Về khả năng tài chính

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 98)

2. ỉ 1 về điểu kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường cùa pháp nhân

3.2.2. về khả năng tài chính

Khả năng tài chính là điều kiện có tác động rất lớn đến hiệu quả của pháp luật điều chinh về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đo người của pháp nhân gây ra. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bồi thường đầy đủ, toàn bộ nên vẩn đề quy định mức giới hạn bồi thường chi đặt ra đối với những trường hợp thiệt hại lớn, khó xác định chí nil xác thiệt hại. Nếu pháp luật không có quy định về mức giới hạn bồi thường thì nhiều trường hợp quy định nguyên tắc bồi thường đầy đủ trở thành hình thức, còn nếu quy định mức giới hạn bồi thường thì nhiều trường hợp dễ bị lạm dụng. Cho nên vấn đề này phải tham khảo, cân nhẳc kỹ làm sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện phát triển kinh tế của đất nước mà các nhà xây dựng pháp luật có thể quy định về mức bồi thường cụ thể trong tìmg trường hợp cụ thể. Nhưng vấn đề quan trọng nhất đó là tránh tình trạng bị động, ảnh hường đến hoạt động của pháp nhân trong trường hợp xảy ra sự kiện phải bồi thường, vì vậy việc pháp luật có quy định bắt buộc pháp nhân phải xây dựng quỹ dự phòng cho việc bồi thường này là cần thiết.

Kết luận chuung 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trong chương 1 và chương 2 của luận văn, có thể thấy việc nâng cao hiệu quả của việc giải quyết bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là cần thiết.

Nhằm nâng cao hiệu quả cùa việc giải quyết bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, nên tập trung vào một số giải pháp như: Giải pháp nhầm hoàn thiện hệ thống pháp ỉuật quy định về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, và Giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quà của việc giải quyết bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trên đây là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Những giải pháp này không những làm cho việc điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đo người của pháp nhân gây ra có hiệu quả hơn mà còn góp phần vào việc hoàn thiện cà hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung.

KÉT LUÂN VÀ KIẾN NGHI • •

Chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là một chế định khá phức tạp và có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến chính sách pháp lý của mồi quốc gia. Tuy nhiên, với nỗ lực mong muốn bảo vệ triệt để các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác bị xâm phạm bời hành vi trái pháp luật của người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao, đồng thời vẫn bào vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân cũng như người của pháp nhân mà việc xây dựng và hoàn thiện chế định pháp luật này là hoàn toàn cần thiết.

Sau một quá trinh nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận cơ bản sau: 1. Chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại khi thực hiện nhiệm

VỤI được pháp nhân giao luôn chịu ảnh hưởng, tác động của chính sách pháp

lý cũng như những điều kiện cụ thể của từng quốc gia.

2. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù pháp luật đã có quy định ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao nhưng do pháp luật quy định còn thiếu thống nhất, chưa có sự giải thích rõ ràng cũng như còn có những khía cạnh của vấn đề này chưa có quy định nên không chi có pháp nhân, người của pháp nhân gây thiệt hại, người bị thiệt hại và dư luận xã hội có những cách hiểu khác nhau dẫn đến có những động thái trái ngược nhau khi có sự việc thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, mà ngay cả nhừng Dgười áp dụng pháp luật vẫn có những cách hiểu chưa thống nhất dẫn đến cách giải quyết không đúng pháp luật khi thụ lý giải quyết các vụ việc lọai này.

3. Việc xây dựng và hoàn thiện chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao là phù hợp với đòi hỏi tất yếu của xã hội cũng như xu thế chung của thế giới, đồng thời đáp ứng yêu cẩu xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

4. về bản chất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của của pháp nhân trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao là trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, là trách nhiệm trực tiếp của pháp nhân chứ không phải là trách nhiệm liên đới hay thay thế để rồi sau đó việc thực hiện trách nhiệm bồi thường lại là người của pháp nhân.

5. Hiện nay ở Việt Nam đã hình thành cơ chế bồi thường cho những cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác bị thiệt hại bởi hành vi của người cùa pháp nhân khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao gây ra, tuy nhiên về pháp luật thực định cũng như thực tiễn thi hành thì chế định này chưa phát huy hiệu quả, chưa bảo vệ triệt để được các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân hoặc chù thể khác, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân và người của pháp nhân. Chính vì vậy cần phải hoàn thiện chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.

6. Những kiến nghị cụ thể

Thứ nhất, pháp luật cần phải quy định rõ chủ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao là pháp nhân; để phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước và phù hợp với các điều luật khác trong Bộ luật dân sự thì về cấu trúc điều luật cần rõ ràng, dễ hiểu, không nên dùng câu điều kiện “nếu ... thì...”, cũng như “một khoản tiền” mà không hề có sự giải thích vì đây là quy định

tùy nghi, rất dễ dẫn đến sự vận dựng tùy tiện. Theo tác giả, cả về cấu trúc và nội dung điều luật nên quy định như sau: “Điều...: Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra:

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Sau khi đã bồi thường thiệt hại, căn cứ vào mức độ lỗi, pháp nhân có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trà một khoản tiền nhưng tối đa không quá 50% tổng số tiền mà pháp nhân đã bồi thường.”

Hiện nay, có nhiều lĩnh vực hoạt động mà hành vi người của pháp nhân chứa đựng nhiều khả năng gây thiệt hại cho người khác, như vận tải, xây dựng, y tể, môi trường. Tuy nhiên, mới có Luật hàng không dân dụng, Bộ luật hàng hải...„ hoặc là đã có quy định nhưng còn chung chung, chưa rõ ràng, tức là mới có một số ít luật chuyên ngành cụ thể hóa quy định của Bộ luật dân sự, cho nên cần phải tiếp tục nghiên cứu để xây dựng những luật này, đề những pháp nhân cũng như người của pháp nhân hoạt động trong các lĩnh vực này nâng cao được trách nhiệm đối với công việc của mình được giao.

Thứ hai, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại tuy là ờ giai đoạn sau cùng, giái quyết hậu quả của hành vi gây thiệt hại nhưng lại rất quan trọng. Cần có Luật để cụ thể hóa quy định của Bộ luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, trong đó quy định trách nhiệm bồi thường của pháp nhân đối với cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác bị thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quy định bắt buộc pháp nhân xây dựng quỹ bồi thường thiệt hại. Luật cũng cần giải thích rõ thuật ngữ “Pháp nhân”, “thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao” được hiểu như thế nào, hoặc có quy định để loại trừ những trường hợp đã là đổi tượng cùa các quy định đăc thù về bồi thường thiệt hại do những người là cán bộ,

công chức gây ra. Bên cạnh đó cần phải quy định rõ nguyên tắc giải quyểt bồi thường. Để việc thanh toán được kịp thời và giữ được hòa khí, thể hiện sự tương thân tương ái cần khuyến khích các bên thương lượng, ngoài ra cũng cần quy định việc thanh toán bồi thường được hiểu là bẩt kỳ một hình thức thanh toán nào được thực hiện, có thể là: 1) Thanh toán bồi thường một cách tự nguyện; 2) Thanh toán bồi thường bằng thỏa thuận; và 3) Thanh toán bồi thường trên cơ sở quyết định cùa Tòa án. cần quy định về trách nhiệm hoàn trà của người của pháp nhân đã gây thiệt hại, trường hợp nào không phải hoàn trả, đặc biệt cần quy định rõ tỳ lệ hoàn trả trên mức độ lỗi, cũng như mức giới hạn bồi hoàíTL Chúng ta cũng có thể học tập kinh nghiệm xây dựng pháp luật của nước ngoài đỏ là mặc dù pháp nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường nhưng sau đó có quyền yêu cầu người của pháp nhân bồi hoàn, với tỳ lệ pháp nhân chịu bao nhiêu %, người của pháp nhân chịu bao nhiêu % tổng sổ tiền mà pháp nhân đã bồi thường.

Cuối cùng, nhằm nâng cao hiệu quà của việc giải quyết bồi thường thiệt hại đo người của pháp nhân gây ra, nên tập trung vào một số giải pháp như: Giải pháp nhàm hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (bao gồm: chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường; cơ chế thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân; nghĩa vụ hoàn trà), và Giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (bao gồm chính sách pháp lý và khả năng tài chính).

Hoàn thiện chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường do người của pháp nhân gây ra là việc làm cần thiết, phù hợp với đường lối, chính sách cùa Đảng. Sự hoàn thiện chế định này góp phần vào sự hoàn thiện chung của cả hệ thống pháp luật của nước ta, vì mục tiêu “xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.

34. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Đặc san cùa Tạp chí Tòa án nhân dân, quyển 1.

35. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học”, Nhà xuất bàn Công an nhân dân, Hà Nội (1999).

36. Michael Meek (1994), The Australian Legal System, 2nd Edition, The Law Book Company Limited.

37. Understanding remedies /James M.Fischer - Tìm hiểu luật bồi thường thiệt hại - lần 2 - USA: Matthew Bender & Company nám 2000.

38. WWW .sett, com, vn ngày 28-7-2008.

39. www.laodong.com.vn ngày 17-4-2008 và www.xaluan.com ngày 24-5-2008.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật dân sự năm 2005. 2. Bộ luật dân sự năm 1995.

3. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. 4. Bộ luật dân sự Philippine.

5. Bộ luật dân sự Nliật Bản. 6. Bộ luật dân sự Nga. 7. Bộ luật dân sự Pháp. 8. Bộ luật dân sự Thái Lan. 9. Bộ luật dân sự Trung Quốc.

10. Bộ luật hàng hài năm 2005. 11. Bộ luật lao động năm 1995. 12. Bộ luật hình sự năm 1999.

13. Bộ Tư pháp (2005), “Số chuyên đề về Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Dân chù và Pháp luật.

14. Bình luận những nội dung mới của Bộ luật dân sự năm 2005/ Chủ biên: Đinh Trung Tụng - NXB Tư pháp năm 2005.

15. Giáo trình Luật Dân Sự Việt Nam tập 1, tập 2 của Viện Đại học Mở Hà Nội - Chủ biên TS. Đinh Văn Thanh, ThS. GVC Phạm Văn Tuyết (NXBTư pháp năm 2005).

16. Luật bào hiểm xã hội.

17. Luật doanh nghiệp năm 2005.

18. Luật giao thông đường bộ năm 2001. 19. Luật hàng không dân dụng năm 2006 20. Luật xây dựng năm 2003

21. Luật về bồi thường thiệt hại liên quan đến nghề nghiệp của Singapore.

22. Luật về Nghĩa vụ của Cộng hoà Serbia.

23. Nghị định số 47/CP ngày 03-5-1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

24. Nghị quyết số 388/2003/NQ-ƯBTVQH11 ngày 17-3-2003 của Uỳ ban thường vụ quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.

25. Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28-4-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

26. Nghị quyết số 48/NQTW ngày 24-05-2005 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

27. Nguyễn Như Ỷ, Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thông tin (1998).

28. Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998.

29. Thông tư 54 ngày 04-6-1998 của Ban Tổ chức Chính phủ.

30. Toà án nhân dân tỉnh Bến Tre, Bản án số 65/2007/HSST ngày 29-6-2007.

31. Toà án nhân dân tình Bình Định, Bản án hình sự sơ thẩm ngày 12-5-2008.

32. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa dân sự, Bản án số 195/2007/DS- GĐT ngày 24-7-2007.

33. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa phúc thầm tại Hà Nội, Bàn án số 257/2006/DSPT ngày 18-12-2006.

34. Tòa án nhàn dân tối cao (2004), Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Đặc san của Tạp chí Tòa án

nhân dân, quyển 1.

35. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học”, Nhà xuất bàn Công an nhân dân, Hà Nội (1999).

36. Michael Meek (1994), The Australian Legal System, 2nd Edition, The Law Book Company Limited.

37. Understanding remedies /James M.Fischer - Tìm hiểu luật bồi thường thiệt hại - lần 2 - USA: Matthew Bender & Company năm 2000.

38. www.sgtt.com.vn ngày 28-7-2008.

39. www.laodong.com.vn ngày 17-4-2008 và www.xaluan.com ngày 24-5-2008.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)