Trình tự thủ tục giải quyết bồi thường thiệthạ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 67)

2. ỉ 1 về điểu kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường cùa pháp nhân

2.1.2.2. Trình tự thủ tục giải quyết bồi thường thiệthạ

2.1.2.2.1. Phương thức bồi thường

Khi cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác bị xâm phạm bởi hành vi gây thiệt hại của người cùa pháp nhân khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao thì những thiệt hại mà họ có thể phải gánh chịu là những thiệt hại về tài sản, những tổn thất về mặt tinh thần như uy tin, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm. Chính vì vậy, việc bồi thường phải tương xứng với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Đối với thiệt hại về tài sản thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền hoặc hoàn trà bằng hiện vật; đối với thiệt hại về tinh thần thì ngoài việc bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà họ phải gánh chịu thì còn có trường hợp pháp nhân có trách nhiệm cải chính để khôi phục uy tín, danh dự, nhân phẩm cho bên bị thiệt hại.

Theo nghĩa rộng nhẩt thì phương thức bồi thường có thể hiểu không chỉ là các hình thức khôi phục lại tổn thất mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu mà còn bao gồm cả trình tự, thủ tực thực hiện các biện pháp khôi phục đó.

Hiện nay, đối với các pháp nhân là các cơ quan, tổ chức nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân khi có sự kiện thiệt hại xảy ra theo quy định của Điều 618 Bộ luật hình sự 2005 thì vẫn tham khảo Nghị định 47/CP để giải quyết bồi thường, và các pháp nhân khác cũng có tham khảo một phần để áp dụng ừong trường hợp giải quyết bồi thường trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại. Vì ngoài văn bản có liên quan đến vấn đề bồi thường này ra thì không còn văn bản nào khác.

Nghị định số 47/CP quy định về phương thức bồi thường từ Điều 6 đến Điều 11. về nguyên tắc, phương thức bồi thường được thực hiện thông qua việc các bên thỏa thuận với nhau, tuy nhiên trong trường hợp không thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại hoặc một trong các bên không thực hiện nghiêm chinh thoả thuận, thì các bên có quyển yêu cầu Toà án giải quyết (Điều 6). Quá trình thỏa thuận để giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện giữa hai bên là người bị thiệt hại và Hội đồng xét giải quyết bồi thường thiệt hại. Hội đồng này bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, đại diện tổ chức công đoàn của người gây thiệt hại, đại diện cơ quan tài chính - vật giá, đại diện cơ quan chuyên ngành khoa hộc, kỹ thuật có liên quan và đại diện cơ quan tư pháp cùng cấp. Đại diện lãnh đạo cơ quan của người gây thiệt hại là Chủ tịch Hội đồng (Điều 8). Hội đồng này có nhiệm vụ là xem xét, đánh giá mức độ thiệt hại; xác định trách nhiệm dân sự của các bên để kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan quyết định mức bồi thường và phương thức bồi thường thiệt hại (Điều 9). Hội đồng xét giải quyết bồi thường thiệt hại bao gồm nhiều bước, cụ thể là Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia, cử thư ký; Hội đồng nghe công bố yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của người bị hại, nghe giải trình của người gây thiệt hại; Hội đồng nghe báo cáo thẩm định

của các cơ quan chuyên môn (nếu có); Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số. Kiến nghị cùa Hội đồng được lập thành văn bản và gửi cho lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể mời người bị thiệt hại hay đại diện của họ tham gia phiên họp Hội đồng. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. (Điều

10). [23, 29].

Có thể nói, Nghị định số 47 đã quy định khá đầy đù về phương thức bồi thường, cụ thể bao gồm các hình thức bồi thường bàng tiền, hình thức khôi phục đanh dự cho người bị thiệt hại, trình tự thủ tục và những cá nhân, tổ chức cụ thể có trách nhiệm thực hiện việc khôi phục danh dự. Tuy nhiên, thủ tục mang nặng tính hành chính, chua tạo cơ chế phù hợp để bên thiệt hại và pháp nhân thương lượng về việc bồi thường.

2.1.2.2.2. Nghĩa vụ hoàn trà

Nghĩa vụ hoàn trà của người của pháp nhân đối với pháp nhân là vấn đề khá nhạy cảm có liên quan đến chính sách pháp lý của mỗi quốc gia về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân. Vì vẩn đề trách nhiệm của pháp nhân đối với thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao thuộc về chính sách pháp lý của mỗi quốc gia, còn việc hoàn trả hay không hoàn trả là vấn đề nội bộ của pháp nhân.

Vậy có nên đặt ra quy định về nghĩa vụ hoàn trà hay không? Nếu đặt ra nghĩa vụ hoàn trà thì ở mức độ nào thì hợp lý? Trước hết, cần thiết phài đặt ra vấn đề hoàn trả đối với người của pháp nhân vì nếu không đặt vấn đề ữách nhiệm cho người của pháp nhân thì tất yếu dẫn đến suy nghĩ lệch lạc là luôn nghĩ rằng mình không phải bồi thường hoặc đã có pháp nhân bồi thường thay nên sẽ làm việc tuỳ tiện. Tuy nhiên, nếu đưa ra nghĩa vụ hoàn trả một cách tuyệt đối - luôn luôn phải hoàn trả 100% - thì hoàn toàn không hiệu quả, trong khi người cùa pháp nhân năng lực tài chính không cho phép. Bên cạnh đó,

pháp nhân là chủ thể được hường lợi ích khi người của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao nên pháp nhân phải chịu rủi ro”, về nguyên tắc, người của pháp nhân là người làm thuê của pháp nhân - không bao giờ phải hoàn trả 100% sổ tiền mà pháp nhản đã bỏ ra để bồi thường. Nếu trong mọi trường hợp mà người của pháp nhân đều phải hoàn trà 100% số tiền mà pháp nhân đã bỏ ra thì vô hình chung đó là một quy định gián tiếp bỏ trách nhiệm của pháp nhân.

Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định về nghĩa vụ hoàn trả có vè hợp lý, cụ thể, Điều 618 quy đinh: “nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trà một khoản

tiền theo quy định của pháp luật.” Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự

thì điều kiện để buộc người của pháp nhân phải có trách nhiệm hoàn trả sổ tiền mà pháp nhân bỏ ra để bồi thường là đã có lỗi đối với việc gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Đối với những thiệt hại mà người của pháp nhân gây ra nhưng hoàn toàn không có lỗi trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao thì người của pháp nhân không phải hoàn trả lại cho pháp nhân số tiền mà pháp nhân đã bò ra để bồi thường.

Nghị định sổ 47/CP quy định về nghĩa vụ hoàn trả từ Điều 12 đến Điều 18. Việc hoàn trà được thực hiện trên cơ sờ các quyết định của Hội đồng xét hoàn trả bồi thường thiệt hại do thủ trưởng cơ quan thành lập (Điều 13). Hội đồng này bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan của người gây thiệt hại là Chủ tịch Hội đồng, Chủ tịch công đoàn cơ sờ, Thủ trường trực tiếp của người gây thiệt hại, Kế toán trưởng, một số chuyên gia về ngành kinh t ế - k ỹ thuật và pháp lý có liên quan (Điều 14) và có nhiệm vụ giúp cho Thủ trưởng cơ quan xem xét, đánh giá thiệt hại, xác định mức độ lỗi và khả năng kinh tế của người gây thiệt hại và kiến nghị với Thủ trường cơ quan về mức hoàn trà và phương thức hoàn trà bồi thường thiệt hại. Hội đồng xét hoàn trà bồi thường

thiệt hại hoạt động theo trình tự: Chù tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia, cử thư ký; Hội đồng nghe giải trình của người gây thiệt hại; Hội đồng nghe ý kiến của Chủ tịch công đoàn cơ sở, ý kiến của Thủ trường trực tiếp của người gây thiệt hại và ỷ kiến của Kế toán trường; Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số. Kiến nghị của Hội đồng được lập thành văn bản và gửi cho lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền xem xẻt quyết định (Điều 16). Trên cơ sờ các hoạt động và những kiến nghị của Hội đồng xét hoàn trả bồi thường thiệt hại thì mức hoàn trả do Thủ trưởng cơ quan đó quyết định (Điều 12). Một điểm đáng chú ý là Nghị định 47/CP đã quy định về trường hợp nếu trừ dần vào thu nhập của người gây thiệt hại để thực hiện việc hoàn trả thì không dưới 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập từ tiền lương và phụ cấp hàng tháng, nếu có (Điều 17). Quy định này giúp cho người gây thiệt hại một mặt vẫn thực hiện được nghĩa vụ đối với cơ quan, mặt khác vẫn bào đảm ổn định cuộc sống của mình.

Có thể nói, việc xét hoàn trả quy định trong Nghị định 47/CP cũng giống như việc xét giải quyết bồi thường là cũng được thực hiện thông qua một hội đồng, về nguyên tắc, việc hoàn trả được thực hiện thông qua quyết định đơn phương của Hội đồng xét hoàn trà bồi thường thiệt hại, nhưng nếu người gây thiệt hại không đồng ý với quyết định của Thủ trưởng cơ quan về việc hoàn trả bồi thường thiệt hại hoặc không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thì các bên có quyền yêu cầu Toà án giãi quyết (Điều 18). [23, 29]

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)