Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Bắc Giang hiện nay ..... Để quá trình đẩy mạnh C
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
VAI TRÕ CỦA NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở BẮC GIANG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Trang 2Hà Nội, 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
VAI TRÕ CỦA NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở BẮC GIANG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 03 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thanh Tuấn
Hà Nội, 2013
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 11
Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA NÔNG DÂN, CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ TÌNH HÌNH NÔNG DÂN BẮC GIANG HIỆN NAY 11
1.1 Khái luận về vai trò của nông dân, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay 111.2 Tình hình nông dân Bắc Giang và tính tất yếu phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay 34
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ
CỦA NÔNG DÂN TRONG SỰ NGHIỆP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở BẮC GIANG HIỆN NAY 46
2.1 Thực trạng thực hiện vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay 462.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của nông dân trong
sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Bắc Giang hiện nay 73
KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Trang 4QUY ƯỚC VIẾT TẮT
CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa XHCN : Xã hội chủ nghĩa
CNTB : Chủ nghĩa tư bản HTX : Hợp tác xã
THT : Tổ hợp tác
KT – XH : Kinh tế - xã hội
GD – ĐT : Giáo dục – đào tạo KH&CN : Khoa học và công nghệ
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn
là chủ trương lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và là nội dung cơ bản của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trong nông nghiệp và nông thôn, vấn đề nông dân luôn có vị trí đặc biệt quan trọng và được Đảng ta xác định là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam.Trải qua các giai đoạn cách mạng, nông dân đã có những đóng góp to lớn, góp phần cùng toàn dân làm nên thắng lợi vẻ vang trong
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Ngày nay, nông dân vẫn là lực lượng đông đảo, nòng cốt và chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Những thành tựu đạt được trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vừa qua là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, nhưng đặc biệt trong đó có một phần đóng góp đáng
tự hào của nông dân
Bắc Giang là một tỉnh nông nghiệp nằm trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc Cùng với xu thế chung của cả nước, Bắc Giang cũng đã đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện, trong đó kinh tế trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế vườn được xác định là ba ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá của tỉnh
Hơn 10 năm qua, nông nghiệp Bắc Giang về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, đạt mức tăng trưởng khá (bình quân 4,2%/năm) Công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn bước đầu phục hồi và phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, môi trường sinh thái và đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt Quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới, phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá; hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủ được phát huy tốt hơn; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn
Trang 6được bảo đảm Những thành tựu đó góp phần rất quan trọng vào sự ổn định
và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng, cả nước nói chung
Đến nay, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang ngày càng đi đúng hướng và thu được được nhiều thành tựu quan trọng Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp và nông thôn Bắc Giang vẫn còn những hạn chế Nông dân Bắc Giang, mặc dù đóng một vai trò vô cùng to lớn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhưng cho đến nay đời sống của đa số nông dân vẫn còn nghèo, vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn Ở mức độ nhất định, việc thực hiện và phát huy vai trò của nông dân trong phát triển kinh tế, thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm an toàn xã hội và xây dựng đời sống văn hóa vẫn còn hạn chế
Để quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang đi vào chiều sâu, tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng một nước công nghiệp theo hướng hiện đại những năm đầu của thế kỷ XXI, Bắc Giang phải nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống chủ trương, chính sách, phương hướng, giải pháp đồng bộ nhằm phát triển, để nhờ đó có thể phát huy vai trò của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH Với tư cách là chủ thể, là lực lượng nòng cốt và chủ yếu trực tiếp tham gia vào sự nghiệp này, điều quan trọng hơn hết là phải khơi dậy cho được sự cố gắng, lòng nhiệt tình, tính năng động, tích cực sáng tạo của nông dân Bắc Giang Bởi mỗi bước phát triển của nông nghiệp và nông thôn suy cho cùng cũng
là nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân Nông dân là mục tiêu, là động lực phát triển của nông nghiệp, nông thôn Phát triển nông nghiệp và nông thôn là do nông dân và vì nông dân
Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn dưới tác động của cơ chế kinh tế thị trường đã và đang buộc nông dân phải đối mặt
Trang 7với những thách thức không dễ tránh khỏi Trong đó trước hết phải kể đến tình trạng một bộ phận nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất; hiện tượng phân hóa giàu nghèo, mất đoàn kết trong nội bộ nông dân; tình trạng
ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, Đây là những vấn đề lớn đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân Vì vậy, sức mạnh của nông dân chỉ có thể phát huy mạnh mẽ khi có sự quan tâm sâu sát, sự hỗ trợ kịp thời và thường xuyên của các cấp, các ngành địa phương, của cả hệ thống chính trị Đây chính là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn
cấp thiết đang được đặt ra đối với Bắc Giang Vì thế tôi chọn vấn đề "Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay " làm chủ đề nghiên cứu của
luận văn thạc sĩ, chuyên ngành CNXH khoa học
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
và vấn đề nông dân luôn giành được sự quan tâm, chú ý của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều nhà khoa học Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu của tập thể cũng như của các nhà khoa học về nông nghiệp, nông thôn
và nông dân ở những góc độ khác nhau
Thứ nhất, các sách chuyên khảo
1 Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ - Trung tâm Hỗ trợ khoa học và công nghệ phát triển nông thôn
(1997), Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội
2 Hội khoa học kinh tế Việt Nam - Ban đào tạo và phổ biến kiến thức
(1998), Tài liệu tập huấn: Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá (tập I và II), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
3 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Trang 84 Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ
đổi mới, Nxb Thống kê Cuốn sách đã cung cấp cho chúng ta hệ thống tư liệu
về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ Chỉ ra những vấn đề đầu tư, vấn đề phân hóa giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu nông sản
Nhìn chung, các công trình khoa học này đã đề cập đến những nội dung như: vai trò của công nghiệp nông thôn trong quá trình CNH, HĐH nông thôn Việt Nam; thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam; tổng kết những kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; hệ thống hóa những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; những vấn đề đặt ra và đề xuất những phương hướng, giải pháp trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Tuy nhiên, các công trình khoa học này mặc dù nghiên cứu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhưng chưa đi sâu vào vấn đề nông dân
Thứ hai, các luận án, luận văn
Cho đến nay đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu tìm hiểu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và việc phát huy vai trò của nông dân như:
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Hướng (1991): Sự chuyển
hướng của giai cấp nông dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Luận án tiến sĩ triết học của Bùi Thị Thanh Hương (2000): "Đặc điểm
và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay" Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả cho chúng ta thấy được
đặc điểm của giai cấp nông dân Việt Nam, xu hướng biến đổi giai cấp nông dân trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng
xã hội chủ nghĩa đồng thời đề ra một số gải pháp chủ yếu nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình đưa nông dân phát triển theo định hướng XHCN Nhưng luận án cũng còn một số hạn chế như mới chỉ quan tâm đến
Trang 9nhân tố quy định đặc điểm, xu hướng biến đổi mà chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn thời kỳ mới
Luận văn thạc sĩ Triết học của Đặng Thị Phương Duyên (2001): Phát
huy vai trò của nông dân Thái Bình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Luận văn đã đề cập đến vấn đề nông
nghiệp, nông thôn và nông dân Thái Bình trên con đường CNH, HĐH; thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Thái Bình Tuy nhiên, vai trò của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là như thế nào; những điều kiện
để phát huy vai trò của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói chung, ở một tỉnh nói riêng là vấn đề cần phải đi sâu hơn nữa
Luận văn thạc sĩ của Phạm Huỳnh Minh Hùng (2005): “Phát huy vai
trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay” Luận văn đã chỉ ra được phương
hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH; Chỉ ra được vai trò của nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn tỉnh Bến Tre; đồng thời chỉ ra quan điểm giải pháp phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bến Tre Tuy nhiên, luận văn vẫn còn có một số nhược điểm như: Chưa làm rõ được quan niệm về CNH, HĐH; CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn; Chưa làm nổi bật hết vai trò của nông dân trong quá trình CNH, HĐH và giải pháp mà tác giả luận văn đưa ra chú trọng nhiều về vấn đề nâng cao nhận thức của nông dân mà chưa bám sát vào vai trò của nông dân trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
Các đề tài này bước đầu đi vào nghiên cứu sự phân hóa giàu nghèo, đặc điểm của giai cấp nông dân trong giai đoạn đổi mới đất nước, làm rõ xu hướng biến đổi khách quan của giai cấp nông dân Việt Nam trong thời gian tới, trình bày một số phương hướng đưa giai cấp nông dân Việt Nam phát triển theo hướng XHCN, Các đề tài, luận án này tuy bàn đến đối tượng là
Trang 10nông dân nhưng chưa đi sâu vào vai trò của nông dân cũng như việc phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Do mỗi một địa phương có một đặc điểm riêng, cho nên vai trò của nông dân ở mỗi địa phương trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội cũng
có sự khác nhau nhất định Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào bàn đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và vai trò của nông dân ở Bắc Giang Vì thế, trong công trình của mình, tác giả cố gắng làm rõ hơn vai trò của nông dân Bắc Giang phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phưong Bắc Giang
Thứ ba, các văn kiện của Bắc Giang
- "Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ VIII ", 2012
- "Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ X VII", 2010
- Nghị quyết số số 47-Ctr/TU ngày 03/10/2008 của Tỉnh uỷ Bắc Giang, 2008
- Ngày 14-7-2011, BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Giang có Nghị quyết số 145/NQ/TU về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 Nghị
quyết xác định xây dựng nông thôn mới theo phương châm: “Kinh tế phát triển
- Đời sống ấm no - Thôn bản văn minh - An ninh ổn định - Quản lý dân chủ"
Các văn kiện, Nghị quyết này đều đề cập đến vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và vấn đề nông dân Nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào ở cấp tỉnh làm rõ vai trò của nông dân Bắc Giang và việc phát huy vai trò của nông dân Bắc Giang trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH Vì vậy, vấn đề phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
ở Bắc Giang hiện nay rất cần được quan tâm nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích
Làm rõ vai trò của nông dân Bắc Giang trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực
Trang 11trạng thực hiện vai trò và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của
đội ngũ này trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở
Bắc Giang thời gian tới
- Nhiệm vụ
Thứ nhất, làm rõ quan niệm về vai trò của nông dân, tình hình nông dân
Bắc Giang, tính tất yếu phải phát huy vai trò của đội ngũ này; và về sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bắc Giang hiện nay Từ đó đánh giá vai trò của nông dân trong sự nghiệp đó
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của nông dân
Bắc Giang trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
hiện nay
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nông dân
trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện vai trò của nông dân trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu
Từ khoảng năm 2002 đến nay, tức là từ khi thực hiện Nghị quyết số NQTW của Hội nghị TW 5, khóa IX, về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 (ngày18-3-2002)
15-5 Cơ sở lý luận và phương pháp luận của luận văn
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở những quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam về nông dân
- Về phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận văn,
tác giả sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, lôgic - lịch sử và so
Trang 12sánh, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu đã có, nhất là kế thừa kết quả khảo sát thực tế và tổng kết thực tiễn của các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh Bắc Giang
6 Đóng góp chính của luận văn
- Làm rõ vai trò của nông dân Bắc Giang trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của nông dân Bắc Giang trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần vào việc hình thành được nhận thức đúng đắn về vai trò của nông dân Bắc Giang Từ đó giúp lãnh đạo địa phương đưa ra những chủ trương, giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy ở trường chính trị tỉnh; và có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu ở các cấp uỷ đảng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Bắc Giang
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương với 4 tiết
Trang 13NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA NÔNG DÂN,
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ TÌNH HÌNH
NÔNG DÂN BẮC GIANG HIỆN NAY 1.1 Khái luận về vai trò của nông dân, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Bắc Giang hiện nay
1.1.1 Khái luận về vai trò nông dân
1.1.1.1 Về giai cấp nông dân
Giai cấp nông dân hình thành trong quá trình tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ Sự tồn tại của giai cấp nông dân gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp Do đó, giai cấp nông dân giữ một vai trò quan trọng trong đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội Đặc biệt, ở nhiều quốc gia, khi công nghiệp và đô thị chưa phát triển, vai trò của nông dân được quan tâm đặc biệt
Ở xã hội phương Đông, nông dân là giai cấp đóng vai trò quan trọng nhất còn
ở phương Tây, giai cấp nông dân dưới con mắt của những nhà lý luận thuộc phái trọng nông được đánh giá cao
Tuy vậy, nhìn chung, trước C.Mác trong cách nhìn của nhiều nhà tư tưởng thuộc giai cấp thống trị, giai cấp nông dân chỉ là công cụ để sai khiến
và bóc lột Chỉ đến khi học thuyết C.Mác được hình thành, và được bổ sung, phát triển bằng chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì mới có cách tiếp cận đúng về giai cấp nông dân
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về nông dân Chẳng hạn, theo
từ điển tiếng Việt, nông dân được định nghĩa là “Người lao động sống bằng nghề làm ruộng” [50, tr.266] Theo từ điển chủ nghĩa cộng sản khoa học thì
“Nông dân là một giai cấp chuyên sản xuất những sản phẩm nông nghiệp trên
cơ sở tư hữu tư nhân hoặc sở hữu hợp tác xã về tư liệu sản xuất và tham gia sản xuất bằng lao động của chính mình Là một giai cấp đặc biệt, giai cấp
Trang 14nông dân hình thành trong quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình phát triển của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và tồn tại cho tới khi xây dựng xong chủ nghĩa cộng sản” [49, tr.217]
Qua đó có thể thấy, nông dân là một bộ phận dân cư lao động gắn liền với sản xuất nông nghiệp, có thu nhập chính từ lao động nông nghiệp Xét về bản chất xã hội và địa vị của giai cấp nông dân thì họ vừa là những người lao động, vừa là những người sở hữu tư liệu sản xuất
Chính vì vậy, trong học thuyết của mình trên cơ sở nghiên cứu về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tập trung chú
ý nhiều đến vấn đề các bạn đồng minh của giai cấp công nhân, đặc biệt là giai cấp nông dân C.Mác cho rằng, “Nông dân là giai cấp những người tiểu nông” “Tiểu nông là một khối quần chúng đông đảo mà tất cả các thành viên đều sống trong một hoàn cảnh như nhau, nhưng lại không nằm trong những mối quan hệ nhiều mặt đối với nhau Phương thức sản xuất của họ không làm cho họ liên hệ với nhau mà lại làm cho họ cô lập với nhau” [30, tr.264] “Tiểu nông mà chúng ta nói ở đây là chỉ những người chủ ruộng đất hoặc người tá điền - và nhất là người chủ - một mảnh ruộng không lớn hơn mảnh ruộng mà
họ thường có thể cày cấy với gia đình họ, và cũng không bé hơn mảnh ruộng cần thiết để nuôi gia đình họ: Như vậy, cũng như người tiểu thủ công, người tiểu nông này là một người lao động, anh ta khác với người vô sản hiện đại ở chỗ anh ta còn có tư liệu lao động; như vậy anh ta là tàn dư của một phương thức sản xuất đã lỗi thời”
Trong tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894) Ph.Ăngghen (1820-1895) cho rằng, đây là một giai cấp không thuần nhất, và chia nông dân thành 3 nhóm xã hội lớn: tiểu nông, trung nông và đại nông Ông chỉ rõ
“tính hai mặt của tiểu nông”: Với tư cách là người lao động họ có nguy cơ bị phá sản, bị rơi vào hàng ngũ vô sản; với tư cách người tư hữu nhỏ, họ lo sợ
sự chuyển giao ruộng đất vào tay toàn thể xã hội Về kinh tế, mỗi gia đình nông dân là một đơn vị kinh tế gần như tự túc hoàn toàn, tự mình sản xuất ra
Trang 15đại bộ phận những cái mình tiêu dùng, tự cung cấp cho mình tư liệu sinh hoạt, bằng cách trao đổi với tự nhiên nhiều hơn là trao đổi với xã hội Về xã hội, do điều kiện kinh tế như vậy nên nông dân vừa là một giai cấp vừa không phải là một giai cấp Họ là một giai cấp nếu ta tính sinh hoạt kinh tế của họ giống nhau, khác với giai cấp khác và những gia đình họp thành làng,
xã, quận, tỉnh Nhưng họ không họp thành giai cấp khi xét họ chỉ có những mối liên hệ địa phương, chứ không có mối liên hệ toàn quốc và rộng hơn nữa [32, tr 713-746]
Về chính trị, tư tưởng, họ không có khả năng tổ chức ra những tổ chức chính trị của riêng mình Họ không có khả năng đại biểu cho lợi ích của chính
họ, mà họ cần phải có người khác đại biểu cho họ Trong xã hội tư sản, có sự thống nhất giữa nông dân và tư sản khi CNTB đang lên Khi CNTB phát triển thì phát sinh mâu thuẫn giữa tư sản và nông dân Nhà nước tư sản trở thành công cụ mà giai cấp tư sản sử dụng để đẩy người nông dân ra khỏi đồng ruộng của họ, biến họ thành vô sản Và nông dân tất yếu phải liên minh với giai cấp vô sản
Theo V.I Lênin (1870-1924), cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, các tầng lớp lao động ở nông thôn bao gồm giai cấp vô sản nông nghiệp, những người nửa vô sản hay những người nông dân ít có ruộng, tầng lớp tiểu nông và trung nông gộp lại với nhau cấu thành những tầng lớp khác nhau của giai cấp nông dân
Tóm lại, có thể quan niệm nông dân là những người lao động cư trú ở
nông thôn, sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, và bằng các ngành, nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai; ở mức độ khác nhau, họ có quyền sở hữu về ruộng đất; và đóng vai trò trực tiếp, chủ yếu trong quá trình phát triển của nông nghiệp và nông thôn Những người này hình thành nên giai cấp nông dân
1.1.1.2 Về vai trò của nông dân
Vai trò của nông dân rất được coi trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là tại các nước kém hoặc đang phát triển tiến thẳng lên CNXH Để
Trang 16phát huy vai trò của nông dân trong quá trình đưa giai cấp này tiến lên chủ
nghĩa xã hội (CNXH) thông qua các hợp tác xã (HTX), theo Ph.Ăngghen,
phải tuân thủ 3 nguyên tắc: không được dùng bạo lực, tự nguyện, và giúp đỡ nông dân đi lên CNXH, như có chính sách ưu tiên cho các HTX về tài chính, máy móc, phân bón Riêng đối với trung nông, nên để họ tự rút ra kết luận và Nhà nước XHCN sẽ giúp họ chuyển qua phương thức sản xuất mới Nếu họ không đi theo CNXH thì cũng không được dùng bạo lực, mà kêu gọi những người làm công của họ hưởng ứng cuộc cải biến XHCN, và với sự phát triển kinh tế họ sẽ mở mang đầu óc thủ cựu của họ Đối với tư sản nông nghiệp: có thể tước đoạt tài sản; việc bồi thường hay không bồi thường tùy thuộc vào điều kiện khi thiết lập chính quyền mới và tùy thuộc vào thái độ của chính người chiếm hữu nhiều ruộng đất [32, tr.713-746] V.I.Lênin, trong tác phẩm
Bàn về chế độ hợp tác xã cho rằng, trong thời kỳ CNTB nhà nước, HTX cũng
là một hình thức của CNTB nhà nước nhưng đơn giản hơn Theo V.I.Lênin, điều kiện để chế độ HTX của nông dân thành công và phát huy được vai trò của nông dân ở một nước tiểu nông là: 1/ giai cấp công nhân nắm chính quyền; 2/ Nhà nước nắm các tư liệu sản xuất chủ yếu; 3/ giai cấp công nhân phải liên minh và lãnh đạo giai cấp nông dân; 4/ Nhà nước phải có chính sách phù hợp cho các HTX được hưởng những “ưu đãi thuần túy vật chất”; 5/ Nhà nước kiểm soát được sự kết hợp lợi ích tư nhân và lợi ích chung của nông
dân; 6/ sự tham gia tự nguyện của nông dân vào HTX [29, tr.421-429]
Hồ Chí Minh (1890 - 1969) và Đảng cộng sản Việt Nam, trên cơ sở vận dụng, phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng, trong điều kiện Việt Nam, nông dân có tinh thần yêu nước sâu sắc, và là lực lượng cách mạng quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến lên CNXH Với địa vị xã hội như vậy, nông dân có điều kiện thực hiện và phát huy vai trò của minh, trước hết trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam tập trung làm rõ các quan điểm đưa nông dân vào con đường làm ăn hợp tác nhằm khắc phục tình trạng
Trang 17tự cung tự cấp, phân tán biệt lập của kinh tế tiểu nông; đồng thời thúc đẩy xã hội hóa sản xuất nông nghiệp và sản xuất ở nông thôn nói chung Thông qua
đó nâng cao địa vị xã hội của nông dân; và nhờ đó phát huy vai trò của nông dân thuận lợi hơn trong quá trình phát triển nông nghiệp và các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp, phát triển đời sống tinh thần phong phú của nông dân trên cơ sở bảo tồn, phát triển truyền thống văn hóa dân tộc ở nông thôn
Trong quá trình đưa nông dân đi lên CNXH, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện cải cách ruộng đất nhằm trước tiên thực hiện mục tiêu
“người cày có ruộng” Trên cơ sở đó phát huy vai trò của nông dân trên con đường làm ăn hợp tác với các hình thức từ thấp đến cao (tổ đổi công, HTX bậc thấp, HTX bậc cao, nông trường) Trong công cuộc đổi mới đất nước, để xây dựng các quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất của nông dân, Đảng và Nhà nước đã thực hiện các chủ trương “khoán 100” vào năm 1981, “khoán 10” vào năm 1988; và hiện nay đang thực hiện chủ trương “dồn điển đổi thửa”, xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Chính nông dân là lực lượng trực tiếp thực hiện các chủ trương đổi mới đó Thông qua đó đã thúc đẩy tính tích cực, chủ động ở người nông dân không chỉ trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, mà cả trong việc thực hiện dân chủ và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn
Từ thực tiễn nêu trên có thể thấy vai trò của nông dân được xác định
trên cơ sở địa vị xã hội (hay vị thế xã hội - social status) tương ứng Địa vị xã
hội của nông dân (hay của một giai cấp, tầng lớp xã hội, kể cả của các cá nhân) được xác định trên cơ sở vị trí xã hội của nó Vị trí xã hội của nông dân chính là vị trí tương đối của họ trong cơ cấu xã hội Vị trí tương đối này được xác định trong sự đối chiếu và so sánh với vị trí xã hội của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác, như vị trí xã hội của công nhân hay trí thức
Mỗi xã hội đều có cách nhìn riêng về các vị trí xã hội của các giai cấp, tầng lớp xã hội hay của các cá nhân xã hội Những cách nhìn đó là cơ sở để
Trang 18xác định các quyền lợi và trách nhiệm nhất định của vị trí xã hội Chẳng hạn,
xã hội tư sản nhìn nhận nông dân chỉ là tầng lớp xã hội đại diện cho một phương thức sản xuất lỗi thời và sớm hay muộn bị phá sản hay vô sản hóa Quyền lợi, trách nhiệm, và do đó, vị trí xã hội của nông dân được xác định theo cách nhìn nhận như vậy
Vị trí xã hội gắn với những quyền lợi và trách nhiệm kèm theo thì tạo thành địa vị xã hội Nói cách khác, địa vị xã hội là một khái niệm tổng hợp dùng để chỉ vị trí xã hội cùng với những quyền lợi và trách nhiệm tương ứng với vị trí đó
Vai trò chính là phương diện vận động của địa vị xã hội Và vai trò luôn luôn biến đổi phù hợp với sự thay đổi của địa vị xã hội Chẳng hạn cũng
là nông dân, nhưng vai trò của nó trong điều kiện địa vị xã hội là xã viên HTX khác với vai trò trong điều kiện địa vị xã hội là nông dân nhận ruộng khoán; hay cũng là nông dân nhận ruộng khoán, nhưng vai trò trong điều kiện đất nước chưa thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu, kém phát triển và vai trò trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH là không tương đồng nhau
Để thực hiện và thể hiện địa vị xã hội của mình phù hợp với các quyền
và trách nhiệm cũng như vị trí xã hội của mình, nông dân cần phải thực hiện những hoạt động nhất định Tức là tương ứng với địa vị xã hội, sẽ có một hệ thống (hay mô hình) các hoạt động xã hội được xã hội mong đợi đối với nông dân Hệ thống các hoạt động xã hội được xã hội mong đợi đối với nông dân chính là vai trò của nông dân tương ứng với địa vị xã hội của nó
Vậy có thể quan niệm vai trò xã hội của nông dân là: hệ thống các hoạt động xã hội được xác lập một cách khách quan, căn cứ vào đòi hỏi và cách nhìn nhận của xã hội đối với vị trí xã hội của nông dân, để thực hiện các quyền và trách nhiệm tương ứng với vị trí xã hội đó
Cơ sở khách quan đề xác lập các hoạt động xã hội của nông dân là: tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai; vừa là người lao động vừa là người sở hữu nhỏ đối với ruộng đất; lao động và đời sống gắn trực tiếp với nông nghiệp và
Trang 19nông thôn Sự đòi hỏi và cách nhìn nhận của xã hội đối với vị trí xã hội của nông dân, một mặt, không tách rời những cơ sở khách quan đó Đồng thời, mặt khác, chủ yếu phải xuất phát từ trình độ và định hướng (đường lối) phát triển chung của xã hội cũng như chính sách, luật pháp của Nhà nước
Ngoài ra, các yếu tố, như truyền thống văn hóa, quan hệ giữa nông dân với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác, cũng tác động đến việc xác định những đòi hỏi và cách nhìn nhận của xã hội đối với nông dân Thí dụ, ở địa
vị là xã viên HTX trong cơ chế tập trung bao cấp, quyền lợi và trách nhiệm của xã viên HTX chủ yếu được xem xét trong mối quan hệ giữa xã viên HTX và Nhà nước; còn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH như hiện nay, quyền và trách nhiệm của nông dân nhận ruộng khoán được xác định không chỉ thông qua mối quan hệ với Nhà nước, mà thông qua cả quan hệ với cơ chế thị trường; hay cụ thể hơn, là thông qua mối quan hệ và liên kết “4 nhà”: nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp
Trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, vai trò của nông dân Việt Nam, trong đó có nông dân Bắc Giang, được nâng cao, được thể chế hóa thành quyền và trách nhiệm ngày càng cụ thể hơn, phù hợp với quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta Nhìn chung, nông dân Việt Nam, trong đó có nông dân Bắc Giang, có các vai trò sau trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn:
- Nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH
Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi có nguồn lực để phát triển bao gồm vốn, khoa học công nghệ và con người, trong đó nhân tố con người mà ở đây là người nông dân giữ một vai trò quan trọng Nông dân
là người trực tiếp tham gia sản xuất, đưa giống lúa mới, cây trồng, vật nuôi và canh tác trên mảnh đất của mình Khi tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp,
Trang 20nông thôn việc đưa máy móc vào sản xuất để tăng năng suất, hiệu quả và thời gian lao động nhưng máy móc không thể thay thế con người Nông dân chính
là người sử dụng máy móc làm công cụ lao động Không có nông dân thì máy móc hiện đại cũng không được sử dụng Nông dân đã cải tiến công cụ lao động của mình cho phù hợp với hoạt động sản xuất Do vậy, họ chính là chủ thể đóng vai trò tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH
- Nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và đóng vai trò chủ yếu, trực tiếp thực hiện quy hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH.
Quá trình xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có sự đóng góp của đông đảo bộ phận nông dân, bởi không ai khác chính nông dân là người sinh sống trên mảnh đất của họ, người nông dân tham gia đóng góp sức lực và trí tuệ để biến những chủ trương chính sách về xây dựng nông thôn mới trở thành hiện thực Việc thực hiện quy hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH đòi hỏi người nông dân đóng góp công sức, của cải, nông dân tự nguyện hiến đất để xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, quy hoạch cơ sở hạ tầng để tiên hành đô thị hóa nông thôn…Nếu nông dân không tham gia đóng góp công sức, không tự nguyện bỏ ra mảnh đất, thửa ruộng mình đang sống, chắc chắn việc quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn Như vậy, nông dân có vai trò to lớn là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch, đóng vai trò chủ yếu, trực tiếp thực hiện quy hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH
- Nông dân là chủ thể tham gia tích cực, sáng tạo vào việc xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và môi trường lành mạnh ở nông thôn trên cơ sở bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa ở địa phương
Hiện nay đất nước đang trong quá trình đổi mới với sự phát triển của kinh tế thị trường Để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước chúng ta phải
Trang 21tiến hành hội nhập kinh tế và văn hóa, nhất là đối với khu vực nông thôn Quá trình hội nhập văn hóa có nhiều điểm tích cực, bên cạnh giá trị văn hóa truyền thống, chúng ta có thể học tập, tiếp thu những giá trị văn minh nhân loại Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố văn hóa đi ngược lại với thuần phong mĩ tục cũng dân tộc, đi ngược với lợi ích của nhân dân, trong dó có một bộ phận lớn giới trẻ, đặc biệt ở khu vực nông thôn Do đó, trong xây dựng đời sống văn hóa – xã hội của nông dân gặp nhiều khó khăn, hơn ai hết, chính bản thân người nông dân phải tích cực, chủ động tiếp thu các yếu tố văn hóa đó, thấy đâu là giá trị thiết thực, đâu là những yếu tố văn hóa không phù hợp để đấu tranh bài trừ loại bỏ Việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa địa phương là việc làm thiết thực trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa –
xã hội và môi trường lành mạnh, làm cho cuộc sống của nông dân được ấm
no hạnh phúc mà chính nông dân là chủ thể tham gia tích ực và chủ động nhất
- Nông dân là nhân tố góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, thực hiện dân chủ, bảo đảm an toàn toàn xã hội
ở cơ sở nông thôn
Nông dân là người trực tiếp tiếp thu và đưa những chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống Việc tuân thủ đúng pháp luật, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng và phát triển kinh tế ổn định đời sống cũng góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh Khi phát hiện sai sót nông dân báo lên chính quyền để giải quyết, hay ở địa phương xảy ra mẫu thuẫn chính người nông dân tự giải quyết bằng tình làng nghĩa xóm, góp phần làm nên nông thôn dân chủ, văn minh, đảm bảo an toàn xã hội tại địa phương
Những yếu tố quy định vai trò của nông dân bao gồm:
- Đường lối, chủ trương, chính sách luật pháp của Đảng và Nhà nước
về nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Để nông dân có thể yên tâm thực hiện vai trò của mình, Đảng và Nhà nước cần có đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật về nông nghiệp, nông thôn và nông dân Cụ thể:
Trang 22Đảng và Nhà nước lãnh đạo xây dựng quy hoạch tổng thể đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với chiến lược phát triển của đất nước Ra các nghị quyết về phát triển các ngành, các lĩnh vực, các vùng, các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc trong nông nghiệp, nông thôn; xác định những vấn đề trọng điểm cần tập trung thực hiện trong mỗi giai đoạn
Đảng và Nhà nước lãnh đạo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội ở vùng nông thôn, lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng cân đối giữa công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ gắn với xóa đói, giảm nghèo, tạo cơ sở kết cấu hạ tầng hiện đại, phát triển y tế, giáo dục, xây dựng môi trường thuận lợi tạo tiền đề thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển nông thôn Xác định vùng trọng tâm, trọng điểm
Lãnh đạo khai thác nguồn lực ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, phát huy nội lực của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Nhà nước cụ thể hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành chiến lược, chương trình, kế hoạch của Nhà nước về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong từng giai đoạn và hằng năm
để xác định rõ mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp tổ Tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu trong từng giai đoạn
Lãnh đạo các ban, ngành đẩy nhanh các hoạt động thực hiện nghị quyết của Trung ương về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ các địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội ở ở địa bàn nông thôn
Lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy các cấp, các ngành tích cực, chủ động, sáng tạo trong quán triệt nghị quyết của Đảng, kế hoạch của Nhà nước; xây dựng nghị quyết và tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết của cấp mình; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ cơ sở trong đẩy nhanh công nghiêp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Trang 23– Bản thân người nông dân
Nông dân có ý thức làm chủ cao, tích cực tham gia vào các cuộc sinh hoạt chính trị chung của cộng đồng, các phong trào quần chúng Tiếp thu, hiểu biết về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Nông dân cần cù chịu khó trong lao động, có tư tưởng, ý thức chấp hành pháp luật tốt Đây là điều kiện để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo của tỉnh
Trong sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đã chuyển sang sản xuất hàng hoá đa dạng hóa các loại hình sản xuất Nông dân không chỉ trồng lúa
mà còn kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm…
– Bản thân sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Bản thân sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng có ý nghĩa thiết thực quy định vai trò của nông dân Bởi vì, nhờ có sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mà nông dân mới ý thức được về bản thân mình, mới hăng hái thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Và trong điều kiện như vậy, buộc nông dân phải có ý thức tham gia công cuộc xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu của bản thân và theo kịp thời đại
1.1.2 Khái luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
1.1.2.1 Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
CNH, HĐH là hai quá trình nối tiếp, đan xen nhau Để có được lực lượng sản xuất phát triển như hiện nay, các nước Tây Âu và Mỹ đã trải qua thời kỳ CNH khá lâu rồi sau đó tiến hành HĐH Có thể hiểu HĐH là quá trình chống lại sự tụt hậu về kinh tế Như vậy, xét về mặt lịch sử quá trình CNH diễn ra trước quá trình HĐH Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối; trên thực tế luôn có sự đan xen, tác động qua lại giữa hai quá trình CNH và HĐH
Trang 24CNH là quá trình mang tính lịch sử Nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí, từ đó xuất hiện khái niệm công nghiệp hóa Đã có một thời CNH được hiểu theo nghĩa là quá trình phát triển công nghiệp, tạo ra cơ sở vật chất – kĩ thuật cho nền kinh tế của một nước
Quan niệm đơn giản nhất về CNH cho rằng: “CNH là đưa đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị (cho một vùng, một nước) các nhà máy, các loại công nghiệp” [9, tr.19] Quan niệm này được hình thành trên cơ
sở khái quát lịch sử công nghiệp hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ Trong quá trình thực hiện CNH, các nước này chủ yếu tập trung và phát triển các ngành công nghiệp Sự chuyển biến của các hoạt động kinh tế - xã hội khác chỉ là hệ quả của quá trình công nghiệp chứ không phải đối tượng trực tiếp của công nghiệp hóa
Trong sách báo về “Kinh tế Liên Xô” (đầu những năm 50 của thế kỉ XX) có viết: “Công nghiệp hóa là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả công nghiệp Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với ngành trung tâm là chế tạo máy, từ sự tập trung vào phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, tỉ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm của xã hội ngày càng tăng” [9, tr.25] Quan niệm này xuất phát từ thực
tế của Liên Xô: khi công nghiệp hóa công nghiệp đã phát triển đến một trình
độ nhất định, dù trong thời kỳ nội chiến chúng bị tàn phá nặng nề, chủ nghĩa
đế quốc bao vây, sự trợ giúp từ bên ngoài không có gì, thị trường trong nước
là nền tảng cho sự phát triển kinh tế Trong bối cảnh ấy, để tồn tại và phát triển, Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hóa với nhịp độ nhanh, phải tập trung phát triển công nghiệp nặng, phải hướng vào các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp nhằm đảm bảo nhu cầu trong nước Quan niệm này được gọi là hợp lý trong điều kiện Liên Xô thời kì đó
Trang 25Năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) đưa ra định nghĩa: “Công nghiệp hóa là một quá trình phát triển kinh tế trong đó một bộ phận nguồn lực quốc gia ngày càng lớn được huy động để xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với công nghiệp hóa hiện đại, để chế tạo ra các phương tiện sản xuất hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo nhịp độ tăng trưởng cao trong toàn nền kinh tế và đảm bảo sự tiến bộ xã hội” [36, tr.32] Quan niệm này cho thấy quá trình CNH bao trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt tới không chỉ sự phát triển mà còn cả
sự tiến bộ về mặt xã hội
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong nước và tham khảo kinh nghiệm thế giới, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) của Đảng (1/1994) đã chỉ ra rằng: “Công nghiệp hóa không đơn giản là tăng thêm tốc
độ và tỉ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế mà còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ tạo nền tảng cho
sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân” [16, tr.37]
Như vậy, CNH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí và điện tử - tin học
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển
từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, sử dụng rộng rãi người máy và những công nghệ hiện đại khác, từ đó xuất hiện khái niệm hiện đại hóa HĐH là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và quản lý kinh tế, xã hội
Tuy nhiên, HĐH và CNH là hai khái niệm khác nhau HĐH là khái niệm dùng để chỉ việc đưa một lĩnh vực hoạt động, một nền kinh tế, một xã hội đạt đến trình độ phát triển hiện đại Ở một ý nghĩa nhất định, HĐH là khái
Trang 26niệm chỉ sự thay đổi cái đã có song hiện tại bị lỗi thời bởi cái mới, cái tiến bộ Trái lại CNH là một phạm trù lịch sử diễn ra trong quá trình chuyển nền kinh
tế từ nông nghiệp chậm phát triển sang kinh tế công nghiệp phát triển Trong điều kiện phát triển hiện đại, quá trình CNH có thể cần phải và được tiến hành với những yếu tố, phương thức của tiến trình phát triển hiện đại và đưa nền kinh tế đạt tới trình độ phát triển hiện đại Ngày nay CNH luôn là CNH hiện đại, nghĩa là giải quyết vấn đề CNH với nội dung và phương thức của sự phát triển hiện đại
CNH hiện đại không chỉ giải quyết vấn đề chuyển nền kinh tế - xã hội đến giai đoạn phát triển hiện đại, mà đồng thời còn thực hiện sự phát triển hậu công nghiệp – giai đoạn phát triển hiện đại Đây là một quá trình CNH “hai trong một” Hai bước, hai quá trình đó không tách rời nhau, trong đó, HĐH là nội dung then chốt chủ đạo và quyết định CNH không chỉ là quá trình xác lập phương thức sản xuất công nghiệp, nó còn là quá trình giải quyết những vấn
đề của kinh tế chậm phát triển, phải đối mặt với kinh tế tiểu nông, vượt qua nền kinh tế tiểu nông chậm phát triển Như vậy, khái niệm HĐH không thể thay thế cho khái niệm CNH Trái lại, CNH trong điều kiện phát triển hiện đại phải chứa đựng nội dung có tính bản chất của quá trình phát triển hiện đại Tức là có hình thái, có quá trình HĐH trong CNH Do vậy, CNH mang hình thái CNH hiện đại
Do đặc điểm phát triển kinh tế Việt Nam c ̣n th ấp, muốn nhanh chóng thu hẹp khoảng cách lạc hậu so với các nước đi trước, khi tiến hành CNH đòi hỏi phải phát triển mô hình CNH rút ngắn về thời gian, và CNH phải gắn liền với HĐH Xu hướng toàn cầu hóa mang tính chất xã hội hóa mở ra cho các nước đi sau, trong đó có nước ta thực hiện mô hình CNH rút ngắn
Ở nước ta, Đại hội lần thứ VIII của Đảng (1996) đánh dấu một mốc mới trong tiến trình phát triển theo hướng hiện đại Đại hội đã chỉ rõ: “CNH, HĐH ở nước ta là một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội sử dụng sức lao động
Trang 27thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [15, tr.42]
Thực chất CNH, HĐH ở nước ta là quá trình tạo ra những tiền đề kĩ thuật, vật chất về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp những yếu
tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho CNH Trong thời đại ngày nay, một nước thực hiện CNH muộn như nước ta, muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu
so với các nước phát triển, đòi hỏi CNH gắn liền với HĐH
CNH, HĐH ở Việt Nam là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh tế và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH ở nước ta thì CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò cơ bản trong sự phát triển của đất nước theo hướng hiện đại Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, phần lớn dân số sống ở nông thôn Do đó, trong giai đoạn hiện nay khi tiến hành CNH, HĐH chúng ta không thể không xuất phát và hướng đến khu vực nông thôn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế
- xã hội nông thôn nói chung Đây là quá trình biến lao động thủ công thành lao động cơ giới có tính hiện đại, đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; và là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp nhằm khai thác mọi tiềm năng
để tạo ra năng suất lao động, hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trong nông nghiệp, nông thôn Từ đó thúc đẩy biến đổi đời sống kinh tế, xã hội nông thôn theo hướng đô thị hóa
Trang 281.1.2.2 Về bối cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang
- Về đặc điểm địa hình
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xem kẽ Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP- Bắc Giang Vùng miền núi bao gồm 7 huyện : Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang Trong đó 1 phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt ở khu vực còn rừng tự nhiên Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè ; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tùy theo từng khu vực Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây
ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác
Trang 29- Về điều kiện khí hậu
Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc Một năm có bốn mùa rõ rệt Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%
Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới
- Về tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại là các loại đất khác Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ Đất nông nghiệp của tỉnh, ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao Hơn 20 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản
Tài nguyên rừng: Đến hết năm 2005 Bắc Giang có 129.164 ha đất lâm nghiệp đã có rừng, và gần 30.000 ha đất núi đồi có thể phát triển lâm nghiệp Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 triệu m3, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây Ngoài tác dụng tàn che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú tạo cảnh quan, môi sinh đẹp và hấp dẫn
Tài nguyên khoáng sản: Đến hết năm 2005 Bắc Giang đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau bao gồm : than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng Phần lớn các
Trang 30khoáng sản này đã được đánh giá trữ lượng hoặc xác định tiềm năng dự báo.Tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số loại là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động có trữ lượng khoảng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than: antraxit, than gầy, than bùn Trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn) phục vụ phát triển quy mô công nghiệp trung ương Quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế Ngoài ra gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng Khoáng sản sét cũng có tiềm năng lớn, sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360 triệu m3, chủ yếu ở các huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hoà Trong đó có 100 m3 sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam
Tài nguyên nước: Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dai 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm Ngoài ra còn có hệ thống ao,hồ, đầm, mạch nước ngầm Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt
Thứ hai, về điều kiện kinh tế - xã hội
- Về các loại cây công nghiệp ngắn ngày: Chẳng hạn lạc, đậu tương,
vừng, thuốc lá, hàng năm cung cấp khoảng 11 ngàn tấn lạc vỏ, trên 7 ngàn tấn đậu tương và gần 1 ngàn tấn thuốc lá nguyên liệu Bắc Giang có điều kiện phát triển kinh tế lâm nghiệp với 64 ngàn ha rừng tự nhiên, 46 ngàn ha rừng trồng với trữ lượng gỗ rừng đạt 2,2 - 2,5 triệu m3
- Về sản xuất nông - lâm - nghiệp: Ngoài diện tích trồng cây lương thực
với sản lượng hàng năm 550 ngàn tấn, Bắc Giang còn là tỉnh có kinh tế trang trại phát triển mạnh; đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất Miền Bắc gồm: vải thiều, dứa, nhãn, hồng, na , với diện tích đạt 3,5 vạn ha, sản lượng các loại quả mỗi năm đạt khoảng 5 vạn tấn, trong đó vải thiều đạt trên 3 vạn tấn; doanh thu hàng năm khoảng 200 tỉ đồng Bắc Giang có thế mạnh về trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, đậu tương, vừng, thuốc
Trang 31lá, hàng năm cung cấp khoảng 11 ngàn tấn lạc vỏ, trên 7 ngàn tấn đậu tương
và gần 1 ngàn tấn thuốc lá nguyên liệu Bắc Giang có điều kiện phát triển kinh tế lâm nghiệp với 64 ngàn ha rừng tự nhiên, 46 ngàn ha rừng trồng với trữ lượng gỗ rừng đạt 2,2 - 2,5 triệu m3
- Về ngành chăn nuôi: chiếm tỷ trọng 33% trong cơ cấu sản phẩm nông
nghiệp với 12 vạn con trâu; 7 vạn con bò; hơn 74 vạn con lợn; 7,5 triệu con gia cầm; 6.526 ha diện tích nuôi cá nước ngọt; hàng năm cho sản lượng khoảng 60 ngàn tấn thịt lợn; trên 12 ngàn tấn thịt gia cầm các loại; gần 5 ngàn tấn cá và thuỷ sản, v.v
- Về ngành công nghiệp chế biến: Ngoài Nhà máy hoá chất phân đạm Hà
Bắc có quy mô lớn, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh còn khiêm tốn, chưa phát triển tương xứng với các tiềm năng thế mạnh của tỉnh về vị trí địa lý, đất đai và lao động Giá trị sản xuất ngành công nghiệp mới chiếm 15,7 % tổng sản phẩm toàn tỉnh, với 57 doanh nghiệp nhà nước, 154 doanh nghiệp dân doanh, 202 HTX hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất phân bón; Chế biến nông-lâm sản; Vật liệu xây dựng, hoá chất, hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản, thủ công mỹ nghệ chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổng số lao động trên 20 ngàn người Trong những năm qua một số doanh nghiệp là ăn có hiệu quả, có khả năng làm đối tác liên doanh liên kết để mở rộng sản xuất
Khu công nghiệp Đình Trám có tổng diện tích 101 ha được quy hoạch tại 2 xã Hoàng Ninh và Hồng Thái, huyện Việt Yên, cạnh đường cao tốc 1A
Hà Nội đi Lạng Sơn, cách thị xã Bắc Giang 10 km, cách Thủ đô Hà Nội 47
km, cách cảng biển Hải Phòng 126 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km (theo đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long), cách biên giới Việt – Trung 110 km, cách ga đường sắt Sen Hồ 2 km (trên tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội – Lạng Sơn), cách cảng Đáp Cầu (Sông Cầu) và cảng Á Lữ (Sông Thương) 6 km Về cung cấp điện, hiện nay trạm trung gian Đình Trám
đã được mở rộng, đảm bảo cung cấp đủ điện cho Khu công nghiệp Nguồn cung cấp nước đảm bảo từ 2 nguồn (nước ngầm và nước sông Cầu)
Trang 32- Về điều kiện phát triển thương mại - dịch vụ: Bắc Giang có vị trí địa
lý thuận lợi cho phát triển Thương mại, là tỉnh chuyển tiếp giữa Đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng núi phía Bắc, nên có điều kiện giao lưu phát triển thương mại - dịch vụ
Lợi thế về giao thông với mạng lưới đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nối với các trung tâm kinh tế trọng điểm trong và ngoài nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Trung Quốc, rất thuận lợi cho việc hình thành một trung tâm thương mại
- Về văn hóa và tiểm năng du lịch: Bắc Giang là một mảnh đất giàu
truyền thống, kiên cường bất khuất và anh hùng trải qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược như chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang, Khởi nghĩa Yên Thế
Điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo cho Bắc Giang có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hoá như : Suối Mỡ, Hồ Cấm Sơn, Hồ Khuôn Thần, Hồ Suối Nứa, Khu bảo tồn rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bổ Đà v.v Ngoài ra, còn hơn 100 di tích lịch sử - văn hoá đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng và hàng chục các lễ hội văn hoá dân gian được tổ chức hàng năm Bắc Giang đã đưa vào kế hoạch xây dựng 2 Khu công viên vui chơi giải trí tại thị
xã Bắc Giang với diện tích hàng chục ha
Tiềm năng về du lịch của Bắc Giang là rất lớn, đang chờ đón các nhà đầu tư đến khai thác trong một môi trường đầu tư thông thoáng và được hưởng cơ chế ưu đãi cao nhất mà tỉnh có thể áp dụng
Như vậy, từ những điều kiện tự nhiên và lịch sử đã quy định Bắc Giang
là một tỉnh lấy nông nghiệp làm chủ yếu Cho nên trong giai đoạn hiện nay để xây dựng và phát triển KT-XH, Bắc Giang không còn con đường nào khác hơn là phải xuất phát từ nông nghiệp, đi lên từ nông nghiệp nhưng không phải
là một nền nông nghiệp lạc hậu, tự cấp, tự túc, khép kín, sản xuất nhỏ lẻ như trước đây mà phải là một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn tức là phải
Trang 33tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Chỉ có thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mới phá thế biệt lập giữa Bắc Giang với các tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc, mới có thể đưa nông nghiệp tỉnh nhà thoát khỏi tình trạng trì trệ; diện mạo nông thôn mới trở nên khởi sắc qua đó rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, làm cho nông thôn ngày càng văn minh, tiến bộ, đặc biệt đời sống của dân cư nông thôn ngày một trở nên sung túc, khá giả hơn
1.1.2.3 Yếu tố đặc thù của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay
Đối với một tỉnh miền núi như Bắc Giang nội dung đặc thù trong quá
trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là CNH, HĐH kinh tế trang trại
Trang trại là đơn vị cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông dân, được hình thành và phát triển từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế phương thức sản xuất phong kiến Trên thế giới, các trang trại được hình thành rất sớm từ thế kỷ thứ XVIII ở Châu Âu cùng với cuộc cách mạng về công nghiệp Ngày nay, trang trại là loại hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu hết các quốc gia trên thế giới Cùng với
sự phát triển của kinh tế trang trại, đã xuất hiện mô hình sản xuất gia trại cho hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa đạt đến tiêu chí của trang trại
Ở nước ta trong những năm gần đây, kinh tế trang trại đã và đang phát triển mạnh mẽ, gắn liền với sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo Sự phát triển trang trại
đã mang lại những thành tựu hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tập trung chuyên canh, sản xuất hàng hoá, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao Sự chuyển dịch đó không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội, môi sinh, môi trường góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giải quyết việc làm ổn định cho một bộ phận lớn lao động và từng bước xoá đói, giảm nghèo ở khu vực nông nghiệp, nông thôn
Trang 34Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp (1988)
đã tạo cơ sở quan trọng để kinh tế hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp Một động thái tích cực rất đáng được lưu ý của kinh tế hộ nông dân là sự xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi tình trạng tự cung, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa Từ giữa năm 2003, Bộ Nông nghiệp
và PTNT đã phát động thực hiện phong trào “Xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha/năm” và “Hộ gia đình đạt thu nhập 50 triệu/năm” trên phạm vi toàn quốc Từ hai phong trào trên ở Bắc Giang nói riêng, cả nước nói chung đã hình thành nhiều mô hình thu nhập cao trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và sản xuất hàng hoá trên cả nước [53, tr.2]
Bắc Giang là tỉnh một tỉnh trung du và miền núi, nên có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trang trại, bởi có lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa
lý và cơ sở hạ tầng giao thông Trong những năm qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh
đã có nhiều quan tâm đến sự phát triển của kinh tế trang trại nói riêng và sản xuất nông nghiệp hàng hoá nói chung Các trang trại trong địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo Tuy nhiên, một số chính sách sau khi ban hành vẫn còn một số điểm không phù hợp, còn nhiều chính sách nông dân khó tiếp cận và thụ hưởng nên hiệu quả thực hiện chính sách chưa cao, tiềm năng phát triển kinh tế trang trại đã được khơi dậy nhưng chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của nó; nhiều mô hình trang trại có hiệu quả cao chưa được nhân rộng kịp thời Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 3.119 trang trại, và là một trong bốn tỉnh có nhiều trang trại nhất nước Các trang trại chủ yếu là cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp, tổng hợp… mỗi năm đạt thu nhập hơn 350 tỷ đồng Bên cạnh các mô hình kinh tế trang trại, trên địa bàn tỉnh đã
có nhiều mô hình kinh tế gia trại, mô hình hộ sản xuất kinh doanh giỏi đạt giá trị thu nhập trên 100 triệu/ha/năm, hộ thu nhập trên 100 triệu/năm [52, tr.3]
Trang 35Trong những năm qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã có nhiều quan tâm đến
sự phát triển của kinh tế trang trại nói riêng và sản xuất nông nghiệp hàng hoá nói chung Đến 31/8/2010 toàn tỉnh có 3.119 trang trại, sử dụng hơn 83.000
ha đất nông – lâm nghiệp, thu hút hơn 30.000 lao động Toàn tỉnh có trên 20 ngàn mô hình kinh tế vườn đồi có diện tích từ 0,5 ha trở lên, khoảng 55.000
ha đất có giá trị thu hoạch trên 50 triệu/ha/năm, trên 28 ngàn hộ đạt tiêu chí thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/năm Hàng năm thu nhập từ kinh tế trang trại đạt trên 350 tỷ đồng Kinh tế trang trại phát triển đã hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh như: vùng vải thiều Lục Ngạn; vùng na, dứa Lục Nam; vùng chăn nuôi gà đồi Yên thế, các vùng nuôi thủy sản tập trung, vv [53, tr.2-3]
Kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có những đặc điểm sau:
- Kinh tế các trang trại đều có đặc điểm chung là thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng hoá; một số trang trại, gia trại hoạt động kinh doanh, dịch vụ các ngành hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương như cung ứng giống, vật tư nông nghiệp và dịch vụ tiêu thụ nông sản Đặc điểm này của các trang trại, gia trại cho phép các trang trại có sự liên kết với nhau trong quá trình sản xuất (hình thành các tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào, trao đối, giúp nhau các vấn đề về khoa học công nghệ, trao đổi thông tin
về thị trường tiêu thụ ); tập trung giải quyết các vấn đề của chế biến và tiêu thụ sản phẩm chuyên môn hoá
- Các trang trại, gia trại vừa có xu hướng biệt lập với nhau, vừa có xu hướng liên kết trong sản xuất, kinh doanh
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của các trang trại, gia trại là nông nghiệp nên có tính thời vụ cao đặc biệt là các trang trại trồng cây ăn quả và trang trại trồng cây hàng năm
Với những đặc điểm như vậy, nên xu hướng phát triển của kinh tế trang trại Bắc Giang luôn gắn bó khăng khít và là một yếu tố cơ bản thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh
Trang 36Xu hướng thứ nhất: Quá trình tích tụ và tập trung các yếu tố sản xuất
trong các trang trại Tích tụ và tập trung các yếu tố là điều kiện tiền đề để hình thành các trang trại Tuy nhiên, sau khi các trang trại được hình thành, các trang trại tiếp tục quá trình tích tụ và tập trung các yếu tố sản xuất nhằm
mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất để đứng vững trong kinh tế thị trường
Xu hướng thứ hai: Sản xuất của trang trại từng bước đi vào chuyên môn
hoá góp phần vào hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá lớn
Xu hướng thứ ba: Nâng cao trình độ thâm canh và tăng cường ứng dụng
những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và kinh doanh của trang trại
Xu hướng thứ tư: Hợp tác và cạnh tranh trong quá trình phát triển kinh
tế trang trại
1.2 Tình hình nông dân Bắc Giang và tính tất yếu phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay
1.2.1.Tình hình nông dân Bắc Giang hiện nay
Hiện nay, dân số toàn tỉnh là 1.567.557 người, trong đó dân cư sống ở khu vực nông thôn là 1.416.614 người chiếm trên 90% dân số của tỉnh Đặc điểm phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn tập trung ở các khu vực trung du ( Huyện Hiệp Hoà bình quân 1.045 người/km2; huyện Việt Yên bình quân 936,9 người/km2
; huyện Tân Yên bình quân 774,7 người/km2; huyện Lạng Giang bình quân 802,7 người/km2; huyện Yên Dũng bình quân 739,9 người/km2) Các huyện miền núi dân cư sống thưa thớt hơn (huyện Sơn Động bình quân 82,2 người/km2
; huyện Lục Ngạn bình quân 203,8 người/km2
; huyện Yên Thế bình quân 313,8 người/km2; huyện Lục Nam bình quân 335 người/km2) Lao động nông nghiệp chiếm 68% tổng số lao động xã hội Đời sống của người nông dân cơ bản ổn định và được nâng cao
cả về vật chất và tinh thần, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới 16%, giảm 5,28%
Trang 37so với năm 2007; điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, chăm sóc sức khoẻ được quan tâm và từng bước cải thiện; trình độ dân trí nâng lên ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường, nông dân tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất vươn lên làm giàu chính đáng Thu nhập bình quân đầu người năm
2011 đạt 19 - 19,5 triệu đồng/ người/năm, tăng hơn 2 lần so với năm 2007
Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao, khẳng định
là chủ thể xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại [43, tr.2-3]
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 9,7 %; trong đó công nghiệp
- xây dựng tăng 17,3%; dịch vụ tăng 9,1%; nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,6% Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 37,2%; dịch vụ 32,4%; nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30,4% Các lĩnh vực văn hóa – xã hội có bước phát triển, đời sống nhân dân cơ bản ổn định; quốc phòng an ninh được đảm bảo [42, tr.1]
Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 32,5% GDP của tỉnh; cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt (trồng trọt giảm từ 62,4% năm 2005 xuống còn 48,7% năm 2010; chăn nuôi tăng từ 34,5% năm 2005 lên 48,1% năm
2010 cao hơn bình quân chung cả nước); giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 47 triệu đồng/ha/năm (mục tiêu đại hội 33-34 triệu đồng), tăng 1,8 lần so đầu nhiệm kỳ; lương thực có hạt đạt 642 nghìn tấn (mục tiêu Đại hội 620 nghìn tấn), tăng 1,1 lần so đầu nhiệm kỳ; chất lượng rừng sản xuất từng bước được nâng cao, tỷ lệ che phủ rừng đạt 38% [44, tr.1]
Trong những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân trong toàn tỉnh được cải thiện và ổn định, tỷ lệ đói nghèo giảm, những nhu cầu cơ bản về ăn ở, đi lại, học hành, phương tiện sinh hoạt được cải thiện rõ rệt, mỗi gia đình đều có từ 1-2 chiếc xe máy và một số gia đình đã có ô tô, nhà ở của các gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh gần như đã được xây dựng kiên cố vững chắc, hầu hết các hộ gia đình đều có tivi, bộ mặt nông thôn
Trang 38ngày càng được đổi mới rõ rệt Tình hình an ninh Chính trị trật tự an toàn xã
hội ở nông thôn được ổn định Đã có 100% xã có điện lưới quốc gia; 100% xã
có đường ôtô đến trung tâm; tỷ lệ kiên cố hoá giao thông nông thôn đạt 48%;
hệ thống kênh mương nội đồng từng bước được cứng hoá chủ động tưới cho 80,8% diện tích đất canh tác; 95,6% số xã trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y
tế, 100% các thôn bản đã có nhân viên y tế hoạt động, hầu hết các trạm y tế xã
có bác sĩ phục vụ và thực hiện khám, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước sạch hợp vệ sinh đạt 85%; cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được đầu tư, toàn tỉnh hiện có 474 trường đạt chuẩn quốc gia; hàng năm có trên 221 nghìn gia đình nông dân đạt danh hiệu gia đình văn hoá Tích cực triển khai các chính sách đối với các hộ nghèo, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, vùng cao; tỉnh đã ban hành cơ chế hỗ trợ ổn định cuộc sống, chuyển nghề với các hộ nông dân có đất nông nghiệp nhà nước thu hồi, trong 5 năm qua đã tạo việc làm cho trên 10 vạn lượt lao động… [43, tr.3-4]
Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 13%, giảm 2,4% so với năm 2011, đây là lỗ lực lớn của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn Các chế độ chính sách đối với thương binh, gia đình liệt
sỹ, người có công được thực hiện đúng quy định và huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ
Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cụ thể: Ở xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, kết quả thực hiện vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH, nông nghiệp nông thôn đời sống của vật chất và tinh thần nông dân trong những năm gần đây được cải thiện và ổn định, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 21% năm
1996 xuống 11% năm 2002 Những nhu cầu về ăn, ở, đi lại được cải thiện rõ rệt, toàn xã có khoảng 430 chiếc xe máy các loại; 130 ngôi nhà ở của dân được xây dựng kiên cố chiếm bình quân 7% và có khoảng 470 chiếc tivi (bình quân 4 hộ có 1 chiếc tivi); tình hình an ninh Chính trị va trật tự an toàn xã hội
Trang 39ở xã được duy trì ổn định [14, tr 2] Đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong xã được nâng cao, góp phần làm nên bộ mặt nông thôn mới trên địa bàn
xã nói riêng và trên toàn tỉnh Bắc Giang nói chung
Về việc triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm: Tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được cải thiện do các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và tăng cường tuyển dụng lao động Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã vận động cán bộ, hội viên, nông dân giúp đỡ 386
hộ nông dân thoát nghèo, đạt 163,6% kế hoạch năm; giúp các gia đình chính sách, hội viên nông dân nghèo, hội viên có hoàn cảnh khó khăn cho 5.762 gia đình hội viên, với tổng giá trị 1.825 triệu đồng và trên 20.682 ngày công [21,
tr 2] Tính đến cuối năm 2012, số lao động được tạo việc làm mới ước đạt 26.960 người, bằng 103,7% so với kế hoạch, tăng 7,8% so với năm 2011, trong đó 3.500 người đi xuất khẩu lao động [42, tr.10]
Công tác đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm và đạt được một số kết quả nhất định, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh tuyển sinh và đào tạo nghề cho 27.360 người đạt 101% kế hoạch năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,5%, đạt kế hoạch, tăng 3,5% so với năm trước [42, tr.10]
Các đoàn thể, mà đóng vai trò quan trọng là Hội nông dân ngày càng phát triển về số lượng cũng như chất lượng của từng hội viên tính đến năm
2012 toàn tỉnh kết nạp 9.744 hội viên, đưa tổng số hội viên toàn tỉnh lên 262.072 hội viên, chiếm 93,8% số hộ nông nghiệp Quỹ hoạt động hội, vận động được 2.857,9 triệu đồng, đạt 131,9 % kế hoạch năm, tổng nguồn quỹ 18.535,2 triệu đồng Nguồn quỹ hỗ trợ nông dân tăng 625,9 triệu đồng, đạt 124,3% kế hoạch năm, tổng quỹ cấp huyện 4 tỷ 153,1 triệu đồng, cấp tỉnh 3
tỷ, cấp trung ương 7 tỷ [21, tr.3] Các cấp hội quan tâm sâu sắc tới đời sống vật chất và tinh thân của nông dân Đặc biệt, dịp tết Nguyên đán năm 2012 Hội Nông dân các cấp trong tỉnh chăm lo đời sống cán bộ, hội viên nông dân đặc biệt là các hộ hội viên nông dân nghèo, nhìn chung đời sống của hội viên nông dân và hộ gia đình chính sách có cuộc sống ổn định, đón tết vui vẻ, lành
Trang 40mạnh và tiết kiệm Kết quả, các cấp hội đã cùng với các cơ quan chức năng tổ chức tặng 409.965 xuất quà trị giá 122.989 triệu đồng; trong đó các cấp hội tặng được 1.146 xuất, trị giá trên 343 triệu đồng, các huyện làm tốt là: Lạng Giang, Hiệp Hoà, Yên Thế, Lục Ngạn… Cán bộ, công chức, lao động cơ quan Hội Nông dân tỉnh đóng góp ngày lương tặng 36 xuất quà cho 36 hộ gia đình hội viên nông dân nghèo, trị giá 10,8 triệu đồng ở huyện Sơn Động và Lục Ngạn [21, tr 2]
1.2.2 Tính tất yếu phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay
Thứ nhất, nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH
Vai trò của nông dân Bắc Giang với tính cách là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH được thể hiện ở chỗ nông dân là người trực tiếp tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
Ngày nay, phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH không thể không có sự tham gia đóng góp tích cực của khoa học công nghệ Bởi xuất phát từ vị trí, vai trò của mình, khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực tạo đà cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh và bền vững Thực tế hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của đội ngũ cán bộ khoa học ở Bắc Giang trong những năm qua
đã có sự đóng góp đáng kể vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Các
đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ gần đây bước đầu đã xây dựng được nhiều giải pháp, quy trình mô hình mới được đánh giá cao về tính khả thi và quan trọng hơn khi được ứng dụng vào trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại các kết quả đáng khích lệ Trong đó một số đề tài mang tính chất đột