Tình hình nông dân Bắc Giang và tính tất yếu phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay (Trang 36)

của nông dân trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay

1.2.1.Tình hình nông dân Bắc Giang hiện nay

Hiện nay, dân số toàn tỉnh là 1.567.557 người, trong đó dân cư sống ở khu vực nông thôn là 1.416.614 người chiếm trên 90% dân số của tỉnh. Đặc điểm phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn tập trung ở các khu vực trung du ( Huyện Hiệp Hoà bình quân 1.045 người/km2; huyện Việt Yên bình quân 936,9 người/km2

; huyện Tân Yên bình quân 774,7 người/km2; huyện Lạng Giang bình quân 802,7 người/km2; huyện Yên Dũng bình quân 739,9 người/km2). Các huyện miền núi dân cư sống thưa thớt hơn (huyện Sơn Động bình quân 82,2 người/km2

; huyện Lục Ngạn bình quân 203,8 người/km2

; huyện Yên Thế bình quân 313,8 người/km2; huyện Lục Nam bình quân 335 người/km2). Lao động nông nghiệp chiếm 68% tổng số lao động xã hội. Đời sống của người nông dân cơ bản ổn định và được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới 16%, giảm 5,28%

so với năm 2007; điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, chăm sóc sức khoẻ được quan tâm và từng bước cải thiện; trình độ dân trí nâng lên ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường, nông dân tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất vươn lên làm giàu chính đáng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 19 - 19,5 triệu đồng/ người/năm, tăng hơn 2 lần so với năm 2007. Vị thế chính trị của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao, khẳng định là chủ thể xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại [43, tr.2-3].

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 9,7 %; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 17,3%; dịch vụ tăng 9,1%; nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,6%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 37,2%; dịch vụ 32,4%; nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30,4%. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội có bước phát triển, đời sống nhân dân cơ bản ổn định; quốc phòng an ninh được đảm bảo [42, tr.1].

Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 32,5% GDP của tỉnh; cơ cấu kinh tế nông nghiệp có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt (trồng trọt giảm từ 62,4% năm 2005 xuống còn 48,7% năm 2010; chăn nuôi tăng từ 34,5% năm 2005 lên 48,1% năm 2010 cao hơn bình quân chung cả nước); giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 47 triệu đồng/ha/năm (mục tiêu đại hội 33-34 triệu đồng), tăng 1,8 lần so đầu nhiệm kỳ; lương thực có hạt đạt 642 nghìn tấn (mục tiêu Đại hội 620 nghìn tấn), tăng 1,1 lần so đầu nhiệm kỳ; chất lượng rừng sản xuất từng bước được nâng cao, tỷ lệ che phủ rừng đạt 38% [44, tr.1].

Trong những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân trong toàn tỉnh được cải thiện và ổn định, tỷ lệ đói nghèo giảm, những nhu cầu cơ bản về ăn ở, đi lại, học hành, phương tiện sinh hoạt được cải thiện rõ rệt, mỗi gia đình đều có từ 1-2 chiếc xe máy và một số gia đình đã có ô tô, nhà ở của các gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh gần như đã được xây dựng kiên cố vững chắc, hầu hết các hộ gia đình đều có tivi, bộ mặt nông thôn

ngày càng được đổi mới rõ rệt. Tình hình an ninh Chính trị trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được ổn định. Đã có 100% xã có điện lưới quốc gia; 100% xã có đường ôtô đến trung tâm; tỷ lệ kiên cố hoá giao thông nông thôn đạt 48%; hệ thống kênh mương nội đồng từng bước được cứng hoá chủ động tưới cho 80,8% diện tích đất canh tác; 95,6% số xã trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% các thôn bản đã có nhân viên y tế hoạt động, hầu hết các trạm y tế xã có bác sĩ phục vụ và thực hiện khám, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước sạch hợp vệ sinh đạt 85%; cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được đầu tư, toàn tỉnh hiện có 474 trường đạt chuẩn quốc gia; hàng năm có trên 221 nghìn gia đình nông dân đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Tích cực triển khai các chính sách đối với các hộ nghèo, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, vùng cao; tỉnh đã ban hành cơ chế hỗ trợ ổn định cuộc sống, chuyển nghề với các hộ nông dân có đất nông nghiệp nhà nước thu hồi, trong 5 năm qua đã tạo việc làm cho trên 10 vạn lượt lao động… [43, tr.3-4].

Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 13%, giảm 2,4% so với năm 2011, đây là lỗ lực lớn của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Các chế độ chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công được thực hiện đúng quy định và huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ.

Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cụ thể: Ở xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, kết quả thực hiện vai trò của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH, nông nghiệp nông thôn đời sống của vật chất và tinh thần nông dân trong những năm gần đây được cải thiện và ổn định, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 21% năm 1996 xuống 11% năm 2002. Những nhu cầu về ăn, ở, đi lại được cải thiện rõ rệt, toàn xã có khoảng 430 chiếc xe máy các loại; 130 ngôi nhà ở của dân được xây dựng kiên cố chiếm bình quân 7% và có khoảng 470 chiếc tivi (bình quân 4 hộ có 1 chiếc tivi); tình hình an ninh Chính trị va trật tự an toàn xã hội

ở xã được duy trì ổn định [14, tr. 2]. Đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong xã được nâng cao, góp phần làm nên bộ mặt nông thôn mới trên địa bàn xã nói riêng và trên toàn tỉnh Bắc Giang nói chung.

Về việc triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm: Tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được cải thiện do các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và tăng cường tuyển dụng lao động. Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã vận động cán bộ, hội viên, nông dân giúp đỡ 386 hộ nông dân thoát nghèo, đạt 163,6% kế hoạch năm; giúp các gia đình chính sách, hội viên nông dân nghèo, hội viên có hoàn cảnh khó khăn cho 5.762 gia đình hội viên, với tổng giá trị 1.825 triệu đồng và trên 20.682 ngày công [21, tr. 2]. Tính đến cuối năm 2012, số lao động được tạo việc làm mới ước đạt 26.960 người, bằng 103,7% so với kế hoạch, tăng 7,8% so với năm 2011, trong đó 3.500 người đi xuất khẩu lao động [42, tr.10].

Công tác đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm và đạt được một số kết quả nhất định, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh tuyển sinh và đào tạo nghề cho 27.360 người đạt 101% kế hoạch năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,5%, đạt kế hoạch, tăng 3,5% so với năm trước [42, tr.10].

Các đoàn thể, mà đóng vai trò quan trọng là Hội nông dân ngày càng phát triển về số lượng cũng như chất lượng của từng hội viên tính đến năm 2012 toàn tỉnh kết nạp 9.744 hội viên, đưa tổng số hội viên toàn tỉnh lên 262.072 hội viên, chiếm 93,8% số hộ nông nghiệp. Quỹ hoạt động hội, vận động được 2.857,9 triệu đồng, đạt 131,9 % kế hoạch năm, tổng nguồn quỹ 18.535,2 triệu đồng. Nguồn quỹ hỗ trợ nông dân tăng 625,9 triệu đồng, đạt 124,3% kế hoạch năm, tổng quỹ cấp huyện 4 tỷ 153,1 triệu đồng, cấp tỉnh 3 tỷ, cấp trung ương 7 tỷ [21, tr.3]. Các cấp hội quan tâm sâu sắc tới đời sống vật chất và tinh thân của nông dân. Đặc biệt, dịp tết Nguyên đán năm 2012 Hội Nông dân các cấp trong tỉnh chăm lo đời sống cán bộ, hội viên nông dân đặc biệt là các hộ hội viên nông dân nghèo, nhìn chung đời sống của hội viên nông dân và hộ gia đình chính sách có cuộc sống ổn định, đón tết vui vẻ, lành

mạnh và tiết kiệm. Kết quả, các cấp hội đã cùng với các cơ quan chức năng tổ chức tặng 409.965 xuất quà trị giá 122.989 triệu đồng; trong đó các cấp hội tặng được 1.146 xuất, trị giá trên 343 triệu đồng, các huyện làm tốt là: Lạng Giang, Hiệp Hoà, Yên Thế, Lục Ngạn…. Cán bộ, công chức, lao động cơ quan Hội Nông dân tỉnh đóng góp ngày lương tặng 36 xuất quà cho 36 hộ gia đình hội viên nông dân nghèo, trị giá 10,8 triệu đồng ở huyện Sơn Động và Lục Ngạn [21, tr. 2].

Một phần của tài liệu Vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Giang hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)