- Hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được củng cố phát triển: Hạ tầng khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.1.2.1. Hạn chế
Việc thực hiện vai trò của nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời gian qua không phải không gặp những khó khăn nhất định. Nhìn chung các chủ trương, chính sách của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành là đúng đắn nhưng trong quá trình triển khai thực hiện lại gặp phải những bất cập. Trước hết, trong cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cấp ngành của địa phương còn chưa đồng bộ. Trình độ, năng lực của cán bộ, đặc biệt là đối với cán bộ cấp cơ sở, chưa thật sự ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ mới đang đặt ra. Công tác chỉ đạo chưa kịp thời có những biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân, đôi lúc còn lúng túng, bị động trong xử lý tình huống.
Bên cạnh đó, các chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng như xây dựng các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, ngọt hoá các vùng sản xuất tuy đã có cố gắng nhưng tiến độ thực hiện còn chậm và không đồng bộ. Những nỗ lực trên vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng thiếu nước sản xuất vào những tháng cao điểm của mùa khô, làm ảnh hưởng và gây nhiều khó khăn cho bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
Mặt khác, các dự án hỗ trợ nông dân về vốn trong thời gian qua luôn được tỉnh quan tâm, nhưng khả năng đáp ứng lại có hạn, trong khi đó số hộ có nhu cầu về vốn hiện nay là rất lớn. Thực tế cho thấy số hộ gặp khó khăn về vốn nhưng chưa được vay còn khá nhiều. Hơn nữa các thủ tục cho vay vốn còn nhiều rườm rà, nhiêu khê gây phiền hà cho nông dân.
Hiện nay các ngành công nghiệp chế biến ở Bắc Giang quy mô quá nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, năng lực sản xuất còn quá thấp kém, sản phẩm làm ra còn nghèo nàn về chủng loại. Hơn nữa tỉnh cũng chưa thật sự chủ động trong việc tìm kiếm, giải quyết đầu ra cho các nông sản hàng hoá của nông dân, cho nên còn dẫn tới tình trạng như tranh mua, tranh bán, bị tư thương ép giá, nhất là vào những lúc chính vụ, nông sản bị ế thừa, rớt giá. Điều này làm cho việc sản xuất của nông dân luôn phải lao đao, bấp bênh, đời sống rất khó khăn.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng kẽ hở của luật pháp, chính sách để thực hiện những hành vi tham nhũng, làm giàu bất chính; lề lối tác phong làm việc quan liêu, xa dân, không trăn trở với những nỗi khổ của nhân dân,... Đáng chú ý nhất là việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (năm 2007) cơ sở còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Trong đó hiện tượng đảng viên vi phạm kỷ luật: tha hóa phẩm chất lối sống, vi phạm nghị quyết, chỉ thị của Đảng, thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng,...Tình trạng một số cán bộ, đảng viên lợi dụng chức quyền, tham ô, hối lộ, bao che, trù dập người khiếu nại, tố cáo vẫn còn xảy ra làm cho nhân dân hết sức bất bình. Việc thực hiện kiểm điểm, tự phê bình trước dân của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, UBND chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Một số nơi phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thực hiện chưa đúng quy trình, còn hình thức và nặng về huy động các khoản đóng góp của dân. Hơn nữa, hoạt động của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở tuy có sự chuyển biến tích cực nhưng hiệu quả công tác quản lý, điều hành KT-XH còn nhiều hạn chế, yếu kém. Công tác cải cách hành chính, lối làm việc, tác phong, năng lực
công vụ của một bộ phận cán bộ công chức cấp cơ sở vẫn chưa khắc phục được lối làm việc kiểu hành chính, mệnh lệnh, chưa thật sự tạo được phong cách dân chủ. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, nhất là những vụ việc có liên quan đến đất đai còn nhiều hạn chế, tồn đọng kéo dài. Thực hiện dân chủ mà có lúc, có nơi quyền dân chủ của nhân dân bị vi phạm. Hiện tượng cán bộ lộng quyền vẫn còn xảy ra, khi nhân dân phản ánh, góp ý xây dựng một số cán bộ không những không chịu tiếp thu mà còn có thái độ thách thức và vẫn chưa được xử lý. Những hiện tượng đó tuy không phải phổ biến nhưng đã làm cho nhân dân hết sức bất bình. Tất cả những điều này làm cản trở quá tŕnh thực hiện dân chủ hoá ở nông thôn và nhất là gây mất l ̣ng tin của nhân dân đối với cấp uỷ và chính quyền cơ sở.
Những hạn chế, khiếm khuyết này là một trong những nguyên nhân trở thành rào cản cho việc phát huy vai trò của nông dân Bắc Giang trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy việc quyết tâm tháo dỡ, vượt qua những rào cản này có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho việc mở đường nhằm khơi dậy sức mạnh của quần chúng nhân dân nói chung, của nông dân Bắc Giang nói riêng đưa sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH lên một tầm cao mới.
Thứ nhất, hiện tượng nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất đang có chiều hướng gia tăng trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Đất đai là tài sản quý giá đối với người nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng hiện nay một bộ phận nông dân Bắc Giang không có đất hoặc thiếu đất sản xuất đang có chiều hướng gia tăng. Đây là một trong những khó khăn lớn gây ảnh hưởng và làm cản trở việc phát huy vai trò của nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Theo điều tra sơ bộ, đến đầu tháng 7/1999 ở Bắc Giang có 25.427 hộ nông dân không có đất và thiếu đất sản xuất. Trong đó số hộ không có đất là 10.125 hộ, số hộ có ít đất (có từ 0,2 ha trở xuống) là 15.302 hộ. Đến tháng
10/2005 số hộ nông dân ở Bắc Giang không có đất hoặc thiếu đất tăng lên 37.423 hộ. Trong đó số hộ không có đất là 11.509 hộ, số hộ có ít đất sản xuất là 25.914 hộ. Chỉ tính riêng ở xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng do dự án xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy chế biến… tính đến năm 2003, nông dân xã Tiền Phong bị thu hồi hơn 10ha, đến năm 2005 bị thu hồi 30ha và năm 2007 lại lấy 20ha. Như vậy, chính các diện tích đất quy hoạch thành các khu công nghiệp trên cũng đã đẩy hàng nghìn hộ dân vào tình trạng thiếu đất sản xuất trong khi ruộng bỏ hoang cỏ mọc um tùm. Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất. Ở đây có những nguyên nhân chính như sau: do lịch sử để lại mà một bộ phận nông dân vốn dĩ không có đất hoặc thiếu đất từ trước; do chủ ruộng đất cũ đòi lại sau khi các HTX và tập đoàn sản xuất nông nghiệp tan rã những năm 1987 - 1990; do Nhà nước thu hồi ruộng đất để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như đường giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi,... Đáng chú ý là nguyên nhân do chia tách hộ trong những năm gần đây. Phần đông số hộ không có đất hoặc ít đất sản xuất tập trung vào các đôi vợ chồng trẻ mới tách hộ, ra riêng. Trong khi đó bố mẹ của họ vốn đã không có đất hoặc ít đất sản xuất. Cho nên cũng không thể chia sẻ đất đai cho con cái của họ khi ra riêng. Đặc biệt có một nguyên nhân làm gia tăng các hộ không có đất và thiếu đất sản xuất là do cầm cố, sang nhượng. Điều này cho thấy, đối với các hộ nông dân này trước đây là có đất nhưng do cầm cố, sang nhượng mà thành ra mất đất. Ngoài ra, có trường hợp là do các hộ chủ động không muốn gắn bó với đất đai, với sản xuất nông nghiệp mà muốn chuyển sang nghề khác xét thấy có lợi hơn. Nhưng do thiếu kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, kinh doanh dẫn đến thất bại trở thành trắng tay, phải đi làm mướn cho người khác. Bên cạnh đó có những trường hợp nông dân buộc phải cầm cố hoặc sang nhượng đất đai của mình để trang trải do ốm đau, tai nạn, do không có vốn sản xuất, để trả nợ cho các khoản vay mượn trước đó...và có cả
trường hợp vì lười biếng lao động lại ham mê cờ bạc, rượu chè nên bán đất để có tiền chi tiêu một cách phung phí.
Một khi không có hoặc thiếu đất sản xuất, để tồn tại được các hộ nông dân này chủ yếu phải đi làm thuê, cũng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cho các hộ có nhiều đất khác bằng lao động thủ công, sức cơ bắp là chính. Đã đi làm thuê thì dĩ nhiên đồng vốn và tư liệu sản xuất của các hộ này nhìn chung là không đáng kể. Khả năng tích luỹ lại càng không có chỉ thường từ vài trăm nghìn đến trên dưới một triệu. Đối với các hộ thiếu đất thì tình hình có khá hơn một chút, họ vừa canh tác trên phần đất ít ỏi của mình, vừa đi làm thuê nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.
Nhìn chung thu nhập của các hộ nông dân không có đất và thiếu đất rất thấp, đời sống vô cùng khó khăn nhất là những lúc nông nhàn. Bởi lẽ do hoạt động kinh tế của các hộ nông dân này chủ yếu đi làm thuê mà lao động làm thuê trong nông nghiệp lại thiếu tính ổn định, phải làm theo mùa vụ, khi có khi không, trong khi đó giá nhân công lại rẻ. Thu nhập thấp tất yếu dẫn đến việc chi tiêu cho đời sống hàng ngày gặp nhiều gian nan, thiếu thốn, đồng thời việc hưởng thụ các giá trị đời sống văn hoá tinh thần lại càng có nhiều hạn chế. Tình trạng thất học hoặc bỏ học sớm cũng như trình độ học lực yếu và thấp ở các hộ nông dân này mà nhất là đối với con em của họ là khá cao.
CNH, HĐH luôn gắn với kinh tế thị trường, mà mặt trái của nó là làm cho việc phân hoá giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc. Bản thân CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng luôn chứa đựng trong lòng nó những nghịch lý, mâu thuẫn vốn có; nhưng đó là những nghịch lý, mâu thuẫn của sự phát triển. Điều này hoàn toàn đúng và nó đang diễn ra trên địa bàn nông thôn Bắc Giang. Ở đó, một bộ phận nông dân do chịu khó, chí thú làm ăn, có kinh nghiệm trong sản xuất, nhạy bén sáng tạo nên khi có điều kiện về kinh tế họ tiến hành tích tụ ruộng đất, đẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyên canh trên quy mô lớn theo mô hình kinh tế trang trại. Đây là việc làm chính đáng biểu hiện cho khuynh hướng phát triển trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn và phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Bởi lẽ, phát triển kinh tế trang trại là cách tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá lớn, hướng ra xuất khẩu, không chỉ làm giàu cho người chủ trang trại mà chính thông qua kinh tế trang trại sẽ góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Cho nên việc chia đất theo kiểu bình quân mỗi người một ít, làm cho đất sản xuất bị manh mún, phân tán, quy mô sản xuất nhỏ lẻ như những năm trước đây đã tỏ ra không còn phù hợp.
Ngược lại, nếu để tình trạng cầm cố, sang nhượng đất đai diễn ra ồ ạt, thiếu định hướng, ngoài tầm kiểm soát của chính quyền làm cho số hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất ngày càng gia tăng mạnh mẽ thì đây cũng là điều rất đáng quan ngại, có nguy cơ tạo ra những tiềm ẩn bất ổn trên địa bàn nông thôn. Vì vậy, ngay từ bây giờ Bắc Giang cần có những hoạch định mang tầm chiến lược và có tính căn cơ như chính sách về dân số, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về chuyển đổi ngành nghề,... trên địa bàn nông thôn. Bởi lẽ, thực hiện quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không đơn thuần chỉ có phát triển KT-XH, mà trên hết và suy cho cùng là nhằm xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người nông dân. Chính vì thế việc khắc phục tình trạng nông dân không có đất và mất đất là vấn đề bức bách đang được đặt ra đối với Đảng bộ Bắc Giang. Giải quyết được vấn đề này có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần quan trọng mở đường cho việc phát huy sức mạnh của nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai,trong xây dựng quan hệ sản xuất
Chất lượng hoạt động của HTX tiến triển chậm. Một số nơi xã viên tham gia HTX còn mang tính hình thức, việc làm chưa ổn định, thu nhập thấp, chưa góp vốn. Tài sản cố định của HTX được nâng cấp một phấn nhưng chủ yếu đã cũ, hiệu quả sử dụng thấp, vay vốn ngân hàng khó khăn, vốn góp của xã viên hoặc không có, hoặc không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, không vay được vốn do phương thức sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả do đó nhiều HTX không có khả năng mở rộng sản xuất.
Việc chuyển đổi và thành lập mới mang tính hình thức ở một số HTX. Nội dung hoạt động chưa phong phú, chưa thích ứng được với cơ chế mới, hiệu quả thấp, khả năng cạnh tranh trong sản xuất – kinh doanh của HTX còn hạn chế so với các thành phần kinh tế khác.
Năng lực nội tại của HTX còn yếu: ít vốn, sản xuất kinh doanh theo lối mòn, số HTX làm ăn có lãi chưa nhiều. Năng lực quản lý của cán bộ còn yếu, chưa có kinh nghiệm, số được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Đội ngũ công nhân kỹ thuật và lao động có tay nghề trong các HTX còn hạn chế. HTX hiện nay chưa thu hút được lực lượng lao động có tay nghề.
Về chế độ BHXH đối với cán bộ HTX thực hiện cňn nhiều vướng mắc, chỉ một số ít HTX đóng BHXH bắt buộc đối với người làm việc thường xuyên và hưởng lương trong HTX, còn lại phần lớn chưa đóng BHXH bắt buộc, vì vậy chưa tạo được sự an tâm và động lực để cán bộ gắn bó, làm việc ổn định lâu dài trong BHXH.
Các THT chưa đủ sức hỗ trợ các hộ thành viên phát triển mạnh sản xuất hàng hóa; việc phát triển các THT còn mang tính tự phát, tổ chức thiếu chặt chẽ.
Thứ ba, tệ nạn xã hội và một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ xã hội của nông dân
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường, CNH, HĐH đất nước, nhất là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã làm cho diện mạo của nông thôn trên quê hương Bắc Giang có nhiều khởi sắc, nhịp sống trở nên sôi động và hối hả hơn. Nhưng đồng thời từ đây cũng bắt đầu làm cho các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý có dịp tràn vào nông thôn, đến từng ngóc ngách kể cả vùng sâu vùng xa. Điều này cũng đã và đang làm đảo lộn, phá vỡ cuộc sống rất ổn định, phẳng lặng của người dân nơi đây, làm nguy hại đến các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của mảnh đất Bắc Giang. Nhất là trong vài ba năm trở lại đây các khu công nghiệp được hình thành và phát triển với ngành công nghiệp chế biến các loại hoa quả của tỉnh như khu công nghiệp Đình Trám của huyện Việt Yên,
hay khu công nghiệp Quang Châu, nhà máy chế biến hoa quả GOC ở Lạng Giang… đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Khi mà công nghiệp chế biến phát triển tất yếu phải kéo theo các khâu dịch vụ như phục vụ hậu cần, cung ứng