Bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 30)

Khi một người có hành vi trái “pháp luật” gây thiệt hại đối với người khác sẽ làm phát sinh quan hệ về bồi thường thiệt hại. “Pháp luật” ờ đây có thể được hiểu theo hai nội dung; thử nhất, pháp luật là quy tắc xừ sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước; thứ hai, đó là nội dung do các bên tự nguyện cam kết, thoả thuận trong các hợp đồng dân sự, mặc đù là khác với những quy định cụ thể của Bộ luật dân sự nhưng không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, và không trái với những nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật dân sự.

Bộ luật dân sự năm 2005, tại Điều 388 xác định như sau “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” [1]

Trong hợp đồng dân sự có tồn tại nghĩa vụ và có sự vi phạm nghĩa vụ đó thì mới có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường. Đây là trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Các bên có thể dự liệu và thoả thuận trước về những trường hợp thiệt hại và mức bồi thường, phương thức thực hiện bồi thường và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Trường hợp các bên không có thoả thuận về nghĩa vụ, tuy nhiên do có hành vi gậy thiệt hại nên xuất hiện nghĩa vụ thì đây là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà tnrớc đó không có quan hệ hợp đồng hoặc

tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây ra thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ chấp hành hợp đồng đã ký kết”. [13, tr 249]

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại của bồi thường thiệt hại. Trước khi có thiệt hại xảy ra thì các bên chưa có thoả thuận về quyền và nghĩa vụ, tuy nhiên, sau khi có thiệt hại xảy ra, bên có hành vi trái pháp luật một cách cố ý hoặc vô ý gây ra thiệt hại, phải bù đẳp, khôi phục lại trạng thái ban đầu những tổn thất về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác bị thiệt hại. Nói tóm ỉại, đây là trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật đổi với người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại.

Là một loại của bồi thường thiệt hại nên bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là việc “chuyển” thiệt hại từ người bị thiệt hại sang người gây thiệt hại. Bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại (cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp) cho bên bị thiệt hại. Việc thoả thuận chi có thể được hai bên đặt ra khi đã có thiệt hại xảy ra, xác định được ai là người bị thiệt hại, ai là người gây thiệt hại và mức độ lỗi của mỗi bên như thế nào. Nếu nhiều người cùng gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường. Thiệt hại xảy ra vừa là điều kiện phát sinh nghĩa vụ bồi thường vừa là điều kiện xác định trách nhiệm bồi thường.

Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 đều có quy định về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Tuy ở mỗi một giai đoạn khác nhau của quá trình hoàn thiện pháp luật dân sự thì việc quy định bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra có điểm riêng nhưng tựu chung lại thì hoạt động của pháp nhân được thực hiện bời người (thành viên) của pháp nhân và hoạt động đó gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác thì trước hết pháp nhân phải bồi thường. Ta thấy, sự tồn tại của pháp nhân (một

tập thể người) đề thực hiện những mục đích nhất định; trong hoạt động của minh khi quan hệ với các chủ thể khác, pháp nhân phải thông qua người đại diện của pháp nhân hoặc thành viên của pháp nhân (nhân danh pháp nhân). Pháp nhân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua người của pháp nhân. Nhằm thu được lợi ích thì pháp nhân phải tham gia các quan hệ dân sự, tuy nhiên, trong quan hệ dân sự thì bao giờ cũng phát sinh quyển và nghĩa vụ. Nếu pháp nhân (người của pháp nhân) không thực hiện các nghĩa vụ do pháp nhân đã cam kết, thoả thuận mà gây thiệt hại cho bên (những bên) hưởng quyền thì pháp nhân có thể phải bồi thường, đây là bồi thường trong hợp đồng. Người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao, nhiệm vụ đó có thể là gây thiệt hại cho 1) bên hường quyền (mà pháp nhân đang thực hiện nghĩa vụ theo một hợp đồng dân sự); 2) bên bất kỳ nào khác (mà pháp nhân không có nghĩa vụ dân sự). Cả hai trường hợp này, thiệt hại xảy ra là yếu tổ cần và đù để đặt ra vấn bồi thường. Việc bồi thường này chỉ được đặt ra sau khi cỏ thiệt hại xảy ra chứ không phải là đã có thoả thuận từ trước khi có thiệt hại. Vì vậy, bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là loại bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Mặt khác, Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 đều quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, do đó quan hệ bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là quan hệ pháp luật dân sự. Người cùa pháp nhân thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao nhân danh pháp nhân nên pháp nhân phải bồi thường khi người của pháp nhân gây thiệt hại cho chủ thể khác. Pháp nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự thì có thể là quan hệ hợp đồng hoặc không phải quan hệ hợp đồng. Dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng thì việc người cùa pháp nhân gây thiệt hại, những thiệt hại này không phải là không thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng cho nên việc bồi thường không phải do vi

phạm các nghĩa vụ về hợp đồng, chính vì vậy trách nhiệm bồi thường của

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)