Có thể hiểu được lý do tại sao mỗi khi đề cập đến tầm quan trọng của nhiệm vụ cải cách DNNN, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường gắn hai mệnh đề "doanh nghiệp nhà nước" và "chủ nghĩa xã h
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM SĨ THÀNH
THỰC TIỄN VÀ ĐỘT PHÁ TRONG CẢI CÁCH DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở TRUNG QUỐC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn: Nguyễn Văn Hồng
HÀ NỘI - 2005
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 16
Chương 1 Hệ thống DNNN ở Trung Quốc trước 1978 - Những thách đố của thể chế 16
1.1 Sự hình thành và phát triển của DNNN ở Trung Quốc 16
1.1.1 Cơ sở hình thành và phát triển của các DNNN ở Trung Quốc 17
1.1.2 Con đường hình thành và vai trò của các DNNN ở Trung Quốc 25
1.2 DNNN và những căn bệnh cố hữu 40
1.3 Những thử nghiệm cải cách DNNN giai đoạn 1950 - 1978 52
1.3.1 Một số biện pháp cải cách trong giai đoạn những năm 50 52
1.3.2 Cải cách DNNN những năm 60 và 70 53
TIỂU KẾTCHƯƠNG 1 54
Chương 2 Hành trình tìm sức sống - Những biện pháp cải cách trực tiếp DNNN và các cải cách đồng bộ bên ngoài 57
2.1 Các biện pháp cải cách trực tiếp đối với khu vực DNNN ở Trung Quốc từ 1978 đến nay 58
2.1.1 Mở rộng quyền nhượng lợi - Tăng cường quyền tự chủ cho doanh nghiệp 58
2.1.2 Biện pháp "Chuyển lợi nhuận thành thuế" 61
2.1.3 Thực hiện chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh 63
2.1.4 Cổ phần hoá các DNNN 66
2.1.5 Xây dựng chế đ? doanh nghiệp hiện đ?i (DNHĐ) 75
2.1.6 Xây dựng tập đoàn doanh nghiệp 79
Trang 32.2 Thành tựu từ các biện pháp cải cách trực tiếp DNNN 81
2.2.1 Tỷ lệ nợ của DNNN giảm xuống, một số DNNN chấm dứt thua lỗ, hiệu quả tổng thể của khu vực kinh tế nhà nư?c đ?ợc tăng cư?ng 82
2.2.2 DNNN tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa 83
2.2.3 Việc chuyển đổi cơ chế kinh doanh của các doanh nghiệp đã thu được kết quả khả quan 86
2.3 Những tồn tại trong thực tiễn cải cách DNNN ở Trung Quốc 87
2.3.1 Năng lực cạnh tranh của các DNNN còn yếu kém, khoảng cách chênh lệch giữa doanh nghiệp của Trung Quốc với các doanh nghiệp trên thế giới còn quá lớn 87
2.3.2 Sự can thiệp hành chính của nhà nước vẫn còn chi phối mạnh mẽ nhiều hoạt động của doanh nghiệp 89
2.3.3 Hiệu quả kinh doanh của các DNNN chưa được cải thiện 91
2.4 Các biện pháp cải cách đồng bộ trong tiến trình cải cách DNNN 92
2.4.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật kinh tế 93
2.4.2 Điều chỉnh bố cục và kết cấu của thành phần kinh tế quốc hữu 96
2.4.3 Cải cách thể chế quản lí TSNN 106
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 116
Chương 3 Triển vọng cải cách DNNN ở Trung Quốc - Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 120
3.1 "DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh" - Xu thế tất yếu trong thực tiễn cải cách DNNN 120
3.1.1 Nội dung và tính tất yếu của việc lựa chọn "DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh" 122
3.1.2 "DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh": Suy nghĩ về triển vọng của một xu thế 137
3.2 Nhận thức về những quy luật cơ bản từ tiến tringf cải cách DNNN ở Trung Quốc 139
Trang 43.2.1 Quy luật dựa trên nguyên tắc "giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị", lấy
"thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý" 139
3.2.2 Quy luật trong mối quan hệ "lượng – chất" 141
3.2.3 Thành công của cải cách kinh tế nói chung và cải cách DNNN nói riêng chỉ có thể được đảm bảo nếu kết hợp với các cải cách đồng bộ 142 3.2.4 Quy luật thống nhất tạo nên sức mạnh đoàn kết, điều hoà những xung đột lợi ích giữa trung ương với địa phương, giữa các vùng miền, giữa các ngành nghề, giữa DNNN với doanh nghiêp thuộc các loại hình kinh tế khác để
mở đường cho cải cách phát triển 142 3.3 Cải cách DNNN ở Việt Nam 143 3.4.Những bài học, kinh nghiệm từ thực tiễn cải cách DNNN ở Trung Quốc
Trang 5A MỞ ĐẦU
Sự xuất hiện của kinh tế nhà nước1
luôn gắn liền với sự ra đời của nhà nước Những hình thức nguyên thuỷ của kinh tế nhà nước đã xuất hiện ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ (ở phương Tây) hoặc thời kỳ hình thành những nhà nước sơ khai (ở phương Đông cổ đại) Qua các thời kỳ phát triển của lịch sử, kinh tế nhà nước đã có nhiều bước phát triển mới với sự đa dạng về hình thức tổ chức và sự nhảy vọt về quy
mô Có thể khẳng định kinh tế nhà nước đã tồn tại phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, chúng không chỉ phát triển mạnh mẽ trong lòng hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa mà có thời gian từng là trụ cột về kinh tế ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, điểm khác biệt rõ nét nhất giữa hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa với tư bản
chủ nghĩa là ở các nước xã hội chủ nghĩa " biển cả mênh mông của kinh tế quốc doanh bao vây các hòn đảo kinh tế tư nhân nhỏ bé" [13, 40] Ở bất kỳ quốc gia xã hội
chủ nghĩa nào chúng ta cũng thấy nhận định khái quát trên là hoàn toàn có cơ sở Các nước xã hội chủ nghĩa đều đã dựng lên rất nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Ưu thế tuyệt đối về quy mô và số lượng so với khối doanh nghiệp tư nhân đã giúp các DNNN không chỉ có thể tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, nắm giữ và khống chế các ngành kinh tế huyết mạch, mà thậm chí còn cho phép chúng đảm trách nhiều chức năng xã hội
Là hai nước xã hội chủ nghĩa ở vùng Viễn Đông, Trung Quốc và Việt Nam cũng không nằm ngoài khuôn mẫu phát triển chung đó Cả hai quốc gia đều đã đi theo con đường mà Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu khác từng trải nghiệm Ngay sau khi thực hiện xong nhiệm vụ đánh đuổi giặc ngoại xâm, việc xây dựng và phát triển khu vực kinh tế nhà nước đều đã được đưa lên hàng đầu, trở thành nhiệm vụ trọng yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế của cả hai nước Lưu Thiếu Kỳ trong một
bài phát biểu năm 1949 đã nhấn mạnh: " phải lấy việc phát triển kinh tế quốc doanh làm chủ thể Xây dựng rộng rãi kinh tế hợp tác xã, đồng thời phải làm cho kinh tế hợp tác xã và kinh tế quốc doanh kết hợp chặt chẽ với nhau" [73, 19]
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian phát triển và phát huy nhiều vai trò quan trọng dưới sự "bảo trợ" của nhà nước, các DNNN ở Trung Quốc nói riêng - và các nước xã
1
"Kinh tế nhà nước là khu vực kinh tế do nhà nước nắm giữ, dựa trên cơ sở quan trọng là sở hữu của nhà
nước Theo đó, kinh tế nhà nước bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế mà nhà nước là chủ thể, có quyền tổ
chức, chi phối hoạt động theo hướng đã định" [25, 29]
Trang 6hội chủ nghĩa khác nói chung - đều đã nhanh chóng bộc lộ nhiều yếu kém Hiệu quả sản xuất không cao, những gánh nặng khổng lồ về tài chính do ngân sách nhà nước liên tục phải bù lỗ cho doanh nghiệp, cơ cấu việc làm ngày càng phình to tất cả điều
đó khiến DNNN rơi vào một nghịch lý: vừa là chủ thể nuôi sống, tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu người trong xã hội, kiểm soát và nắm nhiều huyết mạch kinh tế nhưng đồng thời cũng là đối tượng tạo ra những gánh nặng lớn cho nền kinh tế Sự
yếu kém của các DNNN không chỉ gây nên những hậu quả kinh tế trực tiếp, dễ nhận thấy mà ở một mức độ sâu sắc hơn sự yếu kém ấy còn tiềm ẩn những hậu quả chính trị
- xã hội khôn lường Bởi lẽ, ở các nước xã hội chủ nghĩa, DNNN không chỉ đơn thuần
là một thực thể kinh tế mà còn là biểu trưng của cả một hệ thống chính trị Nói cách khác, đã có một thời kỳ người ta phân biệt chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội chủ yếu dựa trên việc một hệ thống được xây dựng dựa trên chế độ tư hữu và kinh tế tư nhân còn hệ thống kia được xây dựng trên nền tảng của chế độ công hữu và kinh tế
nhà nước: "Chủ nghĩa xã hội khác biệt với chủ nghĩa tư bản đầu tiên và trước hết ở việc thay thế sở hữu tư nhân bằng sở hữu công cộng, vì vậy sự triệt tiêu sở hữu tư nhân, sự hình thành và ổn định sở hữu công cộng là một giá trị đích thực" [14, 85]
Có thể hiểu được lý do tại sao mỗi khi đề cập đến tầm quan trọng của nhiệm vụ cải cách DNNN, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường gắn hai mệnh đề "doanh nghiệp nhà nước" và "chủ nghĩa xã hội" với nhau Hội nghị TW 3 khoá XII Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã khẳng định: "Chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc trước hết cần phải là chủ nghĩa xã hội có các doanh nghiệp tràn đầy sức sống" [124, 273-274] Giang Trạch Dân cũng từng nêu rõ: "Chuyển đổi cơ chế kinh doanh của DNNN, đưa doanh nghiệp ra thị trường, tăng sức sống của chúng, nâng cao tố chất của chúng là khâu trung tâm xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, là mấu chốt củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa và phát huy tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội" [11,
199] Việc gắn liền mệnh đề "cải cách DNNN" với "xây dựng chủ nghĩa xã hội" như
trên không hẳn là sự ngẫu nhiên mà có lẽ đó chính là một sự tự nhận thức rằng việc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc sẽ lâm vào khủng hoảng nếu không giải quyết tốt nhiệm vụ cải cách tạo nên sức sống cho hệ thống DNNN
Nhận thức được tầm quan trọng của việc khắc phục những "căn bệnh cố hữu" của DNNN, nhận thức được ý nghĩa sống còn của việc xây dựng một khu vực kinh tế nhà
Trang 7nước vững mạnh, ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã khởi động những cải cách đối với khu vực DNNN, những cải cách này sau đó được kéo dài đến cuối những năm 70 Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là các cải cách này vẫn chỉ mang tính thử nghiệm, không có hệ thống Thêm vào đó, tác động của tình hình chính trị bất
ổn ở Trung Quốc giai đoạn "Đại cách mạng văn hoá" cũng khiến những cải cách này không phát huy được tác dụng Vì lý do đó, mốc cải cách DNNN ở Trung Quốc thường được tính từ năm 1978, cùng với công cuộc cải cách mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và lãnh đạo
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước đến nay, cải cách DNNN luôn được xem là một nhiệm vụ cấp thiết và nóng bỏng, bởi lẽ việc vực dậy các DNNN bên cạnh ý nghĩa kinh tế lớn lao còn có nhiều ý nghĩa chính trị - xã hội Cải cách DNNN tuy hướng đến đối tượng trực tiếp là các doanh nghiệp nhưng các cải cách này lại có phạm vi liên đới rất rộng Nói cách khác, để làm tốt công tác cải cách DNNN cần phải tiến hành đồng bộ các cải cách thuộc nhiều lĩnh vực khác như: cải cách hành chính, cải cách chế độ bảo hiểm xã hội, cải cách chế độ quản lí tài sản nhà nước, cải cách hệ thống ngân hàng, xây dựng hệ thống pháp luật v.v Thực tiễn cải cách đầy nóng bỏng và gian truân khiến cho các đề tài nghiên cứu về con đường cải cách DNNN luôn mang tính thời sự và có ý nghĩa thực tiễn cao Xét trong phạm vi của đề tài, tính cấp thiết của luận văn được thể hiện ở những điểm sau:
Trước hết, mặc dù công cuộc cải cách DNNN ở Trung Quốc đã tiến hành được
hơn 25 năm Trong suốt thời gian đó, Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp cải cách, nhưng nhìn chung hiệu quả đạt được của các biện pháp cải cách này chưa cao Cải cách DNNN nhiều lúc rơi vào tình trạng bế tắc, hiện tượng khó khăn cũ chưa giải quyết xong, căn bệnh mới do các biện pháp mới gây ra đã xuất hiện là khá phổ biến
Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những giải pháp mới nhằm nâng cao đến mức tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN cho đến nay vẫn luôn là mối quan tâm của nhiều chuyên gia kinh tế, của nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài Trung Quốc Cải cách là một quá trình "không ngừng" và do đó nghiên cứu về cải cách cũng phải là một quá trình mang tính "liên tục"
Trang 8Hai là, ngày nay, sự phát triển của kinh tế Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đối với
khu vực và thế giới Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng, có nhiều điểm phát triển tương đồng, Trung Quốc lại đi trước Việt Nam trên bước đường cải cách Vì vậy, việc theo sát nghiên cứu tình hình cải cách DNNN ở Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu Đặc biệt trong bối cảnh các DNNN ở Việt Nam có quá trình hình thành, phát triển cũng như cũng mắc phải những
"căn bệnh" giống như các DNNN ở Trung Quốc
Ba là, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, chuyên khảo về đề tài cải cách
DNNN ở Trung Quốc và Việt Nam, tuy nhiên số lượng các công trình có nội dung so sánh về cải cách DNNN ở hai quốc gia tương đối ít Đặc biệt, vấn đề nhận thức để rút
ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam từ thực tiễn cải cách DNNN ở Trung Quốc vẫn chưa được coi trọng đúng mức Đã đến lúc cần có nhiều hơn nữa các đề tài nghiên cứu gắn việc nghiên cứu thực tiễn cải cách của Trung Quốc với việc đúc kết kinh nghiệm cho Việt Nam Không thể phủ nhận rằng xuất phát điểm
và thực tiễn cải cách ở Trung Quốc và Việt Nam luôn có những điểm khác biệt nhất định nên không thể và không phải bất cứ lúc nào, bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể nói đến việc "học tập kinh nghiệm" Tuy nhiên, thực tiễn đi trước của nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng ít nhất sẽ cung cấp cho Việt Nam những "gợi mở" có ý nghĩa
và giá trị
2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cải cách DNNN được đánh giá là "khâu trung tâm" của cải cách thể chế kinh tế
và luôn là "điểm nóng" thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, do vậy, việc nghiên cứu cải cách DNNN là một việc làm có ý nghĩa khoa học sâu sắc và có ý nghĩa thực tiễn thiết thực
Xét về ý nghĩa khoa học, việc nghiên cứu cải cách DNNN luôn đưa lại những đóng góp lớn lao về mặt lý luận kinh tế Lý luận về chế độ sở hữu, lý luận về doanh nghiệp, lý luận về hình thức thực hiện của chế độ sở hữu, lý luận về chủ nghĩa xã hội giai đoạn đầu v.v đều trực tiếp hoặc gián tiếp được đề cập và tìm hiểu trong suốt quá trình nghiên cứu về cải cách DNNN Trong đó có những lý luận kinh tế không chỉ liên quan trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp mà còn có tác động lâu dài đến
Trang 9chiều hướng phát triển của nền kinh tế Trung Quốc như: lý luận về chế độ sở hữu, về hình thức thực hiện của chế độ sở hữu, lý luận chủ nghĩa xã hội giai đoạn đầu
Về ý nghĩa thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu, trình bày một cách có hệ thống tiến trình cải cách DNNN ở Trung Quốc, luận văn tiến hành những tổng kết về mặt lý luận
nhằm cung cấp những lý luận có tính tham khảo bổ ích đối với Việt Nam 3 Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, luận văn tiến hành nghiên cứu, trình bày một cách hệ thống về quá trình
cải cách DNNN ở Trung Quốc; tìm cách lý giải sự hình thành, phát triển, nguyên nhân dẫn đến những "căn bệnh" cũng như những biện pháp cải cách đã được đề xuất và thực thi
Thứ hai, tổng kết những lý luận phục vụ thiết thực cho công cuộc cải cách DNNN
(như: lý luận về chế độ cổ phần, lý luận về chế độ DNHĐ, lý luận DNNN rút lui toàn diện v.v ) đồng thời bước đầu nhận thức về những quy luật phát triển của DNNN
Thứ ba, luận văn hướng đến mục đích làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành
Trung Quốc học, khoa Đông phương học hoặc những người quan tâm đến mảng đề tài cải cách DNNN
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong toàn bộ quá trình thực hiện, luận văn hướng đến những đối tượng chính sau:
- Các lý luận, lý thuyết kinh tế đã được đề xuất hoặc được tổng kết từ thực tiễn cải cách DNNN ở Trung Quốc
- Các biện pháp cải cách đã được thực thi nhằm đưa các doanh nghiệp trở lại với quỹ đạo vận hành có hiệu quả tuân theo quy luật kinh tế
- Các biện pháp cải cách DNNN ở Việt Nam
Phạm vi thời gian được lựa chọn trong luận văn là giai đoạn từ 1978 đến nay (củaTrung Quốc) và từ 1986 đến nay (của Việt Nam) Phạm vi không gian là Trung Quốc và Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu quen thuộc:
- Phương pháp biên niên sử
Trang 10- Phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
Trong đó những phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhiều nhất là phương pháp biên niên sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh - đối chiếu
6 Lịch sử nghiên cứu vấn đề1
Là một lĩnh vực cải cách then chốt, cải cách DNNN luôn nhận được sự chú ý, quan tâm đặc biệt của các học giả trong và ngoài Trung Quốc Mặc dù tính đến nay lịch sử cải cách DNNN ở Trung Quốc chưa phải là dài (khoảng 55 năm nếu tính từ những cải cách giai đoạn những năm 50 của thế kỷ XX) nhưng một khó khăn mà bất
cứ ai cũng có thể gặp phải khi bắt tay vào viết phần Lịch sử nghiên cứu vấn đề là số lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu về mảng đề tài này Do hạn chế về nặng lực ở thời điểm hiện tại và sự hạn chế về thời gian, nguồn tư liệu tiếp cận và của trình độ hiện tại, luận văn này chỉ nghiên cứu lịch sử vấn đề dựa trên các tài liệu hiện có trong quá trình làm luận văn Điều này khó tránh khỏi những nhận định chủ quan, khiếm khuyết, khó tránh khỏi việc khái quát không thật đầy đủ tất cả các khuynh hướng, các dòng tư tưởng nghiên cứu về cải cách DNNN Tuy vậy, luận văn cũng cố gắng tổng kết, khái quát một cách khoa học và khách quan về các xu thế, các trường phái nghiên cứu cải cách DNNN trên cơ sở các tài liệu này
Nhìn chung, nếu xét về nội dung những công trình nghiên cứu về cải cách
DNNN ở Trung Quốc (và Việt Nam) có thể được chia theo 3 khuynh hướng chủ yếu
sau:
(1) Những công trình nghiên cứu tổng thể cải cách kinh tế ở Trung Quốc (từ
1978 đến nay) Trong đó coi cải cách DNNN như một bộ phận quan trọng, không thể
tách rời, không thể không đề cập đến của cải cách kinh tế
1
Tất cả các công trình được đề cập đến trong mục này đều có thể được tìm thấy trong phần Thư mục tài liệu tham khảo của luận văn này
Trang 11(2) Những công trình nghiên cứu tổng thể cải cách DNNN, trong đó có tính đến tất cả các giai đoạn từ khi cải cách được bắt đầu và tiến hành nghiên cứu về hầu hết
các biện pháp đã được áp dụng trong tiến trình cải cách ấy
(3) Những công trình nghiên cứu sâu về một số mặt của cải cách DNNN Nói
cách khác, các công trình này xét tới cải cách DNNN trong những "vùng" nhất định, với một/một vài biện pháp cải cách
Nếu xét theo tính chất, những nghiên cứu này có thể được chia thành 2 dòng
chính, bao gồm:
(I) Những công trình tổng kết, có tính chất như một giáo trình giản lược về cải cách DNNN Trong các công trình này, chúng ta có thể dễ dàng có được một cái nhìn
tổng thể và khá toàn diện về quá trình cải cách DNNN ở Trung Quốc (và Việt Nam)
(II) Những công trình có cách nhìn mang tính đề xuất biện pháp, thường là xét
đến mặt trái của các biện pháp cải cách, có cách tiếp cận "lật lại vấn đề" hoặc những nghiên cứu đề xuất được những biện pháp cải cách mới mẻ nhất, vượt ra ngoài khuôn khổ gò bó của các lý luận cải cách đương thời, ít chịu ảnh hưởng của các Nghị quyết, Quyết định chính thống
Công trình về lý luận đầu tiên luận văn muốn đề cập tới là hai tác phẩm nổi tiếng
của Kornai János - nhà kinh tế học người Hungari: cuốn Con đường dẫn tới nền kinh
tế thị trường (với tên nguyên văn The Road to a Free Economy - Shifting from a Socialist System: The Example of Hungary - Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do - chuyển từ hệ thống xã hội chủ nghĩa: thí dụ của Hungari ) - được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt năm 2001 và cuốn Hệ thống xã hội chủ nghĩa được dịch và xuất bản
năm 2002 Mặc dù cả hai công trình này đều không lấy Trung Quốc làm đối tượng nghiên cứu chính nhưng giá trị của chúng là giúp người đọc có một cái nhìn tổng thể,
rõ ràng và mạch lạc về diện mạo kinh tế - chính trị - xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa Đó sẽ là cái nền quý báu cho bất kỳ ai muốn nghiên cứu về thực tiễn cải cách ở một quốc gia xã hội chủ nghĩa cụ thể (như trường hợp luận văn này lựa chọn là Trung Quốc và Việt Nam) Cả hai tác phẩm trên đều có một phần nội dung dành để nhìn
nhận về cải cách DNNN ở các nước xã hội chủ nghĩa (trong đó cuốn Hệ thống xã hội chủ nghĩa có những nghiên cứu sâu và trên một phạm vi rộng hơn cả) Là "nhà phân tích và phê phán chủ nghĩa cộng sản có con mắt sắc sảo nhất thế giới" (theo đánh giá
Trang 12của Lawrence H Summers - Kinh tế gia Trưởng của Ngân hàng thế giới), Kornai János đã nghiên cứu một cách khách quan về những căn bệnh chung mà tất cả các DNNN thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa mắc phải Trong khi trình bày về lĩnh vực này, ông đã có một đóng góp rất quan trọng cho việc nghiên cứu về DNNN sau này
khi đưa ra lý thuyết về sự "ràng buộc ngân sách mềm" hoặc "chế độ ước thúc ngân sách mềm" Nội dung của lý thuyết này chỉ ra rằng sở dĩ đa phần các DNNN không
mấy quan tâm đến hiệu quả kinh tế, không cảm thấy gánh nặng của việc thua lỗ do liên tục được nhà nước "bù lỗ" cũng như liên tục được cấp ngân sách cho các năm tài chính tiếp sau, điều đó được gọi là "ràng buộc ngân sách mềm" Khi áp dụng lý thuyết này vào nghiên cứu, nó được công nhận rộng rãi như một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng "vô trách nhiệm, thiếu hiệu quả" trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Tuy nhiên, là một "tín đồ của tự do hoá kinh tế" - như bản thân tác giả thừa nhận - [13, 42], những chủ trương cải cách DNNN mà
K János đưa ra đòi hỏi có một sự đánh giá nghiêm túc và kiểm định chặt chẽ trước khi đưa vào áp dụng ở những nước thực hiện cải cách theo phương thức tiệm tiến như Trung Quốc và Việt Nam
Một học giả ngoài Trung Quốc nữa mà luận văn muốn nhắc đến là Marie Lavigne
(Pháp) với công trình Các nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường Mặc dù đối tượng được tập trung nghiên cứu là "quá trình tư nhân
hoá" các DNNN ở các nước Đông Âu và Liên Xô nhưng đó thực sự là những tham khảo bổ ích cho các nghiên cứu muốn tiến hành so sánh về quá trình cải cách DNNN của hai trường phái "cải cách tiệm tiến" và "cải cách sốc"
Công trình nghiên cứu của các tác giả: Ngô Kính Liên (1999 và 2004 - 81, 82)1
; Trương Trác Nguyên, Hoàng Phạm Chương và Lợi Quảng An (1999 - 96); Nguyễn Kim Bảo (2002 và 2004 - 2, 3); Lê Hữu Tầng, Lê Hàm Nhạc (đồng chủ biên) (2002 - 28) có thể được xếp vào khuynh hướng (1) Tác giả Nguyễn Kim Bảo (2002) đã xem xét cải cách DNNN chủ yếu từ giai đoạn xây dựng chế độ DNHĐ (1992 đến 2002), tính cập nhật và hệ thống là hai ưu điểm nổi bật của công trình Lê Hữu Tầng,
Lê Hàm Nhạc (2002) đã tổng kết khá đầy đủ và mạch lạc, mang tính trường quy về
1
Để tiện cho việc theo dõi, luận văn quy ước tại phần này số đứng trước trong ngoặc đơn () là năm xuất bản, tái
bản của công trình, số đứng sau là số thứ tự của công trình được đề cập trong Thư mục tài liệu tham khảo
Trang 13bước đi của cải cách DNNN ở Trung Quốc kể từ năm 1978 Không thể nghi ngờ về
tính chính thống của các quan điểm và số liệu được nêu ra tuy nhiên hạn chế của cuốn
sách là phần so sánh về cải cách DNNN ở hai nước (tr 645 - 667) vẫn nặng về trình
bày, phân tích mà thiếu hẳn sự so sánh mang tính khái quát cần thiết
Những công trình nghiên cứu tổng thể cải cách DNNN thuộc khuynh hướng (2)
có thể nêu ra ở đây như: Trương Văn Bân (1996 - 4); Võ Đại Lược, Cốc Nguyên Dương (chủ biên) (1997 - 18); Trần Giai Quý, Hoàng Tốc Kiến (2000 - 111); Hoàng Công Thi, Nguyễn Thị Thanh Thảo (1999 - 32); Trương Chí Cương, Tả Thái Hàng (2002 - 50); Vương Quế Đức (2000 - 58); Vương Đông Giang (chủ biên) (1998 - 62)
Cuốn Bàn về cải cách toàn diện DNNN của Trương Văn Bân có một thời gian
được coi là cuốn sách phản ánh khá toàn diện về cải cách DNNN ở Trung Quốc Trong công trình này, Trương Văn Bân đã có đóng góp lớn khi tiến hành những nghiên cứu sâu sắc về vấn đề "nhân cách hoá tài sản" (tức là quy quyền tài sản về một
chủ thể xác định, cụ thể) Thực chất của nội dung này là làm rõ mối quan hệ về quyền
tài sản giữa nhà nước với doanh nghiệp, tránh để xảy ra tình trạng "khuyết thiếu chủ
sở hữu" Chính ở điểm này, chúng ta nhận thấy nhãn quang khoa học nhạy bén của tác giả, khi ngay từ năm 1996 ông đã ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu về
quyền tài sản đối với thực tiễn cải cách DNNN - một đề tài đang trở nên nóng bỏng
trong 1-2 năm trở lại đây Tuy nhiên, điểm hạn chế của tác giả là đã đưa ra quá nhiều vấn đề (22 chương) trong khi thiếu đi một sự sắp xếp, hệ thống hoá và khái quát cần thiết
Hai tác giả Võ Đại Lược, Cốc Nguyên Dương là một trong số ít những người đầu tiên tiến hành những nghiên cứu mang tính chất so sánh - đối chiếu về cải cách DNNN
ở hai nước Nội dung so sánh khá toàn diện khi xét tới cả các cải cách đồng bộ, song hành với cải cách DNNN như cải cách chế độ bảo hiểm xã hội, cải cách thể chế quản
lí tài sản nhà nước v.v Mặc dù vậy, do vào thời điểm năm 1997, cải cách DNNN ở Trung Quốc đang trong giai đoạn khó khăn, bế tắc, cải cách DNNN ở Việt Nam vừa mới khởi động được 10 năm nên những nội dung so sánh cũng như những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chưa được nhiều Phần khiến người đọc chú
ý nhiều chính là so sánh về biện pháp cổ phần hoá các DNNN ở hai quốc gia Theo tác giả, ở Trung Quốc cổ phần hoá và công ty hoá chỉ là một nội dung (cổ phần hoá là để
Trang 14thực hiện xây dựng chế độ DNHĐ với hình thức chủ yếu là các công ty) trong khi đó
ở Việt Nam cổ phần hoá và công ty hoá là hai quá trình hoàn toàn khác nhau
Đóng góp của Hoàng Công Thi, Nguyễn Thị Thanh Thảo (1999) là trên cơ sở nghiên cứu về thực tiễn cải cách DNNN ở Trung Quốc đã rút ra được 7 bài học, kinh nghiệm có thể áp dụng cho cải cách DNNN ở Việt Nam (Bài học về đa dạng hoá chế
độ sở hữu và tổ chức loại hình doanh nghiệp; về cổ phần hoá; về thành lập các tập đoàn doanh nghiệp; về trao quyền tự chủ cho các DNNN; về quản lí giám sát vốn và tài sản trong các DNNN; về xây dựng chế độ DNHĐ; về kết hợp cải cách DNNN với các cải cách đồng bộ khác)
Là công trình nằm trong bộ sách nhằm kỷ niệm 20 năm cải cách mở cửa của
Trung Quốc, cuốn 20 năm cải cách DNNN ở Trung Quốc do Vương Đông Giang chủ
biên (1998) có thể được coi là công trình tổng kết đầy đủ và chính thống nhất về cải cách DNNN tính đến thời điểm đó Tuy nhiên, hạn chế của tác giả là chịu ảnh hưởng nhiều của các văn kiện, nghị quyết nên công trình nghiên cứu này mang tính trường quy khá lớn, tính chất gợi mở của một công trình nghiên cứu quả thực không nhiều
Công trình Khu vực kinh tế quốc doanh ở các nước đang phát triển châu Á hàm
chứa một nội dung bao quát rộng hơn nhiều so với tên gọi của nó (bởi trong đó có đề cập đến các trường hợp của châu Mỹ Latinh hay châu Phi) Các tác giả của công trình
đã có đóng góp rất lớn khi phân tích và tìm cách lý giải cặn kẽ những lí do dẫn đến sự hình thành của DNNN ở các nước đang phát triển cũng như nguyên nhân dẫn đến tính kém hiệu quả của bộ phận kinh tế này Nhưng, có lẽ điểm hạn chế của công trình là khi xét đến sự hình thành của DNNN ở các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, các tác giả đã không tính đến một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình này, đó là hệ thống các lý luận kinh tế, các quan điểm kinh tế của những nhà mác-xít "kinh điển" như Mác, Ăngghen, Lênin, Stalin v.v
Những nội dung chủ yếu mà các công trình thuộc khuynh hướng (3) tiếp cận bao gồm:
- Vấn đề xây dựng chế độ DNHĐ: có thể kể đến Đặng Vinh Lâm, Trương Dụng Cương (1997 - 79); Trương Thụ Thành (1995 - 117) và Trương Uy Uy (2002 - 130)
- Biện pháp cổ phần hoá: có các công trình của Trần Văn Chử (2003 - 7), Phạm Ngọc Côn (2001 - 8) nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là Lịch Dĩ Ninh - nhà kinh tế học
Trang 15nổi tiếng của Trung Quốc - với cuốn Cải cách kinh tế Trung Quốc và chế độ cổ phần
(1992 - 101)
- Đề tài cải cách thể chế quản lí tài sản nhà nước là đối tượng nghiên cứu trong các công trình của Hồ Điếu (2003 - 56); Nguỵ Trì Hạo (2002 - 63); Nguỵ Kiệt, Triệu Tuấn Siêu (2003 - 74); Quý Hiểu Nam (chủ biên) (2003 - 91); Trương Trác Nguyên (2003 - 94); Lưu Thanh (2003 - 115) và Hoàng Quần Tuệ (2003 - 122)
- Các vấn đề lý luận có liên quan trực tiếp đến cải cách DNNN như lý luận về chế
độ công hữu, lý luận về chế độ DNHĐ, lý luận về cổ phần hoá, lý luận về quyền tài sản v.v đã được các tác giả Long Đăng Cao (2004 - 48); Hàn Triều Hoa (2003 - 67); Triệu Hiểu Lôi (2001 - 85); Từ Hướng Nghệ (2003 - 92); Chu Kỳ Nhân (2000 - 99); Chu Khắc Nhiệm (2003 - 100); Đinh Nhiệm Trọng (2004 - 120) và Tiết Hán Vĩ (2002
- 131) trình bày trong các công trình nghiên cứu của mình
Bên cạnh các công trình nghiên cứu mang tính chất tổng kết như đã nêu ở trên có một khuynh hướng nghiên cứu rất quan trọng không thể không đề cập đến là những công trình nghiên cứu hướng đến mặt trái của các biện pháp cải cách, hướng đến việc xem xét khả năng và mức độ thất bại mà các biện pháp cải cách này có thể gặp phải Chính những công trình nghiên cứu như vậy đã góp phần làm cho cái nhìn về cải cách DNNN thêm đa dạng và toàn diện, đồng thời cũng chính từ những nghiên cứu ấy, người ta có thể nhìn về thực tiễn cải cách DNNN bằng con mắt chân thực và sống động hơn
Đầu tiên, có thể kể đến Lưu Lực với công trình Toàn cầu hoá kinh tế lối thoát của Trung Quốc là ở đâu? (2002 - 17) Trong bối cảnh "xây dựng chế độ DNHĐ là
phương hướng của cải cách DNNN ở Trung Quốc" được nêu lên thành một khẩu hiệu
và hưởng ứng rầm rộ ở khắp mọi nơi thì công trình nghiên cứu của Lưu Lực dường như trở thành một khuông nhạc "lạc điệu", đi ngược dòng phát triển chung Bởi trong
đó, ông đã chỉ ra rằng xây dựng chế độ DNHĐ tuy là một giải pháp quan trọng, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới nhưng hoàn toàn không phải là liều thuốc tiên để cứu chữa các DNNN Lưu Lực đã trực tiếp chỉ ra 3 khiếm khuyết lớn của chế độ
DNHĐ, đó là: chế độ DNHĐ chưa thể giải quyết vấn đề quyền tài sản mơ hồ; chế độ DNHĐ không thể giải quyết được tình trạng can thiệp hành chính của nhà nước; chế
độ DNHĐ không thể giải quyết được vấn đề tự hạch toán kinh doanh của doanh
Trang 16nghiệp Tuy nhiên, đó có lẽ chính là "bản lĩnh khoa học" của Lưu Lực bởi ngay tiếp
đó quan điểm của ông đã nhận được sự tán đồng của Lưu Minh Viễn và Vương Minh Nhãn (2002 - 132) Trong công trình của mình, Lưu Minh Viễn và Vương Minh Nhãn
đã chỉ ra những hạn chế của việc áp dụng máy móc các mô hình DNHĐ ở phương Tây vào thực tiễn Trung Quốc Quả thực, những nhận định về việc Trung Quốc chưa biết cách xây dựng DNHĐ là hoàn toàn có cơ sở Bởi lẽ, phương châm xây dựng chế độ
DNHĐ "quyền tài sản rõ ràng, quyền hạn và trách nhiệm rạch ròi, chính phủ và doanh nghiệp tách bạch, quản lí khoa học" chỉ là định hướng chung, rất trừu tượng
Dẫn đến việc xây dựng DNHĐ như thế nào phần lớn vẫn chỉ là sự mày mò của từng
địa phương, từng bộ ngành Xuất phát từ thực tế này, hai tác giả đã khẳng định "Trung Quốc chỉ có thể xuất phát từ tình hình thực tế của mình, sáng tạo nên một chế độ DNHĐ mang đặc sắc Trung Quốc" [132, 36] Những luận điểm của Lưu Lực, Lưu
Minh Viễn, Vương Minh Nhãn càng trở nên thuyết phục hơn sau khi bản báo cáo của Trương Uy Uy tiến hành đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của 100 doanh nghiệp
thí điểm xây dựng chế độ DNHĐ (2002 - 130) đưa ra kết luận: "ngoài tỷ lệ nợ, tỷ lệ lợi nhuận, hiệu suất vận hành, số công nhân viên chức và thu nhập tiêu thụ của các doanh nghiệp sau khi tiến hành công ty hoá đều không có những chuyển biến rõ nét"
[130, 27] Điểm đáng tiếc duy nhất là các nghiên cứu của Trương Uy Uy mới chỉ dừng
ở mức tiến hành đối với 100 doanh nghiệp thí điểm và dừng ở thời điểm năm 1997
Về biện pháp cổ phần hoá, Cúc Vinh Hoa là một trong số ít các học giả hoài nghi
về hiệu quả của biện pháp này Dù vậy, những nhận định của ông về hạn chế của biện pháp cải cách này, trong đó đặc biệt là vấn đề lợi ích của các cổ đông nhỏ bị xâm phạm, là hoàn toàn đáng tin cậy
Cuối cùng, trong các công trình nghiên cứu của Nghiêm Hán Bình (2003 - 43), Hồng Minh Dũng (2004 - 54), Chu Bân (2002 - 57), Vương Hồng (2001 - 70), Kỷ Ngọc Sơn và Cao Hữu Phúc (2003 - 112), Bạch Vĩnh Tú và Nghiêm Hán Bình (2003 - 121) và Thẩm Việt (2003 - 133), chúng ta có thể tìm thấy một dòng lý luận mới về cải cách DNNN: lý luận về việc DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh Lý luận này được xem như "ánh sáng cuối đường hầm", mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho sự phát triển của các DNNN
7 Kết cấu của luận văn
Trang 17Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1 Hệ thống DNNN ở Trung Quốc trước 1978 - Những thách đố của thể
chế
Chương 2 Hành trình tìm sức sống - Những biện pháp cải cách trực tiếp DNNN
và các cải cách đồng bộ bên ngoài
Chương 3 Triển vọng cải cách DNNN ở Trung Quốc - Những bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam
Trang 18B NỘI DUNG
Chương 1 Hệ thống DNNN ở Trung Quốc trước 1978 - Những thách đố của thể
chế
1.1 Sự hình thành và phát triển của DNNN ở Trung Quốc
Như đã nêu trong phần Mở đầu, kinh tế nhà nước đã ra đời ngay từ khi nhà nước xuất hiện Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, kinh tế nhà nước đảm nhận những chức năng rất thô sơ và không tham gia vào nền kinh tế với tư cách một thực thể tạo ra các
sản phẩm, hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội mà chủ yếu chỉ phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu của giai tầng thống trị Trong thời kỳ chiếm hữu nô
lệ "mục đích của việc hình thành kinh tế nhà nước chủ yếu nhằm lấy nguồn nuôi bộ máy nhà nước và xây dựng các công trình kiến trúc văn hoá - nghệ thuật phục vụ cho giai cấp thống trị” [1, 18-19] Sang đến thời phong kiến, ngoài việc "được sử dụng chủ yếu như một nguồn lực để duy trì và nuôi dưỡng bộ máy nhà nước", kinh tế nhà nước đã phát triển thêm chức năng mới là "được sử dụng như một công cụ quan trọng trong quản lí xã hội làm an dân và củng cố vương triều" [1, 23] Như vậy, bước sang
thời phong kiến, chức năng là công cụ vĩ mô để điều tiết nền kinh tế của thành phần kinh tế nhà nước đã bước đầu định hình Tuy nhiên, chức năng này chỉ thực sự phát triển vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa Sự phát triển đến giai đoạn độc quyền lũng đoạn của chủ nghĩa tư bản không chỉ trực tiếp gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 - 1933 mà còn cho thấy sự thất bại của học thuyết "bàn tay vô hình" do Ađam Smith đưa ra về một lí tưởng nền kinh tế tự điều tiết dựa vào các quy luật của thị trường Trước thực trạng đó, John Maynard Keynes (1884 - 1946) - nhà kinh tế học người Anh - đã đưa ra một học thuyết kinh tế mới trong đó, Keynes không đồng tình với quan điểm của trường phái kinh tế cổ điển và tân cổ điển về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường Bởi theo ông, muốn có một nền kinh tế cân bằng, nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế đó Chính trên cơ sở của học thuyết này, kinh tế nhà nước đã có một bước phát triển mạnh mẽ ngay giữa lòng hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, với chức năng và vai trò chính là công cụ để nhà nước kiểm soát, khống chế và điều tiết sự phát triển cân bằng của nền kinh tế
Trang 19Để đạt đến sự kiện toàn về cơ cấu như hiện nay1, kinh tế nhà nước đã phải trải qua một lịch sử phát triển rất dài Trong các hình thức tổ chức như đã nêu, DNNN là bộ phận có vai trò quan trọng nhất, là đơn vị thể hiện tập trung cho sức mạnh kinh tế và quyền lực khống chế của nhà nước Theo định nghĩa được Ngân hàng Thế giới (WB)
sử dụng, DNNN "là các thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyền kiểm soát của chính phủ mà phần lớn thu nhập của họ được tạo ra thông qua việc bán các hàng hoá
và dịch vụ" [27, 28] Định nghĩa này đã loại trừ các đơn vị, các ngành thuộc sở hữu
của nhà nước như giáo dục, y tế, xây dựng đường xá v.v mà chỉ xét đến các doanh nghiệp hiện diện trong các hoạt động kinh doanh
Sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế nhà nước và các DNNN ở Trung Quốc một mặt không nằm ngoài những giai đoạn phát triển chung của thế giới Mặt khác, sự hình thành của các DNNN ở quốc gia này cũng chịu ảnh hưởng và tác động của các yếu tố đặc thù sẽ được xem xét dưới đây
1.1.1 Cơ sở hình thành và phát triển của các DNNN ở Trung Quốc
a) Những cơ sở lý luận
Có thể nói, ở các nước xã hội chủ nghĩa, những học thuyết của Mác - Ăngghen luôn đóng vai trò then chốt đối với sự hình thành và phát triển của chế độ công hữu, của kinh tế nhà nước và của các DNNN Quá trình xây dựng kinh tế ở Trung Quốc tất
nhiên cũng luôn bám sát tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác Có thể khẳng định những nguyên lý của chủ nghĩa Mác về chế độ công hữu, về tính tất yếu của việc loại
bỏ kinh tế tư nhân khỏi xã hội tương lai là những căn cứ lý luận căn bản, có ảnh hưởng lớn lao đến mô thức xây dựng DNNN ở Trung Quốc thời hiện đại
Theo quan điểm của Mác - Ăngghen, để tiến tới xoá bỏ giai cấp, xoá bỏ bóc lột, điều quan trọng là cần từng bước xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Việc thay thế một nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu bằng chế độ sở hữu xã hội được coi là chìa khoá để xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa của tương lai Vì thế, trong
Nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ăngghen đã viết: "việc quản lí công nghiệp và tất
cả các ngành sản xuất nói chung sẽ không còn nằm trong tay của cá nhân riêng lẻ cạnh tranh với nhau nữa Trái lại, tất cả các ngành sản xuất sẽ do toàn thể xã hội
1
Về hình thức tổ chức, kinh tế nhà nước bao gồm: (1) Ngân sách nhà nước; (2) Ngân hàng nhà nước; (3) Kho bạc nhà nước; (4) Các quỹ dự trữ quốc gia; (5) Các tổ chức sự nghiệp có thu; (6) Các DNNN [25, 31 - 32]
Trang 20quản lí Vì việc từng cá nhân riêng lẻ kinh doanh công nghiệp đem lại hậu quả tất yếu là chế độ tư hữu và vì cạnh tranh không phải là một cái gì khác mà là một phương thức kinh doanh công nghiệp khi công nghiệp do những người tư hữu riêng lẻ quản lí, cho nên chế độ tư hữu không thể tách rời việc cá nhân kinh doanh công nghiệp và
tách rời cạnh tranh được Do đó, chế độ tư hữu cũng phải được thủ tiêu và phải
được thay bằng việc sử dụng chung tất cả mọi công cụ sản xuất và việc phân phối sản phẩm theo sự thoả thuận chung Thủ tiêu chế độ tư hữu là một cách nói vắn tắt nhất
và tổng quát nhất về việc cải tạo toàn bộ chế độ xã hội " [19, 454]
Trong một bài viết khác, Ăngghen cũng khẳng định: "Bằng cách phải biến ngày càng nhiều những tư liệu sản xuất lớn đã xã hội hoá thành sở hữu nhà nước, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tự nó đang chỉ ra con đường để hoàn thành cuộc cách
mạng ấy Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước và biến các tư liệu sản
xuất trước hết thành sở hữu nhà nước" [23, 612-613]
Mặt khác, việc xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất còn tất yếu bởi lẽ Mác chỉ ra rằng bản thân việc duy trì chế độ sở hữu tư nhân sẽ mâu thuẫn với sự phát triển mang tính xã hội hoá cao của quá trình sản xuất
Nhìn lại sự phát triển của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua, chúng ta nhận thấy quan điểm trên của Mác - Ăngghen đã có ảnh hưởng sâu rộng tới việc xây dựng kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa Lần lượt Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam Bắc Triều Tiên, Cuba v.v đều
cố gắng vận dụng quan điểm trên vào thực tiễn nước mình, coi đó là kim chỉ nam để
tiến hành cải tạo toàn diện xã hội cũ Xây dựng, phát triển kinh tế quốc hữu (kinh tế nhà nước) bằng việc thành lập ngày càng nhiều các DNNN trước hết xuất phát từ nhu cầu cải tạo xã hội, hạn chế và tiến tới thủ tiêu sự tồn tại của kinh tế tư nhân, của chế
độ tư hữu, thủ tiêu tình trạng lũng đoạn và tình trạng sản xuất vô chính phủ mà kinh
tế tư nhân gây ra Do vậy, không phải không có lí khi nói rằng: "Một trong những mục đích lịch sử của việc xoá bỏ hệ thống sở hữu tư nhân chính là để chấm dứt cách điều phối sản xuất mù quáng và dò dẫm, để thay thế nó bằng kế hoạch hoá có ý thức"
[14, 487]
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân (trong đó có tâm lý nóng vội, chủ nghĩa giáo điều) việc xây dựng kinh tế nhà nước, xây dựng DNNN ở các nước xã hội chủ nghĩa
Trang 21trước kia đã mắc phải nhiều sai lầm cơ bản Thứ nhất, trong các bài viết của mình,
Mác - Ăngghen đều phân biệt rất rõ "chế độ sở hữu nhà nước" với "chế độ sở hữu xã hội" Sau này, khi vận dụng vào thực tiễn, hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa đều không lưu ý đến sự khác biệt này, dẫn đến việc xây dựng chế độ sở hữu nhà nước đơn nhất, thậm chí Trung Quốc còn coi sở hữu nhà nước là hình thức phát triển cao của
chế độ công hữu Thứ hai, trong khi chỉ ra việc tất yếu loại bỏ chế độ tư hữu, Ăngghen cũng không quên nhắc nhở rằng: "cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả
các triệu chứng là sắp nổ ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần,
và chỉ khi nào đã tạo nên một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo
đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu" [19, 455] Nhưng trong thực tế, đa
phần các nước xã hội chủ nghĩa đã nôn nóng thủ tiêu ngay chế độ tư hữu bằng các cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, gây thiệt hại không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh
tế
Bên cạnh các quan điểm mà Mác và Ăngghen đã đưa ra, cơ sở lý luận thứ hai có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của các DNNN ở Trung Quốc là các
lý thuyết kinh tế và mô hình kinh tế ở Liên Xô Trung Quốc học tập Liên Xô và người
Trung Quốc cũng từng khẳng định: "Con đường Liên Xô đi trước đây cũng chính là tấm gương mà ngày nay chúng ta cần học tập" [104, 706] Nếu Mác - Ăngghen chỉ
dừng lại ở việc trình bày về chế độ sở hữu xã hội - coi đó như chế độ sở hữu chủ đạo của xã hội tương lai - thì Stalin lại đi sâu phân tích về chế độ công hữu Trong đó, Stalin đã chỉ ra cái tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội chính là hai hệ thống đó chịu sự chi phối của chế độ sở hữu nào: "trong chế độ tư bản chủ nghĩa, cơ sở của quan hệ sản xuất là chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất còn trong chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất là cơ sở của quan hệ sản xuất" [100, 63-64] Stalin còn xác định kinh tế nhà
nước (kinh tế quốc hữu) là hình thức thực hiện của kinh tế công hữu Đến đây, việc xây dựng chế độ công hữu không chỉ đơn thuần là biện pháp để cải tạo xã hội mà quan
trọng hơn nó đã được đẩy lên thành một tiêu chí để phân định xã hội xã hội chủ nghĩa
với xã hội tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội phải đồng nghĩa với nền kinh tế công hữu, chủ nghĩa tư bản chỉ có thể là kinh tế tư hữu - lý luận này của Stalin đã tạo ra một bước ngoặt đối với sự phát triển kinh tế của nhiều nước xã hội chủ nghĩa
Trang 22Có thể nói, nếu quan điểm của Mác - Ăngghen về việc thủ tiêu chế độ tư hữu, xây dựng chế độ sở hữu xã hội là lý luận tổng quát, là đường hướng cơ bản để Trung Quốc xây dựng các DNNN thì quan điểm của Stalin - gắn xây dựng chủ nghĩa xã hội với
phát triển chế độ công hữu - là lý luận có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của DNNN ở Trung Quốc
Chính từ hai cơ sở lý luận này, tầm quan trọng của việc xây dựng các DNNN đã được chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc ý thức từ rất sớm, ngay từ trong những năm tháng chiến tranh các xí nghiệp quốc doanh đã được thiết lập và sau ngày giải phóng, quá trình thành lập ấy càng có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để thực thi
b) Những cơ sở thực tiễn
Trong thư gửi Joseph Bloch (21/9/1890), Ăngghen đã viết: "Chúng ta tự làm nên lịch sử của chúng ta, nhưng trước hết là với những tiền đề và trong những điều kiện nhất định Trong những điều kiện và tiền đề ấy thì chính những điều kiện kinh tế giữ vai trò quyết định cuối cùng" [24, 727] Quá trình hình thành và phát triển của các
DNNN ở Trung Quốc là một quá trình lịch sử, do vậy, nó cũng không nằm ngoài quy luật trên Như vậy có nghĩa là một mặt quá trình này được hình thành dựa trên những
cơ sở lý luận kinh tế của các nhà mác-xít thuộc "hệ thống chuyển đổi sang chủ nghĩa
xã hội mang tính cách mạng" và "hệ thống chủ nghĩa xã hội kinh điển"1 Nhưng mặt khác, các DNNN này cũng được hình thành, bắt nguồn từ các tiền đề hay các cơ sở thực tiễn sẵn có trong lòng xã hội Trung Quốc Và nếu không có những cơ sở kinh tế -
xã hội đó, những người cộng sản Trung Quốc khó có thể xây dựng được hệ thống các
DNNN một cách nhanh chóng và khá cơ bản Những cơ sở thực tiễn này vừa là tiền
đề vừa là nhân tố thôi thúc chính quyền nước CHND Trung Hoa non trẻ phải gấp rút
xây dựng các DNNN
Trở lại với một luận điểm đã được nêu ở phần trên, luận văn cho rằng việc xây dựng và phát triển một cách chóng vánh các DNNN ở các nước xã hội chủ nghĩa hoàn toàn không phải là một hoạt động kinh tế mang tính tự phát mà hơn bất cứ giai đoạn nào, hơn bất cứ xã hội nào đã từng tồn tại trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, việc xây dựng đó hoàn toàn là một việc làm có chủ đích và có ý thức Và ý thức
chủ đạo chi phối quá trình hình thành của DNNN chính là để tạo nên cơ sở, tạo nên
1
Luận văn mượn dùng thuật ngữ này của K János, xin xem thêm [14, 17-18]
Trang 23nền tảng sức mạnh cho nền chuyên chính của giai cấp vô sản - bộ máy nhà nước của chủ nghĩa xã hội Nói cách khác muốn xây dựng được kiến trúc thượng tầng của chủ nghĩa xã hội, trước hết phải tạo dựng được một cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa Và do vậy, DNNN đã được lựa chọn là công cụ để nhà nước xã hội chủ nghĩa kiểm soát nền kinh tế vừa tiếp quản, tiến tới cải tạo toàn diện và hướng nền kinh tế đó đi theo một quỹ đạo đã được định sẵn Mà điểm mấu chốt của tất cả các quỹ đạo này là không thừa nhận (hay chấp nhận) sự tồn tại của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, từ đó dẫn đến việc không thừa nhận sự phát triển của kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể Trong
một bài viết của mình Mác đã viết: "Những người cộng sản có thể khái quát toàn bộ lý luận của mình trong một câu nói: tiêu diệt chế độ tư hữu" [61, 66] Mặc dù, tại nhiều
nơi, không phải lúc nào quan điểm này cũng được thừa nhận ngay từ đầu (ở Liên Xô - Lênin - và ở Trung Quốc - Mao Trạch Đông - ban đầu đều nhận thức được tính tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạn ban đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội) nhưng càng về sau, quan điểm này càng ăn sâu bám rễ và phát huy tác động của nó
Đúng như nhận xét của Kornai János: "Điểm mấu chốt trong chương trình của các đảng Marxist-Leninist đó là sự quyết định ngay khi điều kiện chính trị cho phép thực hiện, tổ chức lại xã hội dựa trên cơ sở sở hữu công cộng chứ không phải sở hữu tư nhân " [14, 85]
Ở Trung Quốc, vào thời điểm Đảng Cộng sản giành được chính quyền thì việc hạn chế ảnh hưởng của kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nước ngoài lại càng trở nên cấp thiết bởi các thành phần kinh tế này khi đó đang hầu như khống chế toàn bộ đời sống kinh tế trên mảnh đất rộng 9,6 triệu km2 Sau ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, những người cộng sản Trung Quốc được thừa hưởng cùng lúc hai "gia tài" đối lập nhau: một bên là gia tài văn hoá đồ sộ, phong phú, giàu sức sống với một bên
là gia tài kinh tế hoang tàn và đổ nát Trong suốt giai đoạn từ chiến tranh nha phiến (1840 - 1842) đến khi cuộc nội chiến Quốc - Cộng kết thúc (năm 1949), có một đặc điểm nổi bật là về cơ bản phương thức sản xuất phong kiến vẫn chiếm ưu thế, kinh tế
tư bản chủ nghĩa đã manh nha nhưng không có điều kiện phát triển (như ở Nhật Bản), Trung Quốc vẫn là một quốc gia nông nghiệp lạc hậu, trình độ canh tác thủ công, cơ
sở công nghiệp yếu kém và không đồng bộ Nếu so với mức đạt được cao nhất trước chiến tranh, giá trị sản lượng ngành công nghiệp của Trung Quốc (1949) đã giảm hơn
Trang 2420%, sản lượng lương thực giảm hơn 108 triệu tấn [53, 13] Xét về tương quan giữa kinh tế nhà nước với tất cả các thành phần kinh tế khác chúng ta có thể nhận thấy một nghịch lí là mặc dầu chiếm 80,7% về lượng tài sản cố định trong các doanh nghiệp
công nghiệp của toàn Trung Quốc nhưng nếu xét các doanh nghiệp quy mô lớn thì các
doanh nghiệp công nghiệp nhà nước (1949) chỉ làm ra một lượng giá trị sản phẩm tương đương với 41,3% tổng giá trị sản phẩm của ngành công nghiệp [78, 12] Trong khi đó, năm 1949, Trung Quốc đã có 123.000 hộ kinh tế công nghiệp tư nhân, sử dụng 1,64 triệu lao động, chiếm 54,6% tổng số lao động trong cả nước, với giá trị tổng sản phẩm đạt 6,8 tỷ NDT1, chiếm 63,2% tổng giá trị sản phẩm toàn ngành công nghiệp [78, 21] Trong ngành thương nghiệp, kinh tế tư nhân cũng tỏ rõ ưu thế nổi trội với con số 4,02 triệu hộ kinh doanh (1950), mức bán buôn của các hộ kinh doanh tư nhân
và cá thể chiếm 76% tổng mức bán buôn của Trung Quốc còn mức bán lẻ thì lên tới 83,5% vào thời điểm đó (1950) [78, 21]
Trên lý thuyết đây sẽ là một thế mạnh để Trung Quốc khôi phục nền kinh tế sau thời chiến, tuy nhiên, do tình trạng phát triển "vô chính phủ" của thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản chủ nghĩa nước ngoài, Trung Quốc lại phải đối mặt với những thử thách đầy khắc nghiệt Sự lũng đoạn của kinh tế phi quốc hữu là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lạm phát phi mã, sự thiếu hụt hàng hoá do
đầu cơ và giá cả đột ngột trở nên đắt đỏ v.v Chỉ tính 2 năm 1949 - 1950, Trung Quốc đã liên tiếp xảy ra 4 lần hàng hoá tăng giá với biên độ lớn do đầu cơ (tháng 4, tháng 7, tháng 11 năm 1949 và tháng 2 năm 1950) Chẳng hạn trong thời gian này, hàng hoá ở Thượng Hải tăng giá 10 - 20 lần so với giá thật, một số mặt hàng thiết yếu như lương thực, bông mỗi ngày tăng giá 20-30% [78, 12-13] Những khó khăn do thành phần kinh tế phi quốc hữu gây nên là lí do đòi hỏi chính phủ Trung Quốc nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát nền kinh tế Ngoài các biện pháp hành chính thì một biện pháp lâu dài là xây dựng DNNN, tạo nên thế mạnh cho khu vực kinh tế nhà nước
Đó cũng là lý do để luận văn cho rằng cơ sở kinh tế vốn có trên mảnh đất Trung Quốc chính là nhân tố thôi thúc Trung Quốc xây dựng các DNNN Nhưng mặt khác, tiềm lực của khu vực kinh tế tư nhân, những tàn dư còn sót lại của kinh tế tư bản nước
1
Đồng NDT này được tính theo mức giá của đồng tiền phát hành năm 1955, 1 NDT được phát hành năm 1955 = 10.000 NDT thời trước đó Có thể xem thêm [93, 21]
Trang 25ngoài cũng là một tiền đề rất quan trọng để Trung Quốc thành lập được nhanh và nhiều đến thế các doanh nghiệp, theo một cách thức đơn giản và mang tính phổ quát ở
nhiều nước xã hội chủ nghĩa: quốc hữu hoá
Ngoài những cơ sở thực tiễn từ chính mảnh đất Trung Quốc, sự hình thành và phát triển của các DNNN ở đây còn định hình từ ảnh hưởng của thực tiễn Liên Xô và làn sóng quốc hữu hoá ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới
Dưới sự chỉ đạo của các lý luận kinh tế mà Stalin đề ra, trong đó vấn đề mấu chốt
là đề cao sự phát triển của chế độ công hữu, các DNNN đã được xây dựng và phát triển nhanh chóng ở Liên Xô Một hình mẫu DNNN làm chủ thành thị và các nông trang chiếm lĩnh nông thôn, một mô hình cư dân thành thị đổ xô đi làm công nhân nhà máy còn cư dân nông thôn đi vào hợp tác xã đã trở thành mẫu hình phát triển lý tưởng của nhiều nước xã hội chủ nghĩa trong suốt một thời gian dài, trong đó có cả Trung Quốc Trung Quốc đã đi con đường mà Liên Xô đã đi, không loại trừ cả việc học tập xây dựng DNNN Nhìn lại chặng đường phát triển của DNNN ở Trung Quốc, Đặng
Tiểu Bình đã nói: "Về các mặt chế độ kinh tế, đặc biệt là quản lí xí nghiệp, tổ chức xí nghiệp hiện nay, chúng ta đều chịu ảnh hưởng của Liên Xô khá nặng" [4, 39] Bên
cạnh việc “nhập khẩu” các lý thuyết kinh tế từ Liên Xô, Trung Quốc còn được "người anh cả chủ nghĩa xã hội" giúp đỡ xây dựng nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng Tất cả số doanh nghiệp này đều tập trung trong 156 công trình công nghiệp nặng tại vùng Đông Bắc mà Liên Xô viện trợ xây dựng từ những năm 50 của thế kỷ trước
Trên thế giới, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, một làn sóng quốc hữu hoá đã được hình thành và nhanh chóng lan rộng ra khắp châu Âu Sự thất bại của lý thuyết
"bàn tay vô hình" mà Ađam Smith đưa ra, sự hình thành của học thuyết kinh tế Keynes, tất cả đã khiến châu Âu trở nên sục sôi bởi đâu đâu người ta cũng bàn và thực hiện quá trình quốc hữu hoá Tại Anh, quê hương của cuộc cách mạng công nghiệp, từ năm 1945 đến năm 1949, pháp lệnh quốc hữu hoá đã được ban hành và có hiệu lực đối với 8 ngành quan trọng như: ngân hàng, công nghiệp than, hàng không dân dụng, vận tải trong nước, điện lực, công nghiệp khí đốt và gang thép Số ngành được quốc hữu hoá này chiếm tỷ trọng 20% các ngành kinh tế Đến năm 1974, sau khi trở lại cầm quyền, chính phủ Công đảng Anh tiếp tục đẩy mạnh tiến trình quốc hữu hoá đợt 2
Trang 26Đối tượng của đợt quốc hữu hoá lần này nhằm vào ngành chế tạo và sửa chữa tàu, 4 công ty hàng không lớn, ngành công nghiệp chế tạo và tất cả đất đai mà ngành xây dựng đô thị cần dùng Ngoài ra, nhà nước cũng đã tiến hành mua một số cổ phần của
25 công ty tư nhân [58, 5] Tại Pháp, quê hương của cuộc cách mạng tư sản, làn sóng quốc hữu hoá cũng diễn ra mạnh mẽ với hai giai đoạn: 1943 - 1946 và 1981 - 1982 Trong giai đoạn 1, quá trình quốc hữu hoá chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng
và tài chính với kết quả đạt được là đến năm 1946, 90% lượng năng lượng của cả nước và từ 45% đến 50% số ngân hàng đã nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước [58, 5]
1.1.2 Con đường hình thành và vai trò của các DNNN ở Trung Quốc
a) Những con đường hình thành DNNN ở Trung Quốc
Trong công trình nghiên cứu của mình, Trương Văn Bân (1996) đã chỉ ra 5 con đường dẫn đến sự hình thành của hệ thống DNNN ở Trung Quốc, tuy nhiên, khái quát lại chúng ta có thể kể ra đây 3 con đường/ cách thức chính Đó là:
(1) Các DNNN do nhà nước tự đầu tư, bao gồm:
- Các DNNN đã được hình thành tại các khu căn cứ địa cách mạng trước ngày giải phóng
- Các DNNN mới được nhà nước đầu tư 100% sau ngày giải phóng
(2) Các DNNN được hình thành thông qua việc tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa bằng cách tịch thu hoặc mua lại của chính phủ cũ, của tư bản nước ngoài, của tầng lớp tư sản quan liêu, của tư sản dân tộc Thường thì hình thức này có thể được gọi bằng một cái tên khác ngắn gọn hơn và cũng đi thẳng vào bản chất: quốc hữu hoá (3) Các DNNN do Liên Xô giúp đỡ xây dựng
Trước ngày giải phóng, tại các khu căn cứ địa như Giang Tây, Diên An, do nhu cầu phục vụ chiến tranh, chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành lập một số doanh nghiệp ban đầu chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu về quân nhu nhưng kể từ sau năm 1939, đa phần các doanh nghiệp này đã chuyển sang nghiên cứu và sản xuất các máy động lực, máy công cụ [65, 270] Tuy số lượng DNNN còn khá khiêm tốn (đến năm 1942, trong số 114 doanh nghiệp luyện thép thì chỉ có 16 doanh nghiệp do chính quyền của Đảng Cộng sản lập ra còn lại 98 doanh nghiệp là của tư nhân) nhưng
Trang 27DNNN lại chiếm ưu thế tuyệt đối về quy mô vốn đầu tư (trong tổng số 124,778 triệu NDT vốn đầu tư - mệnh giá cũ - vốn của các DNNN chiếm 85%) [65, 269] Nhìn chung, trong giai đoạn chiến tranh, kinh tế nhà nước - mà một hình thức biểu hiện của
nó là các DNNN - luôn ở thế kém phát triển hơn so với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhưng ngay cả điều đó cũng không thể phủ nhận một tín hiệu
là các DNNN đã ngày càng rút ngắn khoảng cách so với các doanh nghiệp khác, nhờ
sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính quyền Tỷ trọng của công nghiệp nhà nước trong tổng giá trị sản phẩm của 17 ngành công nghiệp quan trọng đã tăng liên tục (1938: 21,2%; 1941: 35,9%; 1942: 43,3%; 1944: 53,7%) [65, 273] Những khó khăn của điều kiện kinh tế thời chiến là nguyên nhân cản trở sự phát triển của các DNNN Tuy nhiên, sau khi Đảng Cộng sản giành được quyền lãnh đạo, tình hình này đã ngay lập tức có nhiều thay đổi Các DNNN đã được dựng lên ngày càng nhiều và dần thay thế các doanh nghiệp tư nhân trong vai trò xương sống của nền kinh tế
Có thể khẳng định một lần nữa rằng sự phát triển với một quy mô và tốc độ nhanh chóng của các DNNN là một hoạt động nằm trong "ý thức hệ" của những nhà lãnh đạo Trung Quốc đương thời Nhưng sở dĩ Trung Quốc có thể xây dựng nhanh và nhiều đến thế các DNNN trong một thời gian ngắn chính là nhờ bởi những người Cộng sản Trung Quốc đã được kế thừa và tiếp quản một cơ sở khá tốt các doanh nghiệp từ nhiều thành phần kinh tế khác Các loại doanh nghiệp có thể kể ra đây bao gồm: các công xưởng, xí nghiệp do tầng lớp tư sản Trung Quốc lập nên; các xí nghiệp của tư bản nước ngoài và các xí nghiệp của chính phủ Quốc dân đảng
Về quốc hữu hoá số doanh nghiệp do giai cấp tư sản Trung Quốc (bao gồm cả tư sản quan liêu, tư sản mại bản và tư sản dân tộc) thành lập nên, chúng ta biết từ cuối
những năm 60 của thế kỷ XIX đến năm 1894 (từ chiến tranh Nha phiến đến chiến tranh Trung - Nhật), xuất phát từ chủ trương học tập kỹ thuật tiến bộ của phương Tây
để phát triển tự cường, nhằm chống lại sự xâm lược của phương Tây, nhà Thanh với những đại biểu cấp tiến như Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương và sau này là Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu đã tìm cách đưa kỹ thuật phương Tây, kinh nghiệm phương Tây, sức sản xuất của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào Trung Quốc Thông qua việc xây dựng mới nhiều công xưởng, xí nghiệp, xưởng đóng tàu, xưởng chế tạo vũ khí, họ muốn nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia hùng mạnh, theo như cách
Trang 28mà quốc gia láng giềng Nhật Bản đã đi từ thời Minh Trị Xét ở thời điểm bấy giờ, các
xí nghiệp, công xưởng "quốc doanh", "quan biện" này có thể được coi là các DNNN
sơ khai của Thanh triều Một số nhà nghiên cứu đã xem: "Chúng (các xí nghiệp, công xưởng do nhà Thanh lập nên) chính là các DNNN hiện đại sớm nhất của Trung Quốc"
[65, 140] Từ năm 1861 đến 1890, nhà Thanh đã cho mở 24 công xưởng đúc súng và đóng tàu với tổng số tiền đầu tư khoảng 60 triệu đồng [65, 141]
Trong giai đoạn Quốc dân đảng lãnh đạo, sự câu kết chặt chẽ giữa tầng lớp chính khách với thương gia, chủ doanh nghiệp đã tạo điều kiện để các gia tộc có thế mạnh kinh tế lớn thao túng nền kinh tế Chỉ đơn cử, gia tộc họ Khổng - 1 trong 4 đại gia tộc của Trung Quốc thời đó - nổi lên từ ngành ngân hàng, bản thân Khổng Tường Hy từng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng thế lực của
họ Khổng không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ các ngân hàng, các tổ chức kinh doanh tiền tệ mà còn vươn sang cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp
và thương nghiệp Ngân hàng Dục Hoa (Sơn Tây) của gia tộc họ Khổng có số vốn 2 triệu đồng, trong kháng chiến chống Nhật, sau khi chuyển đến Trùng Khánh, con số
ấy đã lên tới 10 triệu đồng [65, 309] Trong lĩnh vực công nghiệp, họ Khổng góp vốn cùng một số người Tứ Xuyên mở công ty luyện kim (Khổng Tường Hy làm Chủ tịch Hội đồng quản trị) với số vốn ban đầu 12 triệu đồng, đến năm 1943, số vốn của công
ty đó đã tăng lên gấp 10 lần (120 triệu đồng) [65, 309] Chừng đó cũng đủ để chúng ta thấy những đại gia như nhà họ Khổng, họ Tống, họ Tưởng có thế lực kinh tế và tầm ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn bấy giờ Sau ngày nước CHND Trung Hoa được thành lập, việc tịch thu hoặc mua lại với giá thấp những doanh nghiệp của các thế lực kinh tế này giúp Trung Quốc không chỉ nhanh chóng có được một lượng vốn lớn mà còn tiếp nhận được nhiều kỹ thuật quản lí và sản xuất tiên tiến Chỉ riêng từ 4 đại gia tộc, Trung Quốc đã quốc hữu hoá được 2858 xí nghiệp các loại với 1,29 triệu nhân công, trong đó có 138 xưởng phát điện, 120 xí nghiệp khai thác than khai thác dầu, 83 xưởng luyện kim màu, 19 xưởng đúc gang, 107 xưởng gia công hoá học, 48 xưởng sản xuất giấy, 241 xưởng dệt v.v [78, 11]
Về các doanh nghiệp có được từ việc tịch thu của chính phủ cũ và của tư bản nước ngoài, cuối năm 1949, Trung Quốc đã quốc hữu hoá của chính phủ Quốc dân
đảng 4 ngân hàng lớn (Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Giao thông, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc), 2 Cục và 1 Kho Ngoài ra, tại các tỉnh, 2400 ngân hàng và hàng chục công ty độc quyền, hoạt động trong lĩnh vực mậu dịch thuộc chính phủ Quốc dân đảng trước kia đều được tiếp quản nhanh chóng Để hình dung được toàn bộ cơ sở kinh tế mà chính quyền của Đảng Cộng sản đã tiếp
Trang 29220646 30198
800000 800000
589744 1349251
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000
quản được từ các tầng lớp tư sản quan liêu, tư sản mại bản, tư sản dân tộc và vốn đầu
tư của chính phủ Quốc dân đảng, có thể tham khảo biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1 Vốn đầu tư của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân ở Trung Quốc giai
đoạn 1935 - 1942
Nguồn: Dẫn theo Lý Bồi Lâm, Trương Dực: Phân tích giá thành xã hội của DNNN, Nxb Văn hiến
khoa học xã hội, Bắc Kinh, 2000, tr 56
Dựa theo con số thống kê của biểu đồ 1, chúng ta nhận thấy trước và trong giai đoạn kháng chiến chống Nhật, chính phủ Quốc dân đảng đã có những khoản đầu tư rất lớn dành cho việc phát triển các xí nghiệp công nghiệp Nếu năm 1935, số vốn của khu vực quốc doanh (ở đây chỉ chính phủ Quốc dân đảng) chỉ có 30, 198 triệu đồng, chiếm khoảng 12% thì đến năm 1941, tỷ lệ giữa vốn của nhà nước với vốn của tư sản dân tộc đã là 50:50, và chỉ 1 năm sau đó, số vốn của các doanh nghiệp do chính phủ Quốc dân đảng lập ra đã lên đến 1,3 tỷ đồng, tăng gấp 50 lần chỉ trong 7 năm
Bên cạnh việc quốc hữu hoá của chính phủ cũ, của tầng lớp tư sản trong nước, một hoạt động kinh tế được thực hiện gần như ngay lập tức sau khi Đảng Cộng sản giành được chính quyền là tiến hành quốc hữu hoá tất cả tài sản của tư bản nước ngoài trên đất Trung Quốc Mặc dù, theo một lối tư duy bao biện truyền thống của người Trung Quốc thì sở dĩ Trung Quốc phải quốc hữu hoá các tài sản này là vì trước đó các tài sản của Trung Quốc ở Anh, Mỹ đã bị phong toả1 Song, thực ra sự khác biệt về hệ thống chính trị khi đó (giữa Trung Quốc với Tây Âu, Mỹ) và mong muốn xoá đi những dấu vết cuối cùng của chủ nghĩa thực dân trên mảnh đất Trung Hoa; việc xoá
sạch dấu vết của những năm tháng Trung Quốc khổng lồ bị các nước thực dân phương Tây lăng nhục và xâu xé mới là hai nguyên nhân quan trọng nhất để Trung Quốc quốc hữu hoá các tài sản của tầng lớp tư bản nước ngoài Ở đây, luận văn đồng tình với
1
Có thể xem thêm quan điểm này trong Vương Cối Lâm (1994) [78, 11]
Trang 30quan điểm cho rằng ở những nước trước đây từng là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa thì
khát vọng "phi thực dân hoá về kinh tế" là một quá trình tiếp nối và tất yếu sau khi các quốc gia này thực hiện thành công nhiệm vụ "phi thực dân hoá về chính trị": "Khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai Sự độc lập về chính trị mà nhiều nước đang phát triển giành được đã khiến họ khát khao độc lập về kinh tế Kế hoạch hoá tập trung
và sở hữu tập trung trong các khu vực then chốt thường được xem như là con đường nhanh nhất, có hiệu quả nhất để hoàn thiện nền độc lập về chính trị và kinh tế" [35, 11] Sau khi tiến hành quốc hữu hoá các tài sản của tư bản nước ngoài, chính phủ
Trung Quốc đã có trong tay thêm 913 xí nghiệp các loại [4, 23]
Thông qua tất cả các con đường và cách thức đã nêu ở trên, ngay sau ngày thành lập nước, chính quyền của Đảng Cộng sản về cơ bản đã xây dựng được một mạng lưới các DNNN trên nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế Năm 1949, các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước sản xuất 58% lượng điện năng tiêu thụ, cung cấp 68% sản lượng than đá, sản xuất 92% lượng phôi thép, 97% sản lượng gang và 49% sản lượng sợi bông [78, 59] Đến năm 1952, Trung Quốc đã có 9517 DNNN, trong đó
2254 doanh nghiệp do trung ương trực tiếp quản lý [73, 24]
b) Vai trò của các DNNN đối với sự phát triển của Trung Quốc
Lật lại từng trang sử Trung Quốc thời hiện đại, giở tìm trong những văn kiện quan trọng của Đảng Cộng sản, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy một quan điểm nhất quán rằng mặc dù sự phát triển của các khu vực kinh tế có khác nhau theo từng giai đoạn song khu vực kinh tế quốc doanh luôn luôn được coi là bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất trong kết cấu kinh tế của nước CHND Trung Hoa Trong "Cương lĩnh chung" được đọc tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân (tháng 9 năm 1949), kinh tế nhà
bước - khi đó được gọi là kinh tế quốc doanh - đã được khẳng định về vai trò: "Kinh tế quốc doanh là kinh tế mang tính chất xã hội chủ nghĩa Phàm tất cả các ngành liên quan đến huyết mạch kinh tế và có thể thao túng quốc kế dân sinh thì đều nên để nhà nước thống nhất kinh doanh" [103, 7] Chu Ân Lai trong bài phát biểu về "Đặc điểm
của bản Dự thảo Cương lĩnh chung tại Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân" cũng
đã nhấn mạnh: "Trong kết cấu 5 thành phần kinh tế của chủ nghĩa dân chủ mới, kinh
tế quốc doanh là thành phần lãnh đạo" [103, 18]
Trang 31Với sự hậu thuẫn mạnh mẽ đó, các DNNN đã được tạo điều kiện tham gia sâu rộng vào những lĩnh vực quan trọng và thiết yếu của đời sống kinh tế từ thương nghiệp sang công nghiệp (công nghiệp chế tạo, công nghiệp quân sự, công nghiệp dầu khí, công nghiệp năng lượng), và chúng thực sự trở thành những trụ cột của nền kinh
tế Trung Quốc Nếu trước kia động lực phát triển kinh tế phần lớn dựa vào sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân và tư bản nước ngoài thì kể từ sau năm 1949, khu vực kinh tế nhà nước ngày càng thể hiện được vai trò và khẳng định được vị trí của
mình Giờ đây, không phải những doanh nghiệp tư nhân mà chính các DNNN mới là
thực thể đóng vai trò hướng đạo, định hướng dẫn dắt sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế, DNNN là động lực thực sự và đã có lúc gần như là động lực duy nhất tạo nên
sự phát triển ấy (xem bảng 1)
Bảng 1 So sánh giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn Trung Quốc (%)
Loại hình
Năm nghiệp Công
nhà nước
CN hợp tác xã
CN công
tư hợp doanh
Công nghiệp tư nhân
CN tập thể hương trấn CN cá thể Các loại
Trang 32phận chính là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể (năm 1965, tỷ trọng của công nghiệp nhà nước là 90,1% của công nghiệp tập thể là 9,9%) Đây không chỉ là diện mạo của riêng ngành công nghiệp mà có lẽ là diện mạo chung, ấn tượng chung về những đóng góp và vai trò của DNNN trong nền kinh tế Trung Quốc Ngoài ra, xét trong khía cạnh kinh tế, sự đóng góp của các DNNN còn được thể hiện thông qua việc chính từ các doanh nghiệp này nhà nước đã thu được những khoản thu tài chính khổng lồ, đồng thời các DNNN cũng là nơi sản xuất và cung cấp hầu hết các mặt hàng thiết yếu phục
vụ đời sống của nhân dân Theo thống kê, kể từ cuối thập niên 40 đến giữa thập niên
90, các DNNN đã đóng góp 70% nguồn thu cho ngân sách nhà nước [4, 29] Tổng kết
vai trò kinh tế của các DNNN, K János đã viết: "Hình thức sở hữu xí nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh "những ngành đỉnh cao chiến lược" trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, những vị trí cho phép chi phối các thành phần ngoài quốc doanh khác: khai
mỏ, sản xuất năng lượng, giao thông vận tải, thương mại bán buôn trong nước, ngoại thương, ngân hàng và bảo hiểm" [14, 69] Nhận xét này đã khái quát được hai yếu tố
làm nên thế mạnh tuyệt đối của DNNN, đó là: (1) chúng nắm giữ các ngành chiến
lược đỉnh cao và (2) chúng có khả năng chi phối khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở ý nghĩa kinh tế, DNNN ở Trung Quốc và ở các nước xã hội chủ nghĩa khác trên thế giới cũng chẳng mấy khác biệt so với DNNN ở các quốc gia khác Bởi Rajip Ganđi - Thủ tướng Ấn Độ trước đây - đã từng tự hào khi
nhận xét về khu vực kinh tế quốc doanh của nước mình: "30 năm trước đây, khi chúng
ta chuẩn bị thành lập khu vực quốc doanh, đã có nhiều quan điểm trái ngược nhau Ngày nay, chúng ta tự hào về khu vực quốc doanh không phải chỉ vì nó đã sản xuất ra được một số thứ Chúng ta không xấu hổ nếu thấy khu vực này có nhiều thiếu sót trong một số ít lĩnh vực" [35, 30] Thậm chí, nếu đánh giá một cách khắt khe, vai trò
của các DNNN cũng không thật sự nổi bật hơn so với hệ thống DNTN ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển Vậy, đâu là những nét “ưu việt đặc thù” của hệ thống DNNN
ở các nước xã hội chủ nghĩa? Điểm “ưu việt đặc thù” đó là ngoài chức năng kinh tế, DNNN còn đảm trách nhiều chức năng chính trị và xã hội khác, điều mà các DNNN hay DNTN trong lòng hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa ít khi phải đảm nhận Nói cách khác, bên cạnh vai trò là một thực thể kinh tế trụ cột, nắm giữ các huyết mạch kinh tế, làm công cụ để nhà nước thực hiện sự điều tiết vĩ mô, các DNNN ở Trung
Trang 33510 748
1178 1238
1959 2691
N¨m 1952
N¨m 1957
N¨m 1962
N¨m 1965
N¨m 1970
N¨m 1975
N¨m 1978
N¨m 1980
N¨m 1985
N¨m 1990
N¨m 1995
N¨m 1997 v¹n ng-êi
Quốc còn mang trong mình một ý nghĩa xã hội và chính trị khá sâu sắc Điều này được thể hiện ở chỗ, trước hết, các DNNN là nơi tập trung giải quyết gánh nặng việc làm trong xã hội Có một điểm được mặc nhiên thừa nhận trong suốt thời gian dài khi người ta cho rằng các DNNN có trách nhiệm giải quyết việc làm cho số người đến tuổi lao động hàng năm Hơn nữa, số lao động này sau khi vào doanh nghiệp thì sẽ được hưởng chế độ lao động suốt đời Doanh nghiệp nhận lao động theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và chỉ có thể cho những lao động này nghỉ việc khi họ đủ tuổi nghỉ hưu Vì thế, số công nhân viên chức làm việc trong các DNNN ngày một tăng lên (xem biểu đồ 2)
Biểu đồ 2 Số công nhân viên trong các DNNN ở Trung Quốc (đơn vị: vạn người)
Nguồn:Dẫn theo Lý Bồi Lâm, Trương Dực: Phân tích giá thành xã hội của DNNN, sđd, tr 76-77
Sự tăng lên không ngừng về số công nhân viên chức đồng nghĩa với việc hàng năm các DNNN sẽ phải gánh thêm rất nhiều gánh nặng xã hội Những gánh nặng như: tiền bảo hiểm, tiền hưu, tiền lương, rồi ngay cả các công trình công cộng mà doanh nghiệp phải lo (như lập trường học các cấp cho con em công nhân viên, thành lập các bệnh viện, trạm xá, lo nơi ở v.v ) là hậu quả của một thời kỳ người ta mặc nhiên coi các DNNN như một "xã hội thu nhỏ" Để hình dung về gánh nặng xã hội khổng lồ đè lên vai hệ thống DNNN, chúng ta có thể tham khảo thêm số liệu của các bảng dưới đây:
Bảng 2 Xu thế phúc lợi hoá về chức năng của các đơn vị kinh tế nhà nước
Năm Tổng chi phí dành cho phúc lợi
bảo hiểm (trăm triệu đồng) (1)
Tổng số tiền lương (trăm triệu đồng) (2)
Tỷ lệ (1)/(2) (%)
Tỷ lệ giữa số người về hưu với
số người vẫn đang làm việc (lấy số về hưu là 1)
Trang 34Nguồn:Dẫn theo Lý Bồi Lâm, Trương Dực: Phân tích giá thành xã hội của DNNN, sđd, tr 77-78
Không khó để có thể nhận ra ngay rằng việc trang trải các khoản phí phúc lợi và bảo hiểm luôn là một gánh nặng thực sự đối với doanh nghiệp Nếu năm 1978 (năm đầu của cải cách) các DNNN phải chi 6,69 tỷ NDT để trả tiền bảo hiểm và phí phúc lợi cho công nhân viên thì đến năm 1997, con số này đã tăng với tốc độ lớn, lên đến 225,42 tỷ NDT Tương ứng với nó là núi tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên (tăng từ 46,87 tỷ NDT năm 1978 lên 721,1 tỷ NDT trong năm 1997)
Và trung bình tỷ trọng của các chi phí xã hội mà doanh nghiệp phải gánh trong tổng quỹ tiền lương là gần 24% Chi phí này đặc biệt cao hơn nhiều lần so với chi phí cùng loại mà các loại hình doanh nghiệp khác phải trả (xem bảng 3)
Việc trả lương, đóng bảo hiểm xã hội hay chi phí phúc lợi là nghĩa vụ của doanh nghiệp đã được quy định theo pháp luật, tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là phần lớn chi phí tiền lương, tiền bảo hiểm và phí phúc lợi đó lại không phải dành cho những người đang trực tiếp lao động Bởi các số liệu thống kê tại bảng 2 cho thấy tỷ lệ quá chênh lệch giữa số người của doanh nghiệp đã nghỉ hưu (nhưng vẫn nhận các khoản phúc lợi) với số người đang đi làm của doanh nghiệp đó Dưới tác động của các cải cách về chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ lao động v.v , tỷ lệ này đã giảm khá nhiều nhưng nếu nhìn vào giai đoạn đầu của cải cách có thể thấy một tình trạng bất hợp lý trong các DNNN là cứ 1 người đi làm trong doanh nghiệp thì sẽ phải nuôi 26 người khác của doanh nghiệp đã nghỉ hưu Đây là một phép tính đơn giản cho thấy gánh nặng xã hội mà các DNNN đã gánh chịu để thấy vai trò to lớn của loại hình doanh nghiệp này trong việc duy trì sự ổn định của xã hội Các số liệu thống kê cũng phản ánh trung thực tình trạng quá tải trong việc các DNNN phải đảm đương vai trò là người bảo trợ về việc làm cho xã hội (xem bảng 4)
Trang 35Bảng 3 So sánh chi phí dành cho bảo hiểm, phúc lợi xã hội của các loại hình DN
Nguồn:Dẫn theo Lý Bồi Lâm, Trương Dực: Phân tích giá thành xã hội của DNNN, sđd, tr 148
Bảng 4 So sánh tỷ lệ giữa người về hưu với những người đang làm việc tại các loại
hình DN (Tỷ lệ những người về hưu là 1)
Năm 1949 trở về trước 1950-1959
DN hùn vốn trong và ngoài nước 4,23:1 5,15:1 1,69:1 5,76:1 62,74:1 41,18:1
Nguồn:Dẫn theo Lý Bồi Lâm, Trương Dực: Phân tích giá thành xã hội của DNNN, sđd, tr 155
Cuối cùng, ngoài các ý nghĩa kinh tế và xã hội, chúng ta không thể không nhắc đến một ý nghĩa hết sức quan trọng của các DNNN, đó là ý nghĩa về mặt chính trị Đã
có một thời kỳ ở Trung Quốc, sự phát triển mạnh mẽ về số lượng của các DNNN được coi là tiêu chí của một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa vững mạnh Nhận thức là một quá trình, phải cần có đủ thời gian trải nghiệm người Trung Quốc mới nhận ra rằng có nhiều thật nhiều DNNN không phải là tiêu chí để đánh giá sự mạnh yếu của chủ nghĩa
xã hội mà họ đang cố gắng xây dựng Tuy nhiên, ít nhất, trong thời gian đầu mới thành lập nước, DNNN là một trong những biểu trưng gửi gắm bao niềm tin và khát vọng của người Trung Quốc vào một nền kinh tế tốt đẹp hơn, một chế độ xã hội tươi sáng hơn Ở đó mọi người đều có việc làm, ở đó không ai bị bóc lột và ở đó nền kinh
tế dưới sự quản lí điều tiết của nhà nước đủ sức làm ra lượng của cải nuôi sống toàn
Trang 36xã hội Thậm chí nền kinh tế đó sẽ nhanh chóng đuổi kịp và vượt mặt các cường quốc
tư bản chủ nghĩa như Anh, Mỹ
Một ưu điểm nổi bật của các DNNN so với DNTN (trong mọi hệ thống kinh tế) đó là trong những trường hợp cần thiết DNNN có khả năng tạm thời chủ động đi ngược lại các quy luật kinh tế, đi ngược lại tác động quy luật của thị
trường để đáp ứng các nhu cầu xã hội Trong trường hợp này, chúng ta sẽ nhận thấy
sự điều tiết theo lý thuyết "bàn tay vô hình" của Ađam Smith không phát huy tác dụng Bởi lẽ các DNNN dưới các mệnh lệnh hành chính sẵn sàng thoát ra khỏi sự điều tiết của thị trường để hoàn thành các mục tiêu chính trị - xã hội khác mà nhà nước cho
là thiết yếu hơn Chúng sẵn sàng tham gia hoạt động trong những lĩnh vực, những ngành nghề kinh tế có độ rủi ro cao, lợi nhuận thấp, thời gian quay vòng vốn lâu dài, tóm lại là những ngành mà trong đó hiệu quả kinh tế chỉ là mục tiêu thứ yếu (như xây dựng các công trình công cộng, xây dựng các công trình phúc lợi, quân sự v.v ) Tình hình lại hoàn toàn trái ngược tại các DNTN, nơi mà hiệu quả kinh tế và lợi nhuận luôn luôn và sẽ mãi là mục tiêu sống còn của từng doanh nghiệp Tại những lĩnh vực kinh
tế chứa đựng đầy rủi ro ấy, xã hội khó có thể trông chờ ở sự đầu tư một cách nhiệt thành của khu vực kinh tế tư nhân hay kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Và ở đây, các DNTN hoàn toàn hoạt động theo sự tác động của quy luật kinh tế thông thường, theo tín hiệu của thị trường Ưu điểm kể trên ẩn chứa trong tất cả các DNNN trên thế giới nhưng nó được phát huy tác dụng mạnh mẽ nhất trong các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Tại các quốc gia này, sở dĩ các chính phủ chấp nhận và chủ động duy trì sự tồn tại của hệ thống DNNN - dù biết rằng nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả - là
vì họ coi đó là sự đánh đổi tất yếu để đổi lấy sự ổn định về chính trị - xã hội Tất cả
khoản chi phí bù lỗ cho các DNNN được coi là "chi phí xã hội cần thiết" Ở đây, DNNN đã đóng một vai trò thực sự có ý nghĩa trong hoàn cảnh những khu đệm về thất nghiệp và an sinh xã hội chưa được hình thành một cách hoàn hảo Hãy hình dung tình trạng mất ổn định nếu một nửa trong số 40 triệu công nhân đang làm việc trong các DNNN ở Trung Quốc bị sa thải, hãy hình dung về một viễn cảnh kinh tế không có
sự phát triển của công nghiệp nặng chúng ta sẽ phần nào thấy được ý nghĩa sống còn của việc duy trì khu vực DNNN đối với sự phát triển của Trung Quốc thời hiện đại
Trang 37Tuy nhiên, sở dĩ các DNNN nhanh chóng phát huy tác dụng và trở thành động lực của nền kinh tế giai đoạn đầu là do tác động tổng hợp của nhiều tiền đề đặc thù mà trước hết là các doanh nghiệp đều vận hành trong thể chế kinh tế kế hoạch, tập trung
bao cấp Chính thể chế này đã tạo cho các DNNN một người bảo mẫu lý tưởng Nhà
nước lo cho doanh nghiệp tất cả các yếu tố đầu vào, đầu ra thậm chí còn tạo cho doanh nghiệp một sân chơi riêng, không phải lo cạnh tranh với bất kỳ một doanh nghiệp nào thuộc các thành phần kinh tế khác Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần xét tới các yếu tố khác như sự kém phát triển của thị trường, của hệ thống pháp luật v.v Vì
thế, không phải không có lý khi cho rằng: "Hình thức sở hữu và kiểm soát của chính
phủ có thể có lợi thế so sánh so với sự kiểm soát tư nhân trong một môi trường thể
chế không hoàn hảo, như không có pháp quyền trong việc đảm bảo quyền về tài sản,
thiếu một thị trường vốn vận hành trơn tru và không có các thể chế thuế khoá và ngân sách thoả đáng" [31, 375]
Nhưng giấc mơ đẹp đến mấy rồi cũng qua đi, sự bảo hộ, bao bọc của nhà nước không thể kéo dài được mãi Và khi phải đối mặt với điều này, DNNN mới nhanh chóng bộc lộ nhiều khuyết tật Không thể phủ nhận các DNNN có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế - xã hội nhưng trong lòng nó cũng chất chứa vô vàn các chứng bệnh cần phải chữa trị Một cuộc đại phẫu là cần thiết nếu không muốn các DNNN tiếp tục trở thành gánh nặng cho nền kinh tế
1.2 DNNN và những căn bệnh cố hữu
Để có thể tập trung luận giải, chúng tôi sẽ chủ yếu phân tích những căn bệnh đã hình thành và "phát tác" trong giai đoạn DNNN từ khi hình thành đến mốc trước cải cách mở cửa 1978 Những căn bệnh mới hình thành trong từng giai đoạn sau này của cải cách sẽ được trình bày khi luận văn đánh giá về các giai đoạn cũng như những biện pháp cải cách đã được áp dụng trong từng giai đoạn đó Tuy vậy, khi luận chứng
về các khuyết tật mang tính tiêu biểu của tất cả các giai đoạn cải cách, chúng tôi sẽ sử dụng những số liệu mới mà không chịu sự giới hạn của mốc thời gian 1978
Căn bệnh đầu tiên có thể dễ dàng nhận nhất chính là tình trạng các DNNN phải đảm trách quá nhiều gánh nặng xã hội Mỗi DNNN nhìn chung luôn phải gồng mình
gánh chịu hai áp lực từ nhà nước: một áp lực của việc phải hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, kế hoạch kinh tế do nhà nước định ra của từng năm và một áp lực phải hoàn
Trang 38thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể cùng lúc hoàn thành hai mục tiêu trên Vì vậy, tại nhiều doanh nghiệp thường xuyên diễn ra sự chọn lựa theo đuổi mục tiêu kinh tế hay hoàn thành mục tiêu xã hội? Không hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng sản xuất hay phải đẩy hàng trăm nghìn người
ra đường? Câu trả lời quả thực không hề đơn giản bởi "một người cộng sản cải cách dành nửa trái tim mình cổ vũ cho thị trường, cho sự tự chủ của xí nghiệp và cho động
cơ lợi nhuận Nhưng nửa khác, nửa mạnh hơn của trái tim lại ràng buộc anh ta với các giá trị truyền thống của xã hội chủ nghĩa: anh ta cảm thấy có nghĩa vụ phải giúp
đỡ xí nghiệp khó khăn; anh ta chắc chắn không thể đẩy công nhân ra ngoài đường" [14, 507] Sự chiến thắng của tình cảm không phải bao giờ cũng đem lại một kết quả tốt đẹp Bởi thực tế cho thấy tình trạng quá dư thừa lao động, rồi chi phí xã hội của
doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao v.v phần lớn bắt nguồn từ chính những nửa trái tim nặng về tình cảm kia
Mặc dù, trong tất cả các giai đoạn cải cách từ 1978 đến nay, vấn đề giảm nhẹ gánh nặng xã hội cho DNNN luôn được ý thức và cụ thể hoá bằng nhiều biện pháp nhưng trên thực tế, nếu so với doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác thì những
cố gắng này của chính phủ Trung Quốc vẫn là chưa đủ Bởi lẽ chỉ thống kê tại 508 doanh nghiệp các loại số lao động dôi dư của DNNN luôn chiếm số lượng lớn nhất (xem bảng 5)
Bảng 5 So sánh số lao động dôi dư trong 508 doanh nghiệp các loại (Đơn vị: người)
DNNN
DN tập thể tư nhân DN
DN chế
độ cổ phần
DN hợp tác vốn với nước ngoài Các loại DN khác Năm 1949 trở về
Nguồn:Dẫn theo Lý Bồi Lâm, Trương Dực: Phân tích giá thành xã hội của DNNN, sđd, tr 103
Để đảm bảo đời sống cho số công nhân viên chức thuộc doanh nghiệp mình, các DNNN đã luôn phải dành một phần rất lớn trong quỹ tiền lương cũng như các quỹ
Trang 39khác của doanh nghiệp cho mục đích bảo đảm phúc lợi Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ giữa chi phí phúc lợi với tiền lương tại các DNNN thường lớn
hơn tại các loại hình doanh nghiệp khác (xem bảng 6)
Bảng 6 So sánh tỷ lệ giữa phí phúc lợi bảo hiểm với tổng mức tiền lương và tổng thù
Chú thích: lấy tổng lương là 1và tổng mức thù lao cũng là 1
Nguồn:Dẫn theo Lý Bồi Lâm, Trương Dực: Phân tích giá thành xã hội của DNNN, sđd, tr 206
Gánh nặng xã hội đã hút cạn quỹ lương của doanh nghiệp, dẫn đến một hệ quả tất yếu là doanh nghiệp không có khả năng đầu tư cho tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng Cách làm này của các DNNN Trung Quốc có rất nhiều khác biệt so với các công
ty của Nhật Bản, bởi tại đây, phần lớn số lợi tức được tạo ra sẽ không phải trả cho các
cổ đông, những cổ đông này thường sẽ chấp thuận để dành toàn bộ số lợi tức đó để tiếp tục đầu tư cho sự phát triển lâu dài của công ty Chính cách nhìn dài hơi này đã tạo nên lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho các công ty của Nhật Bản Trong khi đó, tại Trung Quốc một công nhân làm việc trong một DNNN hoàn toàn có thể tự hào nói với một công nhân làm việc tại doanh nghiệp phi quốc hữu rằng: "tiền lương của tôi thấp hơn (hoặc chỉ bằng anh) nhưng tiền phúc lợi của tôi luôn cao hơn anh" (xem bảng 7)
Bảng 7 So sánh tiền lương bình quân, bảo hiểm lao động và bảo hiểm xã hội, chi phí
phúc lợi trong 508 doanh nghiệp các loại
Tỷ lệ phúc lợi bình quân so với tiền lương bình quân (tiền lương là 1)
Tiền lương bình quân (đồng)
Chi phí phúc lợi bình quân (đồng)
Trang 40DNNN DN tËp thÓ DN t- nh©n DN hîp t¸c
vèn víi n-íc ngoµI
C¸c lo¹i DN kh¸c
Kết quả tổng hợp của khó khăn mà gánh nặng xã hội đem lại cho DNNN là tỷ lệ cống hiến xã hội 1
của loại hình doanh nghiệp này luôn ở mức cao kỷ lục (xem biểu đồ 3)
Biểu đồ 3 So sánh tỷ lệ cống hiến xã hội tại 508 doanh nghiệp các loại
Nguồn:Dẫn theo Lý Bồi Lâm, Trương Dực: Phân tích giá thành xã hội của DNNN, sđd, tr 207
Căn bệnh thứ hai của các DNNN là tình trạng nợ xấu 2
đã trở thành một căn bệnh phổ biến và nguy hại đối với sự phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp Do ảnh
hưởng của một thời kỳ dài nhà nước thống nhất thu chi nên toàn bộ vốn sản xuất của doanh nghiệp được lấy từ ngân hàng trung ương hoặc các ngân hàng thương mại của nhà nước, hình thành nên mối quan hệ chặt chẽ giữa hệ thống ngân hàng của nhà nước
với các DNNN: "mỗi một xí nghiệp nhà nước đều có một tài khoản ở ngân hàng trung ương Xí nghiệp không thể quyết định một cách tự do đối với lượng tiền mà nó gửi trong ngân hàng trung ương mà số tiền này được rút ra hầu như tự động theo hệ thống mệnh lệnh được đưa ra một cách tập trung để chi trả cho nhiều loại chi phí khác nhau" [14, 135] Điều đáng nói là trong khi các ngân hàng tỏ ra mạnh tay bao
nhiêu trong việc cấp các khoản tín dụng cho DNNN thì chúng lại yếu thế bấy nhiêu trong việc thu hồi các khoản nợ đến hạn Thường thì nếu doanh nghiệp không tự động trả nợ, hoặc không có sự can thiệp quyết liệt của chính quyền các cấp, DNNN sẽ trở
thành con nợ vô thời hạn của hệ thống ngân hàng nhà nước Điều này khiến cho số nợ
của doanh nghiệp liên tục tăng lên bất chấp những cố gắng cải cách không ngừng cả trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng Nếu năm 1980, tỷ lệ nợ trong tài sản của
1
Thuật ngữ nàyđược dùng để tính mức đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp và tính theo công thức:
TLCHXH = Tổng mức đóng góp cho xã hội của DN/ Tổng vốn bình quân của DN x 100%
2
"Nợ xấu" bao gồm cả nợ khó đòi và các khoản nợ không thể đòi được