người của pháp nhân gây ra, đó là: Nhằm bảo đảm nguyên tắc công bằng,
bào vệ mạnh mẽ hơn người bị thiệt hại và tăng cường ưách nhiệm của người gây thiệt hại, từ đó đẩy mạnh việc phòng ngừa thiệt hại xảy ra. [14]
Nhằm bảo đảm công bằng xã hội, mọi trường hợp gây thiệt hại trái pháp luật cho người khác đều không tránh khỏi trách nhiệm bồi thường. Khi người của pháp nhân gây thiệt hại là đo thực hiện nhiệm vụ mà pháp nhân giao, pháp nhân là người được lợi từ hành vi do người của mình thực hiện thì cũng phải gánh chịu trách nhiệm trong trường hợp người của mình gây thiệt hại.
Việc quy định pháp nhân phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp
nhân giao bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người bị thiệt hại được bồi thường đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời sau khi bị gây thiệt hại nhằm khắc phục lại những thiệt hại mà họ phải chịu do hành vi trái pháp luật của người của pháp nhân gây ra.
Bảo đảm nguyên tắc người có lỗi trong việc gây thiệt hại thì phải bồi thường trong trường hợp pháp nhân đã bồi thường thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải bồi hoàn cho pháp nhân một khoản tiền, điều này góp phần phân định rõ ràng giới hạn, mức độ trách nhiệm của pháp
nhân, trách nhiệm cá nhân cùa người của pháp nhân khi họ có hành vi gây
thiệt hại trái pháp luật cho người khác. Nâng cao trách nhiệm của người lao
động trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, nếu không tuân thủ đủng quy tắc nghề nghiệp, quy trình thao tác máy móc hoặc lợi dụng việc được pháp nhân giao để có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì đù 1 khoản tiền bồi hoàn có nhỏ đi chăng nữa cũng vẫn là một gánh nặng về kinh tế mà người đó phải chịu trong khi thu nhập của người lao động không có gì là khá giả. Từ đó, người lao động sẽ trung thực, khách quan và thận trọng trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Với quy định này thì cũng có tác dụng giáo dục người của pháp nhân, đồng thời pháp nhân cũng phải có trách nhiệm giáo dục người của mình về thái độ chấp hành pháp luật, từ đó đầy mạnh được công tác phòng ngừa thiệt hại xảy ra, giảm được chi phí xã hội nói chung cũng như chi phí của pháp nhân, cá nhân nói riêng.
1.4. Quá trình hình thành và phát triển của quy định bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gầy ra ở Việt Nam