2. ỉ 1 về điểu kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường cùa pháp nhân
2.2.2. Thực tiễn giải quyầ việc bồi thường thiệthại do người của pháp nhân gây ra
pháp nhân gây ra
Như chúng ta đều biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao, người của pháp nhân vì một lý do nào đó khó có thể tránh khỏi việc gây thiệt hại cho người khác. Vì vậy, thiệt hại này hoàn toàn mang tính khách quan và pháp luật quy định pháp nhân phải bồi thường dù là người của pháp nhân có lỗi hay không có lỗi. về mặt pháp lý, gây thiệt hại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao nói riêng và gây thiệt hại trái pháp luật nói chung là những hành vi không được phép. Hiện nay, tình trạng người của pháp nhân gây thiệt hại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao vẫn xảy ra trong thực tiễn cuộc sống và có chiều hướng diễn biến phức tạp với những biểu hiện và mức độ thiệt hại khác nhau.
Bộ luật tố tụng dân sự, tại khoản 6 Điều 25 quy định: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có tranh chấp về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thuộc thẩm quyền giài quyết của Tòa án. [3]
Hiện nay, ngành Toà án nhân dân cũng như ngành Kiểm sát nhân dân chưa có thống kê cụ thể đối với loại vụ án bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra bởi lẽ loại việc này ngoài các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là các vụ án đân sự độc lập còn có các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là quan hệ dân sự trong vụ án hình sự, hành chính.
Từ lâu, nhu cầu về việc xây dựng cơ chế bào đảm cho việc bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra đã được đặt ra, cụ thể là trong Hiến pháp, nhưng phải đến Bộ luật dân sự năm 1995 và sau đó là Bộ luật dân sự năm 2005 thì mới thực sự được xác định trên thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật. Chúng ta vẫn phải nhìn nhận một cách khách quan rằng thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra vẫn chưa đáp
ứng được đòi hỏi thực tiễn của cuộc sống, một phần là do nhận thức của chính người gây thiệt hại, người bị thiệt hại, của pháp nhân, nhưng quan trọng hơn cả lại là nhận thức từ phía chinh các cơ quan thực thi pháp luật, mà cụ thể ở đây là cơ quan xét xử. Nguyên nhân là đo quy định của pháp luật chưa hoàn chình, chưa rõ ràng và còn tồn tại những bất cập.
Vụ án thứ nhất: Là vụ án dân sự liên quan đến việc bồi thường thiệt hại đo người của pháp nhân gây ra, xuất phát từ một người nông dân khởi kiện về việc bị mất 01 con trâu từ năm 1986. Trong vụ án này, anh Nguyễn Văn D là cán bộ điều fra thuộc Công an huyện GQ, tinh KG và Công an huyện GQ, tinh
KG là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Mặc đù, khi có hành vi gây thiệt hại thì anh D đang là người thực hiện nhiệm vụ do Công an huyện giao nhưng Toà án lại buộc anh D là người phải có trách nhiệm bồi thường. Nội dung vụ án như sau:
Theo đơn và lời khai của ông Lê Văn N trình bày: Năm 1986, ông có bị mất một con trâu 06 tháng tuổi, khi đi tìm đến chỗ mổ trâu cùa ông Từ Phước T thì phát hiện được con trâu của ông đã bị ông T mổ thịt, ông đã báo Công an xã giải quyết. Sau đó ông T và anh c bị Công an huyện GQ tạm giữ khoảng 3-4 ngày, ông T được thả, còn anh c đã bỏ trốn. Ông đề nghị ông T bồi thường con trâu cho ông theo giá thị trường và bồi thường thiệt hại do mất trâu phải chi phí đi lại.
Ông Từ Phước T trình bày: Năm 1986, ông có mua của anh c một con trâu, sau khi làm thịt bán thì mới biết anh c trộm trâu của ông N. Ông bị Công an huyện GQ giữ 03 ngày và đã nộp sổ tiền bán thịt trâu cho anh Nguyễn Văn D là cán bộ điều tra của Công an huyện GQ khoảng 20.000Ổ đến 40.0ơ0đ, vì thời gian đã lâu nên không nhớ chính xác. Sau khi nộp tiền thì được thả về. Nay không đồng ý với yêu cầu của ông N.
Anh Nguyễn Văn D trình bày: Khi anh là cán bộ điều tra cùa Công an huyện GQ có thụ lý vụ án trộm trâu do anh c thực hiện. Sau khi tạm giữ anh c và ông T, ông T đã nộp khoản tiền bán thịt trâu khoảng 40.000đ, do quá lâu nên không nhớ chính xác. Trong thời gian tạm giam thì anh c đã bỏ trốn nên vụ án chưa kết thúc. Đến cuối năm 1989, anh chuyển công tác nên đã bàn giao toàn bộ hồ sơ, tang vật vụ án (trong đó có cả sổ tiền mà ông T đã nộp) cho anh Trần Văn T. Lúc bàn giao có anh Phạm Văn c (cũng là Công an huyện GQ) biểt. Nay anh không có trách nhiệm về việc bồi thường trâu cho ông N.
Đại diện cho Công an huyện GQ trình bày: Vụ án trộm trâu là có thật. Anh c bẩt trộm trâu và bán cho ông T. Sau khi làm việc, ông T có đem nộp sổ tiền bán thịt trâu cho anh Nguyễn Văn D là cán bộ điều tra. Việc anh D bàn giao cho anh Trần Văn T thì không có biên bản bàn giao để chứng minh. Hiện nay, anh Trần Văn T đã chết; vì vậy, Công an huyện không phải là chủ thể trong vụ án này mà cá nhân anh Nguyễn Văn D phải chịu ứách nhiệm.
Bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện GQ và bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tinh KG đều tuyên xử, chấp nhận một phần yêu cầu của ông Lê Văn N, buộc anh Nguyễn Văn D có nghĩa vụ hoàn trà trị giá con trâu bàng 11.250.000đ.
Anh Nguyễn Văn D có khiếu nại theo thù tục giám đốc thẩm. Tại Quyết định kháng nghị số 90/2007/KN-ĐS ngày 25-5-2007 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị hủy bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân huyện GQ xét xử sơ thẩm lại với lý do: Nếu không có thêm tài liệu, chửng cứ gì khác thì Công an huyện GQ có trách nhiệm hoàn trả cho ông N số tiền mà anh D đã thu của ông T.
Tại quyết định giám đốc thẩm số 195/200 7/DS-GĐT ngày 24-7-2007, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã nhận định: Anh Nguyễn Ván D trước đây công tác tại Công an huyện GQ, được phân công là cán bộ điều tra vụ án,
đã thực hiện nhiệm vụ với tư cách cán bộ điều tra của Công an huyện GQ nhận thu số tiền của ông T nộp. Sau này anh D chuyển công tác sang ngành khác, việc bàn giao hồ sơ và tang vật của vụ án tiến hành thủ tục như thế nào là việc nội bộ của cơ quan Công an, còn việc ông T đã nộp số tiền này cho cán bộ điều tra Công an huyện GQ thì Cơ quan Công an huyện GQ phải chịu trách nhiệm về số tiền này. Bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm đều buộc anh Nguyễn Vãn D phải có trách nhiệm bồi thường giá trị con ừâu cho ông N là không đúng quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự năm 1995 (tức Điều 618 Bộ luật dân sự năm 2005)... Do đó, quyết định: hủy bản án dân sự sơ thẩm số 13/2006/DSST ngày 24-2-2006 của Tòa án nhân dân huyện GQ và bản án dân sự phúc thẩm số 195/2006/DSPT ngày 13-6-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh KG... Giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân huyện GQ xét xừ sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật. [32]
Trong vụ án này, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là cá nhân anh Nguyễn Văn D chứ không phải là Cơ quan Công an huyện GQ. Đến Tòa án cấp giám đốc thẩm lại áp đụng quy định cùa pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra để hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm cũng là một vấn đề cần xem xét, bời lẽ: Mặc dù Công an huyện GQ là một pháp nhân, anh Nguyễn Văn D là cán bộ điều tra của Công an huyện GQ, có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cụ thể là điều tra vụ án. Vì vậy, lẽ ra cấp giám đốc thẩm cần căn cứ quy định về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra để giải quyết vụ án mới đúng. Như vậy, Tòa án cấp sơ thầm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định sai chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, còn Tòa án cấp giám đốc thẩm áp dụng không đúng quy định cụ thể của pháp luật khi giải quyết vụ án.
Vụ án thử hai: Là vụ án Võ Thanh N bị truy tố và xét xử về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Vụ án xảy ra ở tỉnh BT. Trong vụ án này, Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại TT được xác định là bị đơn dân sự, nội dung vụ án như sau:
Sáng ngày 23-01-2007, Công ty TNHH TT (cỏ địa chỉ tại 144B, Nguyễn Đình c, phường 8, thị xã BT) cử bốn công nhân Võ Thanh N, Võ Minh H, Phan Vũ T, Nguyễn Ngọc H cùng đi lắp ráp cửa cho khách hàng tại hai huyện BĐ và BT, tỉnh BT (phương tiện là của các công nhân này). Đến 17 giờ cùng ngày, cả bổn công nhân ghé vào nhà của Võ Minh H ờ ấp 4, xã ABT, huyện BT nhậu suốt 3 tiếng rưỡi đồng hồ. Đến 20 giờ 30, tất cả mới chịu nghỉ uống rượu và 4 người cùng ngồi trên hai xe mô tô phóng nhanh về hướng thị xã. Võ Thanh N điều khiển xe mô tô 71K8-1785 chở Võ Minh H ngồi sau. Đến 21 giờ 20, khi đang đi trên đường tỉnh lộ 885 thuộc khu vực ấp
1, xã LH, huyện GT. Cả hai xe mô tô do N và T điều khiển đều phóng nhanh vượt ẩu. Xe mô tô do Vỗ Thanh N điều khiển đụng vào xe mô tô ngược chiều
mang biển số 71FD-7874 do anh Trần Văn G điều khiển chở anh Nguyễn Văn
s phía sau, làm anh s ngã văng xuống bên trái đường, chết tại chỗ. Còn anh G được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh rồi cũng bị tử vong.
Bản án hình sự sơ thẩm số 65/2007/HSST ngày 29-6-2007 của Toà án nhân dân tình BT ngoài việc quyết định hình phạt đối với bị cáo Võ Thanh N, còn buộc bị cáo Võ Thanh N và Công ty TT liên đới bồi thường cho ông Đ (cha của nạn nhân Nguyễn Văn s với số tiền 11.717.000 đồng và ông H (cha của nạn nhân Trần Văn G) số tiền 12.420.000 đồng và cấp dưỡng nuôi cháu Nguyễn Thị Thúy K (con anh S) 250.000 đồng/ tháng đến khi cháu tròn 18 tuổi. [30]
Trong vụ án này, những người bảo vệ cho người bị hại cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm buộc Võ Thanh N và Công ty TT liên đới bồi thường là không
đúng quy định của pháp luật, lẽ ra phài buộc Công ty TT chịu trách nhiệm bồi thường vì VÕ Thanh N là người của Công ty TT. Theo tác giả, cần phải xác định N có đang thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao không. Vì thực hiện công việc đã xong, hết giờ làm việc ừên đường về thì đi uống nrợu, sau đó tối muộn mới về và gây tai nạn. Trường hợp này cần xác định N gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao là thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp sau: 1) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; 2) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện yêu cầu của người sử dụng lao động. Công ty TT không phải chịu trách nhiệm bồi thường vì N gây thiệt hại không liên quan đến nhiệm vụ được giao. Còn việc cho rằng N gây tai nạn “Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý” để buộc Công ty TT chịu trách nhiệm là không đúng vì trường hợp này chỉ áp dụng là một trong các điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động. Nếu già sử N bị tai nạn chứ không phải là gây tai nạn trong trường hợp này thì cũng không được hưởng chế độ tai nạn lao động theo Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội. Vì vậy, N phải chịu trách nhiệm trong trường hợp gây thiệt hại chứ không thể buộc Công ty TT liên đới bồi thường.
Vụ án thứ ba: Đỏ là vụ án Đỗ Thanh Tâm và các bị cáo khác bị truy tổ và xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm qui định về phòng cháy, chữa cháy. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Chiều tối ngày 16-12-2006, một vụ hoà hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại Chợ Lớn, thành phố Quy Nhơn. Quá trình điều tra xác định được, nguyên nhân gây cháy Chợ Lớn vào chiều tối ngày 16-12-2006 là do Đoàn Đình Tri, nhân viên Đội bảo vệ Chợ Lớn không cắt cầu dao điện khu vực kinh doanh tầng trệt đường Tảng Bạt Hổ; còn Võ Thị Thúy Vân, tiểu thương buôn bán tại tạp hóa tại sạp hàng số 4 trước khi rời chợ đã không tắt các thiết bị sử dụng điện tại
sạp hàng của mình, để quạt điện hoạt động dẫn đến cháy quạt, phát lửa làm cháy toàn bộ chợ. Đồ Thanh Tâm - Trường ban quàn lý Chợ Lớn, Đỗ Thanh Tân - Phó ban quản lý Chợ Lớn, Phạm Viết Ngò - Đội phó Đội bảo vệ Chợ Lớn; Nguyễn Thành Hải và Đoàn Bình - nhân viên Đội bào vệ Chợ Lớn không thực hiện đầy đủ những công việc được giao, không xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, không tổ chức phân công lãnh đạo trực ngoài giờ, công tác phòng cháy, chữa cháy cùa đơn vị chi mang tính hình thức.
Hội đồng định giá tài sàn kết luận tài sản bị thiệt hại trong vụ cháy Chợ Lớn, thành phố Quy Nhơn với tổng giá trị 134.388.438.023 đồng, gồm: Tài sản của 872 hộ đăng ký kinh doanh tại chợ Quy Nhơn, nhưng chi có 805 hộ báo cáo thiệt hại của 38 ngành hàng: 124.224.611.500 đ; Bưu điện Quy Nhơn: 100.000.000 đ; Ban quàn lý Chợ Quy Nhơn: 43.355.505 đ; Công ty TNHH may Trường Thành: 3.889.923.018 đ; Công ty cổ phần thương mại:
10.500.000 đ; Công ty cổ phần thủy sản: 21.960.000 đ.
Tại bản án ngày 12-5-2008, Toà án nhân dân tinh Bình Định đã tuyên phạt Đoàn Đình Tri 11 năm tù và Võ Thị Thúy Vân 8 năm tù về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy”. Đỗ Thanh Tâm 03 năm tù; Đỗ Thanh Tân 30 tháng tù; Phạm Viết Ngò 08 năm tù; Nguyễn Thành Hải và Đoàn Bình mỗi bị cáo 5 năm tù đều về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quà nghiêm tiọng.
về dân sự, buộc các bị cáo có trách nhiệm bồi thường cho các tiểu thương và một số cơ quan, doanh nghiệp bị thiệt hại tài sản do cháy chợ tổng sổ tiền hơn 122,4 tỷ đồng. Trong đó, hai bị cáo Đoàn Đình Tri và Võ Thị Thúy Vân chịu trách nhiệm bồi thường 3/4 giá trị tài sàn với tồng số tiền hơn gần 92 tỷ đồng (mỗi bị cáo gần 46 tỷ đồng). 5 bị cáo bị xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quà nghiêm trọng, bồi thường 1/4 còn lại với tổng số tiền hem 30,6 tỷ đồng (mỗi bị cáo hơn 6 tỷ đồng) và cấm đảm nhiệm chức vụ quàn lý 1 năm. [31]
Trong vụ án này, về phần trách nhiệm dân sự, Toà án nhân dân tinh BĐ chưa xác định chính xác được mức độ thiệt hại tài sàn của các tồ chức cũng như các Tiểu thưcmg bị thiệt hại trong vụ chảy và việc bồi thường thiệt hại tài sản chưa thể hiện có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan. Theo đó, mới chi căn cứ chủ yếu vào kê khai của các bị hại nên việc tính toán mức độ thiệt hại trong vụ án này cần phải tính toán lại cho chính xác. Ngoài ra, về phần trách