cứu thuộc chuyên ngành Công tác xã hội – Khoa Xã hội học, với mong muốn gớp thêm cách nhìn nhận, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các mô hình trợ giúp nhằm hạn chế và góp phần xoá bỏ tình t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Đỗ Thị Vân Anh -
Cô giáo đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của Cô mà tôi
đã hoàn thành luận văn thạc sỹ của mình Với tôi Cô chính là như một người Cô, người chị giúp đỡ tôi trên con đường học vấn và cuộc sống
Tiếp theo tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã động viên, cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Những người khác mà tôi vô cùng biết ơn là những thầy cô trong khoa
xã hội học, những người đã cung cấp nền tảng kiến thức và giúp tôi hoàn thành mọi thủ tục bảo vệ luận văn Cán bộ và người dân xã Kim Long - huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra để thu thập thông tin cần thiết cho luận văn
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014
Học viên
Hoàng Thị Hằng
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 4
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5
5 Phạm vi nghiên cứu 5
6 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
7 Câu hỏi nghiên cứu 6
8 Giả thuyết nghiên cứu 6
9 Phương pháp nghiên cứu 7
10 Kết cấu của luận văn 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10
1.1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 10
1.1.1 Lý thuyết xung đột 10
1.1.2 Lý thuyết nữ quyền 12
1.3 Các khái niệm 14
1.3.1 Khái niệm về phụ nữ 14
1.3.2 Khái niệm gia đình 15
1.3.3 Khái niệm bạo hành gia đình 18
1.3.4 Khái niệm phụ nữ bị bạo hành trong gia đình 21
1.3.5.Công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội 21
1.4 Một số văn bản pháp luật về phòng chống bạo hành gia đình 22
1.4.1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 22
1.4.2 Luật tố tụng hình sự: 19/2/2003/QH11 22
1.4.3 Luật phòng chống bạo lực gia đình số 02/2007 22
1.5 Khái quát tình hình kinh tế xã hội xã kim Long - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc 23
Trang 4Chương 2: THỰC TRẠNG PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH TRONG GIA
ĐÌNH 27
2.1 Thực trạng phụ nữ bị bạo hành gia đình ở xã Kim Long 27
2.1.1 Diễn biến về số lượng 27
2.1.2 Các hình thức và mức độ phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long 29
2.1.3 Bạo hành thể xác 32
2.1.4 Nguyên nhân dẫn đến phụ nữ bị bạo hành ở xã Kim Long 42
2.1.5 Hậu quả của phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long 54
2.1.6 Những phản ứng và biện pháp đối phó của phụ nữ khi bị chồng bạo hành 57
Chương 3: NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI THỰC HIỆN VAI TRÒ CAN THIỆP, TRỢ GIÚP CHO NHỮNG PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH TRONG GIA ĐÌNH Ở XÃ KIM LONG 60
3.1 Đánh giá về biện pháp đã thực hiện của cộng đồng trong việc can thiệp, giải quyết vấn đề phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long 60
3.1.1 Các biện pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề nữ bị bạo hành gia đình 60
3.1.2 Đánh giá về các biện pháp đã thực hiện giải quyết vấn đề phụ nữ bị bạo hành trong gia đình 61
3.2 Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long 63
3.2.1 Vai trò can thiệp 63
3.2.2 Vai trò hòa giải 65
3.2.3 Vai trò Tư vấn 67
3.2.4 Vai trò kết nối nguồn lực 69
3.2.5 Vai trò giáo dục 70
3.2.6 Vai trò vận động 72
Trang 53.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện vai trò can thiệp trợ giúp của
nhân viên công tác xã hội 74
3.3.1 Nhân viên công tác xã hội làm công tác kiêm nhiệm 74
3.3.2 Năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn 75
3.3.3 Sự hợp tác của người phụ nữ bị bạo hành 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
1 Kết luận 78
2 Khuyến nghị 79
2.1 Bản thân nhân viên công tác xã hội 79
2.2.Về phía xã hội 80
2.3 Về phía cá nhân người phụ nữ 83
2.4 Về phía chính quyền 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 87
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1 Thực trạng gia tăng số vụ phụ nữ bị bạo lực gia đình 27
Biểu 2.2 Nhận định của lãnh đạo địa phương về thực trạng phụ nữ biji bạo hành gia đình 29
Biểu 2.3 Những hành vi bạo hành thường xảy ra trong gia đình 30
Biểu 2.4 Các hình thức phụ nữ bị bạo hành 30
Biểu 2.5 Người gây ra bạo hành đối với phụ nữ 31
Bảng 2.6: Phụ nữ bị bạo hành thể xác ( đơn vị tính %) 32
Biểu 2.7 Điều tra về độ tuổi bị bạo hành về thể xác 33
Bảng 2.8: Mối liên hệ giữa phụ nữ bị bạo hành và trình độ học vấn của người chồng ( đơn vị tính: %) 35
Bảng 2.9: Tình trạng phụ nữ bị bạo lực tình dục (đơn vị tính %) 38
Bảng 2.10: Tình hình bạo lực về kinh tế đối với phụ nữ (đơn vị tính %) 40
Bảng2.11: Nguyên nhân mà những người phụ nữ bị bạo hành trong 42
gia đình (đơn vị tính%) 42
Bảng 2.12: Nhận thức, thái độ hành vi của người phụ nữ bị bạo hành 45
gia đình (đơn vị tính%) 45
Bảng 2.13: Mức độ hiểu biết, quan tâm về Luật phòng chống bạo hành gia đình (đơn vị tính%) 46
Biểu 2.8 Can thiệp của người dân về việc phụ nữ bị bạo hành trong gia đình 46
Bảng 2.15: Điều tra về nhận thức, thái độ và ứng xử của người dân về tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình (đơn vị tính %) 48
Bảng 2.16: Phản ứng, thái độ của chính quyền địa phương về phụ nữ bị bạo hành (đơn vị tính %) 49
Bảng 2.17: Ý kiến của người dân và gia đình, của chính quyền địa phương về các giải pháp ngăn chặn hành vi bạo hành gia đình với phụ nữ 51
Bảng 2.18: Ảnh hưởng của phụ nữ bị bạo hành (đơn vị tính %) 55
Trang 8Bảng 2.19: Cảm nhận của người phụ nữ khi bị chồng bạo hành 56
Bảng 2.20: Nhận định của trẻ khi chứng kiến mẹ bị bạo hành 57
Bảng 2.21: Phản ứng và biện pháp đối phó của phụ nữ khi bị chồng 58
bạo hành (đơn vị tính %) 58
Bảng 3.1.Các biện pháp áp dụng phòng chống bạo hành gia đình 61
Biểu 3.1 Điều tra về vai trò can thiệp của nhân viên công tác xã hội 63
Bảng 3.2 Các biện pháp sử dụng để hòa giải của nhân viên công tác xã hội
(đơn vị tính %) 66
Biểu 3.2 Điều tra về vai trò hòa giải của nhân viên công tác xã hội 65
Bảng 3.3.Mức độ tư vấn tâm lý cho người phụ nữ bị bạo hành (đơn vị tính %) 68
Bảng 3.4 Tình hình kết nối nguồn lực trợ giúp cho người phụ nữ bị 69
bạo hành (đơn vị tính %) 69
Bảng 3.5 Hoạt động tuyên truyền, vận động phòng chống bạo hành 70
(đơn vị tính %) 70
Biểu 3.6 Mức độ truyền thông phòng chống bạo hành gia đình 71
Bảng 3.7 Đánh giá về vai trò vận động của nhân viên công tác xã hội 73
(đơn vị tính %) 73
Bảng 3.8.Thời gian làm công tác kiêm nhiệm của nhân viên công tác xã hội 75
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề giới và bình đẳng giới là một trong những chủ đề đang được quan tâm Trong đó phụ nữ ngày càng được tín nhiệm, được đề cử vào trong các vị trí quan trọng trong xã hội Người phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng
để tạo lập nên hạnh phúc gia đình, nhưng trong giai đoạn hiện nay, nhiều người phụ nữ chưa thực sự được bình đẳng, chưa thực sự được sống hạnh phúc bởi họ bị bạo lực trong gia đình
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam không phải là vấn đề mới nhưng chưa là vấn đề cũ ở nước ta Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là sự vi phạm quyền tự do và nhân phẩm của con người, vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ, làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việc ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tình trạng bạo lực đối với phụ nữ đang là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới
Làm gì để ngăn chặn, để hạn chế tiến tới xoá bỏ tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình? Làm sao để dưới những mái nhà không còn tiếng kêu khóc, van xin của những người phụ nữ bị lăng nhục, bị đoạ đày? Trong những năm qua Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị
xã hội, các đoàn thể đã quan tâm, vào cuộc để giải quyết vấn đề này Nhiều chính sách pháp luật, các chương trình hành động đã được ban hành, triển khai và mang lại những kết quả nhất định Tuy nhiên, ở xã Kim Long – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc thì vẫn còn những người phụ nữ vẫn phải cam chịu bạo hành bởi người chồng của mình Vậy vấn đề đặt ra là Vấn đề đặt ra
là Nhân viên công tác xã hội ở xã Kim Long đã làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình để can thiệp, trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo hành hay chưa? Có thể có giải pháp nào hạn chế và trợ giúp cho những người phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở đây? Chính vì câu hỏi này nên trong quá trình học tập, nghiên
Trang 10cứu thuộc chuyên ngành Công tác xã hội – Khoa Xã hội học, với mong muốn gớp thêm cách nhìn nhận, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các mô hình trợ giúp nhằm hạn chế và góp phần xoá bỏ tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia
đình tác giả đã lựa chọn đề tài: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
việc can thiệp, trợ giúp những phụ nữ bị bạo hành trong gia đình tại xã Kim Long – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn tốt nghiệp cao học
ngành Công tác xã hội
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trước đây hầu hết các Chính phủ coi bạo lực đối với phụ nữ là vấn đề riêng tư (United Nation 1996) thì ngày nay nhiều nghiên cứu quốc tế đã cho thấy bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình là hệ thống có tính toàn cầu, tác động trong khoảng 20 – 50 % số phụ nữ trên thế giới (WHO, 1998)
Phụ nữ bị bạo hành trong gia đình đã trở thành một nội dung quan trọng trong Tuyên bố hành động của Hội phụ nữ thế giới lần thứ IV tại Bắc Kinh năm 1995 và trong các văn bản của tổ chức Liên Hợp Quốc
Từ ngày 4 – 6/ 12/2001 tại Phnômpênh đã diễn ra Hội nghị về luật pháp phòng chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở vùng tiểu MêKông, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam Hội nghị đã thống nhất một số vấn đề như:Bạo lực gia đình không phải là chuyện riêng của gia đình và Phụ nữ đang
bị coi là phụ thuộc vào nam giới trên phạm vi toàn cầu
Ở nước ta, phụ nữ bị bạo hành đã tồn tại từ ngàn xưa nhưng ít khi được quan tâm Hiện nay, cùng với sự biến đổi của xã hội vấn đề này được quan tâm nhiều hơn và đã có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà hoạt động xã hội với nhiều công trình nghiên cứu về phụ nữ bị bạo hành gia đình trên thế giới và ở Việt Nam Đã có rất nhiều bài viết, các phóng sự được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều cuộc hội thảo khoa học các cấp đã được thực hiện với sự đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp - biện pháp khắc phục, hạn chế, giải quyết tình trạng phụ nữ bị bạo
Trang 11hành trong gia đình như: đề tài nghiên cứu của TS Lê Dân “Thực trạng và
giải pháp giảm bạo hành gia đình đối với phụ nữ tại Thành Phố Đà Nẵng
Nội dung đề tài tiến phân tích thực trạng phụ nữ bị bạo hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả, đề tài đã xem xét bạo lực theo các góc độ khác nhau như mối quan hệ giữa bạo lực với tôn giáo, trình
độ văn hoá và nghề nghiệp”
Năm 1997, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tiến hành nghiên cứu bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình Các nhà nghiên cứu đã sử dụng số liệu thứ cấp lấy từ báo chí và các cơ quan khác tại 3 tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình làm cơ sở để phân tích Kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình là khá phổ biến Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa cung cấp đầy đủ được một bức tranh toàn diện về bạo lực trên cơ sở giới
Năm 1999, TS Lê Thị Phương mai đã nghiên cứu về “ Bạo lực và hậu quả đối với sức khỏe sinh sản: Hiện trạng của Việt Nam” Nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu các nguyên nhân và các loại bạo lực Trong báo cáo bao gồm các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình và chủ yếu phỏng vấn phụ nữ đến tư vấn ở Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả nhận thấy: Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình có thể xảy ra ở mọi gia đình và mọi tầng lớp xã hội
“Bạo lực trên cơ sở giới- Trường hợp ở Việt Nam”, TS Vũ Mạnh Lợi,
Ts Vũ Tuấn Huy, TS Hữu Minh, Jennifer Clenment thực hiện tại cuộc nghiên cứu thăm dò cởi mở đối với người Việt Nam về thực trạng bạo lực chống lại phụ nữ ở các xã phường
Báo cáo về bạo lực với phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam (1999), TS
Lê Thị Quý Tác giả Lê Thị Quý đã đưa ra bốn nguyên nhân của bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình là nguyên nhân kinh tế, học vấn, thói quen văn hóa – xã hội và bệnh thần kinh của người có hành vi bạo lực Đồng thời tác giả còn nêu rõ hậu quả của nạn bạo lực
Trang 12Công trình nghiên cứu của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội
với đề tài “Thực trạng bạo hành trong gia đình ở xã Hương Lạc - Lạng
Giang - Bắc Giang” Đề tài nghiên cứu về thực trạng bạo hành trong gia đình
từ đó ứng dụng công tác xã hội cá nhân vào trợ giúp cho phụ nữ bị bạo hành”;
Luận văn Tiến sỹ của Nguyễn Thị Thọ “Bạo lực gia đình nhìn từ góc độ đạo
đức”; Báo gia đình và xã hội phối hợp với Tổng cục Cảnh sát phòng chống
tội phạm tổ chức cuộc thi viết báo “Nói không với bạo lực gia đình”…Cũng
đã có những chương trình, dự án và các mô hình, các câu lạc bộ phòng chống bạo hành gia đình áp dụng ở một số huyện Yên Lạc, huyện Tam Dương và Thành Phố Vĩnh Yên của Vĩnh Phúc như: Dự án xây dựng năng lực cho cán
bộ phòng chống bạo hành gia đình của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008, Cuộc tổng điều tra về tình hình bạo hành gia đình trên địa bàn toàn tỉnh năm 2009 của sở văn hóa thể thao du lịch và các hoạt động tuyên truyền luật phòng chống bạo hành gia đình và bình đẳng giới tại Vĩnh Phúc, Huyện Yên Lạc tổ chức tuyên truyền Luật Phòng chống bạo hành gia đình và ứng dụng các mô hình phòng chống bạo hành gia đình tại một số xã, Huyện Tam Dương cũng tổ chức và xây dựng mô hình “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc” nhằm phòng chống bạo hành gia đình.Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu về tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long và vai trò can
thiệp trợ giúpcủa nhân viên công tác xã hội Bởi vậy, luận văn "Vai trò của
nhân viên công của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc” là đề tài mới, không trùng tên với các công trình đã công bố
3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần tìm hiểu làm phong phú thêm
kho tàng lý luận về khái niệm, nhận thức, tư tưởng trong vấn đề bạo hành gia đình, phụ nữ bị bạo hành trong gia đình Để từ đó hoàn thiện Luật phòng chống bạo hành gia đình
Trang 13Hơn nữa, nghiên cứu luận văn là cơ sở lý luận của công tác xã hội được phong phú hơn về cách giải quyết, hỗ trợ, vận động cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội trong việc đẩy lùi tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa thực tiễn góp phần nghiên
cứu thực trạng, đồng thời phân tích tìm ra những nguyên nhân gây ra tình trạng phụ nữ bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long hiện nay
Khẳng định vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp, trợ giúp những người phụ nữ bị bạo hành trong gia đình
Thông qua nghiên cứu thực tiễn giúp cho nhân viên công tác xã hội có điều kiện để ứng dụng và nâng cao trình độ nghề nghiệp trong việc can thiệp trợ giúp phụ nữ bị bạo hành gia đình
4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
việc can thiệp, trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình
- Khách thể nghiên cứu: Những người phụ nữ bị bạo hành thể chất,
bạo hành tinh thần, bạo hành tình dục, bạo hành kinh tế trong gia đình tại
xã Kim Long
Người gây ra bạo hành
Gia đình người có phụ nữ bị bạo hành
Cán bộ chính quyền, đoàn thể, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên
Nhân viên công tác xã hội
5 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ tháng 11/2012 đến tháng 8/2013
- Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tại xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 146 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
+ Nghiên cứu tình hình thực hiện vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp, trợ giúp cho phụ nữ bị bạo hành gia đình
+ Nghiên cứu thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình đang xảy ra
ở xã Kim Long, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc
+ Lý giải những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình
+ Đề xuất giải pháp nhằm can thiệp, trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình tại xã Kim Long
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu hệ thống lý luận nhằm can thiệp trợ giúp phụ nữ bị bạo hành
+ Khảo sát thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình, đánh giá những biện pháp đã can thiệp, hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành gia đình tại xã Kim Long
+ Nghiên cứu vai trò của nhân viên công tác xã hội trong can thiệp, trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long
7 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long như thế nào? Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng phụ nữ bị bạo hành gia đình ở
xã Kim Long là nguyên nhân nào?
Nhân viên công tác xã hội ở xã Kim Long đã làm tốt vai trò của mình
để can thiệp, trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo hành gia đình chưa?
8 Giả thuyết nghiên cứu
- Tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình tại xã Kim Long đang
ngày càng gia tăng, nhất là hình thức phụ nữ bị bạo hành về thể chất
- Nhận thức, và tư tưởng cổ hủ lạc hậu của những người đàn ông là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long
- Nhân viên công tác xã hội ở xã Kim Long chưa thực hiện tốt các vai trò của mình trong can thiệp trợ giúp cho những phụ nữ bị bạo hành trong gia đình
Trang 159 Phương pháp nghiên cứu
9.1 Phương pháp luận
Đề tài sử dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu, từ các luận điểm nghiên cứu, phân tích cho đến chứng minh các khía cạnh khác nhau của đề tài
9.2 Cơ sở dữ liệu
Số liệu được sử dụng trong luận văn lấy từ số liệu gốc của Báo cáo của Công an xã Kim Long về “ Số liệu thống kê các vụ bạo hành gia đình năm
2005 – 2008”, “ Tổng kết về tình hình phòng chống bạo hành gia đình ở xã Kim Long năm 2010 – 2012” Trong luận văn sử dụng số liệu từ nguồn này
và có những phần sử dụng dữ liệu khác có trích dẫn nguồn
Luận văn sử dụng dung lượng mẫu là 150 mẫu đại diện hộ gia đình nông thôn ở 4 xóm là Hợp Minh, Làng Gô, Hữu Thủ, xóm Láng Đặc điểm mẫu nghiên cứu về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn như sau: (Đơn vị tính %)
Trang 169.3 Các phương pháp khác
9.3.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, bổ sung và tích lũy vốn tri thức lý luận liên quan đến luận văn ở nhiều góc độ: Triết học, Tâm lý học, Công tác xã hội đồng thời nghiên cứu những chính sách, văn bản pháp luật, các công trình nghiên cứu khoa học về bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình Mục đích của phương pháp này là thu thập những vấn đề lý luận liên quan đến luận văn như: Bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ Đây là cơ sở cho việc xây dựng phương pháp điều tra, phân tích về thực trạng và các hình thức phụ nữ bị bạo lực trong gia đình ở địa bàn xã Kim Long
- Báo cáo tóm tắt nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ
nữ Việt Nam
- Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phân tích tài liệu từ nguồn tài liệu thu thập được như internet, sách, báo, phim ảnh, băng hình…trên cơ sở đó phân tích và sàng lọc những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó kết hợp với việc tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình để tham khảo thêm về phương pháp nghiên cứu làm cơ sở bổ sung cho luận văn nghiên cứu của mình
9.3.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả sử dụng phương pháp này để thu thập những thông tin cụ thể, chính xác về thực trạng bạo lực đối với những người phụ nữ bị bạo hành, các nguyên nhân và các biện pháp đã can thiệp của chính quyền ở xã Kim Long Tác giả tiến hành 10 phỏng vấn sâu trong đó 2 phỏng vấn của chính quyền và cán bộ Hội phụ nữ xã, 1 phỏng vấn sâu của nhân viên công tác xã hội, 7 phỏng vấn sâu người phụ nữ bị bạo hành Thông qua phương pháp này giúp cho tác giả thu thập được tổng quát nhất, cụ thể nhất và chính xác nhất về tình trạng bạo hành trong gia đình đối với phụ nữ ở đây đồng thời giúp tác giả biết
Trang 17được ý kiến, thái độ, suy nghĩ của chính những người bị bạo hành về vấn nạn bạo lực trong gia đình tại địa phương
9.3.3 Phương pháp quan sát
Quan sát hành vi, cử chỉ, ngoại hình, thái độ, dấu hiệu lo lắng, bất an, ngôn ngữ cơ thể…trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp quan sát với mục đich thông qua việc quan sát để thu thập thêm thông tin về bạo lực gia đình tại xã Kim Long, những biểu hiện cử chỉ và thái độ, sự phản ứng của những người phụ nữ bị bạo lực trong gia đình tại địa phương
9.3.4.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Luận văn sử dụng dung lượng mẫu là 150 mẫu đại diện hộ gia đình nông thôn ở 4 xóm là Hợp Minh, Làng Gô, Hữu Thủ, xóm Láng Và đây
là phương pháp nghiên cứu chính để thu thập thông tin, dữ liệu của luận văn
10 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, lụân văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2 Thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3 Nhân viên Công tác xã hội thực hiện vai trò can thiệp, trợ giúp phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.1.1 Lý thuyết xung đột
* Nội dung lý thuyết xung đột
Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết xung đột là K.Marx, một nhà tư tưởng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, triết học và xã hội học “Cho rằng xung đột
xã hội không chỉ dừng trong lĩnh vực kinh tế mà còn thể hiện trong bất kỳ một lĩnh vực nào của đời sống xã hội” Như vậy, nội dung quan điểm tư tưởng này nhấn mạnh đến những yếu tố xung đột, cạnh tranh, sự biến đổi và áp bức trong xã hội ( [15, tr 84] sách Xã hội học, dẫn theo John J Macionis 1987)
Lý thuyết xung đột tập trung vào những bất đồng không thể tránh khỏi giữa các bộ phận khác nhau của xã hội hoặc giữa các xã hội Cho rằng sự khác nhau về mặt lợi ích giữa các nhóm xã hội chính là nguyên nhân dẫn đến xung đột Lý thuyết này xem xét sự xuất hiện xung đột xã hội như một sự phản kháng cần thiết để đạt được trạng thái cân bằng và sự phát triển nào đó Mục đích của sự xung đột, tranh giành những lợi ích, quyền lực và kiểm soát xung đột là để có thể áp đặt sự thống trị của nhóm này đối với nhóm khác Xung đột trong mọi xã hội và diễn ra tại mọi thời điểm đều hướng tới quá trình thay đổi Các mâu thuẫn thường chuyển thành cuộc đấu tranh, đối đầu công khai giữa các bên, sự đối đầu đối với cường lực có thể mạnh hoặc yếu, phụ thuộc vào các nhân tố, điều kiện và khả năng giải quyết đồng thời nó phụ thuộc vào chủ thể đối đầu theo đuổi mục đích gì [9, tr271 – 275]
Trong một nghiên cứu mới đây ở Việt Nam, Phạm Xuân Cần cho rằng: Xung đột là giai đoạn đỉnh điểm của mâu thuẫn và biểu hiện bằng hành vi đụng độ, xô xát Thực tế xung đột xã hội không chỉ đơn thuần cho ta sờ thấy, nhìn thấy mà nó là cả quá trình từ sự khởi nguồn đến kết thúc và cả hậu xung
Trang 19đột Từ những bất đồng tư tưởng, ý niệm, giá trị, niềm tin, những bất đồng trong chia sẻ lợi ích nguồn lực từ đó là cả sự giằng co, tương tác theo chiều thời gian của sự vận động Vì vậy, có những xung đột được kìm chế ở mức độ thấp bởi có sự tương tác tốt hay chính thể có sự điều chỉnh kịp thời, có những xung đột lại phát triển ở mức độ cao vì môi trường tương tác hạn chế.[8, tr.6]
* Phụ nữ bị bạo hành trong gia đình tiếp cận dưới góc độ lý thuyết xung đột
Những người theo lý thuyết xung đột cho rằng tình yêu là một yếu tố quan trọng trong hôn nhân và gia đình hiện đại, những mâu thuẫn và xung đột cũng hết sức cơ bản Cách tiếp cận của lý thuyết này không chỉ xung đột là tồi
tệ mà coi như một bộ phận tự nhiên của đời sống gia đình
Gia đình bao gồm những cá nhân có nhân cách, lý tưởng giá trị sở thích
và mục đích khác nhau Mỗi người khong phải bao giờ cũng hài hòa với mọi người khác trong gia đình Các gia đình thường có những mâu thuẫn, xung đột là do có bất đồng từ nhỏ đến lớn, họ chỉ khác nhau về tần suất, mức độ, tính chất biểu hiện và cách giải quyết xung đột
Yếu tố quyền lực là yếu tố rất quan trọng trong giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong gia đình Mọi người trong gia đình đều có quyền lực nhưng lại
ở mức độ khác nhau, cá nhân nào, nhóm nào có nhiều quyền lực nhất thì thắng trong cuộc xung đột
Dưới góc độ của lý thuyết xung đột thì việc phụ nữ bị bạo hành trong gia đình là do sự xung đột về quyền lực, về quan điểm sống, về lối sống, về
vị thế trong gia đình Do những mâu thuẫn tồn tại trong một quá trình và do
sự bất đồng về quan điểm sống của cá nhân giữa người vợ, người chồng trong một thời gian dài và thành thói quen nên nó trở nên căng thẳng giữa mối quan
hệ vợ chông Từ đó mâu thuẫn càng lên đến đỉnh điểm, xung đột diễn ra khi
cả hai bên không kìm nén được bản thân theo giải thích của lý thuyết xung đột thì kẻ mạnh về quyền lực, quyền uy sẽ uy hiếp người yếu thế hơn
Trang 201.1.2 Lý thuyết nữ quyền
Đại diện cho lý thuyết nữ quyền phương tây đó là Hélène Cixous, Luce Irigaray, Julia Kristeva, Simone de Beavoir Chủ nghĩa nữ quyền đang ngày càng khuếch trương ảnh hưởng với “những làn sóng” vỗ mạnh mẽ vào thành lũy của chế độ nam quyền để khẳng định địa vị và quyền lợi của người phụ
nữ Có thể nói rằng chủ nghĩa nữ quyền Pháp thường được ứng dụng trong nghiên cứu về chủ nghĩa nữ quyền hiện đại bởi Pháp là một trong những chiếc nôi của chủ nghĩa nữ quyền, hay nói như Beavoir “ về mặt nữ quyền, Pháp đi trước các nước khác’’, chủ nghĩa nữ quyền Pháp đã đóng góp nhiều kiến giải đặc sắc về phụ nữ và lý thuyết nữ quyền, mặt khác chủ nghĩa nữ quyền Pháp là nhánh phát triển có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phong trào nữ quyền Anh, Mỹ 1
*Nội dung lý thuyết nữ quyền
Khi xem xét về lịch sử, Simone de Beauvoir cho rằng dường như giới
nữ đã được tự do hơn về mặt chính trị và tình dục tuy nhiên điều đó vẫn chưa
đủ cho việc giải phóng hoàn toàn phụ nữ khỏi sự thống trị dai dẳng của đàn ông Về cơ bản họ vẫn chịu thiệt thòi và bị kiềm tỏa trong các mối liên hệ phụ thuộc ấy Beauvoir kết luận hầu hết các xã hội trong lịch sử phương Tây từ
cổ đại đến hiện đại dưới sự chi phối của hệ thống phụ hệ nên đã xem phụ nữ như là Tha nhân - khách thể và đàn ông như là Cái tôi – chủ thể Beauvoir cũng cho rằng do lệ thuộc về kinh tế và chức năng sinh sản nên phụ nữ không thể phản đối uy quyền tuyệt đối của nam giới trong hôn nhân, phụ nữ là kẻ lệ thuộc, thứ yếu và ký sinh, rằng sự bình đẳng trong hôn nhân sẽ vẫn là ảo tưởng và chừng nào đàn ông vẫn nắm quyền chi phối về kinh tế của gia đình Với những lập luận cho quan điểm của mình Beauvoir mong muốn người phụ
nữ ngày càng trở nên giống đàn ông hơn, bà cũng khẳng định không tồn tại bất cứ bản chất tự nhiên và bất biến nào quy định người phụ nữ, rằng tất cả
Trang 21những trải nghiệm sống tâm sinh lý và khả năng của họ được hình thành trong hoàn cảnh văn hóa xã hội, phụ nữ không phải là một thực thể tự nhiên mà là một thực thể văn hóa Beauvoir đưa ra giải pháp là phụ nữ phải từ bỏ địa vị Tha nhân để khẳng định tính chủ thể độc lập của mình, sự thấp kém của phụ
nữ có thể được xóa bỏ thông qua việc đồng hóa với chủ thể nam giới [17, tr
84 Beauvoir, Simone de 1996, Giới nữ Nxb phụ nữ, HN]
Nhà triết học nữ quyền Irigaray cũng đặc biệt quan tâm đến việc biện luận cho địa vị của người phụ nữ và vấn đề giải phóng phụ nữ khỏi tình trạng
bị áp bức Irigaray yêu cầu phụ nữ phải tích cực hoạt động để nhận thức tính chủ thể nữ giới đặc trưng của mình chứ không đơn giản bị giản lược vào tính chủ thể nam giới
Cixous cho rằng cá nhân người phụ nữ phải viết ra chính mình, phải tự mình khám phá những gì thể xác cảm nhận được và cách thức để diễn tả thân thể phụ nữ bằng ngôn ngữ Vị thế của phụ nữ là chủ thể trong ngôn ngữ sẽ thay đổi một khi họ trở thành chủ thể năng động chứ không phải là đối tượng tiếp nhận thụ động
* Phụ nữ bị bạo hành gia đình tiếp cận dưới góc độ lý thuyết nữ quyền
Người phụ nữ do bị lệ thuộc về kinh tế do chế độ phụ hệ nên dẫn đến
sự khác biệt về quyền lực trong gia đình, chính điều đó cũng dẫn đến sự bất bình đẳng giới nam nữ, là khởi nguồn nguyên nhân cho sự áp bức người vợ của những người chồng
Sự cam chịu không đấu tranh của người phụ nữ trước sự áp bức của đàn ông do vậy người phụ nữ cần được thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực cho chính bản thân mình, tự giải phóng mình
Người phụ nữ cũng cần phải tham gia đảm trách các công việc ngoài xã hội tích cực, phải tạo ra được sự cân bằng giữa những bận tâm trong cuộc sống và nhiệm vụ trong gia đình
Trang 221.2 Các khái niệm
1.2.1 Khái niệm về phụ nữ
Cho đến nay đã có rất nhiều cách định nghĩa, quan niệm về phụ nữ Những cách định nghĩa này có thể theo quan điểm của Triết học, Xã hội học, Văn hóa học, Nhân học, Dân số học, Sinh học, Tôn giáo… và dựa trên những cách tiếp cận về giới, về cơ cấu xã hội, về vị trí, vai trò, chức năng của người phụ nữ trong xã hội
Quan điểm triết học về phụ nữ: Dưới con mắt của các triết gia, phụ nữ hiện lên từ hai mặt đối lập: Dịu dàng và gai góc, yếu đuối và mạnh mẽ, khờ dại và khôn ngoan Họ rất mảnh mai, yếu đuối, nhưng cũng có thể trở thành sức mạnh vũ bão Aristotle - Triết gia cổ đại Hy Lạp đã nhìn phụ nữ từ phương diện không hoàn thiện của giới tính: “ Phụ nữ chỉ là một người đàn ông khiếm khuyết” Còn J.Bruyere – Nhà phê bình người Pháp nhìn đàn bà ở
sự cực đoan: “Đàn bà là cái gì đó vô cùng cực đoan, họ vượt trội hoặc thấp kém hơn so với đàn ông” Thánh Jean Chrysostome tỏ thái độ miệt thị:
“Trong tất cả các loài dã thú, không có con nào là hại bằng đàn bà” Ngược lại, thánh Agustin thì nói về phụ nữ như một chiều sâu mê đắm, vô tận:
“Muốn khám phá thân thể người phụ nữ đầu tiên, phải hiểu tâm hồn của họ, hay điều bí ẩn lớn nhất là trong nụ cười của người phụ nữ” Như vậy Thánh Augustin đề cao phụ nữ dưới nhiều góc độ: Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, là hiện thân cho sắc đẹp và sự đam mê khoái lạc
Quan niệm về phụ nữ trong lĩnh vực văn học - hội hoạ: Phụ nữ được ví như một nàng thơ, là Nữ thần nghệ thuật, phụ nữ được đồng nghĩa với Bà mẹ Tự nhiên vĩ đại nhất, người mẹ của Đấng toàn năng mà mọi vật được sinh ra từ nó
Quan niệm về phụ nữ theo quan điểm văn hoá: Người phương Đông quan niệm rằng đàn ông là trời và người phụ nữ là đất, nên phụ nữ phải ở dưới đàn ông, cũng như đất cam phận bên dưới trời, người phụ nữ là người chịu đựng, phục tùng nam giới
Trang 23Quan điểm về phụ nữ trong Tôn giáo: Tôn giáo có quan điểm riêng của mình về phụ nữ, trong Kinh Thánh cho rằng người đàn bà sinh ra từ cái xương sườn của người đàn ông, vì thế họ luôn bị lệ thuộc Phật giáo thì cho rằng phân biệt giới tính nam nữ sinh ra là do đạo đức thoái hóa, cả hai giới đều có vai trò giống nhau và vị trí ngang nhau trong quá trình tiến hoá phức tạp của loài người Chúng sinh có cùng một bản thể, vô nhị vô biệt, tất cả chúng sinh đều có phật tính, sự khác biệt giữa giới tính nam nữ chỉ là thứ yếu
và sự giác ngộ của tâm tính mới là quan trọng nhất
Chính từ những quan niệm dựa trên các góc độ lý giải khác nhau như vậy nên đó là một trong những nguyên nhân mà qua các thời đại lịch sử và các chế độ khác nhau, bằng cách này hay cách khác, nữ giới luôn bị đè nén,
áp bức và bị khinh miệt
Tuy nhiên theo từ điển tiếng việt thì “Phụ nữ” hay “đàn bà” là từ chỉ giống cái của loài người Phụ nữ thường được dùng để chỉ một người trưởng thành Bên cạnh đó từ phụ nữ, đôi khi dùng để chỉ đến một con người giống cái, bất kể tuổi tác Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường
1.2.2 Khái niệm gia đình
Với tư cách là một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia đình đã được hình thành từ rất sớm và trải qua một quá trình phát triển lâu dài Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống, sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam giới và nữ giới, những hình thức cộng đồng tổ chức đời sống đã xuất hiện Các kiểu dạng tổ chức cộng đồng mang tính tự nhiên, ngay từ đầu đã chịu sự quy định của những biến đổi trong sản xuất, trong đời sống kinh tế-xã hội Ban đầu các
Trang 24quan hệ chi phối trong nhóm cộng đồng ấy còn mang tính tự nhiên sinh học, dần dần trở nên chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau, phù hợp với những điều kiện sản xuất Gia đình trở thành một thiết chế xã hội, một hình ảnh thu nhỏ nhưng không phải là sự thu nhỏ một cách đơn giản các quan hệ xã hội
Vậy gia đình được hiểu như thế nào?
Có không ít các cách định nghĩa về gia đình theo cách này hay cách khác Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì: “Gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản nhất trong tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa - xã hội dặc thù được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên”
Vai trò của phụ nữ trong gia đình:
Từ bao đời nay, trong gia đình người phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu được Với thiên chức làm mẹ, làm vợ nên ảnh hưởng của người phụ nữ đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống gia đình và càng trở nên quyết định hơn Ngay từ thuở xa xưa vai trò của người phụ nữ đã được khẳng định Tuy nhiên, tuỳ vào mỗi giai đoạn lịch sử mà quan điểm giai cấp nhìn nhận về vai trò người phụ nữ khác nhau Trong
xã hội phong kiến, hình ảnh người phụ nữ được ví như “Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiêng khó nỉ non” Cuộc sống của họ về vật chất thiếu thốn, lam lũ đến cùng cực, về tinh thần thì bị ràng buộc trong lễ giáo phong kiến của “tam tòng, tứ đức” Chế độ “Nhất nam viết hữu, thập
nữ viết vô” đã đẩy hình ảnh người phụ nữ xuống sâu dưới đáy xã hội
Đến xã hội hiện nay, vai trò của người phụ nữ đã được khẳng định, khi mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ được pháp lý quan tâm, được xã hội lên tiếng đấu tranh cho bình đẳng giới thì vai trò của người phụ nữ không chỉ dừng lại và được khẳng định ở trong gia đình mà ngoài xã hội họ cũng bình đẳng với nam giới trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Phụ nữ có
Trang 25quyền thể hiện mình, quyền bày tỏ những cảm xúc những tâm tư tình cảm của mình đối với gia đình và xã hội
Trong gia đình, người phụ nữ là nơi thức tỉnh mọi tình cảm, là nơi làm cho trái tim gia đình tràn đầy tình yêu và hạnh phúc, nơi để người chồng sẻ chia, là nơi chăm sóc, góp phần giáo dục, định hướng, khích lệ chồng con làm những việc tốt đẹp cho đời Người giữ vai trò rất quan trọng trong việc chèo lái con thuyền mơ ước đi đến bến bờ hạnh phúc
Đối với chồng thì người phụ nữ là người biết quên mình để làm vợ, luôn biết hi sinh để trọn nghĩa nặng tình sâu Người phụ nữ góp phần hỗ trợ chồng thành đạt trong cuộc sống Trong công việc, có những lúc người chồng thất bại, giảm sút ý chí và tinh thần, thì người vợ ngoài việc chu tất công việc gia đình, phải thật sự thông cảm, khéo léo động viên chồng và tạo mọi điều kiện để người chồng lấy lại niềm tin, thêm nghị lực mà vượt qua sóng gió
Đối với những đứa con thì người phụ nữ có vai trò là người đầu tiên tạo dựng cho con một nền móng, một nhân cách sống Phụ nữ với vai trò làm mẹ sẵn sàng xông pha không ngại gian lao, khó nhọc, nghiệt ngã để trang bị cho con một tương lai sáng ngời Người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình Những đứa con từ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành phần lớn thời gian là gần gũi và thường chịu ảnh hưởng từ người
mẹ nhiều hơn người cha Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức tính của người mẹ đã hình thành dần bản tính của một người con Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của những người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ
Người phụ nữ là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình, các công việc nội trợ chủ yếu do người phụ nữ đảm trách Từ đi chợ, nấu ăn, giặt giũ đến quét dọn, bày trí, sắp xếp, mua sắm…cũng chủ yếu do người phụ nữ lo
Trang 26liệu Đó là mảng công việc lặt vặt, tỉ mỉ, chiếm nhiều thời gian nhưng không thể không có Người phụ nữ đã sắp xếp, tổ chức gia đình theo suy nghĩ, nhận thức và tính năng động của mình Người phụ nữ có vai trò trọng yếu trong công việc điều hoà các mối quan hệ gia đình Nam giới, sau một ngày công tác bận rộn, mệt nhọc có lúc vui nhưng cũng có lúc thật sự căng thẳng Khi
về nhà, họ cần được nghỉ ngơi, cần được hưởng không khí ấm cúng của gia đình, cần nhìn thấy những đứa con sạch sẽ, ngoan ngoãn, họ cũng cần những bữa cơm ngon, cần thấy nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ và nhất
là người vợ dịu dàng, ân cần chăm sóc cho cha mẹ chồng cũng như xử sự tế nhị với gia đình bên chồng làm cho tan biến đi những lo toan, vất vả
Ngoài ra người phụ nữ cũng có vai trò trong các hoạt động xã hội Các mối quan hệ tốt đẹp sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ gia đình thêm gắn bó, chan hoà vì có sự mến mộ của người khác dành cho gia đình
1.2.3 Khái niệm bạo hành gia đình
Khi đề cập đến bạo hành gia đình thì có nhiều quan điểm lý giải theo cách khác nhau có thể thấy quan niệm về bạo hành gia đình qua một số quan điểm sau:
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây tổn thương, tử vong, tổn hại
về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triern hay gây ra sự mất mát (WHO)
Ngày 21/11/2007 trong kỳ họp thứ 2 của Quốc Hội khóa XII đã thông qua bản dự thảo Luật phòng chống bạo lực gia đình Luật này đã đưa ra định nghĩa về bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”
Vậy dù có các quan điểm như thế này hay thế khác, dù những khái niệm định nghĩa khác nhau ít nhiều nhưng có thể khẳng định rằng:
Trang 27Bạo hành gia đình là hiện tượng xảy ra từ khi gia đình mới hình thành
và đến ngày nay hiện tượng này ngày càng phổ biến, nó được coi là một vấn
đề nóng bỏng đòi hỏi sự quan tâm, nhận thức của tất cả mọi người trong đó phụ nữ là những nạn nhân chính của nạn bạo hành gia đình
Có rất nhiều công trình nghiên cứu và nhiều nhà khoa học đã cố gắng tìm tòi và kiến giải bản chất của bạo hành gia đình Từ đó, hình thành nên nhiều định nghĩa - khái niệm khác nhau về bạo hành gia đình, nhìn chung hầu hết các khái niệm đều cho rằng: “Bạo hành gia đình là một hiện tượng một hay nhiều thành viên trong gia đình dùng quyền lực thực hiện hành vi làm cho người khác đau đớn về thể xác, bị khủng hoảng về tinh thần và bị bế tắc về mặt xã hội, nhằm khuất phục, khống chế và kiểm soát người đó về mặt xã hội”
Bản chất và các hình thức bạo hành gia đình:
- Bản chất của bạo hành gia đình:
Đó là vi phạm các quyền cơ bản của phụ nữ và trẻ em, các thành viên trong gia đình, vi phạm vào hệ thống pháp luật và đạo đức truyền thống của Việt Nam và thế giới, bạo hành gia đình là hành vi bị nghiêm cấm
- Các hình thức của bạo hành gia đình:
Bạo hành gia đình có nhiều hình thức mà rất nhiều người còn mơ hồ về khái niệm Đôi khi không phải cứ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay mới là bạo lực Nhiếc móc, chửi rủa, cưỡng bức về tình dục cũng là bạo hành Bạo hành bằng sự im lặng, chì chiết, đay nghiến nhau thường diễn ra ở những gia đình trí thức nhiều hơn Nó là một sự biến tướng khó kiểm soát mà mức độ nghiêm trọng cũng không kém bạo hành thể xác Theo nhiều công trình nghiên cứu thì bạo hành gia đình có những dạng cơ bản sau:
Trang 28+Bạo hành về tinh thần
Bạo hành tinh thần là hành vi bắt các thành viên khác trong gia đình phải sống trong bầu không khí lo lắng, sợ hãi, làm nạn nhân hoảng loạn về tâm lý và ảnh hưởng trong thời gian dài (Lê thị Quý- Vũ Cảnh Linh)
Bạo hành về kinh tế là việc dùng sức mạnh để đe dọa, áp đặt hoặc lừa
mị nhằm bóc lột lao động, chiếm giữ và kiểm soát tài chính của một hoặc một nhóm người đối với một hoặc một nhóm người khác trong gia đình (Lê thị Quý- Vũ Cảnh Linh)
Theo Luật phòng chống bạo lực gia đình Việt Nam thì các dạng bạo lực gia đình bao gồm: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm
lý gây hậu quả nghiêm trọng; Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên trong gia đình phải ra khỏi chỗ ở Những hành vi trên được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam nữ, không
đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng ( Luật phòng
chống bạo lực gia đình Khoản 1, Điều 2)
Trang 291.2.4 Khái niệm phụ nữ bị bạo hành trong gia đình
Tháng 12/1993, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về bạo lực gia đình: “Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy,
sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay trong đời sống riêng tư” (United Nations 1995:73: UNIFEM 1998)
Phần lớn phụ nữ bị bạo hành trong gia đình là bạo hành về thể chất và
do người đàn ông thực hiện đối với phụ nữ và người ta khó lòng có thể biết rõ được các nguyên nhân sâu xa dẫn đến nạn bạo hành này Người ta gọi hiện tượng này là bạo hành trên cơ sở giới: “Phần lớn bạo hành chống lại phụ nữ xảy ra trong gia đình và người gây ra bạo hành gần như luôn là đàn ông, thường là những người chồng hoặc chồng cũ hay người đàn ông là tình cũ của phụ nữ” (WHO 1998:5)
1.2.5.Công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội
Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực, bền vững
Nhân viên công tác xã hội là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về công tác xã hội mà hành động của họ nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào cải thiện, tăng cường chất lượng cuộc sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng
Nhân viên công tác xã hội ở xã Kim Long chưa phải là nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, họ là cán bộ làm công tác dân số gia đình và trẻ em
Họ chưa tốt nghiệp đại học chuyên môn công tác xã hội, do đó họ mới chỉ là người bán chuyên nghiệp, làm công tác kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài
Trang 30bản nên sự can thiệp trợ giúp của họ mới chỉ dừng lại ở việc hòa giải tức thời chưa chú ý tới giải pháp lâu dài
1.3 Một số văn bản pháp luật về phòng chống bạo hành gia đình
1.3.1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Các Hiến pháp năm 1946, Hiến Pháp năm 1959 và Hiến pháp năm
1980 đều nói về vấn đề bạo lực gia đình
Điều 52: “Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật”
Điều 63: “Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ”
Điều 71: “ Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm công dân”
1.3.2 Luật tố tụng hình sự: 19/2/2003/QH11
Điều 5: “Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật”
Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng tôn giáo, thành phần
xã hội, địa vị xã hội Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật”
Điều 7: Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân
Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải
áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật
1.3.3 Luật phòng chống bạo lực gia đình số 02/2007
Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình
Trang 31Luật phòng chống bạo lực gia đình có sáu chương với 46 điều đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008
Điều 2: Các hành vi bạo lực gia đình
1.Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a, Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng
b, Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm
c, Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng
d, ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông
bà và cháu, giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em với nhau
h, Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên trong gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc vè tài chính
i, Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở
1.4 Khái quát tình hình kinh tế xã hội xã kim Long - Huyện Tam Dương
- Tỉnh Vĩnh Phúc
Xã Kim Long là một trong 13 xã của Huyện Tam Dương, trải qua quá trình phát triển của mình, Đảng ủy, chính quyền các ngành đoàn thể trong xã luôn có sự đoàn kết thống nhất, đề ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội sát với tình hình thực tiến và đáp ứng tình hình của địa phương Đời sống của nhân dân trong xã nhìn chung ổn định, đoàn kết, phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh
Trang 32đạo của Đảng bộ và chính quyền xã Khái quát tình hình kinh tế xã hội của xã
trong năm vừa qua như sau:
Về điều kiện kinh tế
Năm 2012 việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế có những khó khăn nhất định Tuy nhiên tổng thu nhập toàn xã có tăng hơn so với năm trước Cụ thể tổng thu nhập năm 2012 dự tính là 77.312,7 triệu đồng, trong đó thu nhập về sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 14,986,4 triệu đồng, thu nhập về chăn nuôi và thủy sản đạt 28.627 triệu đồng, thu nhập công nghiệp và dịch vụ 4.700 triệu đồng, thu lao động ngoài xã và lao động trong các khu công nghiệp 4.900 triệu đồng, các khoản thu nhập khác đạt 24.099,3 triệu đồng Bình quân thu nhập đầu người toàn xã năm 2012 ước tính đạt 8,3 triệu đồng/người/năm
Về văn hóa xã hội
Duy trì các hoạt động văn hóa văn nghệ, tiếp tục được đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa Triển khai bình xét gia đình văn hóa năm 2012 có 1816 hộ = 81,3% đạt tiêu chuẩn và được công nhận là gia đình văn hóa Công tác bình xét gia đình văn hóa được tổ chức dân chủ từ
tổ liên gia đến họp thôn và tổng hợp về xã Thực hiện nếp sống mới trong việc tang, lễ hội, mừng thọ, có 6 thôn tổ chức lễ hội và tiệc làng, đảm bảo theo đúng lễ nghi và quy định của ngành văn hóa Duy trì hoạt động của đài truyền thanh xã, phục vụ tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của địa phương Trong năm đã treo được 28 băng giôn qua đường, kẻ vẽ được 47 khẩu hiệu tường để tuyên truyền tại các thôn trong xã
Công tác xã hội
Chính sách với người có công: Thực hiện nhận và chi trả trợ cấp hàn tháng đảm bảo đúng, đủ theo chế độ của Nhà nước, tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ của các đối tượng liên quan đến chính sách xã hội Trong đó tiếp nhận hồ sơ số người hoạt động kháng chiến đề nghị hưởng chế độ bị nhiễm chất độc hóa học đợt 1 có 17 đối tượng, đợt 2 có 31 đối tượng, hoàn thiện hồ
Trang 33sơ cho đối tượng hưởng chế độ có công nuôi liệt sỹ, 3 đối tượng hưởng tiền tuất người hoạt động tiền khởi nghĩa
Chính sách xã hội: Tiến hành già hộ dân nghèo năm 2012 có 74 hộ,
178 khẩu, rà soát hộ nghèo cuối năm 2012 toàn xã còn 191 hộ, 696 khẩu = 8,45% các hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tiếp nhận và chi trả tiền hỗ trợ nghèo ăn tết của Chính phủ cho 308 hộ, 1231 khẩu với số tiền
là 236.600.000đ đảm bảo đủ, đúng đối tượng Lập hồ sơ xét 34 đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng, tiếp nhận và cấp tiền trợ cấp đói giáp hạt cho 30 hộ gia đình với số tiền 9.000.000đ
Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa năm 2012 được 31.364.000đ = 22.4%
kế hoạch huyện giao, đã mua 08 sổ tiết kiệm tình nghĩa mỗi sổ 300000đ tặng các đối tượng chính sách nhân dịp ngày thương binh liệt sỹ 27/7, sửa chữa 01 nhà ở xuống cấp cho đối tượng chính sách số tiền là 12.000.000đ
Chính sách đối với trẻ em: Lập danh sách đề nghị cấp trên cấp thẻ khám chữa bệnh cho 186 cháu trong độ tuổi, Tổ chức rà soát, làm thủ tục cấp lại, cấp đổi cho các cháu còn thiếu, hoặc bị mất thẻ khám chữa bệnh
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình
Ban dân số và kế hoạch hóa gia đình thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai và nuôi con theo khoa học Trong chiến dịch dân số mùa xuân
có gần 1300 cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai Tổng số thống kê nhân khẩu của toàn xã đến tháng 11/2012 là 9312 người
Tình hình an ninh trật tự
Do trên địa bàn xã có nhiều dự án đang triển khai thi công nên số người
và phương tiện tập trung khá đông, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, số thanh thiếu niên gây án có chiều hướng gia tăng do khhông chịu học hành, lười biếng, bỏ nhà đi lang thang do mâu thuẫn xung đột gia đình hoặc bố mẹ
ly hôn…dẫn đến trộm cắp trâu, bò, điện thoại, xe máy, tụ tập hoạt động phi pháp vào ban đêm Nổi bật trong thời gian vừa qua là nhóm thanh thiếu niên
Trang 34tụ tập thành nhóm gây ra một số vụ đánh nhau gây thương tích ở một số thôn như Hữu Thủ, Gô, Láng…
Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội: Trên địa bàn xã hiện quản lý
17 đối tượng nghiện ma túy trong đó có 11 đối tượng đang ở trung tâm cai nghiện, 2 đối tượng đã được về gia đình, không có tụ điểm mại dâm và gái hành nghề mại dâm, quản lý 4 đối tượng có HIV Các tệ nạn khác như: Cờ bạc, lô đề, rượu chè, bạo lực gia đình, bói toán…đang hoành hành ở địa phương nhưng vẫn chưa được xác định và triệt phá
Trang 35Chương 2
THỰC TRẠNG PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH TRONG GIA
ĐÌNH Ở XÃ KIM LONG - HUYỆN TAM DƯƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC
2.1 Thực trạng phụ nữ bị bạo hành gia đình ở xã Kim Long
Nghiên cứu về tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc thu thập thông tin chi tiết về diễn biến số lượng, tần suất, những nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ Đồng thời tác giả nghiên cứu đánh giá về các biện pháp đối phó, nhận thức về bạo hành gia đình đối với phụ nữ và kiến thức của phụ nữ ở
xã Kim Long về quyền pháp lý của họ Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu này cũng tìm hiểu về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong công tác phòng chống bao hành gia đình từ đó giúp cho việc xác định tăng cường vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc can thiệp, hỗ trợ, nâng cao nhận thức cho người phụ nữ bị bạo lực gia đình để có biện pháp đẩy lùi vấn đề bạo lực một cách có hiệu quả Nghiên cứu về thực trạng phụ nữ bị bạo hành ở đây thu
được kết quả như sau:
2.1.1 Diễn biến về số lượng
Theo số liệu thống kê chính thức của Công an xã Kim Long cho biết thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình hiện nay đang nóng bỏng và có
xu hướng ngày càng gia tăng cụ thể:
[Báo cáo thống kê bạo lực gia đình của Công an xã Kim Long 2009 - 2012]
Trang 36Năm 2009, trong số 290 vụ án hôn nhân gia đình thì có 120 vụ liên quan đến phụ nữ bị bạo hành, chiếm 41,3 % Thế nhưng chỉ trong vòng năm trở lại đây thì theo thống kê chưa đầy đủ của Công an xã Kim Long cho thấy năm 2012 số vụ phụ nữ bị bạo hành là 760 trên tổng só 1523 vụ án hôn nhân gia đình, chiếm tới 49.9% Trong đó chủ yếu là các hình thức bạo hành gia đình như: Bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần và bạo hành kinh tế 2
Đặc biệt có một
số vụ bạo hành phụ nữ dẫn đến trọng án Tiêu biểu là ở xóm Gô, một người chồng 35 tuổi đã giết chết người vợ trẻ đang mang thai khiến dư luận hết sức bất bình, và điều này cũng rung lên hồi chuông cảnh báo bạo hành gia đình đối với phụ nữ đang là một vấn nạn rất cần được đẩy lùi, ngăn chặn
Tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình tác giả lựa chọn mẫu điều tra là 150 người ở 4 thôn trong xã: thôn Hợp Minh, làng Gô, Hữu Thủ, Láng, ngoài ra còn lựa chọn những gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực, gia đình thuộc diện hộ nghèo, gia đình mới ly thân, ly hôn Kết quả điều tra cho thấy rằng người phụ nữ bị bạo hành đang tồn tại ở nhiều gia đình đặc biệt là gia đình trẻ Có những gia đình thỉnh thoảng xảy ra mâu thuẫn và có xung đột, có những lúc cãi nhau lên đến đỉnh điểm thì chồng tát vợ hoặc bạt tai, có người thì bị chồng cầm gậy, cầm dao đánh Còn chuyện mắng chửi hay nhục mạ bằng lời nói thì là chuyện thường xuyên khi gia đình
có những bất hòa
Bên cạnh đó khi điều tra bằng bảng hỏi thì nhìn chung mọi người đều cho rằng tình trạng bạo hành gia đình ở thôn Hợp Minh và xã Kim Long đang ngày càng gia tăng Có 11% người được hỏi trả lời rằng phụ nữ bị bạo hành là phổ biến trong nhiều gia đình Hơn nữa, có 33.4% người trả lời cho rằng bạo hành gia đình không còn là hiện tượng cá biệt và điều đáng lưu ý là có tới 55.6% cho rằng hiện tượng phụ nữ bị bạo hành trong gia đình khá phổ biến và ngày càng gia tăng
2
Báo cáo thống kê về tình trạng bạo lực gia đình của Công an xã Kim Long năm 2009 - 2012]
Trang 37Như vậy, theo kết quả nghiên cứu qua báo cáo thống kê và qua điều tra bằng bảng hỏi cho ta thấy tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Kim Long có diễn biến về số lượng các vụ ngày càng gia tăng Xã hội ngày càng phát triển hướng tới việc giải phóng cho phụ nữ, người phụ nữ đáng ra ngày càng phải được bình đẳng hơn, tôn trọng hơn thế nhưng ở đây dưới những mái nhà vùng quê nghèo tình trạng người phụ nữ bị bạo hành không những không được đẩy lùi, được giảm mà ngày càng gia tăng
2.1.2 Các hình thức và mức độ phụ nữ bị bạo hành trong gia đình ở xã Kim Long
Qua nghiên cứu và thu thập thông tin về tình trạng bạo hành đối với phụ nữ cho thấy ở các hình thức bạo hành như sau:
Trang 38Qua thông tin thu thập được cho thấy trong tổng số người được hỏi thì hình thức bạo hành thể xác chiếm 38.6%, phụ nữ bị bạo hành tinh thần chiếm 27.1% Như vậy có thể thấy bạo hành thể xác và bạo hành tinh thần có mối tương quan với nhau Riêng hình thức phụ nữ bị bạo hành tình dục qua điều tra chỉ có 2.3 % người trả lời là có bởi đây là hình thức bạo hành tế nhị nên có thể chưa phải là con số chính xác
Theo báo cáo gần đây của Công an xã Kim Long năm 2012 có 760 vụ phụ nữ bị chồng bạo hành trong đó hình thức bị chồng bạo hành thể xác và bạo hành tinh thần chiếm tỷ lệ rất cao
Trang 39Qua báo cáo này cho thấy chỉ trong năm 2012 số vụ phụ nữ bị chồng bạo hành qua hình thức bạo hành thể chất là 61.5 % Số phụ nữ bị bạo hành tinh thần như (chửi mắng, lăng mạ, xỉ nhục, đe dọa) chiếm 75.3 % Phụ nữ bị chồng bạo hành kinh tế như (cô lập, kiểm soát về kinh tế) chiếm 10 % Ngoài
ra những người phụ nữ bị bạo hành trên cơ sở cấm tham gia các hoạt động xã hội chiếm 8 % Như vậy có thể thấy rằng, bạo hành gia đình ở xã Kim Long chủ yếu là hình thức bạo hành thể chất và bạo hành tinh thần Cũng có thể thấy được mối tương quan giữa hình thức bạo hành thể chất và bạo hành tinh thần khi người phụ nữ bị bạo hành
Trong số những người được hỏi cho biết rằng những người phụ nữ bị bạo hành chủ yếu là do người chồng của họ gây ra Điều này được chứng minh rằng có tới 90.1 % trong tổng số người được chọn mẫu trả lời do người chồng gây ra
Nhƣ vậy, tiếp cận dưới góc độ của lý thuyết xung đột thì việc phụ nữ
bị chồng bạo hành là do xung đột về quyền lực, về quan điểm sống, về lối sống, về vị thế trong gia đình Những mâu thuẫn giữa vợ chồng tồn tại trong một thời gian, một quá trình và do sự bất đồng về quan điểm sống của người vợ - người chồng từ đó nó trở thành thói quen và ngày càng trở nên căng thẳng trong mối quan hệ vợ chồng Khi những mâu thuẫn
đó không giải quyết được thì nó càng tích tụ và lên đến đỉnh điểm, xung
Trang 40dột giữa hai bên xảy ra và họ không kìm nén được bản thân Và theo nghĩa đó lý thuyết xung đột cho rằng kẻ mạnh về quyền lực, có trong tay quyền uy trong gia đình sẽ uy hiếp người yếu thế hơn Đó là lý do tại
sao trong gia đình người gây ra bạo lực với phụ nữ chủ yếu là người đàn ông – người chồng của họ
Cũng có 2.6 % người cho biết có những người phụ nữ cũng bị bố mẹ chồng bạo hành, tuy nhiên chủ yếu là hình thức bạo hành tinh thần Vậy có thể thấy người gây ra bạo hành với người phụ nữ không chỉ có người chồng
mà ngay cả bố mẹ chồng cũng là người gây ra bạo hành với con dâu bằng hình thức bạo hành tinh thần Vậy tại sao bố mẹ chồng lại bạo hành tinh thần với con dâu?
Dưới góc độ tiếp cận và vận dụng lý thuyết nữ quyền thì có thể thấy rằng do tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” còn tồn tại,
- Bạo hành thể xác
Hầu hết những người phụ nữ bị bạo hành trong gia đình cho biết họ đều
bị chồng đánh đập về thể xác, nhẹ nhất là “cái tát, bạt tai” có một số phụ nữ khác đã từng chồng bạo hành thì cho biết bị chồng cầm dao, cầm gậy hay ống điếu…để đánh Số người phụ nữ bị bạo hành thể xác cũng gia tăng trong các năm gần đây