Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 89)

2. ỉ 1 về điểu kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường cùa pháp nhân

3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Để đi vào giải quyết tốt vấn đề bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì cần phải xây dựng Luật về bồi thường thiệt hại (nói chung) trong đó có bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra chứ không tách ra thành Luật bồi thường Nhà nước và các văn bản pháp luật khác về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tức là nhất thể hóa pháp luật về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra, bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra và bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra tại các điều

618, 619, 620 và 622 của Bộ luật dân sự năm 2005 nhằm khắc phục tình tnạng tồn tại 3 mặt bằng pháp lý về bồi thường thiệt hại trong quan hệ dân sự, hoạt động hành chinh và tố tụng hình sự, hoặc nếu không thì, ờ cấp độ thấp hon, Chính phủ cần ban hành một Nghị định về bồi thường thiệt hại do người cúa pháp nhân gây ra. Dù ờ cấp độ là nhất thể hóa các quy định về bồi thường thiệt hại hay ở cấp độ là xây dựng văn bản dưới luật thì pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đo người của pháp nhân gây ra phải bảo đảm được những yêu cầu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, phải cân bằng được nhưng lợi ích: một là, bảo đảm quyền lợi cùa cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác bị thiệt hại; hai là, bảo đảm trong hoạt động của pháp nhân được diễn ra bình thường, vẫn có cơ chế bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân và người của pháp nhân;

Thứ hai, phải tính đến đặc thù của từng lĩnh vực cụ thể mà pháp nhân được pháp luật cho phép hoạt động, nhất là những lĩnh vực có độ rủi ro cao, qua đó xác lập các cơ chế điều chỉnh cho phù hợp với từng lĩnh vực;

Thứ ba, cần phải tính đến những điều kiện cụ thể của Việt Nam để đạt được hiệu quả điều chinh tối ưu nhất, cũng như phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ.

Các vấn đề cơ bản cần xác định trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra bao gồm: Chủ thề chịu trách nhiệm bồi thường; điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường; cơ chế thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân; nghĩa vụ hoàn trả.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)