Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 70)

2.2.2.1. Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ trẻ em

Cao Bằng là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, đã tạo ra bản sắc văn hoá dân tộc rất riêng và đặc sắc, tuy nhiên còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu tồn tại và chi phối cuộc sống con người nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em.

Tình trạng tảo hôn vẫn còn phổ biến ở một số vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, điều này gây ra những hậu quả rất đáng tiếc như trẻ em không được đến trường nhất là trẻ em gái, điều kiện thể chất chưa đảm bảo để làm mẹ, kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Ở các xã miền núi, mà đặc biệt là ở khu vực miền núi phía Bắc do kinh tế chậm phát triển, nhận thức của người dân chưa cao nên những hủ tục lạc hậu vẫn còn tái diễn như tục tảo hôn, tục bắt vợ… Đặc biệt là tục tảo hôn diễn ra còn tương đối phổ biến. “Theo kết quả điều tra năm 2004 của PGS.TS Đỗ Ngọc Tấn (Tổng cục DS - KHHGĐ), tỷ lệ tảo hôn của nữ

dân tộc Dao là 9,8%, nam là 29,7%. Tỷ lệ nữ giới người Mông tảo hôn 17,9% và nam là 20,3%. Năm 2006, kết quả khảo sát gia đình theo tiêu chí cơ bản phạm vi toàn tỉnh đã phát hiện số hộ có người tảo hôn chiếm 0,58% so với tổng số hộ gia đình trong toàn tỉnh Cao Bằng. BS Hoàng Bá Thước, Phó Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng cho biết, theo báo cáo thống kê năm 2008, tỉ lệ cặp vợ chồng tảo hôn ở Cao Bằng chiếm 6% trong tổng số các cặp vợ chồng kết hôn trong năm. Điều này càng khẳng định tập tục tảo hôn đang diễn ra rất mạnh. Hơn nữa, Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn cho biết: con người chúng ta giai đoạn từ 20 đến 25 tuổi vãn đang phát triển về chiều cao và thể chất. Trước giai đoạn 20 đến 25 tuổi các hệ cơ quan đang phát triển. Thân hình đầy đặn hơn, Nam giới cơ bắp nở nang săn chắc hơn, Phụ nữ thân thể bộc lộ (những vẻ đẹp khoe mình). Trao đổi chất trong cơ thể tăng mạnh, kéo theo đó là nhu cầu tâm sinh lý đòi hỏi cao. Tảo hôn nói chung và những quan hệ sinh dục ở độ tuổi vị thành niên nói riêng có thể sẽ gây đột biến các Mô, vùng tiếp xúc khi quan hệ giữa Nam và Nữ. Ở độ tuổi trước 18, mỗi chúng ta đang phải rèn luyện tư duy nhận thức, học hành. Tảo hôn sẽ cuốn con người vào vòng xoáy lo toan gia đình, tạo ra một hình ảnh không lành mạnh trong nét thuần phong mỹ tục, nết sống, nét văn hóa của người Việt Nam ta. Đối với xã hội, tảo hôn sẽ góp phần vào sự gia tăng dân số, chất lượng dân số thấp, đời sống dân sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mức sống thấp, cùng với những vấn đề đó là những tệ nạn xã hội gây bất ổn đến an ninh trật tự xã hội.

Từ vấn đề này có thể thấy rằng những hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại, công tác phổ biến, giáo dục và thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình còn nhiều hạn chế.

Còn tồn tại nhiều cặp vợ chồng chung sống không có đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trong lứa

tuổi vị thành niên. Đây là vấn đề đáng báo động hiện nay đối với gia đình và xã hội vì nó làm tăng các nguy cơ trẻ em rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Do điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội ở Cao Bằng còn thấp ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em. Nhiều bà mẹ thiếu chất dinh dưỡng khi mang thai, chưa chú ý tiêm phòng đầy đủ cho cả mẹ và con; vệ sinh môi trường và vệ sinh gia đình còn nhiều vấn đề bất cập (chăn nuôi gia xúc dưới sàn nhà, nhà vệ sinh không đảm bảo…). Do đó, trẻ em rất dễ bị nhiễm bệnh về đường tiêu hoá và da liễu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của trẻ em.

Tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc. Việc chưa có con trai vẫn còn là gánh nặng tâm lý đối với một phần các cặp vợ chồng đang trong tuổi sinh đẻ và chính là yếu tố tiềm ẩn của sự gia tăng dân số và là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới đói nghèo.

Điều kiện kinh tế chưa đảm bảo cùng với hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ nên ở nhiều vùng chưa có nước sạch sinh hoạt, điện lưới quốc gia, công trình vệ sinh sạch sẽ nên trẻ em chưa được quan tâm đầy đủ. Có những nơi vào mùa đông lạnh giá, trẻ em chỉ mặc một chiếc áo mỏng, đi chân đất đi học, nếu trẻ ốm thì gia đình đón thầy về nhà cúng làm bùa, làm phép để chữa trị cho

con mà không đi đến các cơ sở y tế điều này gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Do trình độ dân trí còn thấp nên khi trẻ em gặp rủi ro, gia đình thường an ủi dựa theo tâm linh để hoá giải nỗi đau trong gia đình mà không tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn tới rủi ro đó.

2.2.2.2. Về giáo dục, vui chơi, giải trí

Quan sát tìm hiểu thực trạng giáo dục gia đình của nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy, các bậc cha mẹ chưa thực sự tạo điều kiện cho con cái học tập, chưa nhận thức đúng về mục đích động cơ học tập của con cái mình nên có nhiều gia đình đến mùa vụ bắt con ở nhà lên nương, lên rẫy

giúp gia đình. Hệ thống trường lớp chưa đồng bộ để đáp ứng cho việc học tập của các học sinh xa gia đình như các khu nhà bán trú, nội trú…

Thời gian cha mẹ dành cho con cái còn rất ít, việc phân phối thời gian giữa gia đình và nhà trường để quản lý học tập vui chơi giải trí của trẻ chưa được chặt chẽ, còn tình trạng gia đình phó mặc việc dạy học cho nhà trường nên không kịp thời uốn nắn những biểu hiện sai lệch của con cái. Có nhiều gia đình còn tồn tại tâm lý ỷ lại vào các chính sách của nhà nước, cho con đi học chỉ để hưởng trợ cấp và các lợi ích vật chất mà chưa thực sự thấy được ý nghĩa lớn lao của việc học tập khoa học. Điều này dẫn tới hiện tượng các thầy cô giáo ở vùng sâu vùng xa phải làm thêm nhiệm vụ đi vận động từng gia đình cho con em họ đến trường.

Một trong những vấn đề tương đối tế nhị trong thời gian vừa qua là việc truyền đạo trái phép vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là đạo “Thìn hùng”, “Vàng chứ”,… đã có sự tác động tiêu cực không nhỏ đến sinh hoạt và lối sống của nhiều gia đình ở Cao Bằng, nhất là các gia đình sống ở vùng núi cao, vùng biên v.v...

Sự chênh lệch về trình độ mọi mặt của các vùng trong cùng địa bàn tỉnh cũng dẫn tới những vấn đề mà ở đó trẻ em có điều kiện được tiếp cận với những phương tiện thông tin hiện đại thấy mình giỏi hơn những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn dẫn tới kiêu ngạo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hơn cảm thấy tự ti.

Một trong những hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tuyên truyền nếp sống văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc đó là trình độ cán bộ tuyên truyền cón hạn chế, việc sử dụng các thứ tiếng dân tộc cho các hoạt động tuyên truyền còn rất ít do cán bộ có trình độ chưa thạo tiếng dân tộc. Điều này gây ra những tình huống khó khăn trong các hoạt động đó là thực hiện tuyên truyền chưa đồng đều.

Trong thực tế thì việc hiểu biết pháp luật của các bậc cha mẹ chưa cao, đặc biệt là về Luật hôn nhân gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Công ước về quyền trẻ em còn hạn chế nhất là các gia đình thuộc đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này dẫn tới những hành vi vi phạm quyền của trẻ em.

Còn có hiện tượng gia đình không chú ý chăm sóc con cái thường xuyên, buông lỏng quản lý dẫn tới những tai nạn thưong tiếc xảy ra như chết đuối, tai nạn giao thông, bắt cóc trẻ em…

Ở Cao Bằng, do điều kiện địa hình nên tình hình an ninh biên giới có nhiều diễn biến phức tạp, thêm vào đó là do chịu sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường nên các hiện tương xâm hại nhân phẩm tính mạng, bắt cóc trẻ em diễn ra có chiều hướng gia tăng. Theo báo cáo của công an tỉnh, năm 2008 các tội xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên đã được cơ quan chức năng và các ngành có liên quan trong tỉnh quan tâm đúng mức song tình hình tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên và các tội xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp và gia tăng.

Bảng 2.2. Trẻ em bị xâm hại

Tội danh Số vụ Số đối tượng Số trẻ em bị xâm hại

Giết trẻ em 2 2 2

Hiếp dâm trẻ em 2 3 2

Giao cấu với trẻ em 1 1 1

Cố ý gây thương tích 7 12 1

Mua bán trẻ em 2 3 2

Hành vi khác 1 10 1

Nguồn: Sở Công an tỉnh Cao Bằng (2008), Báo cáo kết quả công tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phòng ngừa, đấu tranh chống các tội xâm hại trẻ em và trẻ em làm trái pháp luật năm 2008.

Kết quả xử lý: Xử lý hình sự 8 vụ với 10 đối tượng; xử lý hành chính 7 vụ với 21 đối tượng.

Bảng 2.3. Trẻ em làm trái pháp luật

Tội danh Số vụ Số đối tượng

Giết trẻ em 2 2

Hiếp dâm trẻ em 5 4

Giao cấu với trẻ em 2 2

Cố ý gây thương tích 20 62

Trộm cắp tài sản 34 43

Gây rối trật tự 10 35

Hành vi khác 10 18

Nguồn: Sở Công an tỉnh Cao Bằng (2008), Báo cáo kết quả công tác

phòng ngừa, đấu tranh chống các tội xâm hại trẻ em và trẻ em làm trái pháp luật năm 2008.

Độ tuổi: Dưới 14 tuổi là 18 em, từ 14 đến dưới 16 tuổi là 42 em, từ 16 đến dưới 18 tuổi là 106 em; giới tính: nam - 156 em, nữ - 10 em.

Kết quả xử lý:

- Xử lý hình sự đề nghị truy tố trước pháp luật: 18 vụ với 28 em - Xử lý hành chính: 65 vụ với 138 em

- Giao cho gia đình quản lý giáo dục: 114 em - Có quyết định giáo dục tại xã phường: 17 em - Đưa đi trường giáo dưỡng: 12 em

Tình hình trẻ em làm trái pháp luật và trẻ em bị xâm hại năm 2008 có chiều hướng gia tăng so với năm 2007 cả về số vụ và số em vi phạm, tính chất gây án ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên do nhiều yếu tố song vấn đề gia đình là quan trọng nhất. Qua phân tích một số vụ án do các em gây ra, qua nghiên cứu lý lịch đa số đều xuất thân từ những gia đình không hoàn thện, bố mẹ ly hôn, hoặc phạm tội, một số gia đình không chú ý đến giáo dục con cái nên dẫn đến tình trạng lang thang câu kết với nhau để phạm tội. Về tình hình các tội xâm hại trẻ em, nguyên nhân chủ yếu do nhận thức pháp luật kém của một số đối tượng như tội hiếp dâm trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa, một số vụ cũng do tác động của phim ảnh bạo lực và văn hoá phẩm đồi trụy.

Tóm lại, vấn đề lớn tồn tại hiện nay là việc phối hợp quản lý, giáo dục, tuyên truyền đạo đức, pháp luật, giáo dục trẻ em ở cả ba môi trường gia đình, nhà trường và xã hội còn chưa được thường xuyên liên tục ở một số đơn vị huyện thị, các ban ngành đoàn thể ở cấp cơ sở chưa có sự phối hợp trong công tác này cũng như quan tâm đến việc giải quyết kịp thời, triệt để những mâu thuẫn nhỏ, âm ỉ kéo dài trong gia đình, trường học và ngoài xã hội không được phát hiện, giải quyết dẫn đến các em tự giải quyết và vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 70)