Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 78 - 92)

2.3. Một số giải pháp cơ bản và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay

2.3.1. Một số giải pháp

2.3.1.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình, tạo cơ sở cho việc nâng cao vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Để các gia đình có thể thực hiện được tốt chức năng của mình, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến gia đình, thường xuyên tạo điều kiện để nâng cao mức sống vật chất văn hoá, tinh thần trong mỗi gia đình, đồng thời có chính sách phát huy vai trò và những đạo lý tốt đẹp của truyền thống gia đình Việt Nam trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong 10 năm là: Đưa nước ta ra khỏi tỡnh trạng kộm phỏt triển, tụt hậu, nõng cao rừ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực cong người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường địn hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế nước ta trên trường quốc tế [13, tr.89].

Về xây dựng con người và phát triển xã hội, Đại hội X của Đảng ta đề ra mục tiêu đến 2010: Tốc độ tăng dân số khoảng 1.14%, giảm tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới xuống còn 10-11%) vào năm 2010, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, đạt 200 sinh viên đại học và cao đẳng/10.000 dân, lao động đã qua đào tạo chiếm 40% tổng lao động xã hội, tỷ lệ bác sĩ đạt 7

người/10.000 dân, tỷ lệ tử vong trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xống dưới 20%, tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản dưới 60/100.000 trẻ đẻ sống, tuổi thọ bình quân của dân số Việt Nam đạt 72 tuổi [15, tr.189].

Giải pháp về phát triển kinh tế là giải pháp đặc biệt quan trọng, nó quyết định tới sự thành bại của chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vì vậy trước hết phải thực hiện có hiệu quả cơ chế phân cấp quản lý nhà nước về phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho các cấp phát huy nội lực, tăng thu ngân sách, đảm bảo nguồn thu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phải đa dạng hoá các nguồn lực để đầu tư cho phát triển mở rộng, từng bước hiện đại hoá nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện để nhân dân tiếp cận kịp thời các dịch vụ tín dụng nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức tốt việc huy động nguồn vốn, đáp ứng tốt yêu cầu về vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh xoá đói, giảm nghèo và quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển; tổ chức tốt điều hoà lưu thông tiền tệ, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, khai thác tốt nguồn lực trong nhân dân, trong các thành phần kinh tế, xây dựng các chương trình, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để thu hút các nguồn lực đầu tư trong nước và ngoài nước.

Một trong những giải pháp được nhấn mạnh để phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng là khẩn trương hoàn thiện đồng bộ, cụ thể công tác cải cách hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn.

Tạo mọi điều kiện cho người dân phát huy năng lực trong sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các hình thức kinh doanh liên kết sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các vùng nguyên liệu, đào tạo nghề để phát triển các ngành nghề sản xuất thủ công nghiệp, giúp đỡ hướng dẫn phát triển mạnh mô hình kinh tế hộ, kinh tế

trang trại, kinh tế hợp tác trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất làng thủ công, chế biến tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống nhất là trong vùng nông thôn. Xây dựng và phát triển các mô hình xóa đói giảm nghèo gắn với mô hình sản xuất có phân công lao động, hình thành các hộ, các đơn vị sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô hợp lý có thị trường ổn định.

Tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về thuỷ điện, khoáng sản, kinh tế cửa khẩu, du lịch và phát triển nuôi bò thịt, cây dược liệu, cây ăn quả,… Từ đú, xỏc định rừ sản phẩm chủ lực cú ưu thế cạnh tranh, đăng ký thương hiệu sản phẩm kịp thời; khai thác, mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài.

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt đối với khu vực có đồng bào dân tộc ít người như: Mông, Dao, Lôlô, Sán chỉ,…

sinh sống phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi nhằm thay đổi nếp nghĩ,cách làm, qua đó nâng coa đời sống dân sinh, ổn định xã hội, phát triển kinh tế ở từng vùng, từng địa phương.

Nằm giữa hai hành lang kinh tế đông (Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng) và tây (Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng), có đường biên giới dài 332 km với 3 cửa khẩu chính (Tà Lùng, Hùng Quốc, Sóc Giang) và nhiều cặp chợ đường biên. Cao Bằng có nhiều điều kiện phát triển kinh tế cửa khẩu, thúc đẩy hợp tác toàn diện với Quảng Tây (Trung Quốc), tạo hướng phát triển đột phá cho ngành thương mại - dịch vụ trong những năm tới. Giải pháp được nhấn mạnh là điều chỉnh quy hoạch, giải phóng mặt bằng, xúc tiến thương mại, mở rộng giao lưu hàng hoá; hỗ trợ đầu tư, tạo điều kiện trong giao dịch ngoại tệ,…

Cao Bằng vốn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều di tích lịch sử gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của lịch sử dân tộc như: Khu di tích Pác Bó, khu rừng Trần Hưng Đạo, di tích Đông Khê, Lam Sơn, thành

Nhà Mạc, đền Kỳ Sầm, đền vua Lê,… và nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thăng Hen, dãy núi Phja Đén - Phja Oắc,… đang trở thành sức hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đến năm 2010 đón 1,2 triệu lượt du khách doanh thu du lịch đạt 400 tỷ đồng cần phải đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng các dự án khu du lịch trọng điểm, kêu gọi các thành phần kinh tế tham đầu tư nâng cấp hệ thống dịch vụ, du lịch; đẩy mạnh liên kết và xây dựng các tour, tuyến;

tập trung xây dựng khu di tích Pác Bó, thác Bản Giốc thành điểm du lịch quốc gia.

Xác định nông - lâm nghiệp và nền tảng tạo sự phát triển bền vững, Cao Bằng đã chủ động thực hiện các biện pháp tích cực như hình thành các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đưa sản phẩm nông nghiệp từng bước trở thành hàng hoá, tập trung chọn lọc giống cây phù hợp với điều kiện từng vùng; đầu tư cơ sở sản xuất giống, cấy mô tế bào, giâm hom, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, xây dựng mô hình điểm về thâm canh lúa, ngô năng suất cao. Trong đó, tập trung mở rộng vùng chuyên canh thuốc lá ở Hoà An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Thông Nông, mía ở Phục Hoà, Quảng Uyên, Hạ Lang; chè Đắng ở Thạch An, Nguyên Bình, Bảo Lạc và phát triển các loại cây trồng đặc sản như hạt dẻ, mận ở Trùng Khánh và một số vùng thích hợp; kêu gọi vốn, xúc tiến đầu tư xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung đã có; lập kế hoạch khai thác nguồn nguyên liệu để chế biến làm tăng giá trị sản phẩm hàng hoá.

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc gắn với phát triển kinh tế, cây trồng có đầu ra tốt như: trúc sào (liên doanh Đài Loan), chè Đắng (liên doanh với Nhật Bản), chè chất lượng cao ở Nguyên Bình, và một số loại thảo dược,…

Chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và đạt được những kết quả khả quan, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Đặc biệt, tập

trung triển khai dự án phát triển đàn bò, hình thành các khu chăn nuôi lớn ở các vùng thuận lợi, trọng điểm; sử dụng thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo kết hợp giữa nguyên liệu sẵn có với thức ăn công nghiệp, củng cố phát triển doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã,…

Kinh tế hộ gia đình là một bộ phận kinh tế của xã hội, kinh tế xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình phát huy các tiềm năng thế mạnh của từng gia đình, từng vùng, từng địa phương. Cùng với việc nâng cao mức sống nói chung trong xã hội còn chuẩn bị những điều kiện trực tiếp nhất cho việc thực hiện bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đồng thời, thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh chính đáng, trẻ em có điều kiện tiếp cận với các hoạt động sản xuất nên có điều kiện thực hành, rèn luyện ý thức về lao động, yêu quý trân trọng thành quả lao động, qua đó các em được đóng góp sức mình trong lao động, phát huy tính độc lập, sáng tạo làm chủ bản thân và tự tin trong cuộc sống để bước vào đời một cách vững vàng.

2.3.1.2. Xây dựng gia đình văn hoá

Xây dựng gia đình văn hoá là một cuộc vận động trọng tâm của phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tập hợp được đông đảo các tầng lớp tham gia hưởng ứng và phát triển rộng khắp ở các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể quần chúng, chất lượng phong trào ngày càng được nâng cao. Các gia đình văn hoá luôn đi đầu thực hiện các nội dung công tác xây dựng phong trào như: mô hình gia đình ít con no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ; gia đình vượt khó đi lên; gia đình vì trẻ em; gia đình nhiều thế hệ chung sống hoà thuận, mẫu mực đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm được phát huy. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá ngày càng đa dạng, phong phú hơn thông qua các chương trình phối hợp lồng ghép của các cơ quan, ban ngành, tiêu biểu là các phong trào: Xây dựng “gia đình nông dân văn hoá”, của Hội Nông dân, “gia đình cựu chiến binh gương mẫu văn hoá” của Hội Cựu chiến binh; “gia đình thể thao” của ngành Văn hoá thể thao du lịch; “gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ” của Hội Phụ nữ; “gia đình nhà giáo văn hoá của ngành Giáo dục và đào tạo; “gia đình văn hoá sức khoẻ” của ngành Y tế,… Đây chính là cơ sở cho việc nâng vao vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đó nờu rừ nhiệm vụ lớn cho toàn xã hội về xây dựng gia đình văn hoá là: Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hoá dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phương hướng xây dựng gia đình của Đảng phù hợp và đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của phần lớn các gia đình Việt Nam. Phương hướng này còn là điều kiện để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Xây dựng gia đình no ấm là cơ sở để xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Hiện nay, ở Cao Bằng tuy cuộc sống đã được nâng lên nhưng một số vùng đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới số hộ nghèo đói vẫn chiếm tỷ lệ cao, còn nhiều gia đình thiếu ăn vào những ngày giáp hạt. Do trình độ dân trí thấp, năng lực sản xuất chưa đồng đều, phương pháp chi tiêu chưa phù hợp nên công tác bảo vệ, chăm sóc và gia đình trẻ em còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy cùng với các chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ và các cấp các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục trong nhân dân về thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, phát triển kinh tế, nâng cao dân trí là nhiệm vụ cấp thiết để tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Cao Bằng.

Xây dựng gia đình bình đẳng: Trong gia đình, quan hệ vợ chồng là quan hệ cơ bản có ý nghĩa to lớn đối với các quan hệ khác. Trong gia đình, vợ chồng phải thương yêu nhau, chăm sóc, chia sẻ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Thuỷ chung là nghĩa vụ của vợ chồng, phản ỏnh rừ nhất tỡnh yờu sau hụn nhân. Giáo dục bình đẳng trước hết là sự công bằng về trách nhiệm và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, trong đó có những nghĩa vụ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, có những nghĩa vụ do phong tục tập quán văn hoá truyền thống thừa nhận. Tôn trọng thực hiện quyền bình đẳng trong gia đình là điều kiện tốt nhất đêt xây dựng gia đình văn hoá.

Trong quan hệ giữa bố mẹ và con cái phải mang tinh thần dân chủ, yêu thương, tôn trọng và trách nhiệm. Bố mẹ không phân biệt đối xử đối với con cái, nhất là giữa con trai và con gái, tôn trọng những nhu cầu chính đáng của con cái. Chăm lo nuôi dưỡng con cái thành người có ích cho xã hội là nghĩa vụ thiêng liêng của bố mẹ. Con cái phải biết hiếu thảo, kính trọng cha mẹ, nghe lời khuyên nhủ của cha mẹ và không ngừng học hỏi để vươn lên giữ vững truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con cái phải thương yêu, chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ lúc tuổi già vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ của con

cái. Trong gia đình, phải xây dựng những quan hệ giữa anh chị em với nhau.

Tuy gia đình nhiều thế hệ, phải giải quyết tốt những quan hệ như: giữa ông bà với cháu chắt, giữa bố mẹ chồng và con dâu, cô, dì chú bác… trên tinh thần bình đẳng trách nhiệm để cho gia đình trở thành tế bào thực sự lành mạnh của xã hội.

Để xây dựng gia đình bình đẳng ở Cao Bằng cần làm tốt những vấn đề:

Thứ nhất, cần nâng cao trình độ dân trí của người dân; thứ hai, phá bỏ những hủ tục lạc hậu đã tồn tại lâu đời trong ma chay, cưới xin, lễ chạp…; thứ ba, các thành viên trong gia đình phải ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình căn cứ vào địa vị của mỗi người để thực hiện tốt các chức năng của gia đình.

Xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc: Trong đó các thành viên chung sống với nhau vui vẻ, khắc phục được những phong tục tập quán lạc hậu, có ý thức phòng chống tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan thể hiện ở sự đồng lòng nhất trí, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Xây dựng gia đình tiến bộ phải gắn liền với thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, đồng thời gia đình biết tạo môi trường văn hoá để cho các mối quan hệ bên trong, bên ngoài ngày càng tốt đẹp hơn. Xây dựng gia đình hạnh phúc, đó là gia đình luôn yêu thương tôn trọng nhau, các thành viên sống hoà thuận, các mối quan hệ được thực hiện theo những chuẩn mực cao cả. Gia đình hạnh phúc bền vững thể hiện bình đẳng tôn trọng thương yêu, chia sẻ trách nhiệm giữa vợ chồng, cùng nhau phấn đấu vươn lên trong công việc của gia đình cũng như ngoài xã hội, vợ chồng có sự nhất trí cao về mục đích nội dung và phương pháp nuôi dạy con cái, không can thiệp thô bạo và ép buộc đối với con cái. Gia đình hạnh phúc bền vững thể hiện ở trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi giữa các thành viên trong gia đình được mọi người cùng tham gia xây dựng và thực hiện.

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 78 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)