Trong các thiết chế xã hội của một xã hội nhất định đều có những vai trò cụ thể trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhưng chúng ta có thể khẳng định được rằng: Gia đình là môi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ VÂN CHI
VAI TRÕ CỦA GIA ĐÌNH
TRONG VIỆC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 85
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS PHẠM CÔNG NHẤT
HÀ NỘI - 2010
Trang 2Môc lôc
MỞ ĐẦU 1
Ch-¬ng 1 GIA ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 8
1.1 Gia đình và chức năng giáo dục của gia đình 8
1.1.1 Gia đình và những đặc điểm cơ bản của gia đình 8
1.1.2 Về chức năng giáo dục của gia đình 11
1.2.3 Những nội dung cơ bản trong giáo dục gia đình 12
1.2 Trẻ em và mối quan hệ giữa trẻ em với gia đình và xã hội 22
1.2.1 Trẻ em 20
1.2.2 Mối quan hệ giữa trẻ em với gia đình và xã hội 25
1.3 Vai trò của gia đình trong việc việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta hiện nay 27
1.3.1 Đặc điểm và nội dung của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta hiện nay 27
1.3.2 Vai trò của các thế hệ trong gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 30
1.3.3 Mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 35
1.3.4 Những quan điểm cơ bản của Đảng và nhà nước ta về vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 39
Ch-¬ng 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM Ở TỈNH CAO BẰNG HIỆN NAY 47
2.1 Vài nét về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và mô hình tổ chức đời sống gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay 47
2.1.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 47
2.1.2 Về đặc điểm của mô hình tổ chức đời sống gia đình 56
Trang 32.2 Thực trạng việc phát huy vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay 61
2.2.1 Những thành tựu 61
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 67
2.2.3 Những vấn đề đặt ra 74
2.3 Một số giải pháp cơ bản và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay 75
2.3.1 Một số giải pháp 75
2.3.2 Một số đề xuất, kiến nghị 89
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 98
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là nơi cội nguồn sinh ra và lớn lên của mỗi con người và là nơi trẻ em được chăm lo về thể chất và trí tuệ, đạo đức và nhân cách để hoà nhập với cộng đồng xã hội Trong các thiết chế xã hội của một xã hội nhất định đều có những vai trò cụ thể trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em nhưng chúng ta có thể khẳng định được rằng: Gia đình là môi trường đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ em và ảnh hưởng lâu dài tới mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời
Với tầm nhìn xa trông rộng "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" [24, tr.222], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công săn sóc vun trồng thế hệ mầm non của đất nước Người nói: "Ngày nay các cháu
là nhi đồng, ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới" [22, tr.222] Người đặt niềm tin vào lớp trẻ: "Non sông Việt Nam có trở nên đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu" [21, tr.33]
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển con người được đặc biệt coi trọng, trong đó ưu tiên trẻ
em chiếm vị trí hàng đầu Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước hành động quốc gia về Quyền trẻ
em Ngay sau đó, chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em được thông qua, khẳng định việc giành ưu tiên cho trẻ em các quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, vui chơi giải trí và phát triển văn hoá
Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫn tập trung mọi nỗ lực, huy động nhiều nguồn lực
Trang 5trong đó có sự giúp đỡ của quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng về trẻ em như sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục đặc biệt là các đối tượng thiệt thòi vùng sâu, vùng xa Tuy nhiên hiện nay dưới sự tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hoá nhanh, hội nhập và giao lưu rộng đã ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện các chức năng của gia đình, đặc biệt là các gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa không đủ điều kiện và chưa biết cách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cái của mình trong điều kiện xã hội có nhiều biến chuyển làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền của trẻ em
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn, trình
độ dân trí thấp và chưa đồng đều giữa các dân tộc Do đó công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn nhiều hạn chế, nhất là trẻ em vùng dân tộc thiểu số còn chịu nhiều thiệt thòi trong việc hưởng những quyền lợi trên Điều này đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ và tinh thần của các em
Do đó tôi chọn đề tài: "Vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay", qua đề tài này mong
muốn sẽ góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao nhận thức xã hội để trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng khó khăn được tạo những điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề gia đình cũng như vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
từ lâu đã được các nhà giáo dục, tâm lý học, xã hội học nghiên cứu Tiêu biểu
là một số công trình của Pêtrecnhicôva: "Giáo dục trong gia đình Mác", Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1977; A.Macarencô: "Nói chuyện về giáo dục gia đình:, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1978; I.A Pêtechnhicôva, "Dạy con yêu lao động",
Nxb Phụ nữ, Hà Nội.1980 Các công trình này đã đề cập đến một số khía cạnh
về giáo dục trẻ em trong môi trường gia đình A.Macarencô nhấn mạnh: Giáo
Trang 6dục trẻ em phải được bắt đầu từ thời thơ ấu và từ gia đình Nếu tuổi thơ không được gia đình giáo dục ngay từ đầu thì công việc giáo dục sẽ tốn kém rất nhiều về công sức không chỉ của gia đình mà còn của xã hội; theo I.A Pêtechnhicôva: muốn con cái lớn lên khoẻ mạnh, vui tươi, yêu đời và cống hiến được nhiều cho xã hội thì lúc còn nhỏ phải được giáo dục về lao động (lao động học tập, lao động gia đình và lao động xã hội ) bởi con người được hình thành trước hết phải trải qua quá trình lao động
Tháng 12 năm 1989, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua "Công ước về quyền trẻ em" Nội dung của Công ước quy định từng vấn đề cụ thể
liên quan đến toàn bộ cuộc sống tinh thần và vật chất của trẻ em, trong đó có
đề cập đến trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Ở Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề gia đình và trẻ em, đã có nhiều văn bản về gia đình và vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em Như Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004; Ủy ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Việt Nam "Một số văn kiện của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em" Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 và "Chương trình hành động quốc gia về trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010" Nxb Văn hoá phẩm, Hà Nội, 2002; TS Vũ Như Cương (tuyển chọn), "Hồ Chí Minh về bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Nguyễn Văn Minh (sưu tầm, tuyển chọn), "Việt Nam và các văn kiện quốc tế
về quyền trẻ em" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, "Luật Giáo dục", Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1998 Tất cả các bài viết, các văn bản trên đã tạo điều kiện tốt về mặt pháp lý để trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
Trang 7Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có một số công trình nghiên
cứu về vấn đề này như: "Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình" do GS Lê Thi (chủ biên) Nxb KHXH, Hà Nội, 1994; "Gia đình Việt Nam và chức năng xã hội hoá" của TS Lê Ngọc Vân - Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996; " Vai trò của gia đình trong sự nghiệp hình thành nhân cách con người Việt Nam" của GS
Lê Thi (chủ biên) - Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1997 Những công trình này đã cung cấp cho các bậc cha mẹ những hiểu biết về gia đình trang bị những kiến thức khoa học để nuôi dạy con cái thành những công dân tốt có ích cho xã hội với những nội dung chăm sóc gia đình cơ bản: Đức, trí, thể, mỹ, lao động
Dưới góc độ chuyên ngành, cũng có một số luận văn, luận án nghiên cứu các vấn đề vai trò của gia đình, vai trò của phụ nữ trong việc giáo dục thế
hệ trẻ: Luận văn ThS Phạm Thị Xuân "Gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở nước ta hiện nay" Hà Nội, 2004; Luận án TS của Đặng Thị Linh,
"Vấn đề phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp"
Hà Nội, 1997; Luận án TS Nghiêm Sỹ Liêm "Gia đình Việt Nam vai trò của người phụ nữ hiện nay" Hà Nội, 2003; TS Phạm Công Nhất - PGS.TS Phan Thanh Khôi (đồng chủ biên) “Một số vấn đề về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”, tập III, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2008…
Các công trình đã góp phần làm rõ thêm về mặt lý luận cũng như thực tiễn về vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách của con người Tỉnh Cao Bằng tuy còn nhiều bất cập trong công tác chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em nhưng hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu về vai trò của gia đình trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở tỉnh Cao Bằng một cách có hệ thống và đó là một khoảng trống mà đề tài luận văn này hướng tới nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn
Trang 8Luận văn làm rõ thực trạng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của gia đình ở Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của gia đình trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay
* Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng về những nội dung cơ bản của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình ở tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay;
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị để nhằm nâng cao vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng của luận văn:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vai trò của gia đình trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay
* Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn:
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong phạm vi tỉnh Cao Bằng
- Giới hạn nghiên cứu: Luận văn khảo sát số liệu và phân tích trong giới hạn từ khi bước vào thời kỳ đổi mới đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận của luận văn:
Trang 9Luận văn được thực hiện trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về gia đình, trẻ em và vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
* Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử, so sánh, điều tra xã hội học
6 Cái mới và những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
* Cái mới của luận văn
Về lý luận, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận những
vấn đề triết học có liên quan đến gia đình trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tạo thêm cơ sở để
Đảng bộ và chính quyền tỉnh Cao Bằng đề ra các chính sách phù hợp trong việc phát huy vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em của tỉnh nhà trong thời gian tới; kết quả nghiên cứu của luận văn cũng bổ sung thêm vào hệ thống các tài liệu nhằm phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu đối với các môn học như Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học,v.v
* Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần làm sảng tỏ thêm về mặt lý luận vai trò của gia
đình trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực tiễn ở một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn như Cao Bằng
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cung cấp nguồn tư liệu
để các cấp uỷ chính quyền, các tổ chức xã hội, các gia đình ở Cao Bằng tham khảo, từ đó làm tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Trang 107 Kết cấu chính của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 2 chương, 6 tiết
Chương 1: Gia đình và vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em ở nước ta hiện nay
Chương 2: Thực trạng và những giải pháp nhằm phát huy vai trò của
gia đình trong việc công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay
Trang 11Chương 1 GIA ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1 Gia đình và chức năng giáo dục của gia đình
1.1.1 Gia đình và những đặc điểm cơ bản của gia đình
Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới Đến nay khái niệm về gia đình vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và rõ ràng nhưng nhiều quốc gia đồng thuận một cách hiểu chung nhất:
“Gia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội và là môi trường tự nhiên cho
sự phát triển và hạnh phúc của mỗi thành viên, nhất là trẻ em” (Tuyên bố của
Liên hiệp quốc về tiến bộ xã hội trong phát triển)
Theo C.Mác “…hàng ngày tái tạo ra đời sóng của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nẩy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình [19, tr.41]
Với quan điểm này khái niệm về gia đình được nhìn nhận với ba nội dung:
Một là, gia đình ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của xã hội
loài người, con người cùng với quá trình tái tạo ra chính bản thân mình thì đồng thời cũng tái tạo ra gia đình
Hai là, chức năng chính của gia đình là tái tạo, sinh sôi nảy nở con
người
Ba là, gia đình được tạo bởi hai mối quan hệ chủ yếu: quan hệ hôn
nhân (chồng, vợ) và quan hệ huyết thống (cha mẹ, con cái)
Trang 12Tổ chứa UNESCO của Liên hiệp quốc đã quyết định lấy năm 1994 là năm quốc tế gia đình và thống nhất khẳng định: “Gia đình là một yếu tố tự nhiên cơ bản, một đơn vị kinh tế xã hội Gia đình được coi như một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy”, trên tinh thần đó
UNESCO đã đưa ra định nghĩa: “Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung với các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi về mọi mặt được pháp luật thừa nhận”
Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về gia đình:
Xét từ góc độ xã hội học: Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên
cơ sở các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm) giữa họ, là những quan hệ có tính pháp lý được nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đồng thời có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tiìn dục giữa các thành viên trong gia đình [2, tr.190]
Xét từ góc độ triết học: Gia đình là một nhóm xã hội có quan hệ gắn bó
về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, có chung những giá trị vật chất, tinh thần, ổn định trong các thời điểm lịch sử Gia đình là một đơn vị nhỏ nhất của xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với xã hội và là tấm gương phản chiếu mọi thành tựu,cũng như mâu thuẫn xã hội
Khái quát các nội dung trên, tác giả Lê Thi cho rằng: Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại), gia đình có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống, các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có những điều ràng buộc bởi tính pháp lý, được nhà nước
Trang 13thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong luật hôn nhân và gia đình của nước ta) Đồng thời trong gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép
và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên [30, tr.20-21]
Khái niệm gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam ghi nhận trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 8) xác định: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo luật định
Qua những quan niệm trên về gia đình chúng ta có thể thấy rằng gia đình được thừa nhận ở các quan hệ cơ bản sau:
Một là, gia đình là một thiết chế xã hội được hình thành trước hết trên
cơ sở quan hệ hôn nhân Quan hệ hôn nhân là sự liên kết giữa một nam và một nữ theo quy định của pháp luật, nhằm đề cùng sống với nhau và xây dựng gia đình hạnh phúc Quan hệ hôn nhân (quan hệ vợ chồng) được biểu hiện là một loại quan hệ xã hội mà một nam và một nữ kết hợp với nhau để sinh sản
và cùng nuôi dạy con cái Trong các xã hội có giai cấp, quan hệ hôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có các kiểu hôn nhân đặc trưng và các giai cấp thống trị dùng luật để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân cho phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp mình
Hai là, quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người cùng trực hệ
dòng máu, là sự tiếp tục và là hệ quả tất yếu của quan hệ hôn nhân, nó chỉ phát triển tốt đẹp dựa trên quan hệ tình yêu và hôn nhân chính đáng, hợp pháp
Ba là, quan hệ nuôi dưỡng là loại quan hệ hình thành giữa chủ thể và
đối tượng được nuôi dưỡng, họ gắn bó với nhau vì trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ, được họ hàng ủng hộ và được pháp luật thừa nhận, bảo vệ
Như vậy, dù diễn đạt ở những cách khác nhau nhưng chúng ta có thể cùng thống nhất về cơ bản: Gia đình là một cộng đồng người được xây dựng
Trang 14trên cơ sở các mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống
và quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên được xã hội thừa nhận
1.1.2 Về chức năng giáo dục của gia đình
Gia đình có các chức năng cơ bản như chức năng tái sản xuất ra con người, chức năng kinh tế, chức năng tiêu dùng, chức năng giáo dục và chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình Trong đó chức năng giáo dục có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành những thế hệ công dân mới, có ích cho gia đình và cho
xã hội, là lớp người kế cận người đi trước, là chủ nhân tương lai của đất nước
C.Mác khẳng định: con người là một thực thể trong đó có sự thống nhất giữa hai mặt sinh vật - xã hội Sau khi lọt lòng mẹ, nếu đứa trẻ không được sống trong môi trường xã hội, nếu không được hưởng những chế độ giáo dục của gia đình và của xã hội đứa trẻ không trở thành một con người đúng nghĩa Những thành tựu khoa học đã chứng minh quan điểm này là đúng đắn Bởi vậy có thể khẳng định rằng, quá trình chuyển biến đứa trẻ thành một con người thực sự được diễn ra trong môi trường xã hội, trong đó đặc biệt là sự chăm sóc và giáo dục của gia đình
Thực tiễn cuộc sống ngày nay đã chỉ ra rằng: chăm sóc và giáo dục trong gia đình có vai trò đặc biệt to lớn, vì nuôi dưỡng, giáo dục gia đình mang tính cá biệt và đậm nét giáo dục thông qua tình cảm và là môi trường đầu tiên cho con người lớn lên Giáo dục trong nhà trường và xã hội không phân biệt giới tính, trí tuệ sức khoẻ, đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh sống của mỗi cá nhân
Chức năng giáo dục của gia đình thể hiện ở một số nội dung cơ bản như: giáo dục tri thức, giáo dục về kỹ năng lao động, giáo dục về đạo đức lối sống, giáo dục về thể chất thẩm mỹ, giáo dục về giao tiếp ứng xử… diễn ra trong mọi giai đoạn của con người (từ trong bào thai, giai đoạn tuổi thơ,
Trang 15trưởng thành) và được thực hiện qua tất cả các hoạt động tổ chức đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa chức năng giáo dục của gia đình thực sự góp phần lớn vào việc đào tạo thế hệ trẻ xây dựng con người mới nói chung trong việc duy trì và phát triển đạo đức, văn hoá dân tộc Giáo dục gia đình là
bộ phận của giáo dục xã hội, giáo dục trong gia đình mới đòi hỏi sự cố gắng cao và những hiểu biết về khoa học, tâm lý… của cha mẹ và của mọi thành viên khác, kết hợp chặt chẽ môi trường giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội)
để tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là một yêu cầu quan trọng
1.1.3 Những nội dung cơ bản trong giáo dục gia đình
Ngay từ khi đứa trẻ còn ở giai đoạn sơ sinh chưa nhận biết được nhiều
về thế giới bên ngoài, các thành viên trong gia đình đã chú ý đến giáo dục cho trẻ để khích thích các giác quan của trẻ Vì sự phát triển của các giác quan chính là sự phát triển ban đầu của nhận thức, của trí tuệ thô sơ nhất khi con người mới lọt lòng Việc phát huy các chức năng của các giác quan được các thành viên trong gia đình quan tâm thực hiện như cho trẻ nghe nhạc và những lời hát ru êm ái để phát triển thính giác, treo đồ chơi nhiều mầu sắc để phát triển thị giác, cho trẻ cầm nắm các đồ vật để phát triển xúc giác, thường xuyên nói chuyện với trẻ để bồi dưỡng mầm mống tiếng nói cho trẻ và thúc đẩy giao lưu tình cảm…
Trang 16Khi đứa trẻ lớn hơn, tư duy của trẻ lúc này đã tốt hơn nhất là tư duy bằng hình tượng Trẻ đã biết suy luận đơn giản, có khả năng khái quát, tổng hợp các hoạt động, các thành viên trong gia đình thường chú ý cho các trẻ hoạt động nhiều hơn thông qua các trò chơi đơn giản để vừa phát triển thể chất vừa phát triển trí tuệ Đặc biệt các thành viên trong gia đình chú ý giáo dục về sự khác biệt giới tính cho trẻ em, trả lời cho trẻ những câu hỏi tò mò
về sự khác biệt giới tính và định hướng cho trẻ giải quyết nhiều tình huống
mà các em thường gặp phải trong cuộc sống
Khi trẻ bước vào giai đoạn đến trường, lúc này trẻ cần được chuẩn bị tốt mọi mặt để sẵn sàng bước vào môi trường mới Sự giáo dục của gia đình
và xã hội sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về cả nhân cách lẫn trí tuệ Ở giai đoạn này, tâm lý trẻ có những biểu hiện đặc thù và rất nhạy cảm nên nhiều bậc cha mẹ đã gặp phải không ít khó khăn trong quá trình giáo dục con cái Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này trong giáo dục ở gia đình là các thành viên trong gia đình phải nắm bắt và tìm hiểu tâm lý của con, thường xuyên trò chuyện để đồng cảm và cùng con giải quyết những vấn đề đặt ra theo hướng tốt nhất
Việc kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp
và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào
sự nghiệp giáo dục và đào tạo
1.1.3.2 Giáo dục thái độ, kỹ năng lao động
Lao động là tiêu chí số một để đánh giá đạo đức và tài năng con người
ở trong bất cứ xã hội nào Nếu không có lao động của cá nhân thì sớm hay muộn con người cũng tự đánh rơi mất giá trị vốn có và hạ thấp nhân phẩm của mình xuống trình độ con vật Bản chất tốt đẹp của lao động và của con người lao động trước hết là để tự nuôi sống bản thân mình, không phải là một loài
ký sinh sống bám gia đình và xã hội
Trang 17Giáo dục thái độ, kỹ năng, thói quen lao động đối với con người là vô cùng quan trọng phải bắt đầu từ tuổi thơ Thái độ lao động, kỹ năng, thói quen
và tình yêu lao động là những yếu tố nhân cách gốc mà gia đình cần đặc biệt quan tâm Những thái độ, kỹ năng, thói quen lao động cần thiết phải giáo dục cho trẻ trong gia đình là:
- Thái độ tôn trọng mọi loại lao động chân tay cũng như trí óc đều tạo
ra sản phẩm vật chất và tinh thần cần thiết cho đời sống con người trong xã hội
- Tôn trọng, quý mến đối với mọi người lao động vì bất cứ là nghề gì cũng cần thiết cho đời sống xã hội Kính phục, khiêm tốn, kiên trì học tập, noi gương những người lao động giỏi, sáng tạo, chăm chỉ, chuyên cần, vượt khó bằng ý chí tự lực cánh sinh
- Có thái độ lao động tự giác theo nghĩa vụ, trách nhiệm của mình và tương tự các thành viên khác vì cuộc sống chung của gia đình
- Căn cứ vào sự trưởng thành theo lứa tuổi mà các bậc cha mẹ giáo dục con trẻ kỹ năng, thói quen lao động tự phục vụ từ đơn giản đến phức tạp như
- Ở lứa tuổi thanh thiếu nhi, lao động chủ yếu của các em là lao động học tập, vì các em sống hoàn toàn vào sự chu cấp của bố mẹ Do đó, việc giáo
Trang 18dục giúp các em hoàn thành được lao động trí óc, phát triển trí tuệ thì gia đình cũng có vai trò rất lớn Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng có thể giảng dạy được cho trẻ những kiến thứ văn hoá về tự nhiện và xã hội theo chương trình các cấp học Nhưng các bậc cha mẹ cũng có thể giúp cho trẻ tổ chức, thực hiện được các yêu cầu của nhà trường, chẳng hạn: ưu tiên bố trí góc học tập của trẻ vào nơi yên tĩnh, có đủ ánh sáng, tạo không khí thoải mái cho các em trong thời gian lao động trí óc Động viên nhắc nhở trẻ thực hiện học tập đúng giờ, làm bài đầy đủ ở nhà cũng như khi đến lớp Kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình, động viên khích lệ kịp thời những cố gắng, những tiến bộ rõ rệt của các em đồng thời có biện pháp ngăn chặn kịp thời những biểu hiện sai lệch Xác định ý nghĩa quan trọng của lao động học tập không những là lao động chính đối với các em hiện tại mà còn rất cần thiết đối với tương lai, đối với cả cuộc đời, giúp trẻ ý thức tự nỗ lực vươn lên để đạt được kết quả giáo dục tốt
1.1.3.3 Giáo dục hành vi đạo đức
Đạo đức là những chuẩn mực giá trị mang tính xã hội để mọi người căn
cứ vào đó tự nguyện, tự giác điều chỉnh của mình sao cho lợi ích của mình phù hợp với lợi ích của cộng đồng và của người khác
Đối với các thành viên trong gia đình như ông bà, cha mẹ là những người lớn tuổi nhất trong gia đình, đã lao động vất vả và góp phần tạo dựng nên sự nghiệp và nuôi dạy con cháu Vì vậy, cần giáo dục lòng kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ Ông bà, cha mẹ khi tuổi già sức yếu đi lại khó khăn thậm chí mang bệnh tật cần giáo dục cho trẻ biết thường xuyên giúp
đỡ mọi mặt trong cuộc sống một cách vui vẻ Kính trọng ông bà, cha mẹ thì con cháu phải thể hiện trong cách cư xử: nói năng lễ phép, không cáu gắt hay
tỏ thái độ khinh mạn khi ông bà nhầm lẫn, sai sót hoặc có ý ngăn cản những suy nghĩ, hành động chưa rõ ràng, minh bạch của mình; dù trong trường hợp nào, kể cả lúc cha mẹ kết luận sai, áp đặt những điều không phù hợp cũng
Trang 19phải bình tĩnh để phân tích đầy đủ có tình, có lý, không được cãi lại bằng những lời lẽ khiếm nhã…
Giáo dục cho trẻ sự thông cảm sâu sắc với điều kiện và hoàn cảnh đời sống của gia đình bằng cách công khai thu nhập, chi tiêu chính đáng của cha
mẹ để trẻ biết sống không đua ăn, đua mặc, không suy bì, tỵ nạnh với những gia đình khác có điều kiện kinh tế, địa vị xã hội hơn gia đình mình nhằm tạo nên một không khí hoà thuận, ấm cúng, đồng cam cộng khổ, đưa đời sống ngày càng phát đạt hơn
Đạo đức trong gia đình còn thể hiện trong quan hệ giữa anh em, chị em ruột thịt (hoặc anh chị em nuôi) Anh, chị, em dù trai hay gái đều bình đẳng
về nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm trong việc xây dựng tổ ấm gia đình Các bậc cha mẹ trước hết phải xử sự công bằng mọi nghĩa vụ, trách nhiệm giữa con trai cũng như con gái và giáo dục ý thức trách nhiệm đùm bọc, tương trợ lẫn nhau
Giáo dục cho trẻ ý thức tôn trọng và bảo vệ quan hệ tôn ty trật tự trong gia đình thể hiện ra trong phong cách ứng xử xưng hô, ở vị trí làm anh, làm chị thì phải tỏ ra rộng rãi, nhường nhịn, bao dung theo đạo lý truyền thống, làm em thì phải tỏ lòng quý mến, tôn trọng anh chị, nghe theo anh chị những điều phải để giữ đạo lý truyền thống gia đình Trong bất kỳ trường hợp nào anh chị em cũng không nên nói xấu, dè bỉu lẫn nhau mà cần thẳng thắn đấu tranh góp ý cho nhau cùng tốt hơn
Chú bác, cô dì là những người cùng huyết thống đã một thời sinh ra và lớn lên dưới cùng một mái nhà với cha mẹ, cùng đồng cam cộng khổ từ tuổi
ấu thơ Vì vậy, phải giáo dục cho trẻ luôn luôn có thái độ tôn kính, yêu thương, đồng cảm, khi nói năng, cư xử phải lễ độ, từ tốn Trong trường hợp chú bác, cô dì gặp khó khăn phải chia sẻ, giúp đỡ theo khả năng của mình, không nên thờ ơ, lãnh đạm hoặc tỏ thái độ khinh thường
Trang 20Ngoài mối quan hệ gia đình, gia tộc con người còn quan hệ với bạn bè, cộng đồng, dân tộc gọi chung là các quan hệ xã hội Cần giáo dục những nội dung:
- Lòng nhân ái: Giáo dục lòng nhân ái chính là giáo dục lòng yêu
thương con người, yêu thương đồng loại Sự sai biệt giữa loài người và loài vật chính là khả năng thấu cảm và đồng cảm tinh tế đặc biệt đó Trong học thuyết của Nho giáo, Khổng Tử coi đức “nhân” là đức đứng đầu đạo lý của con người trong trời đất Ông cha ta cũng từng răn dạy “Thương người như thể thương thân” và được cụ thể hoá bằng những hành vi đạo đức trong đời sống hằng ngày như: chia sẻ, giúp đỡ tuỳ tâm mình những cảnh đời rủi ro, hoạn nạn Bất kỳ sống trong xã hội nào, con người cũng phải có lòng nhân ái, yêu thương, đồng cảm với người khác Chính vì vậy gia đình phải có trách nhiệm giáo dục phẩm chất đạo đức đó cho con cái ngay từ tuổi ấu thơ thể hiện trong hành vi biết tôn trọng mọi người, không tham lam, độc ác, lừa gạt, dối trá với những người xung quanh để trở thành công dân lương thiện
- Tính khiêm tốn: khiêm tốn là một phẩm chất vô cùng quan trọng trong
nhân cách, nội dung của khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mực trong công việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người Gia đình phải giáo dục cho trẻ luôn luôn tỏ
ra khiêm tốn, không chủ quan, ngạo mạn tự cho mình là hay, là biết hơn người khác Tính khiêm tốn thường được biểu hiện bằng những ngôn ngữ hành vi lễ phép trong giao tiếp đối với mọi người Chẳng hạn gặp người cao tuổi, thầy cô giáo thì lễ phép chào hỏi, nhường bước, bày tỏ sự tôn trọng Với bất kỳ ai cũng không nên nói năng thô tục, có hành vi gây gổ
Tính khiêm tốn không những giúp cho con người ta học tập được những điều hay ở nhiều người khác mà còn làm cho người ta có phong cách
cư xử, chu đáo, cẩn thận, cung kính, không hấp tập, vội vàng, không tranh ăn,
Trang 21tranh nói, khoe khoang, phô trương năng lực của mình Chính vì vậy mà họ được nhiều người tin tưởng, mến phục
- Tính chân thực: Quy luật tất yếu để tồn tại và phát triển của mỗi
người trong xã hội là phải giao tiếp ứng xử với người xung quanh Quan hệ giao tiếp, ứng xử đó có đạt được ý muốn, có thuyết phục được mọi người xung quanh hay không, điều đó phụ thuộc vào đức tính chân thực của mỗi cá nhân Chân thực, trung thành, trung trực đều có nghĩa tương tự là đối lập với dối tra, manh trá, giả dối… mà các bậc cha mẹ cần phải quan tâm giáo dục cho trẻ từ tuổi nhỏ
Con người có đức tính chân thực cũng chính là con người luôn luôn tôn trọng nhân cách, phẩm giá của mình, không để những người xung quanh coi thường, khinh bỉ, đồng thời cũng là người giữ được chữ tín, lấy chữ tín làm gốc rể cho các mối quan hệ Chân thực là một nét nhân cách đẹp của con người Nhưng đây là một nét nhân cách phức tạp, đa dạng được biểu hiện bằng những vấn đề cơ bản như: có lỗi thì dũng cảm nhận lỗi, không trốn tránh hoặc đổ lỗi cho người khác Tôn trọng sự thật, không thay đen, đổi trắng dù trong hoàn cảnh bất lợi cho mình Lời nói phải thống nhất với việc làm, thực hiện đúng lời hứa, không mưu mô, thực dụng, lừa lọc chiếm đoạt của cải vật chất của người khác…
1.1.3.4 Giáo dục thể chất và thẩm mỹ
Sự phát triển của cơ thể ngay từ thủa ấu thơ cho đến lúc trưởng thành,
cả giai đoạn trung niên cho đến khi già Nhưng sự phát triển thể chất ở lứa tuổi thanh thiếu niên có một ý nghĩa rất đặc biệt Đó là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhất của tất cả các cơ quan, bộ phận và chức năng sinh lý của cơ thế Nó có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các giai đoạn sau của cuộc đời Giáo dục thể chất cho trẻ ở trong gia đình, trước hết các bậc cha mẹ phải quan tâm đến sự ăn uống bởi chính sự ăn uống là con đường cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ và cũng chính con đường này dễ gây ra bệnh tật ở tuổi thanh
Trang 22thiếu niên Vì vậy, phải giáo dục cho trẻ ý thức ăn uống sạch sẽ, tắm giặt thường xuyên, động viên khuyến khích trẻ vận động và tham gia các môn thể thao phù hợp với sở thích và nhu cầu của cá nhân Việc giáo dục thể chất cho trẻ còn gắn liền với việc tổ chức vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, tham quan du lịch… theo điều kiện hoàn cảnh từng gia đình
- Xã hội văn minh tiến bộ thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp, sáng tạo cái đẹp càng được chú trọng Con người càng yêu cái đẹp bao nhiêu lại càng từ
bỏ, căm ghét cái xấu xa bẩn thỉu bấy nhiêu Nhờ vậy mà con người trở thành thanh cao, có văn hoá Con người tiếp thu cái đẹp đầu tiên chính là ở gia đình Vai trò của các bậc cha mẹ đặc biệt quan trọng đối với việc giáo dục thẩm
mỹ Những ấn tượng đầu tiên về cái đẹp của mầu sắc, của âm thanh trong tiếng ru của mẹ, những cảm xúc của sự âu yếm, vuốt ve nồng ấm tình thương, tình người đã được gia đình truyền đạt từ những năm tháng tuổi thơ Có thể nói những mầm mống của cái đẹp được tiếp nhận ở trong gia đình là nền tảng
để xây dựng cái đẹp của cả cuộc đời Thế giới tự nhiên, cuộc sống xã hội, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật của con người như thơ ca, hội hoạ, điện ảnh… chứa đựng biết bao vẻ đẹp thâm thuý, sâu sắc của nó Vì vậy, không phải các bậc cha mẹ nào cũng có khả năng, trình độ để phân tích, giảng giải trang bị cho trẻ những kiến thức, trình độ thẩm mỹ chuyên sâu trong tất cả các loại hình đó Nhưng giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện cho trẻ những cảm xúc, những tình cảm thẩm mỹ về cái đẹp trong giao tiếp, quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, với xã hội và ngay chính với bản thân con người thì cha mẹ hoàn toàn có thể thực hiện được
Trong gia đình, ngay từ thủa ấu thơ, các bậc cha mẹ đã phải dạy cho trẻ
“học ăn, học nói, học gói, học mở” về mọi vấn đề sao cho phù hợp với những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội Cái đẹp thường gắn bó với cái “chân”, cái
“thiện” thể hiện một nhân cách tốt đẹp Nếu thiếu hụt sự giáo dục “thẩm mỹ” trong gia đình thì con người tuy có bản chất tốt nhưng khi giao tiếp ứng xử
Trang 23với người khác có thể trở thành cẩu thả, thiếu tế nhị, thậm chí thô lỗ khiến cho người khác khó chịu Vì vậy, giáo dục thẩm mỹ trong gia đình, trước hết phải quan tâm giáo dục những hành vi trong nếp sống
Trên đây là những nội dung cơ bản về giáo dục gia đình Tuỳ vào trường hợp và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình mà các bậc cha
mẹ lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp giúp các em phát triển hoàn thiện tài năng, phẩm chất của mình
1.2 Trẻ em và mối quan hệ giữa trẻ em với gia đình và xã hội
1.2.1 Trẻ em
Trẻ em là một thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm xã hội thuộc về độ tuổi trong giai đoạn đầu đời của sự phát triển con người Đó là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể chất, trí tuệ, dễ bị tổn thương và cần được gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt về mọi mặt bao gồm
cả sự bảo vệ về mặt pháp lý
Khái niệm trẻ em đã được đề cập trong tuyên bố Giơnevơ (1924); tuyên
bố của Liện hợp Quốc về Quyền trẻ em (1959); Công ước quốc tề về các quyền dân sự và chính trị (1966); Tuyên ngôn về quyền con người (1968); công ước của Liên hiệp Quốc về Quyền trẻ em (1990)…
Theo điều I của Công ước quốc tế về quyền trẻ em ghi rõ: “Trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em
đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” Đối với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta (2004) xác định trẻ em là “Công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” đây là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống còn nhiều hạn chế, thiếu những điều kiện để tự lập và khả năng kiềm chế chưa cao nên dễ bị kích động lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu mạo hiểm Quy định này ở Việt Nam tập trung vào những đối tượng thuộc nhóm tuổi nhỏ và là căn cứ chính để xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong giai đoạn tới
Trang 24* Đặc điểm trẻ em:
- Tâm lý của trẻ em: Tâm lý (của con người) là toàn bộ sự phản ánh của
hiện thực khách quan vào ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí, v.v biểu hiện trong hoạt động và cử chỉ của mỗi người Tâm lý người bao giờ cũng là cái “riêng” của từng người, nhưng cái riêng ấy là bộ phận của của cái chung của loài người, dân tộc, địa phương, gia đình mà ra Bằng giáo dục, vui chơi, lao động, giao tiếp, gia đình hay xã hội truyền đạt các tri thức
ấy từ thế hệ này qua thế hệ khác Mỗi người lĩnh hội vốn liếng đó, biến thành vốn sống kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tình cảm, ý chí… của riêng mình Đó chính là tâm lý của bản thân mỗi người, cuộc sống phức tạp, đa dạng, sinh động chừng nào thì tâm lý con người phức tạp, đa dạng, sinh động chừng đó
Trẻ em bắt đầu bằng các quan hệ với cha mẹ, sau dần giao tiếp với các thành viên khác trong gia đình: bạn bè, làng xóm, thầy cô…Trẻ em tiếp thu nếp sống, tập tục, thói quen hàng ngày của gia đình, làng xóm, địa phương biến thành vốn sống, kỹ năng, kỹ xảo, ý chí, tình cảm, động cơ thái độ của riêng mình Trẻ em do chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, non nớt về mặt tâm sinh lý mà chính các em không tự mình giải quyết được những thiếu hụt đó Do vậy, đòi hỏi người lớn phải có sự quan tâm đúng mức để tạo ra định hướng tích cực cho sự phát triển nhân cách ở trẻ em, từ đó bảo vệ, chăm sóc và hỗ trợ trẻ
Khi còn nhỏ mối quan hệ xã hội của trẻ chủ yếu là gia đình, hoạt động giao tiếp cảm xúc trực tiếp đấu tiên của trẻ là người mẹ Sự non nớt về thể chất lẫn tinh thần của trẻ đỏi hỏi cần có sự đáp ứng về vật chất và sự chăm sóc đặc biệt của cha mẹ và những người thân Khi trẻ lớn lên, các em mở rộng mối quan hệ xã hội ra bên ngoài như bạn bè, hàng xóm, thầy cô,…trong giai đoạn này trẻ rất háo hức và sẵn sàng học hỏi nhiều điều mới lạ xung quanh Các em thường xây dựng cho mình những thần tượng hoặc hình mẫu để phấn
Trang 25đấu theo Các em có tình cảm vô tư trong sáng , tin yêu ở cha mẹ và người lớn Đến giai đoạn trẻ phát triển sang nhóm lớn, tâm lý trẻ xuất hiện nhiều xu hướng trái ngược nhau: khi hăng hái, lúc chán nản, bi quan, có thể dẫn tới trầm tư… những thay đổi này có nguyên nhân từ những biến đổi về chất trong sinh lý do sự phát triển cơ thể nhanh và sự chín muồi về giới tính đã nhanh chóng tạo ra những thay đổi tương đối đột ngột, điều này gây ra nỗi sợ hãi lo lắng của các em
Cuộc sống con người dù có được tổ chức đến trình độ nào cũng mang đậm màu sắc tình cảm Con người cần được chia sẻ khi vui, buồn, yêu ghét,
có cảm xúc mãnh liệt hay chán nản và đặc điểm này càng nổi bất đối với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng Do đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi nên trẻ dễ bị xúc động, kích động, hành vi không ổn định, rất dễ hành động theo cảm tính mà bản thân không kịp nhận biết hành động đúng, sai, lợi, hại ra sao Bởi vậy, đòi hỏi cha mẹ phải có kiến thức hiểu biết về tâm sinh lý của trẻ em để định hướng cho trẻ một cách tế nhị, không áp đặt một cách chủ quan Bố mẹ và những người thân lúc này không chỉ đóng vai trò là người có kinh nghiệm đi trước mà còn là người bạn để có thể chia sẻ những khúc mắc tâm lý mà trẻ gặp phải Người lớn cần tôn trọng những ước muốn của trẻ để định hướng đúng đắn cho trẻ đồng thời cũng cần chỉ ra cho trẻ biết những giới hạn của các hành vi nhằm bảo đảm sự an toàn cho chúng Sự bao dung của cha mẹ ở giai đoạn này là vô cùng cần thiết sẽ giúp cho trẻ độc lập suy nghĩ, có quan hệ tốt, lành mạnh với các bạn khác giới
Căn cứ vào những thay đổi trong cấu trúc tâm lí của trẻ và cả sự trưởng thành cơ thể của trẻ em, người ta chia ra một số thời kỳ chủ yếu trong sự phát triển:
Giai đoạn trước tuổi học gồm:
- Tuổi sơ sinh: thời kì 2 tháng đầu
- Tuổi hài nhi: từ 2 - 12 tháng
Trang 26- Tuổi nhà trẻ: từ 1 - 3 năm
- Tuổi mẫu giáo: từ 3 - 6 năm Giai đoạn tuổi học sinh gồm:
- Học sinh tiểu học: từ 6 tuổi - 11 tuổi
- Học sinh trung học cở sở: từ 11 tuổi - 15 tuổi
- Học sinh trung học phổ thông: từ 15 tuổi - 18 tuổi Mỗi thời kì có một vị trí, vai trò nhất định trong quá trình chuyển từ đứa trẻ mới sinh sang một nhân cách trưởng thành Một thời kì phát triển có nét tâm lý đặc trưng của mình, mà đứa trẻ phải trải qua Sự chuyển từ thời kì này sang thời kì khác bao giờ cũng gắng với sự xuất hiện những cấu tạo tâm
lý mới về chất
- Sự phát triển của trẻ em “Được hiểu là một quá trình biến đổi tổng thể, cải biến toàn vẹn tổng thể sức mạnh thể chất, tinh thần và xã hội, cũng như các năng lực của trẻ em cơ tính đến các lứa tuổi” [27, tr.46 ] Sự phát triển về thể chất biểu hiện sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp,
sự hoàn thiện về các giác quan, sự phối hợp các vận động, sự phát triển về mặt xã hội biểu hiện ở những biến đổi trong cách cư xử với những người xung quanh, trong việc tích cực tham gia vào đời sống xã hội Với ý nghĩa như vậy, nói đến sự phát triển của trẻ em cũng là nói đến sự phát triển toàn diện, hài hoà nhân cách của trẻ em Sự phát triển nhân cách của trẻ diễn ra theo thời gian, mang tính quy luật, tính chu kỳ nhất định trong sự luân phiên các hình thái phản ánh cá hoạt động chủ đạo Nhân cách của trẻ em chỉ có thể hình thành và phát triển trong hoạt động và giao lưu Hoạt động cơ bản của trẻ
em là vui chơi và học tập, thông qua đó trẻ em lĩnh hội được những giá trị văn hóa của loài người để biến thành những thuộc tính, nhân cách của bản thân, nắm được các tri thức, kỹ năng, hình thành thái độ và phát triển được những năng lực cần thiết để tham gia các loại lao động xã hội, đặc biệt là lao động sản xuất
Trang 27- Sự tham gia của trẻ em: Trẻ em được tham gia ý kiến, bày tỏ suy
nghĩ, nguyện vọng của mình đói với người lớn trong những việc liên quan đến các em Những ý kiến của các em cần được người lớn coi trọng, xem xét trong khi đi đến quyết định để đảm bảo lợi ích tốt đẹp nhất cho trẻ em Mặt khác, đó còn là sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề của cuộc sống, ngay từ tuổi nhỏ với mục đích chuẩn bị cho trẻ em trở thành những công dân có trách
nhiệm, năng động và sáng tạo mà Bác Hồ đã căn dặn: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình” Sự tham gia của trẻ em được coi là nhóm quyền cơ
bản của trẻ em trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước ta (Điều 8) cũng như Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Điều 12, 13, 14, 15, 16) Để thực hiện quyền tham gia của trẻ em, các thành viên trong gia đình, nhà trường, xã hội cần tạo điều kiện và khuyến khích trẻ em được biết về những vấn đề có liên quan đến các em, khuyến khích và giúp đỡ các em có suy nghĩ độc lập của mình đồng thời biết lắng nghe ý kiến của các em
1.2.2 Mối quan hệ giữa trẻ em với gia đình và xã hội
Đối với mỗi gia đình, trẻ em là thành viên nhỏ tuổi nhất là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt nhất Chính vì vậy khi nói đến trẻ em là nguồn vui, nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình Mỗi người làm cha làm mẹ, con cái là niềm hạnh phúc, niềm hy vọng lớn lao là tương lai của gia đình nếu chúng khôn lớn, khoẻ mạnh, trưởng thành, giúp ích được cho đời, hiếu thảo với ông
bà, cha mẹ, sống hoà thuận Ngược lại sẽ trở thành nỗi bất hạnh lớn nếu như con cái bị tật nguyền, và nhất là chúng hư đốn, bất hiếu, phản phúc, hại dân, hại nước Nói như vậy để thấy rằng việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trước tiên là trách nhiệm và bổn phận của cha mẹ, của mỗi gia đình Trong các tài sản của các gia đình thì con cái là tài sản quý báu nhất Trong các tình cảm của mỗi bậc làm cha, làm mẹ thì đây là tình cảm gần gũi và sâu sắc nhất; trong trách nhiệm của gia đình, bố mẹ thì đây là trách nhiệm trực tiếp nhất;
Trang 28trong các hy vọng của cha mẹ thì đây là hy vọng cao nhất Vì vậy, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải bắt đầu từ cái nôi của gia đình
Đối với xã hội, trẻ em là lớp công dân đặc biệt vì các em còn nhỏ tuổi,
là nguồn nhân lực tương lai Các em còn ngây thơ, trong trắng chưa hoàn thiện về thể chất và tinh thần, dễ bị tổn thương, còn phụ thuộc và chưa đủ điều kiện cũng như kỹ năng để tự chăm sóc và bảo vệ mình Vì vậy, các em cần sự yêu thương quý trọng để được sống khoẻ mạnh, được vui chơi, học tập
và phát triển trong cuộc sống Tương lai của trẻ cần được hình thành trong sự chăm sóc, giúp đỡ, bảo vệ của người lớn một cách đặc biệt, điều này phù hợp với đặc điểm yêu cầu của lứa tuổi, phù hợp với lý tưởng xã hội với vai trò tương lai mà các em sẽ đảm nhận
Trẻ em là những lực lượng lao động tương lai, người làm chủ xã hội về mọi mặt Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của những
người chủ tương lai của đất nước Bác đã khẳng định: “Thiếu niên, nhi đồng
là chủ tương lai của đất nước… chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm
vụ của toàn Đảng, toàn dân… vì tương lai con em chúng ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt” [ 23, tr.74]
Trẻ em được cả thế giới quan tâm, khẩu hiệu “Trẻ em nay thế giới ngày mai” đã và đang trở thành phương châm hành động của nhiều quốc gia trên thế giới Quyền và hạnh phúc của trẻ em đã được Liên hiệp quốc quan tâm từ khi tổ chức này thành lập Một trong những hành động đầu tiên của Liên Hiệp Quốc là thành lập Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) vào ngày 11/12/1946, ngày nay nó trở thành trụ cột chính của sự viện trợ quốc tế cho trẻ em Trong Tuyên ngôn về quyền con người, Liên hiệp quốc tuyên bố rằng:
“Trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt” Tư tưởng này đã được
nêu ra rất sâu sắc trong bản Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ năm 1942 về quyền trẻ
em Tuyên ngôn năm 1959 sửa đổi lần hai khẳng định quyền trẻ em - mối
Trang 29quan tâm của toàn nhân loại và loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em những cái tốt đẹp nhất
Trong thời gian chuẩn bị cho năm quốc tế trẻ em năm 1979, Uỷ ban Liên hiệp quốc về nhân quyền đã soạn thảo một Công ước về quyền trẻ em Sau 10 năm sửa đổi và tu chỉnh với sự đóng góp tích cực, hiệu quả của các nước và các tổ chức quốc tế, được các cơ quan Liên hiệp quốc như uỷ ban về quyền con người và Hội đồng kinh tế - xã hội chuẩn y, Công ước đã được Đại hội đồng Liên hiệp quốc chính thức thông qua ngày 20-11-1989 Công ước có hiệu lực và trở thành luật quốc tế từ ngày 02-9-1990 Tính đến nay đã có 195 quốc gia thành viên gia nhập hoặc phê chuẩn công ước, nhiều hơn bất kỳ hiệp ước nào khác về nhân quyền trong lịch sử Công ước không chỉ là những hiệp ước mới nhất mà được chấp nhận rộng rãi nhất về nhân quyền quy định những quyền mà trẻ em trên thế giới được hưởng Đó là các quyền được sống, được phát triển, quyền được bảo vệ và quyền được tham gia Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn công ước này (ngày 20-02-1990) và trở thành quốc gia thành viên của công ước về quyền trẻ em
1.3 Vai trò của gia đình trong việc việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta hiện nay
1.3.1 Đặc điểm và nội dung của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em ở nước ta hiện nay
Gia đình có trách nhiệm đầu tiên đối với việc nuôi dưỡng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Để cho trẻ em phát triển đầy đủ, hài hoà tính cách cho mình, trẻ em cần được lớn lên trong một gia đình ổn định, hoà thuận, no ấm, tiến bộ và hạnh phúc, được nuôi dưỡng và phát triển trong một môi trường gia đình an toàn, lành mạnh
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình mang tính đa dạng, nhiều chiều qua các quan hệ: cá nhân với cá nhân (cha mẹ với con cái, ông bà với các cháu, anh chị với em), cá nhân với tập thể gia đình có sự liên kết với
Trang 30nhau thông qua lối sống, nếp sống văn hoá, truyền thống của gia đình, dòng
họ tác động đến cá nhân Do đó gia đình cũng đem lại tính đa dạng trong kiến thức, cung cấp cho trẻ cách cư xử, kinh nghiệm học tập, lao động và hiểu biết
xã hội… tính đa dạng về phương pháp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ được biểu hiện ở lời nói, tình cảm yêu thương vô bờ không chỉ bằng lý thuyết mà bằng việc làm cụ thể để trẻ dễ hiểu và làm theo
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) cũng đặt ra yêu cầu:
“ Thúc đẩy phong trào toàn xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ và đạo đức;…Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của
xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, giáo dục và nuôi dưỡng nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [15, tr.103-104]
Nội dung bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em: sức khoẻ luôn là vốn quý nhất của mỗi con người, mỗi gia đình, của toàn xã hội và được đánh giá là một nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước; việc chăm sóc sức khoẻ là nhiệm vụ của mỗi người dân của mỗi gia đình, của các cấp các ngành và của toàn thể xã hội
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái cả về thế chất tinh thần và xã hội chứ không đơn thuần là một trạng thái
không có bệnh hay không bị chấn thương (WHO: Tuyên ngôn Anma-Ata,
1978) Như vậy, nói đến sức khoẻ là nhấn mạnh sự phối hợp hài hoà của cả ba yêu tố: thể chất, tinh thần và xã hội, đồng thời tác động qua lại giữa chúng với nhau hợp thành sức khoẻ của con người Sức khoẻ xấu hay tốt phụ thuộc lớn vào gia đình, đặc biệt là người mẹ lúc mang thai Vì vậy người mẹ phải được
Trang 31chăm sóc tốt về thể chất và tinh thần trong giai đoạn này để thai nhi có thể phát triển khoẻ mạnh; ngoài ăn uống, nghỉ ngơi các bà mẹ phải thực hiện các quy định khám sức khoẻ, tiêm chủng theo kế hoạch của y tế cơ sở Khi đứa trẻ
ra đời và lớn lên, gia đình cần quan tâm đến ăn uống đầy đủ vệ sinh và đủ chất dinh dưỡng đồng thời rèn luyện thân thể phù hợp
Giáo dục học tập vui chơi giải trí: Giáo dục trẻ em ở gia đình tuy
không có chương trình kế hoạch được soạn thảo thành văn bản như ở nhà trường, nhưng vẫn có những nội dung phong phú Đó là giáo dục những giá trị truyền thống, kinh nghiệm, lao động, cách cư xử, nghề truyền thống, tri thức kỹ năng do gia đình cung cấp cho trẻ gắn liền với kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống Trước hết là giáo dục tính cần cù, sáng tạo, chịu thương, chịu khó, đoàn kết đạo đức truyền thống của dân tộc Đó là những mảng giá trị truyền thống của người Việt Nam
Giáo dục tinh thần ham học hỏi, nâng cao tri thức cho con cái trong xã hội hiện đại Trí tuệ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, vì vậy cần đầu tư vật chất và tinh thần khơi dậy khả năng học tập sáng tạo của trẻ em
Vui chơi giải trí là một nhu cầu văn hoá không thể thiếu của trẻ em
“học mà chơi, chơi mà học” Các hoạt động vui chơi giải trí rèn luyện các em những phẩm chất cơ bản của trí tuệ, đạo đức, thể chất; trẻ em được vui chơi giải trí sẽ phát triển tư duy, phân biệt đúng sai, tôn trọng kỷ luật Hoạt động vui chơi giải trí có những nội dung hết sức phong phú, phải tổ chức một cách khoa học làm sao khơi dậy tính sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát triển tốt nhất cả
về thẩ chất lẫn tinh thần
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em về tính mạng, nhân phẩm và danh dự: Trẻ em
phải được bảo vệ và chăm sóc ngay từ khi mới sinh ra và được hưởng mọi quyền lợi như: Quyền không được phân biệt đối xử, không bị lạm dụng, ngược đãi và bị áp bức bóc lột dưới mọi hình thức bảo vệ, chăm sóc trẻ về
Trang 32tính mạng nhân phẩm, danh dự đã được ghi trong các văn bản pháp luật quốc
tế và quốc gia mang tính pháp lý chặt chẽ mà mọi người phải thực hiện:
Thứ nhất, tôn trọng nhân cách và phẩm giá của trẻ, tôn trọng quyền
được làm người của trẻ, không đánh đập, mắng nhiếc xỉ vả, đặc biệt không được dùng những ngôn ngữ thiếu văn hoá để làm nhục trẻ
Thứ hai, không được mang trẻ em ra nước ngoài bất hợp pháp; chống
bắt cóc, buôn bán trẻ em vì bất kỳ mục đích gì hay dưới hình thức nào Trẻ phải được bảo vệ, chống mọi hình thức xâm hại đối với sức khoẻ, hoặc ảnh hưởng đến việc học hành, sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần đạo đức của trẻ em Cấm xúi giục hay ép buộc trẻ tham gia bất kỳ hành vi tình dục, sử dụng các hình thức bóc lột trẻ em trong mại dâm, trong các cuộc biểu diễn có tính chất khiêu dâm, sử dụng buôn bán các chất ma tuý
Thứ ba, bảo vệ trẻ em về nhân phẩm, tính mạng phải tuân thủ theo
những quy định của pháp luật Việt Nam cũng như luật pháp Quốc tế Cá nhân, cộng đồng, gia đình và các tổ chức xã hội phải tuân thủ theo pháp luật
đã quy định
1.3.2 Vai trò của các thế hệ trong gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
1.3.2.1 Vai trò của cha mẹ
Vai trò của cha mẹ là đảm bảo gia đình luôn ấm no, bình đẳng, hạnh phúc; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mang tính cá biệt cụ thể cho từng trẻ Cha mẹ là người sinh thành vì thế biết được tính cách của từng đứa con của mình, hiểu được những điểm mạnh cần phát huy của con và những hạn chế cần uốn nắn kịp thời; giữa con trai và con gái, trẻ nhỏ và trẻ lớn cần có những biện pháp giáo dục khác nhau Khoa học đã chứng minh ở giai đoạn đầu đứa tiếp thu ngôn ngữ, văn hoá, kinh nghiệm xã hội không phải bằng lý trí và tư duy khái niệm mà đơn giản chỉ bằng những cử chỉ bắt chước thông
Trang 33qua âm thanh, tình cảm của người xung quanh mà đầu tiên và quan trọng nhất
là cha mẹ
Trẻ em là một sinh thể còn non nớt, lúc còn nhỏ phụ thuộc hoàn toàn vào sự bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của cha mẹ Do quan hệ huyết thống và quá trình sinh sống gần gũi một cách tự nhiên với cha mẹ vì thế cha mẹ là người hiểu hơn ai hết đứa con mà mình sinh ra Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của người cha người mẹ có những thiên hướng riêng đối với đứa trẻ mà không ai có thể thay thế được cho ai
Người mẹ chính là cô giáo đầu tiên của trẻ, bằng những dòng sữa ngọt lành của chính cuộc sống người mẹ, bằng lời ru, bằng cử chỉ âu yếm, ân cần chăm sóc nhân hậu, đức tính kiên nhẫn, chịu đựng cần cù, chịu thương, chịu khó… đã gây dựng cho trẻ tình cảm yêu thương con người, cảnh vật, tình yêu quê hương đất nước, lao động tốt Tất cả những điều đó sẽ đặt nền móng cho
sự hình thành nhân cách của trẻ sau này
Ở Việt Nam, bằng những lời hát ru mang đậm bản sắc văn hoá riêng của dân tộc, người mẹ đã truyền cho con tất cả tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc đặc biệt, bởi vì hát ru là một loại hoạt động có giá trị lớn lao đối với trẻ em Trải qua năm tháng trẻ em cảm nhận được nét đẹp của văn hoá gia đình, dân tộc đồng thời tình cảm tốt đẹp này được nảy sinh hình thành những năng khiếu thẩm mỹ, hướng trẻ đến cái thiện, tạo cho trẻ lòng nhân ái Đó là phẩm chất cơ bản của đạo đức con người, hình thức dạy con bằng những tiếng hát ru là hình thức đầu tiên mang lại hiệu quả tuyệt vời cả mặt tâm lý cũng như sinh lý
Gia đình Việt Nam, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo nhưng vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình vẫn được khẳng định Điều đó trước hết khẳng định bản lĩnh tự chủ của dân tộc ta trong việc tiếp thu nền văn hoá ngoại nhập, hơn nữa điều kiện của một nước với nền kinh tế nông nghiệp, đòi hỏi phải có sự phân công lao động giữa vợ và chồng
Trang 34vì thế vai trò của người phụ nữ trong gia đình ngày càng được khẳng định Văn hoá Việt Nam là văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước mà đặc trưng của
nó trong ứng xử xã hội là ưa trọng tình thương dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn và trọng phụ nữ Mặt khác, đất nước ta luôn có chiến tranh, các thế
hệ con trai, những người cha ra trận, để lại đằng sau một hậu phương lớn với gánh nặng đè lên đôi vai của người phụ nữ, người mẹ trong gia đình
Tuy nhiên, để giúp trẻ em phát triển hài hoà cần có sự dẫn dắt chỉ bảo của người cha Cùng với người mẹ, người cha sẽ giúp cho con mình hình thành nhân cách và những giá trị tinh thần của gia đình, của dòng họ và của thân tộc Quá trình ấy diễn ra từ khi đứa trẻ mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành và cả đến khi lập gia đình Nếu như trong giai đoạn tuổi thơ, nhân cách của trẻ được hình thành chủ yếu chịu sự tác động tình cảm của người mẹ thì ở giai đoạn sau cùng với sự tác động tình cảm của người mẹ, người cha mang lại cho trẻ những thức tỉnh mới của nhân cách là lý trí, cách tư duy, tính quyết đoán… Tuy nhiên ở giai đoạn này nhân cách của trẻ em hình thành ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cha và mẹ Người con ngoan hay không ngoan thường diễn ra ở trong giai đoạn này Khi người con đã đến tuổi trưởng thành bản thân đã thu lượm được những kinh nghiệm xã hội nhất định Bản sắc cá nhân của con người đã phát triển, có ý thức tự chủ thì việc áp đặt ý muốn của cha hay mẹ trong học tập hay hôn nhân
sẽ dẫn đến những phản ứng gây nên những rạn nứt tình cảm trong quan hệ gia đình Con cái đã có công ăn việc làm, có gia đình riêng thì vai trò giáo dục của cha mẹ giảm vì chúng đã độc lập biết suy nghĩ và chịu trách nhiệm trước
xã hội Khi đó cha mẹ chỉ đóng vai trò là những người cố vấn bằng những kinh nghiệm trong cuộc sống, sự từng trải của cha mẹ sẽ chỉ ra cho con những khiếm khuyết để con vượt khó đi đến thành công
Trang 35Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục nhân cách cho con ở tuổi thanh thiếu niên là hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết Trách nhiệm và công lao của cha mẹ trong nuôi dạy con nên người là vô cùng vô tận:
“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Trang 361.3.2.2 Vai trò của ông bà với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cháu
Ở Việt Nam bên cạnh những gia đình hạt nhân đang có xu hướng phát triển, những gia đình truyền thống (gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống) cũng còn chiếm tỉ lệ cao Cho dù gia đình hạt nhân hay gia đình truyền thống thì vai trò của ông bà cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em, đúng với đạo lý
Việt Nam “trẻ cậy cha, già cậy con”, với suy nghĩ của người phương Đông sống để đức cho con cháu Hình ảnh của ông bà đối với các cháu rất gần gũi
thấm đượm tình cảm, ông bà thường chỉ bảo những điều hay, khuyên bảo các cháu dạy dỗ các cháu sống đúng lẽ phải, kính trên nhường dưới, lễ phép với mọi người, hòa nhã với bạn bè, khi có khuyết điểm ông bà ân cần chỉ bảo để các cháu nhìn ra đúng, sai mà sửa chữa, khắc phục
Hiện nay nhiều cặp vợ chồng trẻ có tâm lý không muốn sống chung cùng người già, mặt khác do có dịch vụ nhà trẻ, mẫu giáo, người giúp việc trong gia đình đã làm cho vai trò của ông bà không còn trực tiếp như trước đây Tuy nhiên vấn đề này còn thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chúng ta thấy rằng ông bà có vai trò qua trọng trong gia đình, nó phù hợp với đạo lý của con người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”
1.3.2.3 Vai trò của anh, chị, em đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục các em
Anh chị là những thành viên của gia đình, với truyền thống của gia đình Việt Nam anh, chị, em trong gia đình có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Vai trò đó thể hiện đến đâu còn phụ thuộc vào
nề nếp gia phong của gia đình và bản thân, sự gương mẫu của anh, chị Trong gia đình truyền thống con trai trưởng thay cha quyết định mọi việc trong và ngoài gia đình theo nguyên tắc “quyền huynh thế phụ” Khi đã được trao quyền, con trai trưởng đảm đương trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục các em, lo cho các em trưởng thành, dựng vợ gả chồng Nếu loại bỏ yếu tố gia
Trang 37trưởng trọng nam khinh nữ dẫn tới sự bất bình đẳng trong anh em ruột thịt, thì tinh thần đoàn kết, yêu thương, sự nhường nhịn, đùm bọc và có trách nhiệm đối với nhau giữa anh, chị, em trong gia đình Việt Nam là những giá trị cao đẹp
Hiện nay, quan hệ giữa anh chị em trong gia đình “là giọt máu sẻ đôi” vẫn được tôn trọng và giữ gìn; anh chị cũng có vai trò trong việc nuôi dạy các
em khôn lớn thành người Tuy nhiên dưới sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, vai trò ảnh hưởng của anh chị đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có phần lỏng lẻo nhất là ở các vùng đô thị, điều này ảnh hưởng không tốt đến quan hệ giữa anh chị đối với các em
1.3.2.4 Vai trò của dòng họ đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em
Trong những năm gần đây, việc tìm về cội nguồn của người Việt Nam
là một tinh thần thiêng liêng, một sinh hoạt tâm linh không thể thiếu của người cao tuổi trong nước cũng như nước ngoài Với hàng triệu người Việt Nam sống xa Tổ quốc thì đó còn là niềm khát vọng cháy bỏng, còn là niềm day dứt khôn nguôi khi nhìn quanh mình toàn là xứ người, không có cây đa bến nước sân đình Tìm về với cội nguồn trước hết là tìm về với những người trong dòng họ cùng huyết thống máu mủ ruột thịt con chú con bác, chi trên chi dưới, cùng họ, cùng xóm, cùng làng
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Chim có tổ, người có tông” Nhớ về ông
bà cụ kỵ, tổ tiên là một đạo lý là từ ngàn xưa của người Việt Nam, là lẽ tự nhiên, là lương tri, là tình cảm là sức mạnh của mỗi người chúng ta Lẽ sống của người Việt Nam từ khi lớn lên tới khi nhắm mắt xuôi tay là mang một trách nhiệm đối với những người xung quanh, với gia đình, họ hàng Tục ngữ
có câu: “Anh em như chân với tay”; “tay đứt ruột xót”; “chị ngã em nâng”
đã nói lên tính tập thể, vì gia đình họ hàng của người Việt Nam
Trang 38Phát huy truyền thống gia đình và dòng họ đối với mỗi người Việt Nam trong lịch sử và hiện nay luôn là nhu cầu tinh thần chính đáng, vừa là biểu hiện của đạo lý uống nước nhớ nguồn, vừa có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ nối tiếp làm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp Nhìn lại lịch sử dân tộc, chúng ta đều thấy rất rõ nhiều anh hùng dân tộc, nhiều danh nhân lịch sử văn hoá của đất nước đều được nuôi dưỡng từ những gia đình, dòng họ có truyền thống lâu đời như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du,
Hồ Chí Minh…
Chúng ta nhận thấy vai trò dòng họ cũng rất quan trọng nó phát huy truyền thống tốt đẹp và đoàn kết tương trợ tạo nên sức mạnh, ý thức trách nhiệm trước cộng đồng và lòng yêu nước nồng nàn, cho nên dù ở chân trời góc bể nào cũng hướng về gia đình, dòng họ và đất nước Khơi dậy và nhân lên những điều tốt đẹp đáp ứng những nhu cầu tình cảm, tinh thần của mỗi người, phát huy truyền thống của dòng họ Việt Nam nhất định sẽ góp phần làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa và tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn
1.3.3 Mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên hình thành nhân cách của mình, nuôi dưỡng và giáo dục con cái trưởng thành đó là trách nhiệm của những bậc làm cha, làm mẹ Để bảo đảm, chăm sóc và giáo dục trẻ em trước hết là gia đình phải thực hiện những việc như sau đây:
Thứ nhất, cha mẹ và những thành viên trong gia đình phải nhận thức
được vai trò quan trọng của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Trong những năm đầu tiên trẻ rất nhạy cảm, dễ tiếp thu những gì chúng nghe thấy, dễ đón nhận những lời chỉ bảo mà chúng chưa đủ lý trí phán đoán
có lợi hay có hại cho tương lai Tất cả những điều đó dần dần ăn sâu vào tiềm
Trang 39thức, góp phần tạo nên cá tính tốt hay xấu tuỳ theo tính chất những điều người lớn dạy bảo Nếu cha mẹ không chú ý đến vấn đề này thì đứa trẻ sẽ bị hư, gây ảnh hưởng không tốt cho gia đình và cho xã hội Thực tiễn cuộc đấu tranh phòng chống phạm tội ở người chưa thành niên cho thấy, người chưa thành niên phạm tội thường rơi vào hoàn cảnh cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục con, phó mặc cho nhà trường, xã hội; giữa cha mẹ hoặc giữa các thành viên trong gia đình còn có mâu thuẫn về việc đối xử với con em, cha
mẹ đánh đập chửi mắng con, đối xử thiên lệch với con cái; cha mẹ không thông cảm với những nhu cầu chính đáng của con về vui chơi, giải trí, bố mẹ
và các thành viên khác trong gia đình có lối sống không lành mạnh, sai trái vi phạm pháp luật, đạo đức hoặc quan hệ vợ chồng không tốt đẹp, đáng chê trách
Để trẻ em trưởng thành sống có ích cho xã hội không tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật phải phấn đấu xây dựng gia đình lành mạnh theo các tiêu chí sau:
+ Có được một gia đình đầy đủ cả cha mẹ, trong đó mọi thành viên yêu thương kính trọng nhau
+ Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình phải là tấm gương sống cho con, cháu noi theo về đạo đức, học tập lao động và cuộc sống
+ Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình phải hiểu và nắm được những đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ em, để từ đó có phương pháp nuôi dưỡng giáo dục cho phù hợp
+ Có bầu không khí tâm lý đạo đức phong cách sinh hoạt lối sống lành mạnh Nếu gia đình đáp ứng được các tiêu chí trên thì trẻ em sẽ ít có hành vi sai lệch chuẩn mực của xã hội, mà nếu có thì sẽ được uốn nắn ngay
Thứ hai, cha mẹ và những thành viên khác trong gia đình phải có ý
thức phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục trẻ em
Trang 40Nhiệm vụ của giáo dục gia đình là hình thành và phát triển cho trẻ em toàn diện về các mặt tư tưởng, chính trị, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, lao động để trở thành những công dân tốt sống có ích cho xã hội Khi trẻ đến tuổi đi học thì ngoài việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục trẻ ở gia đình cha mẹ
và những thành viên khác trong gia đình phải có ý thức phối hợp với nhà trường trong việc quản lý và giáo dục trẻ em Gia đình cần tạo điều kiện học tập (góc học tập, chỗ ngồi chỗ để sách vở, thời gian học bài, đọc sách, vui chơi giải trí…) quan tâm thường xuyên đến việc học tập của các em, giúp các
em rèn luyện học tập, sinh hoạt, ứng xử, khuyến khích các em tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường Cha mẹ phải thường xuyên duy trì mối quan hệ với các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm để nắm vững được tâm tư nguyện vọng của các em và kịp thời giúp đỡ các em vượt qua khó khăn trong học tập sinh hoạt
Những thông tin trao đổi hai chiều thường xuyên giữa gia đình và nhà trường, nhà trường và gia đình sẽ giúp cho cả hai có những thông tin cần thiết
về học sinh, từ đó có các biện pháp tác động cho phù hợp nhất là đối với học sinh, từ đó có các biện pháp tác động cho phù hợp nhất là đối với học sinh cá biệt tránh trường hợp phó mặc con cái cho nhà trường Khi các em có những biểu hiện bất bình thường cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường để giúp
đỡ các em tiến bộ
Thứ ba, cha mẹ và các thành viên trong gia đình phải ý thức phối hợp
với xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Ngoài thời gian học ở trường, ở lớp ra, phần lớn trẻ em sinh hoạt ở gia đình, địa bàn dân cư, vì vậy cha mẹ các thành viên trong gia đình phải có ý thức phối hợp với xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại địa bàn dân cư là một quá trình
tổ chức, khai thác mọi tiềm năng của xã hội, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
để trẻ em có điều kiện phát triển tiềm năng (tâm lực, trí tuệ, thể lực và nhân