Nâng cao nhận thức và trình độ dân trí cho nông dân nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay (Trang 75)

- Hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được củng cố phát triển: Hạ tầng khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục

2.2.1. Nâng cao nhận thức và trình độ dân trí cho nông dân nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông

đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Thứ nhất, về năng lực nhận thức chính trị

Ngày nay, thông qua các kênh truyền thông, giáo dục, đào tạo cần chú ý bồi dưỡng sự thay đổi ý thức của người nông dân cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Đó là ý thức không cam chịu đói nghèo, sát cánh cùng Đảng và chính quyền phấn đấu vươn lên, hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế và văn hóa, mà trước mắt là tham gia tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Chính trị, xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang được Trung ương chọn là một trong 11 xã của cả nước triển khai thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2009-2011. Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện, bộ mặt nông thôn Tân Thịnh đã có những đổi thay đáng kể. Xã đã huy động được trên 60 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của xã; thực hiện đạt 18/19 tiêu chí (riêng tiêu chí cơ cấu lao động nông nghiệp đã đạt 49,4%, gần tiệm cận với tiêu chí nông thôn mới là 45%). Đời sống nhân dân được cải thiện, nếp sống mới của người dân nông thôn bước đầu có chuyển biến tích cực.

Triển khai Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, sau 2 năm thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được một số kết quả như: Bộ máy Ban chỉ đạo, quản lý chương trình các cấp được thành lập và đi vào hoạt động; cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng; phong trào thi đua Bắc Giang

chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng. Tỉnh đã phê duyệt Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; huy động trên 120 tỷ đồng triển khai chương trình, thực hiện lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho 174 xã; phân công 98 cơ quan, đơn vị tham gia giúp đỡ 40 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; một số địa phương bước đầu đã xác định được các mô hình sản xuất, các sản phẩm, ngành nghề phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa cho thu nhập cao; công tác tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm, cách làm trong xây dựng nông thôn mới được các cơ quan thông tin, truyền thông các cấp quan tâm thực hiện; tích cực triển khai xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” tại huyện Yên Dũng với mô hình sản xuất lúa chất lượng và khoai tây Atlantic ở 2 xã Cảnh Thụy và Tư Mại để làm tiền đề xây dựng vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Người dân nhiều địa phương tích cực ủng hộ phong trào xây dựng nông thôn mới, tự nguyện hiến đất, vật liệu xây dựng, tham gia ngày công … để triển khai chương trình; bộ mặt nông thôn ở một số địa phương đã bước đầu khởi sắc; hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố; an ninh chính trị và trật tự xã hội ổn định.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc triển khai xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, tồn tại như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nông dân về cách làm, mục đích, ý nghĩa của Chương trình chưa đầy đủ vẫn còn thờ ơ chưa vào cuộc, chưa ủng hộ chương trình; việc xây dựng một số quy hoạch, đề án chất lượng còn thấp, chỉ chú trọng đến xây dựng cơ sở hạ tầng, nội dung đầu tư phát triển sản xuất c̣n mờ nhạt; kinh phí trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ cấp trên; công tác tuyên truyền, vận động người dân về chủ trương chưa đồng nhất, hiệu quả chưa cao; cơ chế chính sách chưa đồng bộ, không phù hợp với tình hình thực tế triển khai tại cơ sở, một số cơ chế chính sách liên quan đến trình tự, thủ tục trong quản lý đầu tư, thanh toán chậm được ban hành; nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương cho tỉnh rất thấp trong điều kiện ngân sách tỉnh, huyện, xã khó khăn; tỷ lệ xã đạt được

trên 10 tiêu chí thấp … Trong sinh hoạt đảng và các tổ chức đoàn thể, nhất là Hội nông dân, Hội cựu chiến binh cần có những nội dung bàn về đổi mới tư duy ở người nông dân. Trước đây nhận thức của nông dân về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thường quen với lối tư duy kinh nghiệm, chủ quan, tùy tiện, cá lẻ, manh mún nên nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, thiếu tính hệ thống và liên kết, cơ sở hạ tầng xuống cấp, sản xuất tự cung, tự cấp nên thiếu thốn, đời sống vật chất và tinh thần khó khăn, môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiểm, chất lượng giáo dục, trình độ dân trí, trình độ nghề nghiệp của người dân thấp, Hiện nay, trong quá trình nhận thức và thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhận thức, đặc biệt tư duy của nông dân ở một số xã, huyện trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề đổi mới tư duy để nâng cao hiệu quả nhận thức, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của nông dân là hết sức cần thiết.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, huyện kết hợp với Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh ở cơ sở và cấp tỉnh cần có sự quan tâm sâu sát, hỗ trợ kịp thời đổi mới tư duy của nông dân, giúp họ nhận thức đúng về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với giải pháp cụ thể: tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tư duy và nhận thức của nông dân về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thứ hai, vềnâng cao trình độ dân trí

Trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trình độ hiểu biết của nông dân cũng phải được nâng lên đáng kể, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trình độ dân trí thể hiện ở sự hiểu biết, nắm bắt được các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; là khả năng tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, một khi năng lực nhận thức chính trị và trình độ dân trí của nông dân được nâng cao sẽ là nền tảng vững chắc cho việc tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới nhất vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp được thuận lợi và dễ dàng hơn. Không những thế, một khi trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, các kỹ năng và sự hiểu biết về khoa học - kỹ thuật của người nông dân được nâng lên một bước đáng kể, lúc đó tính năng động, sáng tạo ở họ mới thật sự được phát huy trong quá trình kết hợp với các yếu tố khác của lực lượng sản xuất để tạo ra năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đối với Bắc Giang, để nông dân có thể tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, việc phát triển và nâng cao chất lượng GD - ĐT cho đối tượng là nông dân phải được thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn thể Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang. Ngày nay, đẩy mạnh và nâng cao năng lực nhận thức và trình độ dân trí cho nông dân cần phải đi vào chiều sâu và phổ biến trên tất cả các lĩnh vực từ những kiến thức, kỹ năng trong sản xuất nông nghiệp đến những hiểu biết về chính trị, văn hoá, khoa học,... Do vậy, việc xây dựng các chương trình nâng cao chất lượng GD - ĐT, dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân Bắc Giang cần có những bước đi trình tự, hợp lý, trong đó phải đáp ứng được yêu cầu cho nhiệm vụ trước mắt cũng như trong xây dựng chiến lược phát triển GD - ĐT cho nông dân trong tương lai. Ở đây cần tập trung vào hai nhóm đối tượng chính:

Nhóm thứ nhất: là những nông dân có tuổi đời tương đối cao, mù chữ hoặc trình độ học vấn thấp. Lực lượng này hiện nay ở Bắc Giang tuy không đông, song cũng đáng phải quan tâm. Tuổi đời cao gây khó khăn cho họ trong việc đến trường lớp để học chương trình phổ thông hoặc bổ túc văn hoá. Dân trí thấp là rào cản lớn cho việc nhận thức các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; cũng như cản trở cho việc tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào trong quá trình sản xuất

và đời sống. Do vậy, việc thiết kế nội dung cũng như phương pháp về GD - ĐT cho phù hợp với đối tượng này là rất cần thiết với phương châm: thực chất, thiết thực và hiệu quả.

Về nội dung: cần trang bị cho nông dân những kiến thức cơ bản trong sản xuất nông nghiệp như: hướng dẫn những kỹ năng, kỹ thuật sản xuất, canh tác mới nhất, hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả như VAC, RVAC,… Bồi dưỡng cho nông dân những kiến thức trong kinh doanh như kiến thức về tiếp cận thị trường và khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của nó; kiến thức về maketing giới thiệu sản phẩm; những kiến thức về thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký cho thương hiệu nông sản hàng hoá,...Tuyên truyền và bồi dưỡng cho nông dân những hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; những kiến thức về luật pháp liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội, đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân.

Về phương pháp: do đặc thù của nhóm đối tượng nông dân này là trình độ học vấn thấp, hạn chế trong nhận thức. Nên phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp khác nhau như: tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục, hỗ trợ, tư vấn,... Trong đó cần chú trọng phương pháp giáo dục bằng hình ảnh trực quan đơn giản nhưng sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ.

Về hình thức: phải linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng, phong phú chủ yếu dựa vào cộng đồng là chính: tiếp xúc cử tri, họp tổ nhân dân tự quản, tiến hành tọa đàm, hội thảo đầu bờ, tham quan thực tế các mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi,...

Nhóm thứ hai: đối với đối tượng là thanh thiếu niên con em của nông dân, cần xây dựng chiến lược GD - ĐT mang tính căn cơ, đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay và nhất là trong những năm tiếp theo. Để nâng cao trình độ dân trí cho nhóm này, cần tập trung:

Đổi mới phương pháp dạy và học; xây dựng môi trường giáo dục thân thiện; đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức, lý tưởng, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, trách nhiệm xã hội. Đề cao trách nhiệm cả gia đình và xã hội, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là con em nông dân trong các trường. Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện kiểm định chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; nâng cao tỷ lệ giáo viên trên chuẩn ở các ngành học, cấp học. Tăng cường kiểm tra khắc phục tình trạng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia; phấn đấu đến năm 2015 đạt 75%. Phát triển bậc học mầm non; đẩy nhanh xã hội hóa trong giáo dục, đào tạo; phát triển hợp lý, quy mô các loại hình trường, lớp đảm bảo nhu cầu học tập và xây dựng xã hội học tập. Tiếp tục quan tâm tới giáo dục đào tạo vùng núi, vùng cao, vùng khó khăn. Toàn tỉnh hiện có 835 trường, trung tâm, 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học cộng đồng. Các xã vùng dân tộc, vùng khó khăn đều có đủ 3 cấp học, các huyện vùng cao, miền núi có ít nhất 3 trường THPT, 1 trung tâm GDTX – dạy nghề đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Mở rộng hình thức liên kết trong giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò của hội khuyến học các cấp. Phấn đấu đến năm 2015, kiên cố hóa 95% phòng học khối phổ thông, 100% phòng học ở khối các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, tỉnh có từ 1 đến 2 trường đại học [41, tr.26].

2.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay (Trang 75)