Trước khi có Bộ luật dân sự năm 1995 thì quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do
người của pháp nhân gây ra nói riêng chưa được đầy đủ. Chưa có một văn bản pháp luật nào chứa đựng quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Trong trường hợp phải giải quyết vụ việc cụ thể liên quan đến người của pháp nhân gây thiệt hại cho cá nhân, tồ chức khác thì chủ yếu vẫn áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mà ngay cả các quy định đó cũng nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau mà chưa mang tính hệ thống. Do hạn chế của kỹ thuật lập pháp và lập quy nên các văn bàn pháp luật ỉúc đó chủ yếu là vãn bàn pháp luật dưới luật, như sắc lệnh, pháp lệnh.... sắc lệnh số 59 ngày 15-11-1945 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Ưỷ ban hành chính do thị thực, giấy tờ không đúng; Sắc lệnh số 18 ngày 31-01-1946 về trách nhiệm bồi thường của nhà in, nhà xuất bản; sắc lệnh số 59 ngày 22-5-1956 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật; Pháp lệnh ngày 21-10-1970 quy định việc trà lại tài sản riêng của công dân, tài sàn xã hội chủ nghĩa bị xâm phạm, nếu tài sản bị xâm phạm không còn nữa hoặc bị hư hỏng thì kẻ phạm tội phải bồi thường (điều 17, điều 21); Thông tư 173-ƯBTP ngày 23-3-1972 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, ví dụ, hướng dẫn Nghị định số 175/CP ngày 11-12-1964 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý vũ khí quân dụng và vũ khí thể thao quốc phòng, nếu trong khi thực hiện nhiệm vụ được phân công như tuần tra, canh gác, luyện tập, lau chùi vũ khí... mà vô ý làm nổ súng gây thiệt hại thì cơ quan, đơn vị, xí nghiệp đã phân công nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu người sử dụng vũ khí vào việc riêng mà gây thiệt hại thì cá nhân họ phải bồi thường thiệt hại...; Nghị định số 143/CP ngày 27-5-1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ xử phạt vi cảnh; Pháp lệnh ngày 14-11-1979 về bảo vệ, chăm sóc và giáo đục trè em; Pháp lệnh ngày 27-11-1981 về việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân quy định “Người bị thiệt hại có quyền được
khôi phục danh dự và được bồi thường. Cơ quan, tổ chức hoặc nhân viên gây thiệt hại phài bồi thường theo quy định của pháp luật” (Điều 4).
Giai đoạn trước khi có Bộ iuật dân sự năm 1995, do chưa có quy định cụ thể nào về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, và thực tể nếu có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác thì việc bồi thường thiệt hại chủ yểu là do các đương sự thoà thuận với nhau, nếu có trường hợp nào đương sự có yêu cầu Toà án giải quyết thì Toà án sẽ quyết định chù yếu dựa trên đường lổi, thiệt hại thực tiễn xày ra và mức độ lỗi của các bên. Mặc dù vậy, việc giải quyết của Toà án dựa trên những căn cứ trên thường được các bên chấp nhận, và như vậy là việc giải quyết cùa Toà án dường như là “thấu tình, đạt lý”. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do không có sự nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa và tính chất của việc bồi thường nên đã có quyết định chung chung, ước lượng, chưa chính xác về việc ai phải bồi thường, mức độ thiệt hại, mửc bồi thường. Thông tư 173 ra đời mang tính chất hướng đẫn và là căn cứ cho Toà án các cấp giải quyết các vụ án về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra nói riêng. Tuy nhiên, để có căn cứ pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì những văn bàn này còn có nhiều hạn chế. Vì vậy cần phải được pháp điển hoá ở cấp độ luật hoặc bộ luật thì căn cứ pháp lý cho việc giải quyết mới đầy đủ.
Tại kỳ họp thứ 8 ngày 28-10-1995, Quốc hội khoá IX đã thông qua Bộ luật dân sự đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-1996 (sau đây gọi là Bộ luật dân sự năm 1995). Bộ luật dân sự năm 1995 đã có chương V quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tấc bồi thường thiệt hại, năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân; cách xác định thiệt hại do tài sản, sức khoè, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, và đã có một điều luật riêng quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhản đã bồi thường thiệt hại, thì có quyền yéu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quỵ định của pháp luật” (Điều 622). [2]
Với quy định mang tính chung cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và một điều luật quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì Bộ luật dân sự năm 1995 là căn cứ pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp trong trường hợp bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Sau khi có Bộ luật dân sự năm 1995, việc giải quyết các vụ án về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra đã phần nào đáp ứng được yêu cầu có quy phạm pháp luật điều chinh traiih chấp phát sinh trên thực tế, góp phần bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Tuy nhiên, do thiếu văn bàn hướng dẫn thi hành nên việc áp dụng pháp luật dân sự vào giải quyết các vụ án bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra không có sự thống nhất, có khi cùng một vụ việc như nhau nhưng mỗi Toà án lại giải quyết một khác. Xét ở tất cả các bình diện khác nhau thì quy định này còn mang tính hình thức vì không lý do gì mà người của pháp nhân khi thực hiện công việc được pháp nhân giao gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác lại phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền mà pháp nhân đã bồi thường cho người bị hại; mặt khác, kể cả có quy định như vậy thì đối với trường hợp thiệt hại xảy ra lớn, sau khi pháp nhân đã bồi thường cho người bị hại thì người gây thiệt hại cũng không thể có điều kiện hoàn trà lại khoản tiền
đó cho pháp nhân. Quy định như vậy là chưa cân nhắc đến điều kiện thực tế và các biện pháp tồ chức thực hiện.
Khẳc phục nhừng hạn chế trên, cần phải làm sao để quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thực sự điều chinh được tranh chấp phát sinh trên thực tế. Qua công tác tổng kết, khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật và công tác xét xử, giải quyết tranh chấp thấy rằng nếu pháp luật bảo đàm được nguyên tắc công bằng thì việc áp dụng pháp luật mới được thuận lợi, mới bảo vệ được người bị thiệt hại, mới tăng cường được trách nhiệm của người gây thiệt hại. Bên cạnh quy định của Bộ luật dân sự được cho là quy định của đạo luật chung điều chinh quan hệ xã hội xày ra giữa người gây thiệt hại là người của pháp nhân với người bị thiệt hại là cá nhân, tổ chức khác, thì cũng đã sự xuất hiện của các văn bàn pháp luật chuyên ngành cũng có quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Bộ luật lao động năm 1995 có quy định trường hợp giám đốc, người quản lý hoặc người đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động trong quá trình điều hành quản lý lao động theo quy định của pháp luật thì chủ sờ hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm bồi hoàn của những người này đối với doanh nghiệp được xử lý theo quy chế, điều lệ của doanh nghiệp, hợp đồng trách nhiệm giữa các bên đã ký kết hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 194). Và trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại của người lao động đối với người sử dụng lao động (từ Điều 86 đến Điều 90) [11]. Luật giao thông đường bộ năm 2001 quy định chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm các điều kiện an toàn cùa phương tiện tham gia giao thông..., gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình; nểu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 4). [18]. Luật xây dựng năm 2003 quy định Chủ đầu tư, Nhà
thầu phải bồi thường trong tnrờng hợp gây thiệt hại; tuy nhiên, luật lại có quy định trường hợp người của pháp nhân phải bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại chứ không phải là pháp nhân “Người có thẩm quyền quản lý quy
hoạch xây dựng theo phân cẩp ... phải bồi thường thiệt hại do các quyết định
không kịp thời, trái với thẩm quyền gây thiệt hại ...” (Điều 34). [20]. Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28-4-2004 cùa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tổi cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ra đời khi một số quy định của Bộ luật dân sự mà Nghị quyết này hướng dẫn đã có nội dung lỗi thời vì vậy hiệu quả thực tế không nhiều. [25].
Tại kỳ họp thứ 7 ngày 14-6-2005, Quổc hội khoá XI đã thông qua Bộ luật dân sự mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2006 (sau đây gọi là Bộ luật dân sự năm 2005). vấn đề bồi thường thiệt hại do người cùa pháp nhân gây ra được quy định tại Điều 618:
“Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thirờng thiệt hại thì có quyền yêu cẩu người cỏ lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
So với quy định Bộ luật dân sự năm 1995 về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì Bộ luật dân sự năm 2005 đã mang tính thực tế hơn khi áp dụng trong tổng thể các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và xác định thiệt hại. Bộ luật dân sự năm 2005 đã bổ sung thêm một cách rõ ràng về phương thức bồi thường “một lần hoặc nhiều lần”, quy định mới về thời hiệu khởi kiện ỉà “02 năm kể từ ngày lợi ích hợp pháp của cá
nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm”, bổ sung thêm quy định về mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau là “ không quá 30 tháng
lương tối thiểu” , về mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau là “không quá 60 tháng lưong tối thiểu”, về mức bồi thường bù đẩp tổn thất
về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau là “không quá 10 tháng lương tối
thiểu”; và đặc biệt, Bộ luật dân sự năm 2005 đã có cách nhìn nhận hết sức đúng đắn khi bỏ quy định người của pháp nhân phải hoàn ứả toàn bộ khoản tiền mà pháp nhân đã bồi thường, thay vào đó là nếu người của pháp nhân có lỗi trong việc gây thiệt hại thì phải hoàn ừả lại pháp nhân một khoản tiền trong số tiền mà pháp nhân đã bồi thường. Sau khi Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời thì một số văn bản pháp luật đã được ban hành để cụ thể hóa, trong đó có: Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo đủng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty (Điều 116) [17], đây chính là cơ sở pháp lý để quy trách nhiệm trong trường hợp giao nhiệm vụ để người thực hiện nhiệm vụ gây thiệt hại. Bộ luật hàng hải năm 2005 quy định,
Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do người làm công,
đại lý của mình gây ra (Điều 77), giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển (Điều 79); quy định cả việc người vận chuyển không chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá hoặc tổn thất liên quan đến hàng hoá trong mọi trường hợp, nếu người gửi hàng, người giao hàng đã cố tình khai gian về chủng loại, giá trị của hàng hoá khi bốc hàng và khai báo đó đã được ghi nhận vào vận đơn (Điều 88). [10]. Luật hàng không dân dụng năm 2006 đã xác định, Người vận chuyển phải bồi thường trong trường hợp nhân viên của
mình gây thiệt hại (Điều 129), và người vận chuyển là người bị khởi kiện (Điều 156), quy định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với nhân viên (Điều 154), mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển (Điều 166). [19]
Qua hơn 02 năm thi hành Bộ luật dân sự năm 2005 cho ta thấy rằng, muốn giải quyết đúng, thống nhất trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người