NÔNG THÔN Ở BẮC GIANG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay (Trang 48)

2.1. Thực trạng thực hiện vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay

2.1.1. Kết quả và nguyên nhân

2.1.1.1. Về kết quả

Thứ nhất, về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

Trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở thực hiện đường lối, chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước và chính quyền tỉnh, nông dân Bắc Giang đã chủ động, tích cực thực hiện vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; và đã thu được những kết quả quan trọng.

Về sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 5 năm qua phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản năm 2011 tiếp tục phát triển đạt 4,2%, cao nhất trong vài năm gần đây. Trong nội bộ ngành nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần và đạt 50,7%; tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng đạt 46,5%, dịch vụ 2,8%.

Diện tích trồng lúa tuy giảm nhưng năng suất, sản lượng tăng, đảm bảo an ninh lương thực. Năm 2011 tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 664.000 tấn, tăng 73.561 tấn so với năm 2007 giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt trên 47 triệu đồng/ha/năm. Đến năm 2012 diện tích lúa ước đạt 112 nghìn ha, bằng 99,8% diện tích ngô 8.920 nghìn ha, bằng 82,7% so với năm 2011; Sản lượng vải thiều ước đạt 155,6 nghìn tấn, bằng

71,5% so với năm 2011, song giá bán cao nhất từ trước đến nay. Tiếp tục duy trì và phát triển một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, vùng rau chế biến, vùng sản xuất lạc, lúa thơm hàng hóa. Chăn nuôi phát triển với tốc độ khá, tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng, hình thành các vùng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp theo hình thức sản xuất hàng hoá quy mô trang trại, gia trại: năm 2011 tổng đàn lợn đạt 1,16 triệu con, đứng thứ 5 toàn quốc; đàn gia cầm đạt 15,6 triệu con, đứng thứ 3 toàn quốc. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm chú trọng, đã quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020, đẩy mạnh giao đất, giao rừng, cho thuê rừng tới tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, phát triển mạnh rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng đánh giá theo tiêu chí mới đạt 37,9% [43, tr.3].

Về sản xuất thủy sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 12 nghìn ha (trong đó diện tích nuôi cá thâm canh và bán thâm canh đạt 2.745ha); sản lượng đạt 24,4 nghìn tấn [13, tr.3]. Đến năm 2012 diện tích nuôi trồng thủy sản vẫn duy trì ở mức ổn định khảng 12 nghìn ha như năm 2011, trong đó diện tích nuôi chuyên canh 4.750 ha, diện tích nuôi thâm canh 980 ha; sản lượng thủy sản các loại đạt trên 27.000 tấn, bằng 108,7% kế hoạch, tăng 11% so với năm 2011 [42, tr.3].

Về sản xuất lâm nghiệp

Đến năm 2012 chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch, trồng rừng tập trung đạt 4.500 ha, đạt 167,33%; bảo vệ rừng 35,2 nghìn ha (trong đó bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng 20,3 nghìn ha) đạt 121,5%. Thực hiện giao rừng, cho thuê rừng 17,6 nghìn ha, bằng 118% kế hoạch. Công tác bảo vệ rừng tiếp tục được tăng cường; phần lớn các vụ vi phạm đều được phát hiện sớm, xử lý kịp thời. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm nên số vụ cháy rừng giảm so với cùng kỳ và hạn chế được thiệt hại [42, tr.3].

Về thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”

Trên cơ sở phát huy vai trò của nông dân trong quá trình CNH, HĐH đến nay có 85,6% số xã đã triển khai xây dựng quy hoạch. Đối với 40 xã triển

khai đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, phấn đấu đến năm 2012, bình quân mỗi xã hoàn thiện thêm từ 2-3 tiêu chí. Một số địa phương quan tâm chỉ đạo và có tiến độ thực hiện khá như: Việt Yên, Lục Ngạn, Hiệp Hòa và thành phố Bắc Giang.

Thứ hai, về kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội

Quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đại biểu Hội nông dân tỉnh Bắc Giang lần thứ VII (nhiệm kỳ 2013 – 2018) về phát triền kết cầu hạ tầng và đô thị hoá nông thôn là:

- Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi: theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ tưới tiêu tiết kiệm nước trong việc xây dựng và quản lý công trình thuỷ lợi. Phát triển các tổ chức hợp tác dùng nước và quản lý thuỷ nông của nông dân.

- Phát triển mạnh mẽ mạng lới giao thông: Nhà nước có chính sách hỗ trợ thoả đáng, cùng với các địa phương và đóng góp của nhân đần để phát triển nhanh hệ thống giao thông nông thôn; nâng cấp các tuyến đường đã có, từng bước cứng hoá mặt đường, xây dựng cầu, cống vĩnh cửu và xoá bỏ "cầu khỉ", phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân.

- Phát triển hệ thống điện: nhằm cung cấp có hiệu quả, chất lượng cao phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn. Đối với các vùng không có điều kiện cấp điện lưới quốc gia, Nhà nước có chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển các nguồn điện năng tại chỗ, bảo đảm đến năm 2010 tất cả các xã đều có điện sử dụng.

- Phát triển các dịch vụ bưu chính, viễn thông và các điểm văn hoá đến tất cả các xã Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển hệ thống thông tin nông nghiệp hiện đại; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp và nông thôn.

- Phát triển các thị tứ, thị trấn trên địa bàn nông thôn: để thực hiện chức năng trung tâm công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, văn hoá - xã hội, hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

- Đầu tư thoả đáng cho các vùng nghèo: nhất là miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đạt được mục tiêu công bằng xã hội.

Với sự chỉ đạo của các quan điểm nêu trên, nhìn chung, nông dân Bắc Giang đã chủ động, tích cực tham gia vào xây dựng quy hoạch và góp công, góp của, kể cả hiến đất, để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Kết quả cụ thể như sau:

- Hạ tầng giao thông tiếp tục được củng cố: Đã nâng cấp các tuyến Quốc lộ 31, 37, 279 và tỉnh lộ 398, 242; xây dựng mới cầu Bắc Giang, cầu Bến Đám, cầu Bến Tuần, đường nối tỉnh lộ 398 với Quốc lộ 18. Giao thông đến các huyện lỵ cơ bản thuận tiện; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm. Tỷ lệ kiên cố hóa giao thông nông thôn đạt 48%, tăng 16% so với nhiệm kỳ trước [57, tr.6].

- Hạ tầng thủy lợi có nhiều cải thiện: Xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Sỏi, cụm công trình hồ chứa huyện Lục Ngạn. Kiên cố các hệ thống thủy lợi cầu Sơn – Cấm Sơn, Nam Yên Dũng và hệ thống kênh mương nội đồng. Tỷ lệ kênh cứng cấp 1 đến nay đã đạt 39,2%, cấp 2 đạt 50,9%, cấp 3 đath 28% (tỷ lệ này năm 2005 tương ứng là 15,25%; 24,1%; 13,9%). Năng lực tưới, tiêu tăng hơn; diện tích đất canh tác chủ động được nước tưới đạt 80,8%, tăng 11,9% so với nhiệm kỳ trước [41, tr.6].

- Nhiều công trình điện, hạ tầng ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp, làng nghề, công trình phúc lợi xã hội được xây dựng như: Hệ thống đường dây thuộc dự án năng lượng nông thôn II; hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp Đình Trám, Quang Châu, Vân Trung, Việt Hàn, Song Khê – Nội Hoàng, cụm công nghiệp ô tô Đồng vàng, Nhiệt điện Sơn Động, đường vào nhà máy nhiệt điện Vũ Xá; hạ tầng các cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố; hạ tầng các làng nghề Mai Trung, Thủ Dương...Xây mới bệnh viện Sản –

Nhi và cải tạo, nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, trạm y tế, trường học. Xây dựng một số trường nghề; trung tâm giáo dục quốc phòng; trung tâm hướng nghiệp.

- Hạ tầng thông tin và truyền thông được đầu tư, phát triển mạnh: toàn tỉnh hiện có 550 trạm BTS, tăng 10 lần so với năm 2005; nhiều tuyến cáp quang được xây dựng; phủ sóng điện thoại trên tất cả các xã. Đài phát thanh truyền hình tỉnh đang được nâng cấp xây dựng mới; nhiều đài truyền thanh huyện, thành phố được nâng cấp. Có 100% cơ quan nhà nước đã xây dựng được mạng máy tính; nhiều ngành tỉnh và UBND huyện, thành phố đã xây dựng được trang thông tin điện tử [41, tr.7].

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay (Trang 48)