2.2.1.1. Về chăm sóc sức khỏe, bảo vệ thân thể
Tình hình sức khoẻ của trẻ em được thể hiện ở sự phát triển thể lực, tinh thần, tình hình bệnh tất, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của trẻ em, cơ thể của trẻ phát triển qua nhiều giai đoạn. Sức khoẻ trẻ em có liên quan chặt chẽ tới tình hình kinh tế chính trị, văn hoá xã hội của địa phương, từng vùng và gia đình.
Những tiến bộ đạt được về yếu tố sức khoẻ trẻ em của nước ta trong thập kỷ qua đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, là kết quả của những nỗ lực to lớn trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Đảng, Nhà nước và của toàn dân tộc. Khoa học hiện đại đã chứng minh, sức khoẻ thể chất và tinh thần của người mẹ đã có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, việc chăm sóc các bà mẹ mang thai cần phải đảm bảo khám thai, tiêm chủng đầy đủ, nghỉ ngơi và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó phụ nữ mang thai cần có một đời sống tinh thần tình cảm tốt như động viên, củng cố niềm tin và cung cấp tri thức khoa học về mang thai, sinh đẻ và nuôi dưỡng trẻ.
Ở Cao Bằng, cùng với sự nỗ lực của các cấp các ngành, công tác chăm lo sức khoẻ và bảo vệ thân thể đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận:
Về khám thai: số phụ nữ đẻ được quản lý thai chiếm 76,1%, số phụ nữ
đẻ được khám thai 3 lần 70,6% (2008). Nhiều gia đình đã ý thức được tầm quan trọng vủa việc khám thai và tiêm chủng nên tỷ lệ bà mẹ mang thai được hưởng các dịch vụ y tế ngày càng tăng lên.
Về chế độ ăn uống của người mẹ: Đối với các gia đình có điều kiện
kinh tế, sinh sống tại các vùng trung tâm thị xã, thị trấn đã chú ý đến tăng cường các chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai: uống sữa, cung cấp các vi chất dinh dưỡng, như: đạm, can - xi, sắt, axit furic... nhiều gia đình đã tham gia các lớp “làm mẹ an toàn”, tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ… điều này cho thấy nhận thức trong nhân dân ngày càng được nâng cao.
Về nghỉ ngơi trong khi mang thai và sau khi sinh: Cùng với các phong
tục tập quán được hình thành từ xa xưa, các bà mẹ sau khi sinh đều được chăm sóc sau khi sinh con với những nguyên tắc tương đối rườm rà nhưng đều dành cho bà mẹ những điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất.
Về chế độ ăn uống của trẻ em: Hầu hết các bậc cha mẹ đã quan tâm đến
kiện, Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm đáng kể, các trường hợp bị bênh khô mắt do thiếu Vitamin A đã giảm hẳn, các chỉ số về tăng trưởng trẻ em có chiều hướng tăng lên, 100% y tế thôn bản là cộng tác viên dinh dưỡng đã nhiệt tình tham gia các hoạt động tại cơ sở, trung bình có 92% trẻ dưới 2 tuổi được cân và theo dõi biểu đồ tăng trưởng.
Bảng 2.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi (cân nặng/tuổi)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Tỷ lệ SDDTE<5 tuổi (cân nặng/tuổi)
30,2 28,5 26,9 25,4 24,3
Nguồn: Sở y tế Cao Bằng (2008), Báo cáo thực trạng công tác phòng
chống suy dinh dưỡng trẻ em giai đoạn 2004-2008.
Về tiêm chủng và khám chữa bệnh ở trẻ em: Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em hiện nay được tiến hành thường xuyên ở các xã, phường, thôn bản, với đầy đủ các loại vắcxin theo quy định của bộ Y tế: lao, viêm gan B, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, sởi. Trẻ em dưới 6 tuổi được cấp năm 2008 là 6.870 thẻ; tổng số thẻ còn giá trị sử dụng là 51.000 thẻ; số trẻ em khuyết tật vận động được khám sàng lọc là 75 trẻ, được hỗ trợ phẫu thuật 17 trẻ; số trẻ em khuyết tật mắt được khám sàng lọc là 83 trẻ, được hỗ trợ phẫu thuật 18 trẻ.
Qua số liệu cho thấy sự quan tâm của các cấp chính quyền và gia đình trong công tác tiêm chủng, khám chữa bệnh cho trẻ em ngày càng được đầu tư và quan tâm.
Về bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Đối tượng trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng, trẻ em bị hậu quả chất độc hoá học, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS… Qua rà soát số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ toàn tỉnh Cao Bằng có 1502 em. Căn cứ và thực tế cụ thể trẻ em đã được hưởng các chính sách xã hội, trợ giúp y tế, giáo dục; hỗ trợ chỉnh hình và phục hồi chức năng; hỗ trợ nghề, tạo việc làm kịp thời từ đó hạn chế đến mức thấp nhất trẻ em lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Được sự quan tâm của Bộ Giáo dục - Đào tạo và sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng và chính quyền trong tỉnh, công tác giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cao Bằng đã tập trung đầu tư mọi mặt cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, mạng lưới trường lớp các cấp được kiện toàn, tỷ lệ huy động học sinh các cấp, các loại hình học tập ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu học tập của đồng bào dân tộc trong tỉnh. Bên cạnh đó công tác kiện toàn đội ngũ giáo viên được chú trọng nâng cao về chất lượng giảng dạy; cơ sở vật chất được tiếp tục đầu tư đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô giáo dục ở các cấp.
Đặc biệt đối với các gia đình cán bộ viên chức, các gia đình ở vùng trung tâm thị xã, thị trấn và những gia đình có điều kiện kinh tế.
Các hoạt động vui chơi giải trí của trẻ em ở Cao Bằng do đặc thù phong tục tập quán và thói quen sản xuất, trẻ em dù ít có điều kiện được tham gia vào các câu lạc bộ, trung tâm giải trí nhưng trẻ em vẫn luôn được tham gia các hoạt động theo đặc thù của gia đình. Gia đình thường để những khoảng sân cho trẻ em được vui chơi, các hoạt động vui chơi giải trí của trẻ em cũng tương đối phong phú, đối với trẻ em vùng dân tộc thường chơi các trò chơi: đánh quay, đánh khăng, chơi đu, đánh yến, đi cà kheo, đá cầu, đá pao, kéo co, lảy cỏ. Các gia đình rất chú ý tới việc tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động để tăng cường sức khoẻ thể lực và trí tuệ, hoà nhập với thiên nhiên.
2.2.1.3. Quan điểm chủ trương và hệ thống chính sách của tỉnh Cao Bằng về chăm sóc và giáo dục trẻ em
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển con người, là trách nhiệm của toàn xã hội. Quán triệt quan điểm ưu tiên hàng đầu cho trẻ em, tỉnh Cao Bằng đã tích cực đẩy mạnh triển khai các chương trình hành động vì trẻ em, đặc biệt là chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, có nhiều chính sách cải thiện phúc lợi trẻ em.
Để làm tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm, sở đều tổ chức các hoạt động tuyên truyền từ tỉnh đến các huyện, thị: tổ chức tập huấn về Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Quyết định 19/2004QĐ-TTg về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc, Đề án 65/2005QĐ-TTg về chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, Chương trình bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Quyết định 19 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 38 của Ban Bí thư, Chỉ thị 55 của Bộ Chính trị… tại 13 huyện thị, cho trên 1500 cán bộ, lãnh đạo các cơ quan trên địa bàn toàn tỉnh, cấp phát trên 5.966 quyển sách các loại, trong đó 583 tài liệu tuyên truyền luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, 810 sổ tay công tác chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn, 2.461 tài liệu truyền thông, 396 quyển về xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em; 853 quyển về chương trình hành động vì trẻ em đến 2010. Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức lồng ghép các nội dung tuyên truyền vận động xây dựng thôn bản, khu dâncư văn hoá, gia đình văn hoá, thu hút trên đông đảo bà con tham gia.
Phối hợp với báo Cao Bằng và Đài phát thanh - truyền hình tỉnh tuyên truyền cho tháng hành động vì trẻ em, tết trung thu và tuyên truyền vận động xây dựng quỹ Bảo trợ trẻ em.
Qua các hoạt động tuyên truyền, nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân được nâng lên, từ đó, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng đạt được nhiều kết quả tích cực, trẻ em trên địa bàn tỉnh được đảm bảo các quyền cơ bản.
- Công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện kịp thời và đúng đối tượng, cấp 6.800 thẻ nâng tổng số thẻ còn giá trị sử dụng lên gần 51.000 thẻ (2008).
- Chương trình phẫu thuật cho trẻ em khuyết tật: vận động các gia đình có trẻ em khuyết tật đi khám và sàng lọc theo kế hoạch. Qua đó, 83 trẻ em khuyết tật được khám và 17 trẻ em được hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình, lập danh sách 50 trẻ em bị hở môi, vòm miệng đăng ký với Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam để tổ chức phẫu thuật nụ cười vào năm 2009.
- Các hoạt động trong tháng hành động vì trẻ em: hướng dẫn các ngành đoàn thể, các cơ quan đơn vị, các huyện thị, xã, phường triển khai thực hiện các hoạt động nhân Tháng hành động vì trẻ em. Trên sóng Phát thanh - Truyền hình đã phát 3 phóng sự về phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em, lao động trẻ em ở nông thông, đơn vị xã Ngọc Xuân - thị xã Cao Bằng nhiều năm làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và nhiều tin bài đăng trên báo Cao Bằng.
- Các hoạt động nhân dịp ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 và tết Trung thu: Ngành đã tham mưu cho cấp ủy chính quyền và tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, tặng quà nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và tết Trung thu. Kết quả có 656 cá nhân và 315 tập thể được thụ hưởng với tổng trị giá quà tặng trên 223 triệu đồng, huyện Hòa an đã tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 228 trẻ em dưới 16 tuổi với tổng kinh phí hơn 2 triệu đồng.
- Kết quả huy động các nguồn lực: ngân sách trung ương hỗ trợ 9000 phôi thẻ khám chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi; ngân sách địa phương 296,5 triệu; huy động từ cộng đồng (bao gồm cả quỹ Bảo trợ trẻ em) với giá trị quy ra tiền là 1,063 tỷ đồng; huy động từ các tổ chức quốc tế là 73,3 triệu đồng.
Bảo vệ trẻ em là bảo vệ sự phát triển bền vững của tương lai. Trong năm 2010, tỉnh Cao Bằng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác BVCS& GDTE, duy trì thực hiện các mô hình bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 4
xã biên giới Xuân Nội, Tri Phương (huyện Trà Lĩnh) và Lũng Nặm, Sóc Hà (huyện Hà Quảng); phối hợp với các ngành có liên quan nắm vững thực trạng và số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để có kế hoạch, biện pháp giải quyết kịp thời, có hiệu quả; tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, pháp luật và các mục tiêu vì trẻ em, phối hợp tốt với các ngành thực hiện tốt Quyết định 19/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
Những nỗ lực hoạt động của các cơ quan chức năng đặc biệt là sở Lao động - thương binh và xã hội đã từng bước đạt được những kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa thực sự đồng đều và còn tồn tại những hạn chế nhất định.