Cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệthại do người của pháp nhân gây ra

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 40)

pháp nhân gây ra

1.2.3.1. Cơ sở lý luận

Tự do là một giá trị chung của nhân loại, tự do là một nguyên tắc cơ bản luôn được pháp luật tôn trọng. Trong xã hội có pháp luật, việc xác định phạm vi hành xử của một người không có nghĩa là hạn chế sự tự do của họ mà có nghĩa là bảo vệ quyền tự do cùa họ, nếu không có ranh giới đó thì quyền tự do của họ ỉuôn bị đe đoạ xâm phạm và có thể dẫn đến không có tự do, vì bản tính tập thể của con người, "tính bắt buộc" phải sống trong xã hội của nó; con người không có khả năng trờ nên hạnh phúc và thậm chí đơn giản là tồn tại khi thiếu những người khác. Pháp nhân là một khái niệm, một sản phẩm của xã hội vãn minh có pháp luật. Pháp nhân cũng hành xử trong raục đích và phạm vi hoạt động của mình, tôn trọng tự do của cá nhân, pháp nhân và chủ

thể khác. Hành xử của pháp nhân cũng phải thông qua hành vi của con người cụ thể. Hành vi của con người cụ thể đó chính là hành xử của pháp nhân nên nếu gây thiệt hại một cách trái pháp luật cho cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác thì pháp nhân phải bồi thường.

1.2.3.2. Cơ sở pháp lỷ

Chủ thể là một trong những yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân nói riêng. Theo quy định của pháp luật, một trong các điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân: “Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập” khoản 4 Điều 84 của Bộ luật dân sự 2005 [1] hoặc theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005 “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm” [17]..., thì để tham gia quan hệ pháp luật, thực hiện hoạt động, kinh doanh của pháp nhân buộc phải thông qua hành vi cùa con người cụ thể. Hành vi hợp pháp thì được pháp luật thừa nhận và ngược lại. Xuất phát từ việc thực hiện mục đích, chức năng hoạt động của pháp nhân phải thông qua người của pháp nhân là hành vi của nhừng con người cụ thể, dù muốn hay không muốn vẫn luôn có sự liên quan đổi với người khác. Khi pháp nhân giao nhiệm vụ cho người của mình thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thì việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cùa pháp nhân không được xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân hay chủ thể khác. Người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao được xác định chính là hành vi của pháp nhân. Cho nên, nếu người của pháp nhân gây thiệt hại thì pháp nhân phải bồi thường. Điều 618 BLDS năm 2005 xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người cùa pháp nhân gây ra, buộc “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao”. [1], Bộ luật dân sự còn

quy định căn cứ bồi thường và cách xác định thiệt hại để giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại trong trường hợp cụ thể là do người của pháp nhân gây ra, đó là các điều: Điều 604 (Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại), Điều 608 (Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm), Điều 609 (Bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm), Điều 610 (Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm), Điều 611 (Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm), Điều 612 (Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm).

Như đã phân tích ờ phần trên, các tổ chức đáp ứng được các điều kiện quy định ở Điều 84 của BLDS được coi là pháp nhân nên cơ quan, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 619 và 620 của BLDS cũng là một loại pháp nhân và người của những pháp nhân này ngoài cán bộ, công chức, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra thì vẫn còn những người như nhân viên tạp vụ, đánh máy, nhân viên lái xe, bảo vệ ... theo hợp đồng lao động. Những người này đều là người của pháp nhân nên vẫn chịu sự điều chỉnh của Điều 618. Các quy định về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức; người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra thực tế là cụ thể hoá quy định bồi thường thiệt hại do người cùa pháp nhân gây ra đối với các trường hợp đặc biệt người gây thiệt hại là người được nhà nước trao quyền, nhân danh nhà nước, thực hiện công vụ. Các văn bản dưới luật như Nghị định số 47/CP ngày 03-5-1997 của Chính phủ, Thông tư 54 ngày 04-6- 1998 của Ban Tổ chức Chính phủ và Thông tư số 38 của Bộ tài chính hướng dẫn bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng gây ra cũng vẫn đang được áp dụng làm cơ sở pháp lý để giải quyết trách nhiệm bồi thường do người của pháp nhân gây ra.

Với những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như đã được viện dẫn ở trên, mặc dù còn nhiều vấn đề về đối tượng là người gây thiệt hại, chưa hướng dẫn mức giới hạn hoàn trả và mức độ lồi của người của pháp nhân gây thiệt hại để chịu một phần là như thế nào hay là tỷ lệ tối đa là bao nhiêu trong số tiền mà pháp nhân đã bồi thường, cũng như hiệu quà thực tế vẫn còn phải xem xét nhưng về cơ bản, những quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc giài quyết loại trách nhiệm này trên thực tiễn. Và cũng từ những quy định đó, pháp nhân có trách nhiệm bồi thường có thể căn cứ vào để quy định trong quy chế, nội quy hoạt động của pháp nhân, trong hợp đồng lao động, ừong thoả ước lao động tập thể hoặc trong quá trình thương lượng, thoả thuận để buộc người của pháp nhân có lỗi gây thiệt hại phải bồi hoàn lại một khoản tiền trong số tiền mà pháp nhân đã bồi thường.

ỉ.2.3.3.sở thực tiễn

Mặc dù đến nay vẫn còn có quốc gia chưa quy định trách nhiệm của pháp nhân bồi thường thiệt hại trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao, đó có thể là do điều kiện thực tế hoặc chính sách pháp lý của quốc gia đó quy định hành vi có lỗi gây thiệt hại và phải chịu trách nhiệm thì chỉ áp dụng đối với cá nhân con người cụ thể chứ không áp dụng đối với pháp nhân, hoặc nếu có quy định pháp nhân phải bồi thường thì sau đó người của pháp nhân có lỗi gây thiệt hại phải hoàn trà khoản tiền mà pháp nhân đã bồi thường cho người bị thiệt hại (Điều 622) [2]. Việc thừa nhận trách nliiệm của pháp nhân là một thay đổi tích cực trong pháp luật của mỗi quốc gia. Trong thực tế, hoạt động của pháp nhân có tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho người khác, nếu không được điều chình bằng pháp luật, thì với điều kiện của người lao động nói chung là khả năng tài chính có hạn, gây thiệt hại trong lúc thực hiện nhiệm vụ pháp nhân

giao thì sẽ rất khó, thậm chí không thể bồi thường được cho người bị thiệt hại. Khi người của pháp nhân gây thiệt hại không có khả năng bồi thường hoặc bồi thường không đủ cho người bị thiệt hại mà pháp nhân đã giao việc không xác định đó là trách nhiệm của pháp nhân thì quyền lợi hợp pháp của người bị thiệt hại sẽ bị xâm phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bị thiệt hại. Trường hợp này không được giải quyết là nguy cơ gây mất ổn định các quan hệ xã hội, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách pháp lý phù hợp để điều chỉnh. Người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao, trong quan hệ với bên ngoài, về mặt pháp lý, là nhân danh pháp nhân, đem lại lợi ích cho pháp nhân chứ không phải là mang lại lợi ích cho một mình người đó. Nếu người của pháp nhân phải tự mình chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao thì về mặt lôgíc không phải là pháp nhân được hưởng lợi do không phải bồi thường mà pháp nhân tự mình hạn chế hoặc tước bỏ quyền lợi liên quan đến phạm vi, mục đích hoạt động của mình vì người của pháp nhân sẽ từ chối nhiệm vụ được giao hoặc không chủ động, tích cực khi thực hiện những nhiệm vụ, công việc có tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho người khác.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 40)