Mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ,

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 38)

bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên hình thành nhân cách của mình, nuôi dưỡng và giáo dục con cái trưởng thành đó là trách nhiệm của những bậc làm cha, làm mẹ. Để bảo đảm, chăm sóc và giáo dục trẻ em trước hết là gia đình phải thực hiện những việc như sau đây:

Thứ nhất, cha mẹ và những thành viên trong gia đình phải nhận thức

được vai trò quan trọng của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Trong những năm đầu tiên trẻ rất nhạy cảm, dễ tiếp thu những gì chúng nghe thấy, dễ đón nhận những lời chỉ bảo mà chúng chưa đủ lý trí phán đoán có lợi hay có hại cho tương lai. Tất cả những điều đó dần dần ăn sâu vào tiềm

thức, góp phần tạo nên cá tính tốt hay xấu tuỳ theo tính chất những điều người lớn dạy bảo. Nếu cha mẹ không chú ý đến vấn đề này thì đứa trẻ sẽ bị hư, gây ảnh hưởng không tốt cho gia đình và cho xã hội. Thực tiễn cuộc đấu tranh phòng chống phạm tội ở người chưa thành niên cho thấy, người chưa thành niên phạm tội thường rơi vào hoàn cảnh cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục con, phó mặc cho nhà trường, xã hội; giữa cha mẹ hoặc giữa các thành viên trong gia đình còn có mâu thuẫn về việc đối xử với con em, cha mẹ đánh đập chửi mắng con, đối xử thiên lệch với con cái; cha mẹ không thông cảm với những nhu cầu chính đáng của con về vui chơi, giải trí, bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình có lối sống không lành mạnh, sai trái vi phạm pháp luật, đạo đức hoặc quan hệ vợ chồng không tốt đẹp, đáng chê trách.

Để trẻ em trưởng thành sống có ích cho xã hội không tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật phải phấn đấu xây dựng gia đình lành mạnh theo các tiêu chí sau:

+ Có được một gia đình đầy đủ cả cha mẹ, trong đó mọi thành viên yêu thương kính trọng nhau.

+ Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình phải là tấm gương sống cho con, cháu noi theo về đạo đức, học tập lao động và cuộc sống.

+ Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình phải hiểu và nắm được những đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ em, để từ đó có phương pháp nuôi dưỡng giáo dục cho phù hợp.

+ Có bầu không khí tâm lý đạo đức phong cách sinh hoạt lối sống lành mạnh. Nếu gia đình đáp ứng được các tiêu chí trên thì trẻ em sẽ ít có hành vi sai lệch chuẩn mực của xã hội, mà nếu có thì sẽ được uốn nắn ngay.

Thứ hai, cha mẹ và những thành viên khác trong gia đình phải có ý

Nhiệm vụ của giáo dục gia đình là hình thành và phát triển cho trẻ em toàn diện về các mặt tư tưởng, chính trị, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, lao động để trở thành những công dân tốt sống có ích cho xã hội. Khi trẻ đến tuổi đi học thì ngoài việc quan tâm, chăm sóc, giáo dục trẻ ở gia đình cha mẹ và những thành viên khác trong gia đình phải có ý thức phối hợp với nhà trường trong việc quản lý và giáo dục trẻ em. Gia đình cần tạo điều kiện học tập (góc học tập, chỗ ngồi. chỗ để sách vở, thời gian học bài, đọc sách, vui chơi giải trí…) quan tâm thường xuyên đến việc học tập của các em, giúp các em rèn luyện học tập, sinh hoạt, ứng xử, khuyến khích các em tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Cha mẹ phải thường xuyên duy trì mối quan hệ với các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm để nắm vững được tâm tư nguyện vọng của các em và kịp thời giúp đỡ các em vượt qua khó khăn trong học tập sinh hoạt.

Những thông tin trao đổi hai chiều thường xuyên giữa gia đình và nhà trường, nhà trường và gia đình sẽ giúp cho cả hai có những thông tin cần thiết về học sinh, từ đó có các biện pháp tác động cho phù hợp nhất là đối với học sinh, từ đó có các biện pháp tác động cho phù hợp nhất là đối với học sinh cá biệt tránh trường hợp phó mặc con cái cho nhà trường. Khi các em có những biểu hiện bất bình thường cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường để giúp đỡ các em tiến bộ.

Thứ ba, cha mẹ và các thành viên trong gia đình phải ý thức phối hợp

với xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Ngoài thời gian học ở trường, ở lớp ra, phần lớn trẻ em sinh hoạt ở gia đình, địa bàn dân cư, vì vậy cha mẹ các thành viên trong gia đình phải có ý thức phối hợp với xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại địa bàn dân cư là một quá trình tổ chức, khai thác mọi tiềm năng của xã hội, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để trẻ em có điều kiện phát triển tiềm năng (tâm lực, trí tuệ, thể lực và nhân

cách). Sự chưa ổn định, thiếu bền vững về nhân cách của trẻ là đặc điểm quan trọng để Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các cấp các ngành các tổ chức xã hội giúp đỡ các em phát triển các tố chất, phẩm chất cần thiết để hoàn thiện nhân cách của mình. Vì vậy, gia đình phải có ý thức phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội, các tổ chức xã hội… ở địa bàn dân cư, tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao lành mạnh. Trường hợp các em có biểu hiện vi phạm pháp luật, gia đình phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý, giáo dục các em sửa chữa khuyết điểm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội.

Gia đình là cộng đồng người được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ trong đó có các mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên. Giữa các thành viên trong gia đình luôn luôn có sự gắn bó tình cảm, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi. Dù cho hình thức có đổi thay, song gia đình sẽ luôn tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người.

Sự vận động và biến đổi của gia đình phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội và suy cho đến cùng là phụ thuộc và trình độ kinh tế. Gia đình là tế bào của xã hội, với chức năng tự nhiên có vai trò to lớn và ngày càng được khẳng định, đề cao và phát huy trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Vai trò của gia đình và đặc biệt là vai trò của cha, mẹ trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là khởi nguồn vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ em.

Gia đình với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có nội dung phong phú, quyết định đến việc hình thành nhân cách của con người. Trong giai đoạn hiện nay đất nước phát triển có nhiều thay đổi nên nội dung bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình cũng được bổ sung những giá trị mới để đáp ứng nhu cầu của đất nước.

Vai trò của gia đình chỉ có thể được đề cao và phát huy khi có sự mẫu mực của các thành viên trong gia đình, ông bà, cha mẹ luôn luôn là tấm gương sáng để con cháu noi theo. Phương pháp giáo dục tốt của ông bà, cha mẹ, anh chị em... sẽ góp phần lớn vào sự đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)