2.1. Vài nét về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và mô hình tổ chức đời sống gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay
2.1.2. Về đặc điểm của mô hình tổ chức đời sống gia đình
Từ xa xưa, dù nam hay nữ, thanh niên Tày, Nùng được tự do tìm hiểu thổ lộ tình cảm với nhau, nhưng hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vẫn là hình thức hôn nhân chủ đạo. Người Tày gọi kiểu kết hôn này là tặt tâư nẳng tỉ (đặt đâu
ngồi đó). Xuất phát từ quan niệm như vậy, trước đây phổ biến hiện tượng dựng vợ gả chồng cho con từ tuổi 13 - 15. Không hiếm trường hợp bố mẹ tìm vợ cho con khi đôi trai gái không hề biết nhau từ trước. Thậm chí có trường hợp cha mẹ hai bên hứa gả con cho nhau từ khi con mới lọt lòng. Khi các con mới trưởng thành, nếu ý định đó của cha mẹ vẫn không thay đổi, trai gái buộc phải đính hôn. Đây được coi là một bản giao kèo về hứa hôn giữa hai bên gia đình với nhau.
Những năm gần đây, quan niệm về hôn nhân ngày một tiến bộ, những hủ tục khe khắt ngày một loại trừ dần . Đồng bào các dân tộc tôn trọng con cái trong việc dựng vợ gả chồng. Trong các dịp đi chợ phiên (5 ngày họp một lần) hay đi dự các lễ hội trai, gái có điều kiện gặp nhau và tình yêu nẩy nở, ít có trường hợp xảy ra chuyện bố mẹ buộc con cái phải hoàn toàn nghe theo lời bố mẹ. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng sâu, vùng xa vùng biên giới hẻo lánh.
Gia đình người Tày, Nùng trước đây sinh sống trong các ngôi nhà sàn, bên dưới nhà sàn là khu vực để gia súc, gia cầm, dụng cụ xay giã, nơi để củi.
Sinh hoạt ăn ở của gia đình đều ở trên sàn. Từ trong nhà sàn nhìn ra cửa là sàn phơi rộng rãi. Đây cũng chính là nơi gia đình quây quần bên nhau và diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, học hỏi kinh nghiệm của người lớn tuổi trong gia đình...
Xuất phát từ điều kiện sinh sống ở vùng biên giới thường xảy ra những hiện tượng mất ổn định, tranh giành biên giới, đất đai canh tác, trộm cắp hoành hành, thú dữ tấn công… nên các gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống và tập trung thành những làng đông đúc. Do người Tày, Nùng sinh sống lâu đời hơn nên họ mở mang sản xuất ở vùng thấp (lòng máng sông Bằng), còn người Dao, Mông, Lôlô do canh tác lúa nương nên sinh sống ở vùng sườn đồi, sườn núi. Những nơi trung tâm như thị trấn, thị xã thường là
nơi cư trú đan xen nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Tày, Nùng… với những phong tục tập quán, văn hoá đa dạng và ảnh hưởng lẫn nhau.
Khi điều kiện kinh tế phát triển hơn, các gia đình dựng vợ gả chồng cho con cái đều tính toán đến việc tách hộ gia đình ở riêng để phát huy tính tự lập, tự chủ trong sản xuất, sinh hoạt và nuôi dạy con cái. Điều này thể hiện ở chỗ tài sản của cô dâu khi sang nhà chồng thường gồm những đồ dùng cần thiết như nồi niêu, chậu, chăn màn, bát đĩa, giường chiếu, tủ, đèn thắp sáng… Theo phong tục tập quán, những thủ tục, lễ nghi trong lễ cưới diễn ra ở nhà gái cũng như nhà trai theo trình tự phức tạp và khá rườm rà, tốn kém. Ngay sau khi cưới, cô dâu ít khi về nhà chồng. Sau hôm cưới, cô dâu về sống cùng bố mẹ đẻ, trong vài năm đầu cô dâu chỉ về nhà chồng vào những dịp lễ tết, thu hoạch mùa màng và cũng chỉ ở lại một vài ngày. Mỗi lần về nhà chồng thường được chồng hoặc anh em họ hàng bên chồng đích thân sang đón. Chỉ khi nào sắp sinh con đầu lòng cô dâu mới về ở hẳn nhà chồng và lúc này hai bên gia đình sẽ lo lập bát hương, xây dựng nhà riêng để đôi vợ chồng trẻ ở và chăm sóc con cái. Bát hương được lập nên với ý nghĩa thờ bà “mụ” để con sinh ra được mạnh khoẻ, chăm ngoan, giỏi giang. Khi đứa trẻ được sinh ra, gia đình sẽ thông báo bằng cách gài một que củi đốt dở hoặc một củ ráy ngoài cửa hoặc cầu thang lên sàn để cho họ hàng, làng xóm biết thực hiện kiêng khem cho gia đình, đặc biệt là cho bà mẹ và đứa trẻ mới sinh. Khi họ hàng thân thích và làng xóm đến thăm thường mang theo đôi gà mái tơ và 10 bơ gạo nếp để bà mẹ bồi bổ sức khoẻ chăm con cho tốt. Để chuẩn bị những thứ cần thiết cho trẻ, trước khi đến ngày sinh, gia đình thường kiếm những mảnh vải cũ của người lớn đã mặc sau đó cắt ra thành quần, áo, tã lót dùng cho trẻ.
Họ quan niệm rằng mua quần áo mới cho trẻ sẽ không tốt và đứa trẻ sẽ không khoẻ mạnh. Khi trẻ tròn một tháng tuổi gia đình làm lễ mừng đầy tháng rất long trọng.
Trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, đối với vùng sâu vùng xa do điều kiện đi lại khó khăn và trang thiết bị tại cơ sở thiếu thốn nên ở một số vùng, bà mẹ mang thai phai tự sinh con một mình hoặc nhờ bà đỡ đến giúp.
Khi đứa trẻ bị ốm nhẹ, thường dùng các bài thuốc dân gian theo kinh nghiệm của người già chữa cho trẻ, khi trẻ ốm nặng thường gọi thầy cúng, thầy lang về nhà làm “tào” làm “bụt” để đứa trẻ được khoẻ mạnh trở lại. Điều này đã để lại không ít những hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ khi không được chăm sóc kịp thời và cứu chữa đúng cách.
Do đặc thù của một địa phương xa kinh đô, xa các trung tâm kinh tế, văn hoá lớn, lại phải trực tiếp án ngữ một đường biên giới trải dài của phía bắc để bảo vệ biên giới nên việc giáo dục trẻ em không thể tiến kịp được với các địa phương khác. Tuy vậy, những tri thức kinh nghiệm trong lao động sản xuất, sinh hoạt gia đình, đấu tranh bảo vệ biên cương đã được các thế hệ đi trước truyền lại và duy trì trong các gia đình, dòng họ, làng xóm để từng bước đưa cộng đồng phát triển ổn định. Vùng đất Cao Bằng, từ lâu vẫn là một vùng lãnh thổ khá đặc biệt: phải giao lưu với các chính quyền bên Trung Quốc, đa số là người có học vấn tinh thông. Những thủ lĩnh các bộ tộc ở phía bắc nước ta, tất nhiên phải có trình độ văn tự nhất định mới có thể giao thiệp với họ được. Mặt khác, có những thủ lĩnh như Nùng Tồn Phúc, Nùng Chí Cao đã tự lập thành những quốc gia riờng (nước Trường Sinh, nước Đại Nam) thỡ rừ ràng phải có trình độ văn hoá cao mới có thể làm nổi. Điều đó thể hiện rằng:
dù không có sách, có trường theo cách hiểu chính quy nhưng vẫn đảm bảo cho Cao Bằng tồn tại và phát triển.
Giáo dục thế hệ trẻ trong gia đình các dân tộc thường được thực hiện gián tiếp thông qua các hoạt động của đời sống. Xuất phát từ quan niệm tâm linh, khi còn là bào thai mỗi đứa trẻ đã được bà mụ bao bọc, trở che và gia đình nào cũng lập bàn thờ để thờ bà mụ cho đến khi đứa trẻ đủ 16 tuổi nên trong gia đình luôn giành tình yêu thương cho trẻ thật đặc biệt để tránh làm bà
mụ phật lòng. Người Tày thường không khen trước mặt con cái, thường có câu: Điếp lục, điếp bưởng lăng; Xằng lục, xằng bưởng nả (trước mặt con không khen, không có mặt thì khen) điều này tránh cho trẻ quá tự hào về bản thân mà coi thường người khác. Các câu truyện huyền thoại, truyện cổ tích, các câu ca dao tục ngữ được cha mẹ kể cho con cái để cung cấp những tri thức về cừi trời, cừi ma, và cả những cõu truyện dó sử của địa phương, dõn tộc, các cách ứng xử, quan sát thiên nhiên, cách làm nông nghiệp… Chính nhờ sự giáo dục này mà con người có được trình độ tiếp thu nhất định.
Trong gia đình, việc giáo dục con cái thường do người phụ nữ đảm nhiệm, còn người đàn ông thường đảm nhiệm những công việc nặng, việc lớn như dựng nhà, cầy bừa, giao lưu với bên ngoài để nắm bắt những thông tin liên quan đến việc giữ gìn bình yên của làng xóm và biên cương. Giáo dục trong gia đỡnh được phõn định rừ theo giới tớnh trong đú con trai thường được đi học chữ: chữ Hán, chữ Nôm ở các gia đình then, tào để làm các Đạo sư, đạo công, con gái thì thường được các bà, các mẹ, các dì, các chị dạy dỗ những công việc bếp núc, dệt vải, may vá, làm bánh trái… Điều khá đặc biệt là quanh năm (theo âm lịch) hầu như tháng nào cũng có ngày lễ tết, đòi hỏi những người phụ nữ phải làm ra các loại sản phẩm khác nhau : Tết Nguyên đán (ngày 1-3 tháng giêng) là tết lớn nhất trong năm, các gia đình thường làm bánh chưng, bánh khảo, khẩu sli, chè lam…; Tết Đắp Nọi (ngày 29-30 tháng Giêng): thường làm bánh xì chen, hoặc bánh chưng; Tết Thanh Minh (ngày 3 tháng 3): thường làm xôi sắc mầu - xôi cẩm, bánh trứng kiến; Tết Đoan Ngọ (ngày 5 tháng 5): thường làm bánh gio, ruợu nếp; Tết Khăn Vài (ngày 6 tháng 6): với ý nghĩa trả công cho trâu, bò, và trẻ chăn trâu các gia đình thường làm các món ăn ngon để cúng Thần Nông; Tết Đoan Ngọ (ngày 15 tháng 7) là tết lớn thứ hai trong năm, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, đây cũng là dịp cúng các vong hồn không người thờ cúng, thường làm bánh Gai, bánh Rợm, các món ăn từ vịt, làm bún… trong dịp này các gia đình thường tổ chức về thăm ông
bà ngoại mang theo lễ vật, bánh trái thường gọi là “dương tai” hay “đi tái”, để thắp hương; Tết Trung Thu (ngày 15 tháng 8): thường tổ chức cho các cháu nhỏ vui chơi dưới ánh trăng rằm và bầy cỗ cùng với bánh khoai, bánh rán là các loại hoa quả; Tết mừng cơm mới (ngày 9 tháng 9): thường làm bánh cốm, hạt dẻ, bánh chuối; Tết Đông Chí: thường làm bánh trôi - coóng phù, bánh áp chao chân vịt; ngoài ra vào các ngày lễ như Mừng đầy tháng còn làm bánh Coóc mò (Sừng bò)… Qua những dịp này trẻ em gái được dạy và làm theo người lớn những công việc theo phong tục tập quán.
Có thể nhận thấy rằng, các gia đình vùng dân tộc ở Cao Bằng với những giá trị văn hoá đặc trưng đã tạo dựng nên cách thức sinh hoạt gia đình và giáo dục thế hệ trẻ phù hợp với phương thức sản xuất tự cung tự cấp để tồn tại và phát triển qua các giai đoạn lịch sử.
2.2. Thực trạng việc phát huy vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay
Phân tích thực trạng về vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giỏo dục trẻ em là tỡm hiểu rừ điểm xuất phỏt và căn cứ quan trọng nhất để định hướng cho chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đồng thời nhận ra được những vấn đề bức xúc cần giải quyết, dự báo khả năng xu thế biến đổi vai trò của gia đình đối với bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Từ đó xác định những trọng điểm của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng trong những năm tới.