Từ các giải pháp kể trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, cần có các cuộc điều tra, đánh giá tổng thể về gia đình và vai
trò của gia đình trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay. Các cuộc điều tra nhằm mục đích bảo tồn và duy trì những phương pháp và cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần bảo tồn những phong tục tập quán tốt đẹp trong các vùng dân tộc thiểu số và phát triển những mô hình sinh hoạt gia đình tiến bộ.
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề gia đình,
đặc biệt là vai trò của gia đình trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay. Trước mắt cần chú ý tăng cường vai trò hoạt động của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh, như: Ủy ban bảo vệ bà mẹ và chăm sóc trẻ em, các tổ xã hội đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, và các tổ chức phường xã nhằm giáo dục cho các gia đình đặc biệt là những gia đình trẻ những kỹ năng sống cần thiết và biết cách chăm sóc những mầm non của gia đình và xã hội.
Thứ ba, qua nghiên cứu cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống chính
sách đối với gia đình trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phù hợp với điều kiện của tỉnh nhà, trong đó cần đặc biệt chú ý tới một số chính sách, như:
- Chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, chính sách xóa đói giảm nghèo, thực hiện theo hướng giúp trang bị kiến thức cho các gia đình để thực hiện tốt chức năng kinh tế tạo cơ hội cho các gia đình có thu nhập chính đáng.
- Chính sách hỗ trợ trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Chính sách nâng cao trình độ văn hoá gia đình. Bởi ngoài yếu tố kinh tế, văn hoá gia đình là yếu tô có tính quyết định đảm bảo cho gia đình hạnh phúc. Cần có chính sách giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hoá mang giá trị truyền thống phù hợp với yêu cầu của thời đại.
- Chính sách đối với cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em cần quan tâm đến vấn đề cán bộ các dân tộc thiểu số, trang bị đồng bộ các trang thiết bị cần thiết cho công tác vì trên thực tế sự thiếu thốn và lạc hậu của các trang thiết bị đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các hoạt động tuyên truyền, xây dựng các nội dung tuyên truyền phù hợp với bản sắc văn hoá của từng dân tộc, vùng dân cư, đặc biệt cán bộ tuyên truyền cần biết sử dụng ngôn ngữ của các vùng dân tộc trong các buổi tuyên truyền.
KẾT LUẬN
Gia đình là hệ thống bảo trợ tốt nhất, đảm bảo sự an toàn cho trẻ em phát triển. Cha mẹ là người đỡ đầu, là người đầu tiên và chịu trách nhiệm trước hết về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Dù cho các hình thức gia đình có thay đổi theo sự phát triển của xã hội thì vị trí, vai trò quan trọng gia đình cũng không bao giờ thay đổi.
Gia đình có vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em dựa trên nền tảng huyết thống, tình yêu thương và trách nhiệm. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trong gia đình bao gồm các nội dung toàn diện: chăm sóc sức khoẻ, học tập, vui chơi, giải trí, bảo vệ nhân phẩm giá trị. Phương pháp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải có sự kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống với những bản sắc độc đáo, tốt đẹp với việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá giáo dục của nhân loại .
Trong những năm qua, cùng với sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của Đảng và nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và sự nỗ lực hoạt động của tỉnh Cao Bằng nên bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, do chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong đó có những thói quen của phong tục tập quán nên công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Cao Bằng còn nhiều hạn chế. Đứng trước hiện trạng này cần phải tập trung vào thực hiện các giải pháp đồng bộ qua đó các gia đình nâng cao nhận thức của mình trong chăm sóc trẻ em. Kinh tế đất nước phát triển, đời sống đa số hộ gia đình được nâng cao là điều kiện thuận lợi nhất để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được tốt hơn. Các em được hưởng thụ thành quả đó, các bậc cha mẹ có cơ hội đầu tư cho con cái học tập, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, tiếp cận các phương tiện thông tin sẽ
giúp các em phát triển và trưởng thành sớm, vững vàng bước vào giai đoạn tiếp sau của cuộc đời, trở thành nguồn nhân lực bền vững cho tương lai.
Trên cơ sở làm rõ thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu mang tính cấp thiết nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời gian tới: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình, xây dựng gia đình no ấm bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ, ít con, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, tăng cường mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội, đổi mới tổ chức, quản lý công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nâng cao trình độ hiểu biết, cải tiến nội dung phương pháp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình. Thực hiện các giải pháp này đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước, toàn dân, mọi ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội đặc biệt là trách nhiệm của gia đình, nhằm xây dựng lớp trẻ hôm nay trở thành những công dân Việt Nam khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần, trong sáng về đạo đức và tầm cao mới về trí tuệ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Anh (2006), “Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay”,
Tạp chí Gia đình & trẻ em, kỳ I, tháng 4, tr.12-17.
2. Chung Á - Nguyễn Đình Tuấn (1996), Nghiên cứu xã hội học, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Mai Huy Bích (2003), Xã hội gia đình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
NộiĐỗ Thị Bình (và các tác giả, 2002), Gia đình Việt Nam và người phụ
nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
4. Dương Văn Bóng, (2003), Đổi mới việc thực hiện chức năng giaó dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong gia đình nông dân Việt Nam hiện nay,
Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
5. Công an tỉnh Cao Bằng (2008), Báo cáo kết quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các tội xâm hại trẻ em và trẻ em làm trái pháp luật.
6. Công an tỉnh Cao Bằng (2009), Báo cáo kết quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các tội xâm hại trẻ em và trẻ em làm trái pháp luật.
7. Cục thống kê tỉnh Cao Bằng (2008), Niên giám thống kê 2007, Nxb.
Thống kê, Hà Nội.
8. Công ty cổ phần Thông tin kinh tế đối ngoại (2007), Cao Bằng thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Chín (2005), Trẻ em và gia đình phương pháp nuôi dạy con
nên người: Phương pháp nuôi dạy con nên người, Nxb. Văn hoá Thông
tin, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết số 04/TW ngày 12/7/1993
của Ban bí thư về nội dung xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Chỉ thị số 49/CT/TW ngày 25/3 của Ban bí thư về Xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình (1994), Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội.
17. Nguyễn Sĩ Liêm (2001), Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ
trẻ ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội.
18. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
19. C.Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Lê Minh (chủ biên) - Nguyễn Minh Đức, Thực trạng văn hoá gia đình
Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, xuất bản
lần 2, Hà Nội.
25. Lê Minh (chủ biên, 1994), Văn hoá gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội, Nxb. Lao động, Hà Nội.
26. Phạm Công Nhất - Phan Thanh Khôi (Đồng chủ biên, 2008), Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (Sách
tham khảo phục vụ nghiên cứu và giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin), Tập III, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 27. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập 1, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Oanh (1998), Gia đình Việt Nam thời mở cửa, Nxb. Trẻ. 29. Trần Thị Thanh Thanh (2002), Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
trong thời kỳ mới, Công ty in và văn hoá phẩm, Hà Nội.
30. Lê Thi (1997), Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
31. Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2000), Địa chí Cao Bằng,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (1995), Gia đình Việt
Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực trong sự đổi mới của đất nước,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2005), Chương trình công tác dân số,
gia đình và trẻ em 5 năm 2006-2010.
35. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2008), Báo cáo việc thực hiện chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
36. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2009), Báo cáo kết quả thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” năm 2008
37. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2009), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2008 và kế hoạch năm 2009.
38. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2009), Báo cáo việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ sinh sản và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
39. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2009), Kế hoạch Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2015.
40. Lê Ngọc Văn (2006), “Vai trò của người vợ, người chồng trong gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lao động và xã hội, (290), tr.35-42.
41. Trần Thị Kim Xuyến (2002), Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
42. Yvonne Castellan (2002), Gia đình (bản dịch của Nguyễn Thu Hồng -
Ngô Dư), Nxb. Thế giới, Hà Nội. 43. http:// www.lamchame.com.vn 44. http:// www.luatgiapham.com.vn 45. http:// www.giaoduc.edu.vn 46. http:// www.nhandan.com.vn; vietbao.vn 47. http:// www.giadinh.net.vn 48. http://www.vietnamsante.com/public/vnyt-skte-cs.asp?category=SKTE- CS 49. http://www.nutrition.org.vn/news/vi/106/61/a/so-lieu-thong-ke-ve-tinh- trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx 50. http://www.phununet.com.vn 51. http:www.caobang.gov.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (trích) Điều 1. Trẻ em
Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng.
2. Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang.
3. Gia đình thay thế là gia đình hoặc cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
4. Cơ sở trợ giúp trẻ em là tổ chức được thành lập để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Điều 4. Không phân biệt đối xử với trẻ em
Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
1. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ
quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ; 2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;
3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;
5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha