Nội dung và tính tất yếu của việc lựa chọn "DNNN rút lui toàn diện khỏ

Một phần của tài liệu Thực tiễn và đột phá trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc (Trang 102)

B. NỘI DUNG

3.1.1. Nội dung và tính tất yếu của việc lựa chọn "DNNN rút lui toàn diện khỏ

?) - một chủ đề đang được thảo luận sôi nổi trên các tạp chí nghiên cứu kinh tế của

Trung Quốc thời gian gần đây.

3.1.1. Nội dung và tính tất yếu của việc lựa chọn "DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh" khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh"

3.1.1.1. Nội dung chủ lý luận "DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh"

Để hiểu được đầy đủ nội dung của lý luận "rút lui toàn diện", có lẽ trước hết cần hiểu được lý luận về vai trò quản lí kinh tế vĩ mô của thành phần kinh tế nhà nước. Bởi có hiểu được lý luận này chúng ta mới hiểu được tính hợp lí của việc DNNN rút lui toàn diện.

Lý luận về vai trò quản lí kinh tế vĩ mô của nhà nước chỉ ra rằng trong lĩnh vực mang tính cạnh tranh, nhà nước cần thực hiện một vai trò điều tiết (调 控). Còn trong lĩnh vực không mang tính cạnh tranh thì nhà nước nên thể hiện vai trò khống chế (控 制)1. Ở đây, có thể tạm hiểu "lĩnh vực mang tính cạnh tranh" là những lĩnh vực có tính tới hiệu quả kinh doanh, hiệu quả kinh tế còn lĩnh vực không mang tính cạnh tranh là những lĩnh vực mà ở đó hiệu quả kinh tế chỉ là mục tiêu thứ yếu. Như vậy, tuy mục tiêu chung đều là kiểm soát vĩ mô nền kinh tế nhưng trong những lĩnh vực hoạt động khác nhau nhà nước sẽ có những hướng ưu tiên khác biệt nhất định. Trong lĩnh vực mang tính cạnh tranh, mục tiêu ưu tiên hàng đầu là điều tiết, còn trong lĩnh vực không mang tính cạnh tranh thì mục tiêu mà nhà nước muốn đạt được thông qua các DNNN

khống chế. Vai trò điều tiết trong lĩnh vực mang tính cạnh tranh sẽ được thực hiện

bằng cách nhà nước đầu tư vào những ngành kinh tế mới, cần có sự hỗ trợ hoặc rút vốn ra khỏi những ngành mà bản thân các thành phần kinh tế khác đã có thể đảm đương được. Còn vai trò khống chế sẽ được thực hiện bằng cách xây dựng các doanh

1Tham khảo thêm "Sự tìm tòi mới về sức khống chế và cách khống chế của kinh tế nhà nước", Tạp chí Tân Hoa văn trích, số 3 năm 2003.

Điều tiết Nhà nước Lĩnh vực mang tính cạnh tranh Ngành A Ngành B Lĩnh vực

không mang tính cạnh tranh Liên quan đến an ninh quốc gia Hàng hoá công cộng Khoa học chiến lược Công cụ tiền vốn, hệ thống chính sách Công cụ là các DNNN Khống chế

nghiệp do nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc nắm cổ phần khống chế. Có thể hình dung về sự kiểm soát vĩ mô của nhà nước trong hai lĩnh vực kinh tế qua mô hình dưới đây:

Trước kia, mô hình nhà nước thực hiện kiểm soát vĩ mô đối với nền kinh tế là:

Nhìn vào hai mô hình này chúng ta nhận thấy ý nghĩa lớn nhất của lý luận nêu trên là đã chỉ ra được sai lầm trong việc điều hành nền kinh tế của Trung Quốc trước kia. Đó là tình trạng nhà nước luôn tiến hành khống chế các ngành kinh tế mang tính cạnh tranh cho dù thông qua công cụ vật chất (là các DNNN) hay thông qua hệ thống chính sách. Sự khống chế này là cần thiết trong giai đoạn đầu cần phải xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ nhưng nếu kéo dài quá lâu sẽ tạo ra trở lực đối với sự phát triển đồng đều, cân bằng của toàn bộ nền kinh tế. Bởi nó có thể bóp nghẹt sự lớn

Lĩnh vực mang tính cạnh tranh Ngành A Ngành B Khống chế Nhà nước Lĩnh vực

không mang tính cạnh tranh Liên quan đến an

ninh quốc gia Hàng hoá công cộng Khoa học chiến lược Công cụ là các DNNN Khống chế Công cụ tiền vốn, hệ thống chính sách

mạnh của các thành phần kinh tế khác, đồng thời cũng khiến DNNN mất hết sức sống, mất khả năng cạnh tranh, tinh thần chủ động, sáng tạo và tính tích cực.

Từ lý luận này, chúng ta nhận thấy lý luận về "rút lui toàn diện" được nêu ra chính là để sửa chữa sai lầm trước đây, thực hiện giảm dần sự khống chế của nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh đồng thời tăng dần vai trò điều tiết (thông qua tiền vốn và hệ thống chính sách) nhằm trả lại sức sống cho các doanh nghiệp và nâng cao sức mạnh cho toàn bộ nền kinh tế. Nhưng bên cạnh đó nhà nước vẫn sẽ tiến hành sự khống chế đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phi cạnh tranh.

Những ngành không thuộc lĩnh vực cạnh tranh mà nhà nước cần khống chế bao gồm:

- Các ngành liên quan đến an ninh quốc gia (công nghiệp quân sự, quốc phòng, in tiền).

- Các ngành khoa học kỹ thuật cao có địa vị chiến lược trong sự phát triển của đất nước trong tương lai (công nghiệp vũ trụ v.v...).

- Các ngành cung cấp sản phẩm công cộng (xây dựng đường xá, cầu cống, v.v...). Đây là những ngành đòi hỏi sự hy sinh hiệu suất kinh tế bởi nó cần có một lượng vốn lớn, quay vòng vốn chậm, lợi nhuận thấp, rủi ro cao mà thành phần kinh tế tư nhân hoặc tư bản nước ngoài ít muốn tham gia đầu tư.

Những ngành thuộc lĩnh vực mang tính cạnh tranh cần có sự tham gia điều tiết của nhà nước chủ yếu gồm có:

- Ngành nguyên liệu hoá học và chế sản xuất các phẩm hoá học

- Ngành chế tạo và gia công kim loại đen - Ngành chế tạo và gia công kim loại màu - Ngành chế tạo máy móc thông dụng - Ngành nông - lâm - ngư nghiệp - Ngành chế tạo dụng cụ y tế

- Ngành chế tạo thiết bị giao thông vận tải

- Ngành chế tạo thiết bị và máy móc điện lực

- Ngành chế tạo đồ điện gia dụng - Ngành văn phòng phẩm

- Ngành kiến trúc xây dựng v.v... Tóm lại, khái niệm DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh có thể được hiểu là trước mắt, nhà nước sẽ rút dần vốn khỏi các doanh nghiệp đang hoạt động trong những ngành kinh tế mang tính cạnh tranh, trả lại và mở rộng không gian phát triển thích hợp cho các thành phần kinh tế khác. Sự "rút lui toàn diện" này căn

cứ vào tình hình phát triển thực tế của doanh nghiệp, của ngành mà doanh nghiệp tham gia chứ không chỉ căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp như chủ trương "nắm chắc lớn, buông lỏng nhỏ" trước đây.

Bản chất của lý luận này không phải là sự từ bỏ các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (với kinh tế công hữu giữ vai trò chủ đạo) mà là đi sâu hơn nữa trong việc thực hiện chủ trương điều chỉnh kết cấu và bố cục của nền kinh tế quốc hữu, nhằm thực hiện "mục tiêu kép": giảm gánh nặng chi phí và nâng cao hiệu quả của thành phần kinh tế nhà nước. Khi thực hiện "rút lui toàn diện", tỷ trọng của vốn nhà nước trong tổng vốn xã hội sẽ có sự suy giảm nhất định. Tuy nhiên, sự suy giảm ấy không gây nguy hại cho nền kinh tế và sự phát triển của đất nước mà là phù hợp với quy luật và xu thế phát triển của các nước trên thế giới. Theo một nghiên cứu mang tính định lượng, tỷ trọng thích hợp của kinh tế nhà nước trong

GDP có thể dao động từ 10% - 15% (xem bảng 17).

Bảng 17. So sánh về quy mô của kinh tế nhà nước tại một số nước trên thế giới (%) Tiêu chí Tỷ trọng của KTNN trong

GDP

Tỷ trọng của KTNN trong đầu tư toàn xã hội 1985 1991 1985 1991 - Các nước đang phát triển - Các nước công nghiệp phát triển 11.7 4.6 10.2 - 25.3 6.8 17.9 6.2 Anh Mỹ Braxin Ấn Độ Hàn Quốc 4.4 1.4 9.1 14.1 10.4 1.9 0.6 7.7 13.6 10.2 9.7 3.3 24 43.6 18.1 4.2 4.2 11 40 8.9

Nguồn: Chu Bân, Biên Văn Hà, "Tìm một không gian hợp lí về quy mô của kinh tế nhà nước tại Trung Quốc", Tạp chí Lý luận và thực tiễn kinh tế xã hội chủ nghĩa, số 10 năm 2002, tr. 20.

Lý luận đã được nêu lên một cách cụ thể, nhưng vấn đề đặt ra là nhà nước sẽ áp dụng cách thức "rút lui" nào để đem lại hiệu quả cao nhất, vừa không ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước vừa không xâm hại đến khả năng tái phát triển của doanh nghiệp trong tương lai?

Đã có một số cách thức "rút lui" được đưa ra trong đó nổi lên hai xu hướng: một cho rằng nhà nước có thể ngay lập tức rút toàn bộ vốn ra khỏi doanh nghiệp bằng cách bán các doanh nghiệp cho tư nhân, cho các pháp nhân kinh tế có nhu cầu hoặc tuyên bố cho doanh nghiệp phá sản. Tuy nhiên, cách làm này sẽ gặp nhiều khó khăn và hơi

có phần thiếu thực tế. Trái lại, quan điểm thứ hai thì cho rằng việc nhà nước tiến hành "rút lui" nên tiến hành theo cách tiệm tiến. Nghĩa là trước mắt, nhà nước sẽ giảm dần sự có mặt của mình tại các lĩnh vực kinh tế mang tính cạnh tranh bằng cách nhường cho bộ phận kinh tế phi quốc hữu quyền nắm cổ phần khống chế trong các doanh nghiệp. Sau đó, tiến tới rút hẳn vốn khỏi các doanh nghiệp đó. Cách làm này vừa duy trì được sự ổn định trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa đảm bảo nhà nước sẽ giảm được sự can thiệp của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

Xuất phát từ "truyền thống" luôn tiến hành cải cách theo hướng tiệm tiến, hơn nữa, xuất phát từ góc độ lợi ích kinh tế, chúng ta hiểu rằng việc đòi hỏi nhà nước rút "toàn bộ" hoặc "rút hết" khỏi lĩnh vực kinh tế là một yêu cầu "không tưởng". Tuy nhiên, với sự định hướng của lý luận "rút lui toàn diện", phương hướng phát triển của hệ thống DNNN có thể diễn ra theo cách thức sau: trước mắt, nhà nước có thể tập trung cho sự phát triển của các tập đoàn doanh nghiệp, hình thành nên những "thương hiệu" nổi tiếng của Trung Quốc, tạo nên thế cạnh tranh ngang bằng giữa các tập đoàn doanh nghiệp thế giới với các tập đoàn DNNN của Trung Quốc. Tiếp theo, đến một lúc nào đó, khi các tập đoàn trong lĩnh vực này đã lớn mạnh, đủ sức đứng vững trên thế giới nhà nước sẽ tiến hành "rút lui" (có thể là cổ phần hoá, bán lại...) để đầu tư vào các lĩnh vực khác cần thiết hơn. Bằng cách đó, trong tương lai nhà nước sẽ đóng vai trò mang tính động tích cực hơn nữa trong mọi hoạt động kinh tế.

3.1.1.2. Tính tất yếu của xu thế "DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh"

Tính đúng đắn của một lý luận cải cách không phải ngay lập tức có thể kiểm nghiệm được. Để xác định được hiệu quả của lý luận, chúng ta cũng cần có thời gian và cần kiểm nghiệm trong thực tiễn. Bởi "Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lí". Nhưng có thể khẳng định cải cách DNNN theo hướng "rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh" là một xu thế mang tính tất yếu bởi lẽ biện pháp cải cách này không chỉ phù hợp với tình hình thực tế của Trung Quốc mà còn có tiền lệ và đã trở thành xu thế chung của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên cách thức và tốc độ "rút lui" rất khác nhau. Tại những nước tư bản chủ nghĩa, các nước châu Mỹ Latinh và các nước thuộc hệ thống kinh tế chuyển đổi (Nga, Đông Âu),

quá trình "rút lui" được tiến hành tương đối nhanh chóng và triệt để thông qua các chương trình "tư hữu hoá" hoặc "tư nhân hoá".

Về bối cảnh quốc tế, nhận thấy những hạn chế cố hữu của nhà nước trong lĩnh vực

sản xuất - kinh doanh trực tiếp (nổi cộm nhất là tính hiệu quả không cao), nhận thấy khuyết tật phổ biến của hệ thống DNNN "các DNNN cũ thường ở tình trạng gánh nặng những nợ nần cũ, thiết bị cổ lỗ, quản lí được đào tạo không đầy đủ và thường

không đúng chuyên ngành" [15, 132] nhiều quốc gia đã tiến hành quá trình "giải quốc

hữu hoá" đối với những tài sản từng bị nhà nước trưng thu sau thế chiến thứ hai.

Tại Anh, đầu thập niên 80 (thế kỷ XX), chính phủ Anh đã thi hành biện pháp cổ phần hoá với đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Quá trình "giải quốc hữu hoá" ở Anh diễn ra theo 3 giai đoạn: (1). Giai đoạn 1979 - 1984: trong giai đoạn này, chính phủ tập tủng cổ phần hoá các xí nghiệp quốc danh vừa và nhỏ trong các công ty quốc doanh lớn trong các ngành thuộc lĩnh vực cạnh tranh trên thị trường để tạo nguồn bù đắp các khoản vay nợ cho ngân sách quốc gia. (2). Trong các năm 1985 - 1987, tập trung bán cổ phần (của các công ty hoạt động trong lĩnh vực công cộng mang tính độc quyền) ra xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng. (3). Từ năm 1988 đến nay: bán đấu giá rộng rãi các doanh nghiệp kinh tế công cộng, chuyển các đơn vị này sáng hoạt động cạnh tranh theo cơ chế thị trường.

Khác với Anh, tại Italia, quá trình "tư nhân hoá" các DNNN được thực hiện một cách rất thận trọng bởi tại quốc gia này khu vực kinh tế nhà nước có vai trò trọng yếu trong lĩnh vực tài chính.

Tại Nhật Bản, khi "nền kinh tế bong bóng" có những dấu hiệu suy thoái vào đầu thập niên 80, khoảng 10% số DNNN thường xuyên rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ [58, 22]. Chỉ tính riêng Công ty đường sắt quốc gia Nhật Bản, trong 10 năm (1975 - 1985), chính phủ Nhật đã phải bù lỗ 8.100 tỷ Yên [58, 22]. Để giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho chính phủ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, một chương trình cải cách sâu rộng đã được đề xuất với nhiều biện pháp. Trước hết, tiến hành chuyển các doanh nghiệp thuộc chế độ sở hữu nhà nước thành các doanh nghiệp thuộc chế độ sở hữu hỗn hợp bằng cách chuyển các doanh nghiệp này thành công ty cổ phần. Thứ hai, giảm bớt những can thiệp và tác động của chính phủ vào hoạt động của

doanh nghiệp nhằm nâng cao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp này. Thứ ba, xoá bỏ tình trạng lũng đoạn, khuyến khích cạnh tranh.

Tại Hàn Quốc, mô hình phát triển kinh tế của con rồng châu Á này từng được coi là điển hình thành công trong việc kết hợp sự can thiệp của nhà nước với cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cũng như trường hợp của nhiều quốc gia khác trên thế giới, trước áp lực ngày càng tăng về gánh nặng tài chính và tình hình đặc thù (sự "kết hợp" chặt chẽ giữa chính phủ với các cheabol, giữa chính trị gia với các nhà doanh nghiệp sau một thời gian dài tạo nên "động lực phát triển" nay đã bộc lộ rõ những bất cập (tệ tham nhũng, hối lộ, tình trạng thiếu minh bạch về thông tin và tình hình tài chính v.v...)), chính phủ Hàn Quốc cũng buộc phải tiến hành nhiều biện pháp cải tổ cứng rắn đối với khu vực kinh tế nhà nước. Ngày 31 tháng 12 năm 1983, Hàn Quốc ban hành "Luật quản lí cơ bản đối với các doanh nghiệp do chính phủ đầu tư". Năm 1984 cải cách DNNN chính thức bắt đầu.

Tại Mêhicô, tính đến cuối tháng 10 năm 1989, trong số 1.155 DNNN đã có 934 doanh nghiệp được giải thể theo các hình thức khác nhau [58, 35].

Quá trình "rút lui" của chính phủ các nước vẫn được duy trì liên tục đến cuối thập niên 90, thậm chí với một tốc độ nhanh hơn. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), "...các giao dịch (Về giải thể, bán hoặc phá sản các DNNN) được thực hiện trong vòng 6 năm, từ năm 1988 đến năm 1995 lớn gấp 5 lần so với 8 năm trước đó (1980 - 1987)" [27, 29].

Bảng 18. Giải thể ở các nước đang phát triển (1980 - 1993)

Khu vực 1980 - 1987 1988 - 1993 1988 - 1993 Số vụ giao dịch Tỷ trọng (%) Số vụ giao dịch Tỷ trọng (%) Giá trị giao dịch (tỷ USD) Tỷ trọng giá trị thế giới

Một phần của tài liệu Thực tiễn và đột phá trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)