1.3. Vai trò của gia đình trong việc việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta hiện nay
1.3.1. Đặc điểm và nội dung của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta hiện nay
Gia đình có trách nhiệm đầu tiên đối với việc nuôi dưỡng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Để cho trẻ em phát triển đầy đủ, hài hoà tính cách cho mình, trẻ em cần được lớn lên trong một gia đình ổn định, hoà thuận, no ấm, tiến bộ và hạnh phúc, được nuôi dưỡng và phát triển trong một môi trường gia đình an toàn, lành mạnh.
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình mang tính đa dạng, nhiều chiều qua các quan hệ: cá nhân với cá nhân (cha mẹ với con cái, ông bà với các cháu, anh chị với em), cá nhân với tập thể gia đình có sự liên kết với
nhau thông qua lối sống, nếp sống văn hoá, truyền thống của gia đình, dòng họ tác động đến cá nhân. Do đó gia đình cũng đem lại tính đa dạng trong kiến thức, cung cấp cho trẻ cách cư xử, kinh nghiệm học tập, lao động và hiểu biết xã hội… tính đa dạng về phương pháp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ được biểu hiện ở lời nói, tình cảm yêu thương vô bờ không chỉ bằng lý thuyết mà bằng việc làm cụ thể để trẻ dễ hiểu và làm theo.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) cũng đặt ra yêu cầu:
“ Thúc đẩy phong trào toàn xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ và đạo đức;…Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, giáo dục và nuôi dưỡng nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [15, tr.103-104].
Nội dung bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em: sức khoẻ luôn là vốn quý nhất của mỗi con người, mỗi gia đình, của toàn xã hội và được đánh giá là một nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước; việc chăm sóc sức khoẻ là nhiệm vụ của mỗi người dân của mỗi gia đình, của các cấp các ngành và của toàn thể xã hội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái cả về thế chất tinh thần và xã hội chứ không đơn thuần là một trạng thái không có bệnh hay không bị chấn thương (WHO: Tuyên ngôn Anma-Ata, 1978). Như vậy, nói đến sức khoẻ là nhấn mạnh sự phối hợp hài hoà của cả ba yêu tố: thể chất, tinh thần và xã hội, đồng thời tác động qua lại giữa chúng với nhau hợp thành sức khoẻ của con người. Sức khoẻ xấu hay tốt phụ thuộc lớn vào gia đình, đặc biệt là người mẹ lúc mang thai. Vì vậy người mẹ phải được
chăm sóc tốt về thể chất và tinh thần trong giai đoạn này để thai nhi có thể phát triển khoẻ mạnh; ngoài ăn uống, nghỉ ngơi các bà mẹ phải thực hiện các quy định khám sức khoẻ, tiêm chủng theo kế hoạch của y tế cơ sở. Khi đứa trẻ ra đời và lớn lên, gia đình cần quan tâm đến ăn uống đầy đủ vệ sinh và đủ chất dinh dưỡng đồng thời rèn luyện thân thể phù hợp.
Giáo dục học tập vui chơi giải trí: Giáo dục trẻ em ở gia đình tuy không có chương trình kế hoạch được soạn thảo thành văn bản như ở nhà trường, nhưng vẫn có những nội dung phong phú. Đó là giáo dục những giá trị truyền thống, kinh nghiệm, lao động, cách cư xử, nghề truyền thống, tri thức kỹ năng do gia đình cung cấp cho trẻ gắn liền với kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống. Trước hết là giáo dục tính cần cù, sáng tạo, chịu thương, chịu khó, đoàn kết đạo đức truyền thống của dân tộc. Đó là những mảng giá trị truyền thống của người Việt Nam.
Giáo dục tinh thần ham học hỏi, nâng cao tri thức cho con cái trong xã hội hiện đại. Trí tuệ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, vì vậy cần đầu tư vật chất và tinh thần khơi dậy khả năng học tập sáng tạo của trẻ em.
Vui chơi giải trí là một nhu cầu văn hoá không thể thiếu của trẻ em
“học mà chơi, chơi mà học”. Các hoạt động vui chơi giải trí rèn luyện các em những phẩm chất cơ bản của trí tuệ, đạo đức, thể chất; trẻ em được vui chơi giải trí sẽ phát triển tư duy, phân biệt đúng sai, tôn trọng kỷ luật. Hoạt động vui chơi giải trí có những nội dung hết sức phong phú, phải tổ chức một cách khoa học làm sao khơi dậy tính sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát triển tốt nhất cả về thẩ chất lẫn tinh thần.
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em về tính mạng, nhân phẩm và danh dự: Trẻ em phải được bảo vệ và chăm sóc ngay từ khi mới sinh ra và được hưởng mọi quyền lợi như: Quyền không được phân biệt đối xử, không bị lạm dụng, ngược đãi và bị áp bức bóc lột dưới mọi hình thức. bảo vệ, chăm sóc trẻ về
tính mạng nhân phẩm, danh dự đã được ghi trong các văn bản pháp luật quốc tế và quốc gia mang tính pháp lý chặt chẽ mà mọi người phải thực hiện:
Thứ nhất, tôn trọng nhân cách và phẩm giá của trẻ, tôn trọng quyền được làm người của trẻ, không đánh đập, mắng nhiếc xỉ vả, đặc biệt không được dùng những ngôn ngữ thiếu văn hoá để làm nhục trẻ.
Thứ hai, không được mang trẻ em ra nước ngoài bất hợp pháp; chống bắt cóc, buôn bán trẻ em vì bất kỳ mục đích gì hay dưới hình thức nào. Trẻ phải được bảo vệ, chống mọi hình thức xâm hại đối với sức khoẻ, hoặc ảnh hưởng đến việc học hành, sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần đạo đức của trẻ em. Cấm xúi giục hay ép buộc trẻ tham gia bất kỳ hành vi tình dục, sử dụng các hình thức bóc lột trẻ em trong mại dâm, trong các cuộc biểu diễn có tính chất khiêu dâm, sử dụng buôn bán các chất ma tuý.
Thứ ba, bảo vệ trẻ em về nhân phẩm, tính mạng phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật Việt Nam cũng như luật pháp Quốc tế. Cá nhân, cộng đồng, gia đình và các tổ chức xã hội phải tuân thủ theo pháp luật đã quy định.
1.3.2. Vai trò của các thế hệ trong gia đình trong việc bảo vệ, chăm