1.3. Vai trò của gia đình trong việc việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta hiện nay
1.3.4. Những quan điểm cơ bản của Đảng và nhà nước ta về vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Thứ nhất, trẻ em là vốn quý của gia đình, là lớp công dân đặc biệt của xã hội, là nguồn nhân lực cho tương lai, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phải dành cho trẻ em theo tinh thần “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Quan điểm này thể hiện cách nhìn nhận về trẻ em, về vị trí vai trò của các em đối với gia đình, xã hội, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đồng thời thể hiện chính sách ưu tiên giành những gì tốt đẹp nhất mà gia đình, cộng đồng và toàn xã hội đang có cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển trẻ em.
Từ vị trí và tầm quan trọng của trẻ em đối với gia đình, xã hội, đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc cho nên vấn đề ưu tiên chăm lo, bảo vệ và phát triển toàn diện của trẻ em là yêu cầu có ý nghĩa chiến lược của Đảng, của Nhà nước ta và của mỗi gia đình. Bước vào thế kỷ XXI, khâu đột phá chiến lược trong sự ngiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là hình thành những thế hệ người lao động Việt Nam có phẩm chất đạo đức và hình thành những thế hệ người lao động Việt Nam có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng làm chủ khoa học và công nghệ hiện đại, có thể lực tốt, có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao, biết phát huy truyền thống văn hoá tố đẹp của dân tộc, đồng tâm hiệp lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Ưu tiên cho trẻ em chính là thể hiện quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Mọi chủ trương phát triển kinh tế xã hội phải hướng vào mục tiêu phát triển con người nâng cao chất lượng cuộc sống và đem lại hạnh phúc cho con người, mà trước hết là trẻ em. Đó là tư tưởng nhất quán và xuyên suốt của Đảng ta: Con người là vốn quý nhất, mà thiếu niên, nhi đồng lại là cái vốn quý nhất trong các vốn quý nhất đó. Như vậy, giành ưu tiên cho trẻ em là phù hợp với nguyên tắc quan trọng của Đảng ta về sự phát triển nguồn nhân lực bền vững.
Thứ hai, tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quyền lợi cơ bản và nhu cầu của trẻ em, bảo đảm cho trẻ em phát triển hài hoà về nhân cách - là yếu tố cơ bản bảo vệ hạnh phúc gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội.
Đường lối chủ trương của Đảng, hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các đạo luật của Nhà nước đã đề cập đến các quyền của trẻ em, theo tinh thần của công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Nhà nước ta đã phê chuẩn.
Các quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các quyền dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đó là quyền được khai sinh và có quốc tịch, quyền được chăm sóc, nuôi dạy phát triển về mặt thể chất, trí tuệ, đạo đức, quyền được sống với cha mẹ, được nhà nước và xã hội tôn trọng và bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; quyền được bày tỏ ý kiến nguyện vọng, được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, quyền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập; quyền được vui chơi giải trí lành mạnh, quyền có tài sản, quyền thừa kế, quyền hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Nội dung các quyền trên bắt buộc mọi người dân, mọi tổ chức phải thực hiện.
Khi nói đến quyền tức là bao hàm cả ý nghĩa bổn phận, nhằm đáp ứng yêu cầu tồn tại, phát triển của gia đình và nhu cầu phát triển của xã hội. Vì vậy, cần giỳp cho trẻ em hiểu rừ việc thực hiện quyền phải gắn liền với thực hiện bổn phận của các em. Trong khi học để biết quyền của mình, thì cũng
biết quyền của người khác để trẻ em biết tôn trọng, biết bổn phận của mình đối với thực hiện quyền của những người xung quanh, trước hết là các thành viên trong gia đình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách phát triển ở trẻ em ý thức tôn trọng giá trị của bản thân, kính trọng ông bà, cha mẹ, quan hệ anh chị em theo trên kính, dưới nhường, biết tôn trọng bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến lợi ích chung, biết bảo vệ tài nguyên và môi trường thiên nhiên. Từ đó hình thành tình cảm, đạo đức xã hội của thế hệ trẻ đối với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước, chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Đề cao việc tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ em chính là làm cho xã hội tôn trọng quyền và tin vào trẻ em, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khắc phục những quan điểm coi thường trẻ em còn tồn tại trong nhiều người lớn chúng ta.
Bảo đảm sự phát triển hài hoà về nhân cách của trẻ em không chỉ là bảo đảm thực hiện nhóm quyền cao cả nhất của trẻ em, mà còn một vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của gia đình, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững đối với vận mệnh của đất nước trong tương lai. Thế kỷ XXI là thế kỷ tiếp tục phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, đồng thời cũng là thế kỷ có những thử thách, biến động đòi hỏi thế hệ tương lai phải có đủ sức mạnh về trí tuệ, tinh thần, tình cảm, đạo đức, xã hội. Được trường thành trong môi trường gia đình hoà thuận, bản thân các em có điều kiện để trở thành người tốt, trong một gia đình tiến bộ sẽ giúp các em phát huy tinh thần độc lập sáng tạo, đề cao năng lực tự hoàn thiện mình. Lớn lên các em sẽ trở thành người có ích cho xã hội.
Thứ ba, thực hiện công bằng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia đình và trong xã hội.
Thực hiện công bằng xã hội trong từng bước tăng trưởng là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để thực hiện quan điểm này, chúng ta đã và đang thực hiện một loạt các chủ trương chính sách như xoá đói giảm nghèo, quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nâng cao đời sống của người nghèo, vùng nghèo, thực hiện chính sách hỗ trợ xã hội với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
Cân bằng xã hội thể hiện trong gia đình là ở chỗ: Trẻ em không phải là đối tượng đồng nhất ngay trong gia đình các em cũng chịu tác động rất mạnh mẽ như sự khác biệt con trai con gái, con trưởng con thứ, bên nội bên ngoại… Đó là những nguyên nhân sâu xa làm tăng thêm sự bất công trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Thực hiện công bằng xã hội, không phân biệt đối xử trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thể hiện ở một số việc làm cụ thể sau:
- Có biện pháp để giải quyết những nguyên nhân sâu xa của sự mất công bằng và ảnh hưởng của tệ phân biệt đối xử, trước hết là phân biệt nam nữ, phân biệt giàu nghèo, phân biệt trẻ em bình thường với trẻ em khuyết tật… bảo đảm cho tất cả trẻ em đều được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là trường học, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở vui chơi giải trí công cộng…
- Có chính sách đặc biệt chăm lo cho trẻ em ở nông thôn nhất là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa…
- Giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến phụ nữ, tăng cường địa vị của phụ nữ làm cho họ được bình đẳng trong giáo dục, đào tạo, tín dụng và các dịch vụ xã hội khác.
Thứ tư, sự phát triển toàn diện của trẻ em là một trong những yếu tố cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Đại hội Đảng IX của Đảng ta đã xác định quan điểm phát triển đầu tiên của chiến lược kinh tế - xã hội 2001- 2010 là phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường trong đó có vấn đề tăng nhanh năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người có thể phát huy hết tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và hưởng thụ thành quả phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng “coi trọng, tăng cường các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em” [13, tr.213].Sự phát triển và tiến bộ của trẻ em là một trong những yếu tố đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững.
Vì vậy, đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho phát triển.
Những chính sách đầu tư cho trẻ sẽ tạo ra kết quả to lớn bởi vì nó tạo ra cơ sở xã hội, phát triển yếu tố nội lực đảm bảo một xã hội không có đói nghèo và phát triển nhanh, bền vững. Muốn có được nguồn đầu tư cho việc thực hiện các mục tiêu của chương trình, kế hoạch hành động vì trẻ em trong từng giai đoạn đòi hỏi phải có sự huy động, phân bổ nguồn nhân lực, tài chính và vật lực của nhà nước, của nhân dân cùng với sự giúp đỡ của quốc tế. Huy động thêm các nguồn lực mới bổ sung cho phát triển xã hội, giảm tình trạng đói nghèo và đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có. Bảo đảm tới mức tối đa việc thực hiện các nguồn lực xã hội mang lại lợi ích cho trẻ em, trước hết là đáp ứng yêu cầu cơ bản của trẻ em, khuyến khích phát triển các tài năng và giảm thiểu sự cách biệt đối với trẻ em các vùng khó khăn. Tiến hành những cách thức vận động mới hướng vào nguồn lực tiết kiệm của nhà nước, đóng góp của các nhà doanh nghiệp vào quỹ bảo trợ trẻ em. Kêu gọi các nhà nghiên cứu thực hành ứng dụng khoa học công nghệ y học nhằm nâng cao chất lượng sức khoẻ, thức ăn dinh dưỡng, bảo vệ môi trường, giáo dục, thông tin đại chúng cho mọi trẻ em, đặc biệt cho nhu cầu của trẻ em bị thiệt thòi.
Thứ năm, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm toàn xã hội mà trước hết là của gia đình.
Quan điểm này chỉ rừ trỏch nhiệm của cả hệ thống chớnh trị, đồng thời nói lên tính xã hội rộng lớn của việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, mà trước tiên là gia đình và cộng đồng. Gia đình có trách nhiệm đầu tiên đối với việc nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em từ lúc tuổi thơ đến lúc trưởng thành, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình ổn định, hoà thuận, ấm no, tiến bộ và các thành viên biết chia sẻ trách nhiệm với nhau. Do đó, mọi thiết chế tổ chức trong xã hội cần tôn trọng, yêu cầu và ủng hộ những cố gắng của bố mẹ, của gia đình để trẻ em được sống trong gia đình an toàn, lành mạnh cần tạo điều kiện để tăng cường sự tiếp cận của cha mẹ, ông bà hoặc những người bảo trợ hợp pháp. Cần hết sức ngăn ngừa việc tách rời khỏi sự chăm sóc, bảo vệ của gia đình. Khi trẻ em bị tách khỏi hoặc phải rời xa gia đình vì lý do bất khả kháng hoặc vì lợi ích tốt hơn của bản thân trẻ em thì cần phải sắp xếp để trẻ có được sự chăm sóc thay thế thích hợp của một gia đình phù hợp.
Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị lãnh đạo xã hội, có trách nhiệm đề ra và lãnh đạo việc thực hiện các đường lối và chính sách lớn về phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội của Đảng. Hầu hết các văn kiện Đại hội Đảng cũng như các kỳ họp của Ban chấp hành Trung ương về những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa đều đề cập đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương đã ban hành những văn bản quan trọng để định hướng và lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong các giai đoạn các văn bản này đã nêu lên những quan điểm cơ bản có tác dụng chỉ đạo phương hướng, nội dung và các biện pháp lớn của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nêu cao
trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Vai trò chủ yếu của nhà nước là quản lý thông qua hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội nói chung, chính sách xã hội cụ thể, đặc biệt là chính sách về dịch vụ và phúc lợi xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia và của ngành, của địa phương… mặt khác, nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo và tham gia vào việc vận động xã hội tổ chức sự lồng ghép và phối hợp liên ngành, huy động điều hoà các nguồn lực, các phong trào của nhân dân hướng vào thực hiện mục tiêu chiến lược về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đồng thời tổ chức thực hiện những cam kết với quốc tế mà Chính phủ đã ký kết.
Các ngành, đoàn thể có trách nhiệm tham gia thực hiên và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách nhằm chăm lo sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp. Mỗi ngành, đoàn thể có trách nhiệm đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng và tôn chỉ mục đích hoạt động của mình, đồng thời theo chương trình, kế hoạch hành động, theo các dự án vì trẻ em của Ủy ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà các cơ quan là thành viên đã có cam kết phối hợp xây dựng và thực hiện.
Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố quan trọng đối với kết quả của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không có sự tham gia của cộng đồng thì khó giải quyết có hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, vì đó là địa bàn mà trẻ em sinh ra và lớn lên, nơi gần gũi và hiểu trẻ em nhiều nhất, cụ thể nhất là môi trường quan trọng nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của trẻ em. Việc xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ hiện nay đang trở thành một yêu cầu quan trọng nhằm xây dựng hạnh phúc cho trẻ em cho từng gia đình, cũng như từng cộng đồng và toàn xã hội. Cần đổi mới
phương pháp quản lý, chỉ đạo và tăng cường công tác truyền thông, vận động nhân dân tham gia chủ động và tự giác vào các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ quyền trẻ em, bồi dưỡng kiến thức và năng lực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho các gia đình và cộng đồng.
Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước vào hoạt động của các đoàn thể và tổ chức xã hội trước hết phải nhằm nâng cao kiến thức và nhận thức cho mọi công dân, để họ tham gia vào phong trào toàn dân bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, với sự hiểu biết và tình thương yêu sâu sắc với trẻ em, thực hiện phối hợp liên ngành, lồng ghép bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội và các chương trình dân số, mở rộng các hoạt động nhân đạo vì trẻ em, phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.