Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
515,45 KB
Nội dung
Bộ văn hóa-thể thao và du lịch Vụ giađìnhbáocáo tổng kết chuyên đề nghiên cứu: đề xuất cácgiảiphápđểxâydựngmôhìnhnângcaokiếnthức,kỹnăngbảo vệ, chămsócvàgiáodụctrẻemtạigiađình Thực hiện chuyên đề: ThS. Hoa hữu vân Thuộc đềtài KH&CN cấp bộ: đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc, giáodụctrẻem của cácgiađình khu vực nông thôn phía bắc Chủ nhiệm đề tài: ngô thị ngọc anh 7145-4 24/02/2009 Hà nội - 2008 Bé V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch Vô Gia ®×nh Chuyên đề: ĐỀ XUẤT CÁCGIẢIPHÁPĐỂ XÂY DỰNGMÔHÌNH NÂNG CAOKIẾNTHỨC,KỸNĂNGBẢO VỆ, CHĂMSÓCVÀGIÁODỤCTRẺEMTẠIGIAĐÌNH Th.s Hoa Hữu Vân Hà Nội, tháng 2 năm 2008 1 Đặt vấn đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em. Tình thương yêu đó bắt nguồn từ tầm nhìn xa, trông rộng của một vĩ nhân, “Vì lợi ích trăm năm” của nước nhà, từ một chiến lược con người đúng đắn. Người đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước vì “Ngày nay các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”. Tư tưởng này giờ đây vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó và hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của thời đại: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Sự nghiệp bảo vệ, chămsócvàgiáodụctrẻem là một sự nghiệp lớn lao và quan trọng của đất nước. Nó đòi hỏi sự chỉ đạo của Đảng, s ự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực và kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; trong đó có thể nói giađình là yếu tố then chốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Chăm sócvàgiáodục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân” và trước hết, giađình (tức ông bà, cha mẹ, anh chị) phải làm tốt công việc ấy. PHẦN I: KHÁI NIỆM 1. Môhình Theo đánh giá chủ quan của chúng tôi trong việc áp dụng những hoạt động đểbảo vệ, chămsócvàgiáodụctrẻem thì môhình là một số hoạt động có định hướng từ trước, có mục đích, chỉ tiêu, chỉ số, chỉ báođể đánh giá, kiểm điểm; được xây dựng, chỉ đạo để thực hiện trong một thời gian nhất định. Sau thời gian đó, việc đánh giá sẽ được tiến hành để ghi nhận những thành công và tồn tại, nhằm bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu, chủ định của những nhà quản lý. 2 2. Trẻem 2.1. Khái niệm Thuật ngữ trẻemdùngđể chỉ một giai đoạn phát triển của con người từ lúc lọt lòng đến tuổi 18 - theo luật Lao động Việt Nam; còn theo luật Bảo vệ, chămsócvàgiáodụctrẻem của nước ta thì trẻem là người dưới 16 tuổi. 2.2. Thực trạng trẻemtại Việt Nam Trẻem Việt Nam chiếm 36% dân số và có thể nói, hiện nay, chúng ta đang có triển vọng rấ t lớn trong việc đạt các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷvềchămsóc sức khỏe vàgiáodụctrẻ em. Theo các kết quả điều tra của UNICEF, tỷ lệ tử vong ở trẻem dưới 5 tuổi vàtrẻ sơ sinh đã giảm đáng kể trong hai thập kỷ qua. Với tỷ lệ tiêm chủng luôn đạt ở mức cao, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000 cũng như bệnh uốn ván ở bà mẹ vàtrẻ sơ sinh vào năm 2005. Kể từ năm 1990 đến nay, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm 95%. Các trường hợp thiếu Vitamin A đã trở nên rất hi hữu. Giờ đây, trẻem Việt Nam cũng được hưởng một nền giáodục tốt hơn. Khoảng 97% trẻem trong độ tuổi được học tiểu học, và Chính phủ cam kết tă ng cường cơ hội giáodục cho tất cả trẻem Việt Nam. Song, bên cạnh những thành quả đạt được, Việt Nam vẫn bị tụt hậu trong một số lĩnh vực chính liên quan tới trẻ em. Vẫn còn nhiều trẻem chưa được tiếp cận đầy đủ với nước sạch vàcác phương tiện vệ sinh môi trường phù hợp (51,5% dân số chưa được tiếp cận với nước sạ ch; 74,7% chưa có nhà vệ sinh phù hợp). Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻem còn quá cao (25% trẻem dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng). Những yếu tố chính góp phần dẫn đến tình trạng dinh dưỡng kém ở trẻembao gồm: các tập quán chămsócvà nuôi dưỡng kém; chỉ có 19% trẻ sơ sinh được hoàn toàn bú sữa mẹ trong 4 tháng đầu. Một vấn đề Việt Nam cần cố gắng hơn là tạo điều kiện cho trẻem được 3 tiếp nhận giáodục khi cácem còn nhỏ tuổi (chỉ có chưa đến 47% trẻem từ 3 - 5 tuổi được đi nhà trẻ). Ngoài những vấn đề tồn tại nêu trên, trẻem Việt Nam còn đối mặt với những thách thức mới. Điều tra vềtai nạn thương tích ở Việt Nam cho thấy gần 75% trường hợp tử vong ở trẻem trên một tuổi là do thương tích. Nguyên nhân tử vong chủ yếu là chế t đuối vàtai nạn giao thông. Bên cạnh đó, việc tự do hóa về kinh tế đã làm thay đổi xã hội Việt Nam, gây ra sức ép chưa từng thấy lên cácgia đình, trong đó có trẻ em. Do vậy, các vấn đề xã hội như: vô gia cư, sử dụng ma túy, bóc lột về kinh tế và tình dục, buôn bán vàbạo lực đang gia tăng. Ước tính có hơn 2,6 triệu trẻem cần bảovệ đặc biệt tại Việt Nam, trong đ ó có trẻem khuyết tật, trẻemmồ côi vàtrẻem sống trong cảnh nghèo khó. Thanh, thiếu niên Việt Nam chiếm gần 25% dân số, và điều này đồng nghĩa với nhu cầu ngày càng tăng vềgiáodụcnâng cao, việc làm, cơ hội tham giavà vui chơi giải trí cũng như được bảovệ tránh khỏi rơi vào tình trạng lạm dụng ma túy, vi phạm pháp luật và HIV/AIDS. Mặc dù Việt Nam có tỷ lệ nhiễm HIV ở người lớn t ương đối thấp (0,53%), song dịch bệnh đã nhanh chóng chuyển hướng và xâm nhập vào những người dân bình thường. Hơn một nửa số trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam nằm trong độ tuổi 20 - 29, và cứ 10 người lại có một người dưới 19 tuổi bị nhiễm. Trẻem cũng ngày càng có nguy cơ bị nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi AIDS dưới nhiều hình thức. Ước tính có khoảng 300.000 trẻem b ị ảnh hưởng bởi AIDS ở Việt Nam. Sự phát triển của đất nước đã mang lại cơ hội to lớn cho nhiều người, song nó cũng làm sâu sắc thêm những sự chênh lệch giữa con người với con người. Sự chênh lệch về kinh tế - xã hội đặc biệt nghiêm trọng trong các dân tộc thiểu số. Giữa các vùng miền, tỷ lệ tử vong bà mẹ ở vùng núi phía Bắc, nơi sinh số ng của nhiều dân tộc thiểu số, cao gấp bốn lần so với miền xuôi. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh dao động từ 7,9 đến 62,6 trên 1000 ca sinh sống, 4 trong đó cao nhất là ở các vùng núi xa xôi hẻo lánh. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻem dưới 5 tuổi ở một số vùng dân tộc thiểu số vào khoảng 35 - 45%, trong khi tỷ lệ trung bình của cả nước là 25%. Tỷ lệ đồng bàocác dân tộc thiểu số được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như vệ sinh môi trường, nước sạch vàgiáodục thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình quốc gia. Những chênh lệch về giới ở các dân tộc thiểu số thường rõ rệt hơn, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. PHẦN II: MỘT SỐ MÔHÌNHBẢO VỆ, CHĂMSÓCVÀGIÁODỤCTRẺEMTẠI CỘNG ĐỒNG 1. Một số môhình tiêu biểu ở cơ sở 1.1. Môhình "Cộng đồng phòng ngừa xâm hại tình dụctrẻ em" tại Yên Bái. Đây là môhình mới được xâydựngvà bắt đầu đi vào hoạt động tại phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái từ năm 2006 nhưng đã đạt những hiệu quả rõ nét, góp phần ngăn ngừa mạnh mẽ và hiệu quả tình trạng xâm hại tình dụctrẻ em. Với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và nhân dân, công tác tuyên truyền về những nội dung phòng ngừa xâm hại tình dụctrẻem đã được đẩy mạnh. Qua đó, nhận thức của cácgia đình, cácem thanh thiếu niên về cách phòng ngừa xâm hại tình dụctrẻem đã được nâng lên. Bên cạnh đó, hiệu quả xã hội mà môhình đem lại cũng rất lớn bởi sự quan tâm, chăm sóc, bảovệ của cha mẹ đối với cácem đã được tăng lên rõ rệt và ngày càng chu đáo hơn. Bởi vậy, sự nhân rộng môhình này tới các địa phương trong cả nước là vô cùng cần thi ết. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực thi một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có sự đầu tư kinh phí hợp lý từ các cấp, các ngành chức năng, cùng với sự tham gia đóng góp của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. 1.2. Môhìnhchămsóctrẻemtại cộng đồng 5 Đây là môhìnhchăm sóc, nâng đỡ những trẻem có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻmồ côi hiện sống thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần trong cộng đồng. Theo đó, các trung tâm bảo trợ, trung tâm nuôi dạy trẻmồ côi sẽ chủ động thực hiện công tác bảo trợ cho cácem thông qua hình thức nuôi ngoại trú, chương trình đỡ đầu, vận động cácgiađình người nước ngoài hoặc trong nước nhận đỡ đầu trẻmồ côi… Có thể nói, môhình này là hướng đi đúng đắn trong công tác bảo trợ trẻmồ côi bởi nó vừa tạo điều kiện cho cácem được đi học, đi làm, hòa nhập với cộng đồng, vừa ít tốn kém cho ngân sách Nhà nước nhưng lại đạt hiệu quả caovề mặt an sinh xã hội. Nhiều địa phương đã thực hiện triển khai môhìnhchămsóctrẻemtại cộng đồng từ rấ t sớm như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵngvà đã thu được kết quả khả quan. Từ kinh nghiệm thực tế, các địa phương đã có những kiến nghị như nên điều chỉnh mức trợ cấp để làm sao cácem được hưởng mức trợ cấp cộng đồng bằng hoặc cao hơn mức nuôi dưỡng ở trung tâm thì sẽ giảm tải rất nhiều việc nuôi d ưỡng tập trung và đồng thời góp phần đảm bảo cuộc sống cho các em. Tại một số nơi, phong trào xã hội hoá, huy động nguồn lực tại cộng đồng đã được phát động nhằm góp phần xâydựngvà đưa môhình đi vào hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai môhình này, Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cũng đã có những hỗ trợ đáng kể như: chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, cử chuyên gia vào Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật để soạn thảo ra những hướng dẫn cụ thể trong việc thực hiện cácmôhìnhvà cách thức chăm sóc; hỗ trợ và đẩy mạnh hơn vấn đề đào tạo mạng lưới cán bộ xã hội; hỗ trợ việc tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế để điều chỉnh và áp dụng t ại Việt Nam. 1.3. Môhình điểm vui chơi tại Xuân Phương, Hoài Đức, Hà Tây 6 Môhình này phục vụ cho tất cả mọi người, ưu tiên cho trẻem dưới 16 tuổi. Môhình sẽ bao gồm: khu vui chơi, khu thể thao, khu sinh hoạt văn hoá văn nghệ, khu vườn hoa cây cảnh. Đối tượng hưởng lợi của môhình khu vui chơi thể thao, sinh hoạt văn hóa sẽ tham gia đóng góp công lao động, trồng cây xanh, giữ gìn và phát triển điểm vui chơi xanh - sạch - đẹp. Có thể nói, lợi ích mà môhình điểm vui chơi này mang lại là rất lớ n. Môhình có các câu lạc bộ sinh hoạt sẽ góp phần quản lý, giáodụctrẻem ngoài giađìnhvà nhà trường; tạo phong trào sinh hoạt văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian mang đậm nét truyền thống của từng làng xã. Đây cũng là một môi trường tốt để phát triển và bồi dưỡng năng khiếu cho các em. Ngoài ra, môhình này cũng góp phần giảm lệ tỷ lệ trẻem hư, trẻem vi ph ạm pháp luật; tăng cường rèn luyện thể chất tạo nét sinh hoạt văn hoá lành mạnh; giảm khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn; giảm ô nhiễm môi trường; giảm độ xói mòn đất tại điểm vui chơi… Tuy nhiên, hạn chế của môhình này nằm ở chỗ: nguồn kinh phí đầu tư, việc huy động thêm công lao động, đóng góp tiền của nhân dân là tương đối lớn nhưng nguồn thu lại rất nh ỏ bé, không đủ đáp ứng yêu cầu. Bởi vậy, để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế và đem môhình này nhân rộng tại nhiều địa phương rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 1.4. Một số môhình do Hội Phụ nữ các tỉnh/thành phố chủ trì Tại nhiều miền quê nghèo trong cả nước như xã Hải Sơn (Hải Hậ u, Nam Định), những môhình do Hội Phụ nữ chủ trì như: “Ngày hội hạnh phúc”; “Câu lạc bộ Dân số - Gia đình” đã góp phần to lớn trong việc thay đổi nhận thức của người phụ nữ trên nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có nhận thức vềchăm sóc, bảovệvàgiáodục con em. 7 + Môhình “Ngày hội hạnh phúc” đã thực sự làm cho phụ nữ tự nguyện đến với Hội nhiều hơn. Chị em được tư vấn về cách chămsóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ trẻ em, KHHGĐ, cáckiến thức nuôi con theo khoa học, kiến thức về sức khoẻ sinh sản Do đó kiến thức của chị em phụ nữ được nâng lên rõ rệt. + Môhình “Câu lạc bộ Dân s ố - Gia đình” được xâydựng với một đích nângcao nhận thức cho các thành viên về Dân số, Giađìnhvàtrẻ em, tuyên truyền, vận động phụ nữ không sinh con thứ ba, duy trì môhìnhgiađình ít con, khoẻ mạnh, được chăm sóc, bảovệvàgiáodục tốt, để chị em có điều kiện phát triển kinh tế tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Các thành viên tham gia câu lạc bộ phải thực hiện cam kết: giađình không sinh con thứ ba; giađình không có con em mắc các tệ nạn xã hội. Câu lạc bộ được sinh hoạt địnhkỳ vào ngày 15 hoặc 16 hàng tháng với nhiều nội dung phong phú được lồng ghép trong mỗi kỳ sinh hoạt như: Làm thế nào đểxâydựng một giađình hạnh phúc; Hướng dẫn thực giađình 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; Tuyên truyền và tư vấn chămchămsóc sức khoẻ sinh sả n, DS/KHHGĐ, lợi ích của việc thực hiện KHHGĐ - không sinh con thứ 3; Hướng dẫn 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý; Hướng dẫn nuôi dạy con tốt… 1.5. Cácmôhình khác + Môhình “Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em”, “Phục hồi chức năngvàgiáodục hòa nhập cộng đồng cho trẻem khuyết tật” ở xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum … Thông qua các hoạt động của môhình này, việc bảo vệ, chămsócvàgiáodục tr ẻ em được thực hiện một cách toàn diện. + Cácmôhình phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻem như: môhình “Cộng đồng an toàn” tiêu chuẩn quốc tế do Bộ Y tế triển khai tại xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm; hay môhình “Ngôi nhà an toàn” của ngành Dân số. 8 Tham gia vào mô hình, người dân, trẻem được hướng dẫn từ những việc nhỏ nhất để phòng tránh tai nạn thương tích. + Môhình câu lạc bộ “Quyền trẻ em” trong trường học ở Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Câu lạc bộ nhằm tập hợp trẻ em, nhất là trẻem có nguy cơ vi phạm pháp luật, đểgiáodục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Tại đây, cácem cũng có dịp được bày tỏ tâm tư nguyện vọng đểcác cấp, các ngành thấy rõ hơn trách nhiệm của mình với trẻ. 2. Một số môhình do các tổ chức nước ngoài hỗ trợ Trong thời gian vừa qua, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã có không ít hoạt động thiết thực vì trẻem Việt Nam, trong đó có việc xâydựngcácmôhình hiệu quả, tích cực, góp phần giúp đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ, chămsócvàbảovệtrẻem trong cộng đồng. Điển hình như: Tổ chức cứu trợ trẻem Thụy Điển với môhình “Môi trường học tập bạn hữu”; Quỹ Nhi đồng thế giới với cácmô hình: “Tình bạn hữu trẻ em”, “Bệnh viện bạn hữu trẻ em”, “Ngôi nhà an toàn với trẻ em”, “Trường học an toàn với trẻ em” và “Cộng đồng an toàn với trẻ em”; tổ chức Plan với môhình “Phát triển cộng đồng lấy tr ẻ em làm trung tâm”, “CLB Tiếng nói Ong Xanh”; Quỹ nhi đồng Thụy Điển với môhình “Quận thân thiện với trẻ em” triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh… 2.1. Môhình “Môi trường học tập bạn hữu” do Tổ chức cứu trợ trẻem Thụy Điển khởi xướng: Môhình “Môi trường học tập bạn hữu” được xâydựng với mục tiêu tăng cường sự đối thoại giữ a trẻem với người lớn, gắn kết mối quan hệ giữa học sinh, giáo viên, nhà trường và chính quyền địa phương… + Thành công: Sau thời gian thực hiện thí điểm tại một số trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh, môhìnhgiáodục mới theo chủ trương cải cách của Bộ 9 [...]... hiện, trong đó, giảipháp đầu tiên là phải xâydựng mỗi giađình trở thành giađình phù hợp với trẻem Từng giađình đều tham giaký cam kết với chính quyền thôn vềxâydựng gia đình phù hợp với trẻem với các nội dung như: xâydựng “ngôi nhà an toàn” đểtrẻ không bị tai nạn thương tích; đối xử công bằng giữa trẻem trai vàtrẻem gái; không đểtrẻ bỏ học; trẻem được tham gia bày tỏ ý kiếnvà thực hiện... hiệu quả và mục tiêu mà môhìnhđề ra; cách học này chưa phù hợp với trẻem khuyết tật vàtrẻem có hoàn cảnh khó khăn… 2.2 Unicef với cácmôhình phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em: UNICEF đã và đang hỗ trợ triển khai sáng kiến “Bệnh viện bạn hữu trẻem ; xây dựngcác mô hình “Ngôi nhà an toàn với trẻem , “Trường học an toàn với trẻemvà “Cộng đồng an toàn với trẻem Hiện cácmôhình phòng... Tháng hành động vì trẻ em; hưởng ứng Ngày Toàn dân đưa trẻ đến trường; tuyên truyền nângcaokỹnăngbảovệchămsócgiáodụctrẻem cho cácgiađìnhvà cộng đồng dân cư - Nhiều hoạt động chămsóc sức khoẻ trẻem được thực hiện, gồm: bảo đảm trẻem được tiêm chủng đầy đủ; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh đưỡng, phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí kịp thời cho trẻem dưới 6 tuổi, quan tâm chămsóctrẻem có hoàn cảnh... trên các phương tiện truyền thông đại chúng, có cơ hội phát biểu ý kiến với cộng đồng xã hội về những vấn đề mà cácem quan tâm, có liên quan đến Quyền trẻem 13 - Cácem còn được học nhiều buổi tập huấn nghiệp vụ, kỹnăngvềcác vấn đề liên quan đến trẻ em, giúp cácem làm quen với kiến thức báo chí vàkỹnăng sống cũng như các vấn đềvề quyền và luật chăm sóc, giáodụcvàbảovệtrẻem - Cácem còn... hưởng các quyền cơ bản; Bảo vệ, chămsóctrẻem có hoàn cảnh đặc biệt + 28 chỉ tiêu bao gồm: 1 chỉ tiêu về tăng cường sự tham gia của trẻ em; 2 chỉ tiêu về vui chơi giải trí cho trẻ em; 6 chỉ tiêu vềchămsóc sức khoẻ trẻ em; 10 chỉ tiêu vềbảovệtrẻ em; 9 chỉ tiêu tập trung vào cam kết chính trị của địa phương trong việc xây dựng môi trường xã hội, cộng đồng vàgiađình phù hợp với trẻem Nhiều giải pháp. .. năngbảo vệ, chăm sóc, giáodụctrẻem + Đào tạo, tập huấn vềcác vấn đề: - Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác trẻem - Cung cấp kiến thức và kĩ năngvề tâm sinh lý lứa tuổi; cách giải quyết các mâu thuẫn; cách ứng xử của các thành viên trong gia đình; phương pháp dạy trẻ học; cách chămsóctrẻ 3.1.2 Cho thành viên Câu lạc bộ + Tập huấn Ban chủ nhiệm vềkỹnăngxâydựngvà điều... của trẻ em; quyền và trách nhiệm của cha mẹ; những kiến thức về luật bảo vệ, chămsócvàgiáodụctrẻ em; giáodục sức khỏe sinh sản vị thành niên; kiến thức làm cha, làm mẹ; cha mẹ bảovệ quyền lợi và làm gương cho con; vấn đề phòng chống lạm dụng tình dụctrẻ em; chống trừng phạt thân thể trẻ em; phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, bảovệ an toàn đặc biệt cho trẻ em; sự phối hợp giữa gia đình, ... người chủ gia đình, người cha thường thực hiện các chức năng: kiếm sống, bảo vệ, chămsóccác thành viên trong gia đình; định hướng các hoạt động của các thành viên trong gia đình; tham khảo ý kiếncác thành viên trong giađìnhvà ra quyết định liên quan đến các vấn đề của gia đình; trực tiếp hoặc gián tiếp giáodục con cái, chăm lo đến sự phát triển của trẻ, răn đe, uốn nắn, rèn dũa, đưa trẻ vào kỷ luật... đóng góp vào việc xây dựngcác kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội ở cấp địa phương để đảm bảocác kế hoạch này quan tâm hỗ trợ cho những trẻem nghèo vàdễ bị tổn thương - Môhình cũng hỗ trợ thiết lập các dịch vụ tổng hợp về sức khỏe vàdinh dưỡng, giáo dục, nước sạch vàvệ sinh môi trường, bảovệvà phòng ngừa thương tích ở trẻem - Chính quyền cấp tỉnh vàcác cấp dưới được hỗ trợ xâydựngnăng lực,... "Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" + Góp phần nângcao nhận thức của nhân vềcác vấn đề liên quan đến Dân số, GiađìnhvàTrẻem Đặc biệt, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáodụctrẻem được cải thiển Thông qua mô hình, việc chămsóc thai nghén được các bà mẹ quan tâm; tỷ lệ trẻem suy dinh dưỡng giảm; tiêm chủng miễn dịch cơ bản cho trẻem được thực hiện tốt; trẻem mới sinh làm giấy . Vụ gia đình báo cáo tổng kết chuyên đề nghiên cứu: đề xuất các giải pháp để xây dựng mô hình nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại gia đình Thực. ThÓ thao vµ Du lÞch Vô Gia ®×nh Chuyên đề: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÂNG CAO KIẾN THỨC, KỸ NĂNG BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM TẠI GIA ĐÌNH Th.s Hoa. em ; xây dựng Gia đình vì trẻ em ; Tháng hành động vì trẻ em; hưởng ứng Ngày Toàn dân đưa trẻ đến trường; tuyên truyề n nâng cao kỹ năng bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em cho các gia đình và cộng