- Hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được củng cố phát triển: Hạ tầng khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục
2.2.3. Tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy mạnhCNH, HĐH
Thứ nhất, cần làm tốt công tác quy hoạch
Bắc Giang đã triển khai “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020”, trong đó các đánh giá về thực trạng phát triển nông nghiệp và quy hoạch phát triển nông nghiệp đã được chú trọng. Đặt biệt, Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2020 đã được xây dựng làm cơ sở cho việc đầu tư, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đối với các huyện đều có quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Đây là thuận lợi để Bắc Giang và các huyện triển khai các quy hoạch ngành, lĩnh vực và xây dựng các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên trong những năm qua, những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế của Tỉnh và các huyện vùng cây ăn quả trong vùng đã có nhiều biến động. Vì vây, cần thiết phải rà soát lại quy hoạch cho phù hợp. Rà soát quy hoạch giúp các huyện có cơ sở xây dựng các Chương trình, đề án phát triển trang trại phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng huyện. Đặc biệt trong rà soát quy hoạch, các định hướng về phát triển các cây trồng, vật nuôi một mặt tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển có kế hoạch, tạo sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản. Mặt khác, giúp cho các trang trại có cơ sở vững chắc xác định và rà soát lại phương hướng kinh doanh, có cơ sở tăng cường đầu tư, mở rộng kinh doanh phù hợp với quy hoạch chung. Đây là cơ sở để các trang trại nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong kinh doanh.
Từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành các huyện cần tiếp tục triển khai quy hoạch phát triển trang trại. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có Thông tư số 61/2000/TT-BNN/KH, ngày 6 tháng 6 năm 2000 hướng dẫn lập quy hoạch phát triển kinh tế trang trại. Trong thông tư đã định rõ mục đích quy hoạch là: Đưa kinh tế trang trại phát triển phù hợp với qui hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương, khắc phục tình trạng tự phát, hiệu quả thấp và kém bền vững. Khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, nước, sinh vật, lao động, vốn và các tiềm năng kinh tế khác để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng và giá trị cao, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của nông dân. Hình thành các vùng sản xuất tập trung các loại cây trồng, vật nuôi là thế mạnh của mỗi vùng, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho việc phát triển kinh tế trang trại theo hướng thâm canh, đạt hiệu quả cao. Phát triển kinh tế trang trại bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và sản xuất bền vững.
Quy hoạch trang trại cần tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương (tỉnh, xã) theo phương thức trang trại; Qui hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp và chế biến - tiêu thụ nông sản; Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; Quy hoạch về bảo vệ môi trường, quy hạch xây dựng cơ sở hạn tầng phục vụ sản xuất cho các trang trại, gia trại…
Thứ hai, về khoa học và công nghệ
Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; trước hết cần tập trung vào công nghệ sinh học, chương trình giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Dành kinh phí để nhập khẩu công nghệ cao, thiết bị hiện đại, các loại giống tốt. Đầu tư hiện đại hoá hệ thống viện, trường, nâng cao năng lực đào tạo cán bộ khoa học, nghiên cứu và tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển bền ứng của nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học, nhất là cơ chế quản lý tài chính, nhân sự nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ cho nông dân. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn và thực hiện xã hội hoá để mở rộng hệ thống khuyến nông đến cơ sở.
Thực trạng phát triển của nông thôn trên phạm vi tỉnh Bắc Giang đã khẳng định vai trò của khoa học và công nghệ trong nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong kinh doanh. Từ năm 2001 đến nay đã có 65 đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh thuộc lĩnh vực nông nghiệp và PTNT được thực hiện với kinh phí trên 10 tỷ đồng, chiếm 38,6%. Hoạt động KH&CN đã bám sát vào chương trình phát triển nông nghiệp hàng hoá của tỉnh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, việc tiếp thu khoa học công nghệ giữa các huyện trong vùng, thậm chí giữa các xã trong huyện không đồng đều đã hạn chế vai trò to lớn của khoa học và
công nghệ. Nguyên nhân của tình trạng trên có cả ở quản lý vĩ mô và của từng huyện [54, tr.23].
Mục tiêu của Chiến lược KH&CN của tỉnh đến năm 2020 trong lĩnh vực nông nghiệp là phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH; tập trung nghiên cứu và đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ KH&CN phù hợp về nông thôn, nhất là áp dụng công nghệ giống, công nghệ bảo quản và chế biến nông lâm sản, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Nghiên cứu quy hoạch một số ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để áp dụng các công nghệ này vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá, góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu CNH, HĐH của tỉnh.
Để hoàn thành mục tiêu trên; chúng tôi cho rằng, trong những năm tới tỉnh Bắc Giang cần tiếp tục triển khai các giải pháp về khoa học và công nghệ với các nội dung cụ thể sau:
- Đối với sản xuất cây ăn quả: Tiếp tục thực hiện phục tráng một số giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Riêng đối với cây vải cần vừa thực hiện biện pháp cơ cấu lại giống vải bằng phương pháp ghép cải tạo, vừa chú trọng thâm canh vải áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị tiêu thụ. Triển khai mô hình trồng na dai bền vững, hiệu quả kinh tế cao ở huyện Lục Nam. Mở rộng diện tích một số giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi Diễn, cam Đường Canh, táo Đài Loan,...
- Đối với chăn nuôi: Thực hiện các biện pháp chăn nuôi tiên tiến, nhất là các biện pháp nuôi dưỡng theo mô hình chăn nuôi gà đồi bền vững, an toàn. Chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi bán công nghiệp, chăn nuôi công nghiệp. Đi đôi với phát triển chăn nuôi toàn diện, tập trung phát triển mạnh đàn lợn chất lượng cao và chăn nuôi bò, trâu lấy thịt. Tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi gà đồi bền vững an toàn sinh học ở huyện Yên Thế.
- Đối với thuỷ sản: Tập trung khai thác triệt để mặt nước đưa vào nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức thâm canh và bán thâm canh với các giống cá chất lượng và năng suất cao để tăng năng suất và chất lượgn sản phẩm
- Đối với sản xuất cây hàng năm: Ngoài việc quy hoạch một số vùng sản xuất hàng hoá trọng điểm như vùng sản xuất lúa, vùng lạc, vùng rau hàng hoá cần đầu tư xây dựng một số điểm sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao (nhà lưới, tưới phun) ở ngoại vi Thành phố Bắc Giang, Lạng Giang, Lục Nam và Việt Yên.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiệnchính sách về đất đai
Đất đai là yếu tố rất cần thiết đối với sự phát triển của nông nghiệp, nhất là cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng các trang trại để chăn nuôi. Hiện nay, do các khu công nghiệp mọc lên nhiều và quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ lên dẫn đến tình trạng một bộ phận nông dân thiếu đất sản xuất. Do đó, việc tăng cường chính sách về đất đai đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và xây dựng mô hình trang trại đối với nông dân trong tỉnh là rất khó khăn. Tuy nhiên, quỹ đất bổ sung cho nông dân sử dụng vào mục đích trồng trọt, chăn nuôi rất khó khăn. Điều đó thể hiện trên các mặt sau:
Quỹ đất trống để bổ sung cho các trang trại và trồng lúa không còn, vì hầu hết đất của các địa phương đều đã có chủ. Tình trạng cấp đất như giai đoạn mới hình thành cho nông dân ở các huyện, vùng cây ăn quả là không thể diễn ra được. Đất cho bổ sung của nông dân muốn tăng thêm phải qua chuyển nhượng. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng đang gặp những khó khăn vì số chủ đất có nhu cầu chuyển nhượng rất ít.
Trong trường hợp các chủ đất có nhu cầu chuyển nhượng, việc gặp nhau giữa người chuyển và người nhận với mục đích đạt quy mô lớn để thành lập trang trại cũng đang gặp khó khăn vì quỹ đất hiện có trung bình của từng hộ thấp và phân tán.
Trong bối cảnh trên, theo chúng tôi việc điều chỉnh quy mô trên phạm vi rộng là rất khó khăn. Tuy nhiên, để tận dụng những khả năng về những
điều kiện chuyển nhượng cho nông dân trại đạt quy mô phát triển bền vững chúng tôi cho rằng, các địa phương nên chú ý:
Đối với những diện tích đất hoang hoá: Nông dân khi sử dụng đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá và diện tích mặt nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo thuộc quy hoạch phát triển trang trại được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 17, Điều 18, và Điều 19 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) [54, tr.26].
Cần có chính sách cụ thể đủ mạnh để khuyến khích việc dồn điền đổi thửa và tích tụ đất đai để xây dựng trang trại sao cho để những người thực sự không có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp hoặc canh tác hiệu quả thấp chuyển nhượng cho những người có nhu cầu, có năng lực đầu tư và tổ chức sản xuất đề thành lập trang trại
Đối với đất đai hiện có của các hộ nông dân, phần lớn đất đai là đất được giao và đã cấp giấy quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận đất của nông dân, nhất là đất khai hoang những năm gần đây, đất lâm nghiệp trồng rừng kinh doanh, đất ao hồ, đầm nuôi trồng thuỷ sản chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, các địa phương rà soát và cấp giấy chững nhận quyền sử dụng đất cho bộ phận diện tích còn lại để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiệnchính sách về nguồn vốn
Vốn là điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính bền vững trong phát triển của nông dân để phát triển trang trại và vùng cây ăn quả, nhất là vốn đầu tư để xác lập quy mô trang trại hợp lý (chuyển nhượng đất đai tăng quy mô diện tích hoặc đầu tư cơ sở vật chất để khống chế các tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên…). Vốn cho sự phát triển bền vững của các trang trại xét theo nội dung, đối tượng đầu tư bao gồm: Đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ cho sự phát triển chung của khu vực nông thôn và đầu tư mở rộng kinh doanh cho nông dân.
Đối với vốn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, phần vốn này chủ yếu thuộc về ngân sách nhà nước. Phần vốn này được huy động từ nhiều chương trình như xây dựng hạ tầng nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới (Bắc Giang là một trong các địa phương được triển khai thí điểm). Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2001 về cơ chế tài chính thực hiện Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở làng nghề nông thôn đã quy định về việc được hưởng các ưu đãi đầu tư đối với các cơ sở hạ tầng nông thôn và các ngành nghề nông thôn.
Để giải quyết vấn đề này Thông tư số 82/2000/TT-BTC về hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại đã chỉ rõ:
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao bố trí ngân sách nhằm tập trung phát triển kinh tế trang trại; áp dụng các hình thức huy động vốn thích hợp như phát hành trái phiếu công trình, phát hành sổ xố kiến thiết loại đặc biệt để huy động vốn đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng (sau khi thoả thuận bằng văn bản với Bộ Tài chính), huy động lao động công ích của nhân dân để: Đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng: đường, nước, điện, trường, trạm, phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp, khoa học công nghệ mới.
Tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.
Hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh phát triển trang trại và vùng cây ăn quả.
Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.
Đối với nguồn vốn đầu tư cho nông dân phát triển các trang trại: Thông tư số 82/2000/TT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2000 đã nêu rõ các ưu đãi về vốn như: Đầu tư phát triển kinh tế trang trại được vay ưu đãi từ các chương trình tín dụng phát triển của Nhà nước theo trình tự, thủ tục quy định đối với từng chương trình cụ thể. Đầu tư vào các trang trại sản xuất hàng xuất khẩu; trồng rừng nguyên liệu tập trung, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả; nuôi trồng thuỷ hải sản và chăn nuôi bò sữa, xây dựng hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong trang trại; sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu vi sinh; chế tạo máy công cụ, máy động lực phục vụ nông nghiệp; xây dựng cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản được Quỹ Hỗ trợ phát triển của Nhà nước cho vay đầu tư; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư theo đúng trình tự.
Hiện nay, nguồn vốn cho các trang trại tăng đầu tư không thiếu theo kênh vốn tín dụng kinh doanh. Nhưng hiện nguồn vốn của nông dân chủ yếu là vốn tự có, vốn tích lũy sau nhiều năm kinh doanh (65,57% theo kết quả điều tra), phần vốn vay chiếm tỷ trọng khiêm tốn hơn (34,43%). Vì vậy, nhiều nông dân thiếu vốn để đầu tư thâm canh, mở rộng quy mô kinh doanh.
Để đảm bảo nguồn vốn cho nông dân, một mặt cần tạo điều kiện để nông dân tiếp cận với các nguồn vốn, tiếp tục cải tiến các điều kiện và thủ tục vay vốn thuận lợi hơn nữa đối với nông dân; mặt khác cần tạo những điều kiện thúc đẩy nông dân vay vốn sử dụng có hiệu quả vốn vay.
Các giải pháp tạo điều kiện để nông dân tiếp cận đến nguồn vốn gồm: