2. ỉ 1 về điểu kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường cùa pháp nhân
2.2.1. Thực trạng việcpháp nhân phải bồi tìtườiig thiệthại do người của mình gây ra
của mình gây ra
Mặc dù pháp luật đã quy định, pháp nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người cùa mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ được pháp
nhân giao, tuy nhiên thực trạng việc pháp nhân bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra vẫn là một vẩn đề nổi cộm, một mặt do pháp nhân không nhận thức được trách nhiệm của mình khi người của mình gây thiệt hại, có khi cho rằng đó là trách nhiệm cá nhân của người gây thiệt hại, có khi lại cho rằng đó là do lỗi của người bị hại nên người bị hại phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, hoặc cho ràng đó chi là một khoản tiền hỗ trợ chứ không phải là bồi thường; mặt khác, mặc dù pháp nhân nhận thức được trách nhiệm của mình với việc người của pháp nhân gây thiệt hại nhưng do người bị hại đưa ra mức yêu cầu bồi thường không hợp lý; cũng có trường hợp, pháp nhân đã mua bảo hiểm nên đẩy hoàn toàn trách nhiệm sang đom vị bảo hiểm. Qua một số vụ án và một số trường hợp cụ thể để thấy được tồn tại trong việc pháp nhân bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra.
2.2.1.1. Pháp nhản từ chổi bồi thường do chưa nhận thức được trách nhiệm của mình
Thực trạng này diễn ra với các biểu hiện sau:
- Theo nhận thức của pháp nhân thì đỏ là trách nhiệm cá nhân của người gây thiệt hại, ví dụ sau đây phàn ánh điều này:
Đầu năm 2008, khoảng 20 khách hàng cùa Công ty liên doanh Toyota Gài Phóng đã bị Đỗ Trọng Hải - Trợ lý Phòng kinh doanh của Công ty liên doanh Toyota Giải Phóng chiếm đoạt 4,7 tỷ đồng. Các khách hàng là người bị hại cho biểt: Các khách hàng đến 807 đường Giải Phóng, Hà Nội để mua xe ô tô thì gặp Đỗ Trọng Hài là Trợ lý Phòng kinh doanh của Công ty liên doanh Toyota giải phóng và đã đặt tiền cho Hải để mua xe ô tô Toyota các loại. Hải lấy danh nghĩa của Toyoto Giải Phóng để làm việc với những người bị hại ngay tại Văn phòng Công ty Toyota Giải Phóng nên họ tin tưởng. Cụ thể là Hải đeo thẻ với chức danh Trợ lý Phòng kinh doanh, dẫn mọi người đi xem xe, viết biên bản bàn giao xe của Toyota Gài Phóng kèm theo là chứng minh
nhân dân photo và namecard, viết biên lai thu tiền, hẹn thời gian đến ký hợp đồng và thời gian giao xe. Trong sổ những người bị hại này thì đã có nhiều người trước đây đã từng mua ô tô cùa Toyota Giải Phóng theo phương thức này. Đại diện cho Công ty Toyota Giải Phóng thì cho rằng, trước hết mong khách hàng thứ lỗi cho những sơ xuất của Công ty với khách hàng, tuy nhiên Hải tự ý thu tiền mặt của khách hàng là hoàn toàn trái với quy định của Công ty. Theo quy định của hợp đồng mua bản thì việc thanh toán được thực hiện bằng séc hoặc chyển khoản. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc thu bằng tiền mặt nếu có phải được nộp trực tiếp tại thủ quỹ cùa Công ty hoặc phải có giấy giới thiệu bản gổc do giám đốc phụ trách khách hàng ký trong đó ghi rõ số tiền phải thanh toán. Việc nhân viên bán hàng trực tiếp nhận tiền là trái với quy định của Công ty. Trường hợp này, cá nhân anh Hải có hành vi chiếm đoạt tiền của khách hàng thông qua việc lợi đụng uy túi của Công ty, vì vậy Công ty không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại do anh Hải gây ra. [40]
Ở ví dụ này, Công ty liên doanh Toyota Giải Phóng không đồng ý chịu ữách nhiệm bồi thường với lý do anh Đỗ Trọng Hải, mặc dù là nhân viên bán hàng của Công ty, nhưng do anh Hải lợi đụng uy tín của Công ty để chiếm đoạt tiền của người khác, nên chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường phải là anh ĐỖ Trọng Hải chứ không phải là Công ty liên doanh Toyota Giải Phóng.
- Theo nhận thức của pháp nhân thì đó là do lỗi của người bị hại nên người bị hại phải hoàn toàn gánh chịu thiệt hại, ví dụ sau đây phản ánh điều
này: Dư luận hiện vẫn đang quan tâm đến vụ việc ngày 22-02-2008, anh Đặng Quang H bị chết và chị Cao Thị N bị ngất trong phòng 310 Khách sạn Darling (Sa Pa, Lào Cai) khi đang hường tuần trăng mật. Sau này, khi đã tinh lại, chị Cao Thị N có cung cấp tấm ảnh anh H và chị N chụp tại khách sạn Darling trong đó có ghi lại chiếc lò sưởi là một bếp than (giống bếp than tổ ong). Khoa chổng độc Bệnh viện Bạch Mai, nơi chị N được đưa đến cấp cứu, kết
luận: Chị N bị hôn mê sâu bởi nhiễm độc khí c o và nhiễm trùng bàn chân, tay, vai..., mọi bếp than (than củi, than tổ ong, than đá...) khi cháy đều tạo ra khí này. Tuy nhiên, khi đối chất với người bị hại là chị N, nhân viên của khách sạn Darling cho ràng, đã không đặt lò sười trong phòng nghi của vợ chồng anh H, chị N; anh H chết vì “động phòng” cùng chị N. Chính vì vậy} khách sạn Darling không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh H và chi phí chữa trị cho chị N. [39]
- Theo nhận thức cùa người bị thiệt hại thì đó hoàn toàn là do nguyên nhân khách quan, là một tai nạn chứ không phải do lỗi của người của pháp
nhân cũng như pháp nhân nên cũng đồng ý một khoản tiền hỗ trợ chứ không yêu cầu phải bồi thường, và nhận thức của pháp nhân cũng cho rằng đó là khoản tiền hỗ trợ chứ không phải tiền bồi thường, ví dụ sau đây phản ánh điều này: Chiều ngày 26-7-2008, era Tiêu Khảnh Chương, 13 tuổi và nhóm bạn chơi bóng ở gần chân cầu Nguyễn Tri Phương, do tìm cách vớt quà bóng rơi xuống hố, em đã trượt chân ngã xuống hố. Ngay khi nghe tiếng kêu cứu, người dân địa phương đã đển để cứu giúp em nhưng vẫn không kịp. Hố nước sâu này do đom vị thi công tạo ra nhưng không hề có hàng rào bảo vệ mà được vây lại bằng cừ lasen để thi công và đã ngưng thi công khoảng 2 tuần trước khi xảy ra sự việc đau lòng trên mà lại không lấp đi và cũng không có bảo vệ hay biển báo nguy hiểm. Sau đó, đơn vị thi công là Công ty Hyundai Mobis đã cử người đến viếng em Tiêu Khánh Chương và hỗ trợ 10.000.000 đồng. Những vụ việc như thế này vẫn thường diễn ra, người của đơn vị thi công làm việc vô trách nhiệm tạo ra những cái “bẫy công trình” chết người, chi trong vòng hai tháng 6 và 7 năm 2008, tại thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 3 vụ như trên và làm chết 06 em nhỏ, các đom vị thi công đều viện ra một khoản tiền tượng trưng cho gia đình người bị hại gọi là tiền hỗ trợ, có gia đình chi được hỗ trợ có 2.000.000 đồng rồi... huề. Theo nhận thức hiện nay của dư
luận, dù là một người hay một nhóm người của đom vị thi công có lồi trong việc tạo ra những hố sâu mà không che chắn hoặc có người bảo vệ trông nom cảnh báo nguy hiểm thì trách nhiệm bồi thường phải thuộc về pháp nhân, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và pháp nhân phải bồi thường, chứ không phải chỉ đơn thuần hỗ trợ là xong. [38].
Đối với những trường hợp như thế này, theo tác giả, dù là khoản tiền hỗ trợ hay là với một tên gọi nào khác đi chăng nữa thì vẫn thể hiện việc pháp nhân tự nguyện bồi thường sau khi có thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao (hoặc cũng có trường hợp rất khó xác định lỗi của từng cả nhân cụ thể) và được phía người bị hại đồng ý. Khoản tiền này không mục đích gì khác ngoài việc thực hiện trách nhiệm bồi thường.
2.2.1.2. Trường hợp pháp nhân nhận thức được trách nhiệm của mình với việc người cùa pháp nhân gây thiệt hại nhưng do người bị hại đưa ra mức
vêtt cầu bồi thường không hợp ìỷ nên cũng không đi đến thỏa thuận thống nhất và phái yêĩi cầu Tòa án giài quyết
Ví dụ sau đây phản ánh điều này:
Bà Vương Thị X và ông Bottex Frederic Chtistophe (đều mang quốc tịch Pháp, nhập cảnh ngày 24-10-2005 và hết hạn visa là ngày 25-11-2005) là khách đi trên xe taxi BKS 29S-2513 của Công ty c ổ phần taxi CP. Hồi 0 giờ 50 phút ngày 08-11-2005, do trời mưa, đường trơn, đi tốc độ nhanh nên xe taxi trên đã va chạm với xe ô tô BKS 34K-9984 của Doanh nghiệp tư nhân sản xuất và thương mại dịch vụ HN. Hậu quả vụ tai nạn trên làm bà X và ông Bottex bị thương phải điều trị tại Bệnh viện Việt - Pháp. Bà X và ông Bottex yêu cầu Công ty c ổ phần taxi CP phải bồi thường các thiệt hại do vụ tai nạn gây ra, bao gồm các khoản:
1) Tiền viện phí khám chữa bệnh: Tổng cộng là 1328 USD, trong đó, ông Bottex khám hết 80 USD, bà X khám, điều trị gồm 2 biên lai 142 USD và 1.106,22 USD và 400.000 đồng tiền cấp cứu 115;
2) Tiền ờ khách sạn từ ngày 08-11-2005 đến ngày 17-11-2005: 55 ƯSD/ngày X 08 ngày = 440 USD;
3) Tiền ăn cùa 2 người: 20 USD X 08 ngày = 160 USD
4) Tiền bị mất thu nhập từ 08-11-2005 đến 17-11-2005 do phải ở Việt Nam giải quyết vụ tai nạn của bà X: 1.300 EƯR/tháng/20 ngày làm việc là 631,26 EUR;
5) Tiền vé máy bay bị hủy do không về đúng thời hạn (02 vé máy bay của 02 người chặng Paris-Lyon): 02 vé X 210 EUR = 420 EUR;
Và các khoản chi phí: taxi 195.000 đồng, tiền công chứng tài liệu 1.018.800 đồng, tiền dịch văn bản 495.000 đồng, tiền chi phí mời luât sư 10.000.000 đồng.
Tổng cộng là 60.868.934 đồng Việt Nam.
Công ty Cổ phần taxi CP chỉ chấp nhận bồi thường sổ tiền là 25.000.000 đồng, trong đó bao gồm 21.000.000 đồng tiền chi phí tại Bệnh viện Việt - Pháp (với điều kiện có đủ hóa đơn hợp lệ) và 4.000.000 đồng tiền bồi dường sức khỏe. Do bà X và ông Bottex không xuất trình đủ hóa đơn chứng từ và vẫn giữ nguyên yêu cầu bồi thường đủ 60.868.934 đồng nên hai bên đã không thỏa thuận được và phải đề nghị Tòa án căn cứ vào pháp luật để giài quyết. [33]
2.2.1.3. Trường hợp pháp nhân đã mua báo hiêm nên đây toàn bộ trách nhiệm sang đơn vị bào hiểm
Đây là trường hợp cũng diễn ra khá phổ biến hiện nay, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, kể cả trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại mà thiệt hại đã được bảo hiểm thì sẽ giải quyết tay ba giữa người bị thiệt hại, pháp
nhân và đơn vị bào hiểm. Tuy nhiên, có những trường hợp mặc dù pháp nhân có mua bảo hiểm, đặc biệt là các pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tài hoặc pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn có cả dịch vụ chờ khách, khi xảy ra tai nạn gây thiệt hại rất đễ có nhận thức là đã mua bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới nên không chấp nhận bồi thường mà đẩy trách nhiệm sang đơn vị bào hiểm. Ví dụ sau đây minh chứng cho điều này: Công ty X hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, có thêm cả dịch vụ chở khách nếu khách có yêu cầu chứ không kinh doanh vận tải. Hôm đó, có một đoàn khách có yêu cầu được phục vụ đi thăm quan và Công ty X đồng ý. Lái xe của Công ty X do mới đi phục vụ một đoàn khách khác mới về nhưng do không có người nên Công ty đã điều lái xe này tiếp tục lái xe chờ đoàn khách đi thăm quan. Trên đường đi, đã xảy ra tai nạn làm một người đi đường và một khách thăm quan trên xe chết.
Khi người nhà của hai người bị hại đến Công ty X yêu cầu bồi thường thì Công ty X cho rằng đã mua bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới nên không chịu bồi thường cho cả hai người bị hại mà chuyển yêu cầu sang đom vị bảo hiểm. Đơn vị bảo hiểm lại cho rằng chỉ bảo hiểm cho người đi đường bị tai nạn còn không bảo hiểm cho khách ngồi trên xe với lý do, những xe không kinh doanh vận tải thì không được coi những người ngồi trên xe là bên thứ ba. Mà không phải là bên thứ ba thì không được đơn vị bảo hiểm bồi thường theo đơn bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới. Trong bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới có một phần bảo hiểm tự chọn đó là bảo hiểm tai nạn cho tài xế và người ngồi trên xe nhưng Công ty X không mua nên không được bào hiểm. Công ty X vẫn cho rằng thiệt hại đối với khách thăm quan trên xe thuộc trách nhiệm của đơn vị bảo hiểm. Vì vậy, vụ việc cuối cùng lại phải đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết.