Về chỉnh sách pháp lỷ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 94)

2. ỉ 1 về điểu kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường cùa pháp nhân

3.2.1.về chỉnh sách pháp lỷ

Các nhà xây dựng pháp luật cần phải làm rõ những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, pháp luật cần phải quy định rõ trách nhiệm bồi thường thuộc về chủ thể nào, thuộc về pháp nhân hay là người của pháp nhân.

Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là trách nhiệm bồi thường đo người của pháp nhân gây thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao hay bao gồm cả trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng vì vấn đề này liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ hoàn trà.

Thứ ba, cần phải tiếp tục nghiên cứu xem có trường hợp nào người của pháp nhân không có lỗi trong việc thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao gây thiệt hại mà pháp nhân phải bồi thường.

Thứ tư, về trách nhiệm hoàn trả của người của pháp nhân, người của pháp nhân phải có trách nhiệm hoàn trả đối với pháp nhân trong những trường hợp nào, hay người của pháp nhân phải có trách nhiệm hoàn trả đối với pháp nhân trong mọi trường hợp.

Thứ năm, cần quy định rõ về một cơ quan có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra: Pháp luật hiện hành có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra nhưng lại không thiết lập một cơ quan thực

hiện chức năng quản lý của nhà nước đối với hoạt động này. Hậu quà là, nhà nước không nẩm được hiệu quả và hiệu lực của chế định pháp luật này phát huy trên thực tế như thế nào, có bảo vệ được bên bị thiệt hại chưa và nhà nước cũng không nam được số lượng các vụ việc giài quyết được thông qua thương lượng giữa pháp nhân và cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác bị thiệt hại, các vụ việc không thương lượng được phải khỡi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết, cũng như không nắm được số các vụ án dân sự độc lập, số các vụ án hình sự, hành chính có giải quyết phần trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra ..., từ đó ảnh hường đến chính sách chung, hạn chế tác dụng của chế định bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Để khẳc phục tình trạng này, pháp luật cần phải xác định cụ thể cơ quan cùa nhà nước có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Cơ quan này có thể ỉà Bộ Nội vụ, có thể là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, có thể là Bộ Tư pháp hoặc là một cơ quan khác của nhà nước nhưng điều quan trọng ỉà phải có một cơ quan đứng ra để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động này.

Thứ sáu, nên quy định án lệ như là một nguồn pháp luật. Án lệ là các vụ án điển hình đã được xét xử trước đây và sau này được vận dựng để xét xử các vụ việc trong trường hợp khi không có quy định pháp luật điều chinh hoặc mặc dù có quy định pháp luật điều chỉnh, nhưng quy định đó không rõ ràng [36, tr.25].

Trong hệ thống pháp luật Common Law, án lệ là nguồn chính của pháp luật. Văn bản luật không phải là không có nhưng thường được xem là ngoại lệ và chỉ được Tòa án diễn giải một cách hẹp hơn. Án lệ và văn bản luật theo hệ thống Common Law đều không sử dụng các thuật ngữ trừu tượng hoặc đua ra

các nguyên tắc chung - các quy phạm pháp luật được trình bày bằng ngôn ngữ rất cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề rất cụ thể.

về lý thuyết, Việt Nam không công nhận án lệ là nguồn của pháp luật, mà chi công nhận luật thành văn. Tuy nhiên, trong thực tiễn, án lệ được xem như một nguồn tài liệu quan trọng trong việc giải thích và hướng dẫn thực hiện pháp luật. Hàng năm, khi đánh giá công tác xét xử năm cũ và đề ra phương hướng cho năm mới, Tòa án nhân dân tổi cao thường đưa ra các vụ án điển hình để rút kinh nghiệm. Thông qua việc phân tích mặt tích cực hoặc hạn chế của các vụ án này để xem xét rút kinh nghiệm, đồng thòi cũng làm cả công tác giải thích luật.

Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đã công bố những Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, trong đó có các quyết định giám đốc thuộc lĩnh vực dân sự được ban hành năm 2003, 2004, 2005 và 2006. Mặc dù các quyết định được công bổ chưa có sự thống nhất và mang tính chuẩn mực, nhưng việc công bố có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thực tiễn xét xử. Trong Báo cáo về thực tế công bố các quyết định của Toà án ờ một số nước điển hình trên tòa cầu và một số đề xuất với Việt Nam trong Dự án Star - Việt Nam tháng 12 năm 2002, Vừginia Wise, Giàng viên luật, Trường luật Harward tổng kết 7 lý do khác nhau để hỗ trợ việc soạn thảo, công bố và phổ biến các quyết định của Toà án, trong đó có: a) Cải thiện khả năng lập luận và soạn thảo quyết định; b) Cải thiện chất lượng “hồ sơ xét xử” và từ đó nâng cao chất lượng của việc xem xét (phúc thẩm) theo thủ tục pháp lý; c) Tăng hiệu quà của hệ thống tư pháp và tránh việc khiếu kiện lại những vấn đề Toà án đã ra quyết định; d) Hỗ trợ các chức năng giáo dục và đào tạo; e) Hồ trợ việc áp dụng luật một cách đồng bộ, nhất quán (không tuỳ tiện) và có thể dự đoán được trên cả nước ở mọi thời điểm; í) Cải thiện luật, trợ giúp tìm kiếm và sửa chừa các vấn đề,

làm rõ các vẩn đề còn mơ hồ, giải quyết các điểm chưa thống nhất và giảm bớt các kết quả không lường trước trong khi áp dụng luật; g) Tăng cường công khai và từ đó tăng đuợc sự tự tin và tín nhiệm vào hệ thống Toà án. [34]. Do vậy, việc xây dựng và phát triển án lệ là một tất yếu nhằm bổ sung một nguồn quan trọng cho hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người cùa pháp nhân gây ra nói riêng.

về mặt đường lối, chính sách của Đảng, nhận thức được vai trò của án lệ trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24-05-2005, về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010 và định hưởng đến năm 2020, trong đó xác định nhiệm vụ “nghiên cứu xây đựng các tập án lệ và khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tế), quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật” [26, mục 1.7]. Để triển khai tốt nhiệm vụ này, đặc biệt là trong lĩnh vực trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người cùa pháp nhân gây ra phải có tập án lệ riêng. Việc tập hợp án lệ nên kết hợp đồng thời giữa việc tuyển chọn những bản án, quyết định mẫu mực đã được ban hành và cập nhật những bản án, quyết định về sau một cách thưcmg xuyên.

Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra nói riêng rất trừu tượng đặc biệt là việc xác định thiệt hại và mức bồi thường... dẫn đến khó khăn trong việc lượng hoá. Hom nữa, mọi vấn đề cần phải được giải quyết một cách cụ thể chính xác. Trong khi đó pháp luật dân sự luôn tồn tại những thuật ngữ trừu tượng, những nguyên tắc chung chung gây khó khăn cho việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Có nhiều quan điểm cho rằng luật thành văn phải định nghĩa và ỉượng hoá những loại thiệt

hại và mức bồi thường, nhưng theo tác giả điều này quan điểm này là khó khăn vì thực tế rất trừu tượng và không theo một quy luật nào.

Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện pháp luật, bên cạnh luật thành văn thi cần xem xét án lệ là một nguồn luật trong nước. Áp dụng án lệ sẽ giải quyết thòa đáng các tình huống rất phức tạp diễn ra muôn hình, muôn vẻ mà không có quy phạm pháp luật thành văn nào có thể dự liệu trước được.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 94)