có trách nhiệm trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng vì "tạm được" là mức độ có thể tốt hơn và cũng có thể xấu hơn
• Để tìm hiểu suy nghĩ về đất nước, câu hỏi:"Anh (chị) có tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của đất nước không ?" và ta có kết quả của bảng 3
Bảng 3: Kết quả nói lên sự tin tưởng vào tương lai đất nước
Nội dung
Cách trả lời Hoàn toàn tin
tưởng
Lúc tin lúc không
Không tin tưởng Anh (chị) có tin tưởng vào
tương lai tốt đẹp của đất nước
là hợp lý Có thể có ý kiến cho rằng tại sao sinh viên sư phạm lại còn có một số (4,65 %) không tin tưởng vào tương lai đất nước thì làm sao có thể giảng dạy và giáo dục cho thế hệ trẻ được ? Chúng ta tuyển sinh nhầm chăng ? Tuy nhiên, đây là một tỷ lệ nói lên sự tự do trong khi bày tỏ ý kiến của mình là điều cần thiết vì chính qua những ý kiến này, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu và có những phương pháp giáo dục phù hợp hơn
Trên đây là một số ý kiến tổng quát về cuộc sông của thanh niên sinh viên sư phạm Những ý kiến này thể hiện phần lớn (trên 50 %) thanh niên sinh viên có những
Trang 35đáp ứng tính tích cực đối với cuộc sống, có những quan điểm về gia đình một phần vẫn giữ được đặc điểm truyền thống và tin tưởng của mình vào tương lai đất nước
2.2.2 Một số quan điểm về xã hội và về những mối quan hệ trong xã hội:
• Một trong những điều quan trọng trong cuộc sống đối với cá nhân là vấn đề nghề nghiệp Do đó, câu hỏi:"Khi chọn một công việc, anh (chị) cho rằng nên chọn theo tiêu chuẩn
nào sau đây (chỉ chọn tôi đa BA ý) ?" và ta có kết quả bảng 4 dưới đây:
Bảng 4: Kết quả tiêu chí chọn nghề của thanh niên sinh viên sư phạm
Trang 36Qua kết quả của bảng 4, ta nhận thấy việc chọn nghề theo các tiêu chuẩn của sinh viên
sư phạm là : hợp với sở thích ở vị trí thứ nhất (57,74 %), công việc ổn định thứ nhì (57,13
%), có điều kiện phát triển chuyên môn thứ ba (49,54 %), nghề được tôn trọng thứ tư (40,24
%), công việc có ích cho xã hội thứ năm (32,76 %), có điều kiện giao thiệp rộng thứ sáu (24,77 %), tiền lương cao thứ bảy (24,17 %), có đều kiện giao thiệp quốc tế thứ tám (7,99 %), giờ giấc làm việc linh hoạt thứ chín (5,06 %), tương đối nhàn hạ thứ mười (4,45 %), dễ được
đề bạt (1,52 %)
Như vậy, tiêu chuẩn chọn nghề của sinh viên sư phạm pha lẫn giữa các động cơ cá nhân và động cơ xã hội Tuy nhiên, những đặc điểm của động cơ cá nhân không đi ngược lại những đặc điểm nghề nghiệp đòi hỏi và có một số đặc điểm của động cơ cá nhân lại là yếu tố
để trở thành một giáo viên như tiêu chuẩn "có điều kiện phát triển chuyên môn" được xếp ở thứ bậc cao ; còn một số tiêu chuẩn mang tính cá nhân như "tiền lương cao", "tương đối nhàn hạ", "dễ được đề bạt" được xếp ở thứ bậc thấp Nói tóm lại, sinh viên sư phạm có những tiêu chuẩn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm của nghề làm công tác giáo dục yêu cầu vì nghề này đòi hỏi những người có quan điểm coi trọng đời sống tinh thần hơn vật chất
• Sống trong một xã hội, con người có các mối quan hệ với nhau Để tìm hiểu quan điểm chung về mối quan hệ giữa người và người và mối quan hệ kinh tế của sinh viên sư phạm Câu hỏi dưới đây được đặt ra: "Theo anh (chị) giữa việc tăng trưởng
Trang 37nhanh về kinh tế và việc giải quyết vấn đề nghèo khổ nhưng tăng trưởng kinh tế chậm lại, thì anh (chị) sẽ lựa chọn theo hướng ưu tiên nào ? (chỉ chọn MỘT ý) và kết quả được trình bày ở bảng 5
Bảng 5: Bảng kết quả về các mặt ưu tiên cần giải quyết
Có ý kiến cho rằng nếu chọn theo giải pháp dung hòa như trên thì đất nước ta khó phát triển nhanh để đuổi kịp với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới về mặt kinh tế trong một thời gian dài trước mắt Tuy nhiên, ta cũng có thể nhận thấy mặt tích cực của giải pháp này do sinh viên đưa ra vì nó thể hiện một mối quan hệ tốt đẹp giữa sinh viên
sư phạm với phần lớn nhân dân hiện nay Với trình độ học vấn của sinh viên sau khi ra trường họ sẽ có một công việc được hưởng một mức thù lao tương đối để sống một cuộc sống trung lưu cho dù giải pháp nào được chọn, nhưng họ còn suy nghĩ
Trang 38đến người nghèo và chọn giải pháp dung hòa Đây là một quan điểm sống tốt phù hợp với đạo lý Việt Nam
• Trong cuộc sống, con người có những quan điểm về các hiện tượng xã hội và sau đây ta tìm hiểu quan điểm của sinh viên sư phạm về sự nghèo khổ ở nước ta
Để tìm hiểu cách lý giải nguyên nhân của việc nghèo khổ ở nước ta, câu hỏi dưới đây được đưa ra "Hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều người sống trong cảnh nghèo khổ Theo ý anh (chị) thì tại sao người ta nghèo ? (Có thể chọn NHIỀU ý)" và ta có kết quả ở bảng 6
Bảng 6 Kết quả ý kiến nói về nguyên nhân của sự nghèo khổ ở Việt Nam
Trang 398 Lao động không có tay nghề N 658 3
Nguyên nhân của sự nghèo khổ có thể chia ra thành các mảng chính sau: do hoàn cảnh gia đình không được đào tạo về học vấn cũng như tay nghề và không có cơ hội để làm công việc có thu nhập cao, không có vốn, mất người trụ cột ương gia đình ; do cá nhân: ốm đau, bệnh tật, do làm ăn thất bại, lười biếng, không biết tiết kiệm; do xã hội: còn bất công, bị cho vay nặng lãi, kinh tế tăng trưởng nhanh và do số phận
Trang 40Ta có thể thấy rằng nguyên nhân do hoàn cảnh gia đình được nhiều ý kiến nhất trong
đó nguyên nhân học vấn và được đào tạo nghề được coi là cao nhất còn những hệ quả của nguyên nhân này cũng được nói đến Nói cách khác, sinh viên chú trọng đến nguyên nhân nghèo khổ do hoàn cảnh gia đình nhiều nhất Nguyên nhân cá nhân cũng được đề cập đến nhưng ở mức độ thấp hơn (dưới 40 % ý kiến) Nguyên nhân xã hội cũng được đánh giá ở vị trí thấp như sự bất công còn trong xã hội (thứ sáu), kinh tế tăng trưởng nhanh (thứ mười hai) Điểm đặc biệt ở đây là sinh viên sư phạm cho rằng nghèo khổ là do số phận có tỷ lệ thấp nhất trong bảng sắp thứ tự
Như thế, ý kiến sinh viên sư phạm cho rằng hoàn cảnh gia đình là nguyên nhân của sự nghèo khổ Ở đây các ý kiến tập trung vào việc khi gia đình không có điều kiện cho con cái học tập và đào tạo nghề nghiệp thì hệ quả của nó là sự nghèo khổ Có thể nói sinh viên sư phạm ít tin vào số phận khi nói về nghèo khổ
.• Cũng trong khuôn khổ tìm hiểu các quan điểm chung về cuộc sống, câu hỏi dưới đây được đưa ra : "Có một số ý kiến như sẽ nêu dưới đây, anh (chị) đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào ? (đánh dấu X và ô thích hợp ở từng câu hỏi)" và ta có kết quả của bảng 7
Bảng 7 Kết quả các quan điểm về cuộc sống của sinh viên