Tính tất yếu phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay (Trang 40)

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay

Thứ nhất, nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH

Vai trò của nông dân Bắc Giang với tính cách là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH được thể hiện ở chỗ nông dân là người trực tiếp tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Ngày nay, phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH không thể không có sự tham gia đóng góp tích cực của khoa học công nghệ. Bởi xuất phát từ vị trí, vai trò của mình, khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực tạo đà cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh và bền vững. Thực tế hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của đội ngũ cán bộ khoa học ở Bắc Giang trong những năm qua đã có sự đóng góp đáng kể vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ gần đây bước đầu đã xây dựng được nhiều giải pháp, quy trình mô hình mới được đánh giá cao về tính khả thi và quan trọng hơn khi được ứng dụng vào trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại các kết quả đáng khích lệ. Trong đó một số đề tài mang tính chất đột

phá có ý nghĩa thực tiễn cao trở thành cầu nối giữa hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ với thực tiễn sản xuất, giữa cán bộ khoa học công nghệ với nông thôn và nông dân. Trong những năm gần đây Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư, Phòng nông nghiệp, Hội Nông dân các huyện thị và các trường, viện đã tổ chức hội nghị, tập huấn chuyên đề về kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng khác nhau trong tỉnh như cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây ăn quả, cải tạo giống bằng trồng cây ăn trái (vải thiều Lục Ngạn), thâm canh lạc và đậu tương, ứng dụng giống lúa mới, nuôi lợn và gà trong các trang trại, thâm canh vườn vải,... Bằng hình thức vừa tập huấn, vừa cử cán bộ khoa học theo sát hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân, giúp bà con nông dân áp dụng thành công các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào điều kiện cụ thể của gia đình mình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó tạo thành các điểm trình diễn cho nhiều bà con khác trong khu vực tham quan học tập. Điều này đã làm cho khoa học - kỹ thuật từ chỗ là những lý thuyết khô khan, khó hiểu trở nên đơn giản, dễ nắm bắt. Nhờ đó những kiến thức của cán bộ khoa học - kỹ thuật đã được chuyển tải và trở thành kiến thức của nông dân. Một khi nông dân thấy được tầm quan trọng và lợi ích thiết thực của khoa học - kỹ thuật và công nghệ thì họ tự giác chủ động đến với khoa học kỹ thuật và công nghệ để học tập, trau dồi kinh nghiệm. Điều này cho thấy giữa hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn như một lẽ tự nhiên đã có sự gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Thông qua hoạt động thực tiễn sản xuất của nông dân, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nhất là công nghệ sinh học với nhiệm vụ lai tạo các giống cây, giống con với năng suất, chất lượng cao sẽ đồng thời là cơ hội để hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ không ngừng điều chỉnh, bổ sung giúp nông dân thoát khỏi tình trạng sản xuất theo kinh nghiệm, lối mòn, từ chỗ là một nền sản xuất với năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp sang một nền sản xuất với

năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn do áp dụng những thành tựu khoa học cụng nghệ mới.

Vai trò của khoa học công nghệ cũng như của các nhà khoa học là đặc biệt quan trọng nhưng tác dụng của khoa học công nghệ có phát huy được hay không cũng phụ thuộc vào nông dân, phụ thuộc vào năng lực và mức độ tiếp thu khoa học công nghệ của nông dân. Điều này có thể sẽ xảy ra theo hai khả năng: Thứ nhất, trong trường hợp nông dân có trình độ dân trí (mặt bằng dân trí) thấp kém, cộng với thái độ thờ ơ với việc tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp thì đây sẽ là một rào cản lớn cho việc triển khai các đề tài, dự án khoa học. Thứ hai, trong trường hợp nông dân có trình độ học vấn cao, cộng với tính năng động, sáng tạo, nhạy bén, ham học hỏi thì đây sẽ là một thuận lợi lớn cho việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Chính nông dân với việc tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ đại trà vào trong sản xuất trên quy mô lớn sẽ là một kênh thông tin cực kỳ quan trọng phản hồi lại kết quả đạt được đến các nhà khoa học, trong đó bao gồm cả những mặt ưu điểm, tính hiệu quả cũng như những hạn chế, khiếm khuyết vốn là một hiện tượng chắc chắn phải có của chính bản thân khoa học công nghệ. Trên cơ sở đó giúp các nhà khoa học không ngừng phát huy những kết quả đạt được đồng thời đề ra những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết này làm cho khoa học luôn được bổ sung, điều chỉnh và ngày một hoàn thiện hơn trong những bước phát triển tiếp theo. Thành tựu của khoa học và công nghệ phải được chứng minh bằng những kết quả đạt được trên thực tế thông qua hoạt động sản xuất của nông dân. Lúc này chính nông dân là nhà “phản biện”, thẩm định tính đúng đắn và hiệu quả thiết thực của các đề tài khoa học. Như vậy, khoa học từ chỗ là lý thuyết trở thành hiện thực, được áp dụng trong thực tiễn sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao là cả một quá trình. Ở đó nếu không có nông dân với tư cách là cầu nối, là khâu trung gian nối liền giữa đầu vào là lý thuyết khoa học với đầu ra là các sản phẩm đạt được do việc ứng

dụng các lý thuyết khoa học đó thě lý thuyết khoa học đó sẽ không có sức sống. Rõ ràng quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không thể thiếu sự đóng góp của khoa học và công nghệ, nhưng để khoa học - công nghệ đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần đưa nền nông nghiệp của địa phương phát triển theo hướng CNH, HĐH đòi hỏi phải thông qua hoạt động của nông dân. Suy cho cùng trong mọi trường hợp nông dân vẫn là người giữ vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH

Thứ hai, nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và đóng vai trò chủ yếu, trực tiếp thực hiện quy hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng. Để thực hiện thành công sự nghiệp này đòi hỏi phải phát huy tối đa sức mạnh của tất cả các nguồn lực khác nhau. Trong đó nông dân Bắc Giang với tư cách là một bộ phận quan trọng của nguồn lực con người, là lực lượng cơ bản, nòng cốt và chủ yếu trực tiếp tham gia vào quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đang hàng ngày, hàng giờ biến chuyển những chủ trương, Nghị quyết của Đảng thành những việc làm cụ thể, sống động. Nhưng để thực hiện được điều này, bản thân các chủ trương, Nghị quyết của Đảng phải đáp ứng được những điều kiện: Các chủ trương, Nghị quyết của Đảng phải đúng đắn, cách mạng và khoa học; và phải đem lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân, nhất là nông dân. Chỉ khi nào thỏa mãn được hai điều kiện này thì khi đó chủ trương, Nghị quyết của Đảng mới thực sự có sức sống.

Ngày nay, nông dân Bắc Giang với tinh thần cách mạng, với ý chí không cam chịu đói nghèo, ý chí vươn lên vượt khó là tiền đề cho việc triển khai có hiệu quả chủ trương, Nghị quyết của Đảng, nhất là phát huy một cách mạnh mẽ sức mạnh của tất cả các nguồn lực khác trong suốt quá trình đẩy

mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nói khác đi, tất cả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhà có được khơi dậy, phát huy một cách tối đa, triệt để hay không phải xuất phát từ chính bản thân nội tại của nó mà phải qua hoạt động của nông dân với tư cách là chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình lao động sản xuất. Cho nên, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay có thành công hay không, thành công ở mức độ nào, nhanh hay chậm phần lớn do chính người nông dân quyết định. Với một lực lượng đông đảo, không ai khác hơn chính nông dân là thành phần nòng cốt trực tiếp tham gia lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tạo ra một khối lượng của cải vật chất to lớn cho xã hội và làm thay đổi diện mạo của nông thôn ngày càng văn minh, tiến bộ. Nhưng chính bản thân người nông dân nếu không có ý chí vươn lên vượt khó “lấy sức ta mà giải phóng cho ta” để làm giàu cho chính mình, cho gia đình và cho xã hội, mà lại lười biếng trong lao động, thờ ơ với thời cuộc, ỷ lại trông chờ vào chính quyền và sự trợ cấp của xã hội, thì dù có đường lối đúng đắn tới đâu, tiềm năng nguồn lực về đất đai, về khoa học công nghệ, về vốn,... có mạnh đến mấy thì cũng trở nên vô nghĩa, khi có thể triển khai và phát huy hết khả năng trước sức ỳ tâm lý của người nông dân. Như vậy, trong hoàn cảnh này đời sống của chính bản thân người nông dân vẫn trong vùng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu, kinh tế của địa phương vẫn mới là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, khó khăn và trì trệ, không có sự chuyển biến đáng kể. Ngược lại, nếu nông dân nhận thức được các chủ trương, Nghị quyết của Đảng; từ đó thay đổi nếp nghĩ, cách làm, trau dồi tư duy kinh tế trong nền kinh tế thị trường vốn rất năng động, điều mà trước đây không hề có thì sẽ giúp cho nông dân chủ động thóat ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của mình: đói nghèo và dốt nát. Từ đó có ý chí phấn đấu vươn lên với tinh thần tích cực, năng động, sáng tạo hăng say tham gia lao động sản xuất bằng chính mồ hôi, nghị lực và từ sức mạnh của mình. Đây chính là động lực to lớn khơi dậy được tất cả mọi tiềm năng vốn có, mọi nguồn lực kể cả nguồn lực bên trong lẫn nguồn lực bên

ngoài. Khi đó với đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, các tiềm năng nguồn lực to lớn sẵn có cùng với tinh thần cách mạng đầy nhiệt huyết của nông dân tất cả sẽ tác động, ảnh hưởng, thẩm thấu vào nhau tạo nên một sức mạnh tổng hợp tấn công vào mặt trận sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện và xây dựng nông thôn mới giành thắng lợi vẻ vang là một tất yếu của quá trình phát triển.

Thứ ba, nông dân là chủ thể tham gia tích cực, sáng tạo vào việc xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và môi trường lành mạnh ở nông thôn trên cơ sở bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa ở địa phương

Nông dân là người gắn bó với đất đai, với nông nghiệp nên không ai khác hơn chính nông dân là người có kinh nghiệm khai thác và sử dụng tiềm năng đất đai một cách hợp lý, hữu ích. Nông dân đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã tạo ra nhiều chuyển biến trong xã hội, kinh tế phát triển đời sống của nông dân được ổn định, bên cạnh các giá trị văn hóa truyền thống, người nông dân có xu hướng học hỏi tiếp thu các giá trị hiện đại từ bên ngoài du nhập vào. Khi bị tác động từ bên ngoài sẽ diễn ra hai khả năng. Một là, nông dân tiếp thu nó theo hướng tích cực, chủ động tạo ra sự phát triển cho xã làng bản, thôn xóm; Hai là, tiêp thu những yếu tố tiêu cực do trình độ dân trí của nông dân còn thấp, tốc độ phát triển nhanh chóng của Internet gây ảnh hưởng lớn đến một bộ phận giới trẻ, đem lại những ảnh hưởng tiêu cực cho thôn xóm, làng xã. Kéo theo nó là các tệ nạn xã hội. Vì vậy, việc phát huy vai trò của người nông dân là việc làm thiết thực. Với tinh thần đoàn kết, ý trí vươn lên trong cuộc sống, khả năng học hỏi

nhanh nông dân sẽ từng bước phát huy được sức mạnh của mình xây dựng thôn xóm văn minh trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ở địa phương. Đây chính là việc làm quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên cả nước, trong đó có Bắc Giang mà nông dân chính là chủ thể tham gia tích cực, sáng tạo vào quá trình này.

Thứ tư, nông dân là nhân tố góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, thực hiện dân chủ, bảo đảm an toàn toàn xã hội ở cơ sở nông thôn

Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo tinh thần Chỉ thị số 30 - CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII (18 - 2 - 1998) cũng có sự đóng góp to lớn của nông dân. Qua đó đã giúp cho quần chúng nhân dân, trong đó có nông dân ngày càng ý thức đầy đủ về trách nhiệm, về quyền làm chủ của mình trong việc góp phần tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí,tiêu cực trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, góp phần làm lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội, củng cố tình làng nghĩa xóm, xây dựng khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Và một khi đời sống văn hoá ngày càng tiến bộ, dân chủ ngày càng được tăng cường, đến lượt nó, lại trở thành động lực cho nông dân tiếp tục đưa các phong trào này phát triển lên một tầm cao mới.

Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới chính nông dân là người có vai trò to lớn trong việc xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh bởi khi có các chủ trương chính sách, chính bản thân nông dân là người tiếp thu và đóng góp ý kiến. Nếu chủ trương, chính sách của Đảng mà đúng đắn thì nông dân tin, nghe theo và thực hiện tốt. Còn nếu chủ trương, chính sách của Đảng mà chưa đúng, dân đóng góp ý kiến trình bày lên lãnh

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay (Trang 40)