Bắc Giang cần có những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả liên kết bốn nhà (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp)

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay (Trang 100)

- Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đưa phong trào đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; xây

2.2.5 Bắc Giang cần có những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả liên kết bốn nhà (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp)

liên kết bốn nhà (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp)

Để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Bắc Giang cần thực hiện tốt một số giải pháp sau để nâng cao hiệu quả liên kết bốn nhà:

Đẩy mạnh xây dựng mô hình liên kết. Sớm tập trung xây dựng và kiện toàn một số mô hình nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ (tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ) trong từng vùng sản xuất nông sản tập trung, có khối lượng hàng hóa lớn theo quy hoạch; trong đó lấy doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt, đầu tầu hướng dẫn, giúp đỡ các nông hộ, tổ chức kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác sản xuất hàng hóa nông sản đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát triển loại hình doanh nghiệp cổ phần có các cổ đông nông hộ của nhà máy chế biến, bằng hình thức thành lập mới hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Đa dạng hóa các hình thức liên kết, trong đó có hai hoặc nhiều chủ thể tham gia, như: doanh nghiệp chế biến nông sản nhà nước + chủ thầu, tư thương + nông hộ; doanh nghiệp chế biến nông sản nhà nước + hợp tác xã; hoặc các doanh nghiệp nhà nước về chế biến, cung ứng vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm + hợp tác xã + hộ xã viên hợp tác xã, nông dân + các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ,… trong đó, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản của Nhà nước với hợp tác xã - người đại diện về lợi ích và trách nhiệm của hộ xã viên cần được khuyến khích phát triển.

Các mô hình liên kết trên cần triển khai các bước đi, cách làm cho phù hợp, từ thấp đến cap, trên cơ sở gắn được sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong từng địa bàn, vùng nguyên liệu. Thông qua đó, các yếu tố đầu vào của sản xuất (vốn, giống, vật tư, đất đai, lao động,…) và đầu ra của sản phẩm (mua bán nguyên liệu, dự trữ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm

sau chế biến,…) gắn với nhau một cách đồng bộ, thống nhất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Trình độ phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đòi hỏi mô hình liên kết ngày càng phải hoàn thiện; chính vì vậy, quá trình hoàn thiện mô hình liên kết là quá trình chuyển từ các phương thức liên kết đơn giản, lỏng lẻo lên các phương thức liên kết phức tạp hơn, chặt chẽ hơn và ổn định hơn; từ việc trao đổi, mua bán thông thường trên thị trường, chuyển sang liên kết với nhau bằng các hợp đồng kinh tế và cao hơn là góp vốn cổ phần để cùng nhau chia sẻ một cách bình đẳng về lợi ích, rủi ro trong sản xuất - kinh doanh.

Đổi mới cơ chế quản lý trong sản xuất - chế biến nông sản, thực phẩm. Cần có chính sách khuyến khích việc gắn kết giữa sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế biến, chuyển đổi các cơ sở chỉ có chế biến hiện nay phải gắn với vùng sản xuất nguyên liệu. Xây dựng các chế tài đủ hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện hợp đồng liên kết giữa nhà máy và nông hộ. Có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết giữa nhà máy và vùng nguyên liệu; trong đó cơ sở, nhà máy chế biến làm nòng cốt trong việc bảo đảm lợi ích của các bên tham gia liên kết.

Đảm bảo liên kết hiệu quả, bền vững. Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và quan trọng hơn là sự bình đẳng giữa các chủ thể về lợi ích, trong đó cần ưu tiên lợi ích đối với nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, những người sản xuất nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến nhằm tạo động lực tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí đầu vào của sản xuất nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm của công nghiệp chế biến.

Tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền các cấp và Hội nông dân tỉnh để gắn kết mối quan hệ nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu thông qua việc: tạo thuận lợi về hành lang pháp lý, cung ứng tín dụng, xây dựng các quỹ bảo hiểm rủi ro, quỹ hỗ trợ xuất khẩu; xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng hệ thống thông tin, dự báo thị trường; phát triển sự nghiệp khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế,…

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực quản lý ở cấp huyện, thị trấn và cấp xã. Liên kết giữa nhà máy chế biến với nông hộ thông qua hợp đồng là chủ trương đúng đắn của Đảng để đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa lớn, sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, các chi bộ, đảng bộ ở cơ sở cần có Nghị quyết chuyên đề, phân công đảng viên tổ chức thực hiện. Đảng viên phải là người đi đầu, gương mẫu thực hiện các cam kết trong hợp đồng kinh tế, hướng dẫn, giúp đỡ các nông hộ sản xuất theo hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp.

Các cấp chính quyền địa phương cần chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các chính sách phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng chế biến nông sản và ký kết hợp đồng sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; kiểm tra, phát hiện kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp và nông hộ, những trường hợp vi phạm hợp đồng. Hướng dẫn nông dân dùng giá trị quyền sử dụng đất để liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp chế biến nông sản, hoặc góp vốn cổ phần khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Chính quyền cấp huyện, nhất là cấp xã cần tích cực chỉ đạo, hỗ trợ nông dân thực hiện dồn điền, đổi thửa; bố trí sản xuất theo quy hoạch vùng nguyên liệu; giải quyết kịp thời các tranh chấp giữa người sản xuất.

Như vậy, chủ trương phát triển mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, tập trung, có quy mô sản phẩm hàng hóa ngày càng lớn. Các hình thức liên kết, hợp tác giữa các chủ thể được hình thành và phát triển. Nhiều doanh nghiệp bước đầu đã thực hiện mô hình liên kết với nông hộ thông qua hợp đồng, từng bước đảm bảo công suất nhà máy chế biến, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Cũng thông qua mô hình liên kết này, người nông dân từng bước ổn định sản xuất, chất lượng cuộc sống từng bước được nâng cao, nhất là của đồng bào dân tộc trong vùng nguyên liệu. Với chủ trương đổi mới thực hiện mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, tin tưởng rằng nông dân nước ta sẽ có cuộc sống đầy đủ hơn.

KẾT LUẬN

Bắc Giang là một tỉnh miền núi nằm ở phía đông Bắc của Tổ quốc. Trải qua cả một quá trình lâu dài, qua bao biến thiên của lịch sử, in đậm công lao của những con người - nông dân Bắc Giang. Bất kỳ trong hoàn cảnh nào, nông dân Bắc Giang cũng luôn là lực lượng nòng cốt đi đầu trong các phong trào cách mạng. Từ buổi đầu khai hoang, lập ấp nơi hoang vu rừng thiêng nước độc, qua bao khó khăn, gian khổ đã tạo dựng nên một vùng đất trù phú, đó là do bàn tay của nông dân làm nên. Trong đấu tranh cách mạng nhân dân Bắc Giang anh dũng chiến đấu với khởi nghĩa của nhân dân Yên Thế hay chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang. Quân và dân Bắc Giang đã đổ không ít mồ hôi xương máu để giữ gìn độc lập của quê hương đất nước, trong đó vai trò to lớn phải kể đến đó là lực lượng nông dân của Bắc Giang.

Ngày nay, với truyền thống cách mạng, lại một lần nữa nông dân Bắc Giang tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của mình là lực lượng cơ bản, chủ yếu trong phong trào “xây dựng đời sống nông thôn mới” tiến công vào mặt trận phát triển KT-XH nhất là đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vai trò to lớn của nông dân Bắc Giang được thể hiện tập trung trên các phương diện sau: Thứ nhất, nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và trực tiếp thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; Thứ hai, nông dân là chủ thể tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình xây dựng quy hoạch và đóng vai trò chủ yếu, trực tiếp thực hiện quy hoạch xây dựng mô hình nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH; Thứ ba, nông dân là chủ thể tham gia tích cực, sáng tạo vào việc xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và môi trường lành mạnh ở nông thôn trên cơ sở bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa ở địa phương; Thứ tư, nông dân là nhân tố góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, thực hiện dân chủ, bảo đảm an toàn toàn xã hội ở cơ sở nông thôn. Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chỉ có thể thành công khi vai trò của nông dân được khơi dậy và phát huy đúng mức. Nhận

thức được điều này, trong nhiều năm qua Đảng bộ Bắc Giang đã có những chủ trương,chính sách đúng đắn và kịp thời; qua đó phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo của nông dân góp phần đưa sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhưng cũng chính trong quá trình thực hiện sự nghiệp này đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi nông dân phải đáp ứng trong một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá đó là sự cần thiết phải thay đổi trong nhận thức và tập quán sản xuất, là trình độ tri thức phải được nâng lên,... Hơn nữa, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường tất yếu buộc nông dân phải đối mặt với những thách thức không dễ gì tránh khỏi đó là hiện trạng nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất; hiện tượng phân hoá giàu nghèo, chia rẽ nội bộ, mất đoàn kết trong nông dân; là vấn đề lao động việc làm; là tình trạng ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội như cơn đại dịch đang từng ngày từng giờ xâm hại đến làng quê nông thôn vốn rất thanh bình và giàu nét văn hoá.

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không có mục đích tự thân. Thực hiện sự nghiệp này là nhằm góp phần phát triển KT-XH và nhất là phải đem lại những lợi ích thiết thực cho nông dân. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải do nông dân và vì nông dân. Là người trực tiếp tham gia vào quá trình này, hơn ai hết chính bản thân nông dân Bắc Giang phải nỗ lực phấn đấu vươn lên vượt qua những rào cản tâm lý, tập quán cũ kỹ và lạc hậu, luôn nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH. Điều quan trọng hơn, để phát huy được vai trò to lớn của nông dân đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cùng cộng đồng trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ hướng về địa bàn nông thôn, lấy nông dân làm đối tượng cần được quan tâm, chia sẻ. Hơn lúc nào hết, tinh thần quyết tâm làm cho đời sống của nông dân Bắc Giang ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần,

nông thôn Bắc Giang ngày càng văn minh tiến bộ phải được thể hiện bằng những chương trình hành động, bằng những việc làm cụ thể. Trong đó không ngừng nâng cao trình độ dân trí, phát triển GD - ĐT, hướng nghiệp dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân là giải pháp căn bản làm nền tảng cho việc phát huy vai trò của nông dân. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn một cách hợp lý theo hướng CNH, HĐH; việc phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn; việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp của nông dân cũng như những hoạt động hỗ trợ nông dân trong suốt quá trình lao động sản xuất cũng đều là những giải pháp rất cần thiết và quan trọng. Mỗi giải pháp đều có ý nghĩa, vị trí và sức tác động khác nhau đến việc phát huy vai trò của nông dân Bắc Giang. Ở đây, theo tác giả, Bắc Giang nên tập trung mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH. Thực hiện tốt giải pháp này là rất quan trọng để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Bắc Giang nói chung, trong đó có nông dân.

Vai trò của nông dân Bắc Giang đang được thực hiện và phát huy trên nhiều phương diện. Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh luôn đặt ra những thách thức mới cho đội ngũ nông dân trong việc thực hiện vai trò của mình. Việc nắm bắt một đối tượng đang vận động như vậy là một công việc khó và phức tạp. Vì thế, luận văn này, với tất cả các kết quả tích cực đã đạt được, cũng không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Tác giả xác định sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu chủ đề nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; cụ thể là: “Những biến đổi văn hóa của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang”.

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)