Các quy định hiện hành về giải quyết bồi thường thiệthại do người của pháp nhân gây ra

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 63)

2. ỉ 1 về điểu kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường cùa pháp nhân

2.1.2. Các quy định hiện hành về giải quyết bồi thường thiệthại do người của pháp nhân gây ra

người của pháp nhân gây ra

2.1.2.L Các nguyên tắc của việc giải quyết bồi thường thiệt hại

Xuất phát từ quan hệ mà Luật dân sự điều chinh, cũng như xuất phát từ địa vị pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự, những điều kiện khách quan và chù quan của người bị thiệt hại và người gây thiệt hại,..., Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định những nguyên tắc để giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trước hết, việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gây ra phải xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự năm 2005, được quy định từ điều 4 đến điều 13, tại chương II “Những nguyên tắc cơ bản”. Các nguyên tắc trên là một hệ thống chỉnh thể. Vì vậy, phải xem xét chủng như một thể thống nhất, khi áp dụng giải quyết vẩn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Bên cạnh đó, Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi giải quyết các tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra nói riêng, “ 1) Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2) Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước

mắt và lâu dài của mình. 3) Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tể thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”

Tại khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời” Đây chính là nền tảng để giải quyết, xác định trách nhiệm và mức bồi thường.

Bồi thường toàn bộ thiệt hại là nguyên tắc công bằng, hợp lý, phù hợp với mục đích, chức năng của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường toàn bộ có nghĩa là thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu. Thiệt hại này là thiệt hại thực tế, có thể tính toán được để từ đó có cơ sở khắc phục chứ không phải là thiệt hại do suy diễn chủ quan. Như vậy, nguyên tắc bồi thường toàn bộ có áp dụng được với tất cả các loại thiệt hại hay không? Nhất là thiệt hại về tinh thần vì làm thế nào để tính toán được thiệt hại. Bù đắp tổn thất có đồng nghĩa với bồi thường toàn bộ hay không. Theo tác giả, bồi thường toàn bộ chỉ phù hợp với thiệt hại vật chất, còn thiệt hại về tinh thần thì không thể áp dụng nguyên tắc bồi thường toàn bộ. Bù đắp tổn thất về tinh thần chi mang tính ước lượng. Giống như pháp luật của một số nước, Việt Nam cũng ấn định một khoản tiền ừong trường hợp có bù đắp tổn thất về tinh thần.

Bồi thường toàn bộ cũng chỉ áp dụng trong trường hợp thiệt hại hoàn toàn do lỗi cố ý của người gây thiệt hại, còn nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi một phần thì người gây thiệt hại chi phải bồi thường trong phạm vi phần trách nhiệm của mình, trường hợp thiệt hại lại hoàn toàn đo lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại nhầm nhanh chóng khôi phục tình trạng tài sản, tạo điều kiện cho người bị thiệt hại khắc phục tình trang tài sản khi bị thiệt hại. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức

khoẻ trong việc cửu chữa, hạn chế thiệt hại bời các chi phí cứu chữa ừong trường hợp này nhiều khi vượt quá khả năng của nạn nhân và gia đình họ.

“Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thửc bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”. Ờ đây, pháp luật tôn trọng sự tự do ý chí, thoả thuận của các đương sự trong quan hệ bồi thường thiệt hại, thỏa thuận này chì có sau khi thiệt hại đã xảy ra.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi của bản án, quyết định của Toà án, tính phù hợp với các điều kiện thực tế của các đương sự, khoản 2 Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005 còn quy định: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”. Còn nếu, người gây thiệt hại với lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý mà không gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình thì phải “bồi thường toàn bộ” và không được “giảm mức bồi thường”. Quy định của điều luật chỉ định hình, định tính, mà không định lượng việc giảm mức bồi thường. Việc giảm mức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người gây thiệt hại mà Toà án ra quyết định trong từng trường hợp cụ thể thì việc giảm mức bồi thường là bao nhiêu.

Ngoài yếu tố lỗi, quy định nguyên tắc giảm mức bồi thường còn căn cứ vào khả năng kinh tế của người gây thiệt hại phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội là phù hợp với truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam. Đây là nét đặc trưng của pháp luật Việt Nam nói chung và của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự nói riêng.

Nguyên tắc giảm mức bồi thường ờ đây liệu có mâu thuẫn với nguyên tắc bồi thường toàn bộ không? Mục đích của việc bồi thường là nhầm phục hồi những lợi ích đã mất, đã bị thiệt hại cho người bị thiệt hại trên thực tế chứ không phải là chi bàng phán quyết của Toà án mà phán quyết đó không có

tính thực thi. Vậy làm sao để những lợi ích đó được khôi phục về mặt thực tế? Do đó, việc quy định nguyên tắc giảm mức bồi thường hoàn toàn phù hợp với mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bởi vì, trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào cơ sờ thực tế, vào thiệt hại đã xảy ra và người gây thiệt hại có khả năng bồi thường thiệt hại hay không. Điều đó nhầm bảo đảm cho người gây thiệt hại thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, tính hiện thực của việc bồi thường được đàm bảo.

về mặt pháp luật, lẽ ra chi đặt ra vấn đề giảm mức bồi thường thiệt hại khi có sự phân chia trách nhiệm dựa trên cơ sở lỗi của bên gây thiệt hại. Và cũng rất khó cho Tòa án giải quyết những vụ việc như thế này nếu bên pháp nhân chịu trách nhiệm bồi thường viện dẫn quy định này của pháp luật để yêu cầu được giảm mức bồi thường. Nếu cho rằng giảm mức bồi thường phụ thuộc vào mức độ lỗi của người gây thiệt hại thì cũng chưa hẳn đã đúng vì thiệt hại đến đâu, lỗi đến đâu thì phải chịu trách nhiệm bồi thường đến đó và bản chất đó không phải là giảm mức bồi thường. Tòa án khó có thể giảm mức bồi thường nếu đó không phải là việc ghi nhận ý chí của người bị thiệt hại hoặc người đại diện của người bị hại.

Mức bồi thường có thể tăng hoặc giảm. “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.” (khoản 3 Điều 605) [1]. Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường chi được thực hiện trong trường hợp bồi thường nhiều lần (hàng tháng hoặc hàng năm) mà không được đặt ra trong trường hợp bồi thường toàn bộ một lần. Trên thực tể, người bị thiệt hại thường yêu cầu tăng mức bồi thường và thời hạn bồi thường; ví dụ, vết thương cùa người bị hại tái phát dẫn đển phải chi phí cho việc phẫu thuật lại và sau đó sức khỏe của người bị hại suy giảm hom so với trước (có cơ sở chứng minh) thì người bị hại có quyền đề

nghị tăng mức bồi thường. Ngược lại, người gây thiệt hại thường yêu cầu giám mức bồi thường và thời hạn bồi thường,....; ví dụ, pháp nhân chịu trách nhiệm bồi thường hàng tháng cho con của người bị hại, khi có căn cứ cho rằng con của người bị hại mặc dù chưa đủ 18 tuổi nhưng đã có việc làm ổn định và có thu nhập thì pháp nhân có quyền đề nghị giảm mức bồi thường. Việc xem xét các điều kiện thực tế và xác định sự phù hợp cũng như quyết định thay đổi mức bồi thường thuộc về Toà án hoặc cơ quan Nhà nước cỏ thẩm quyền. Nguyên tắc này thực sự khách quan và công bẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cà hai bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại.

Với Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005, các nguyên tắc nêu trên- về cơ bản- thể hiện sự công bằng hợp lý của pháp luật dân sự Việt Nam, nhầm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi quyền và lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm. Đồng thời, cũng thể hiện sự công bằng từ phía người gây thiệt hại, đó là họ chi phải chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng với mức độ lỗi.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)