0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

DNNN và những căn bệnh cố hữu

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN VÀ ĐỘT PHÁ TRONG CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở TRUNG QUỐC (Trang 37 -37 )

B. NỘI DUNG

1.2. DNNN và những căn bệnh cố hữu

Để có thể tập trung luận giải, chúng tôi sẽ chủ yếu phân tích những căn bệnh đã hình thành và "phát tác" trong giai đoạn DNNN từ khi hình thành đến mốc trước cải cách mở cửa 1978. Những căn bệnh mới hình thành trong từng giai đoạn sau này của cải cách sẽ được trình bày khi luận văn đánh giá về các giai đoạn cũng như những biện pháp cải cách đã được áp dụng trong từng giai đoạn đó. Tuy vậy, khi luận chứng về các khuyết tật mang tính tiêu biểu của tất cả các giai đoạn cải cách, chúng tôi sẽ sử dụng những số liệu mới mà không chịu sự giới hạn của mốc thời gian 1978.

Căn bệnh đầu tiên có thể dễ dàng nhận nhất chính là tình trạng các DNNN phải

đảm trách quá nhiều gánh nặng xã hội. Mỗi DNNN nhìn chung luôn phải gồng mình

gánh chịu hai áp lực từ nhà nước: một áp lực của việc phải hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, kế hoạch kinh tế do nhà nước định ra của từng năm và một áp lực phải hoàn

thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể cùng lúc hoàn thành hai mục tiêu trên. Vì vậy, tại nhiều doanh nghiệp thường xuyên diễn ra sự chọn lựa theo đuổi mục tiêu kinh tế hay hoàn thành mục tiêu xã hội? Không hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng sản xuất hay phải đẩy hàng trăm nghìn người ra đường? Câu trả lời quả thực không hề đơn giản bởi "một người cộng sản cải cách dành nửa trái tim mình cổ vũ cho thị trường, cho sự tự chủ của xí nghiệp và cho động cơ lợi nhuận. Nhưng nửa khác, nửa mạnh hơn của trái tim lại ràng buộc anh ta với các giá trị truyền thống của xã hội chủ nghĩa: anh ta cảm thấy có nghĩa vụ phải giúp

đỡ xí nghiệp khó khăn; anh ta chắc chắn không thể đẩy công nhân ra ngoài đường"

[14, 507]. Sự chiến thắng của tình cảm không phải bao giờ cũng đem lại một kết quả tốt đẹp. Bởi thực tế cho thấy tình trạng quá dư thừa lao động, rồi chi phí xã hội của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao v.v... phần lớn bắt nguồn từ chính những nửa trái tim nặng về tình cảm kia.

Mặc dù, trong tất cả các giai đoạn cải cách từ 1978 đến nay, vấn đề giảm nhẹ gánh nặng xã hội cho DNNN luôn được ý thức và cụ thể hoá bằng nhiều biện pháp nhưng trên thực tế, nếu so với doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác thì những cố gắng này của chính phủ Trung Quốc vẫn là chưa đủ. Bởi lẽ chỉ thống kê tại 508 doanh nghiệp các loại số lao động dôi dư của DNNN luôn chiếm số lượng lớn nhất (xem bảng 5).

Bảng 5. So sánh số lao động dôi dư trong 508 doanh nghiệp các loại (Đơn vị: người)

DNNN DN tập thể tư nhân DN DN chế độ cổ phần DN hợp tác vốn

với nước ngoài Các loại DN khác Năm 1949 trở về trước 7807 - - 400 310 - Năm 1950 - 1959 23869 656 0 78 169 193 Năm 1960 - 1969 5895 0 58 - 72 - Năm 1970 - 1979 2298 174 - 14 0 0 Năm 1980 - 1989 541 17 127 - 3 - Năm 1990 - 1995 187 17 - - 102 57

Nguồn:Dẫn theo Lý Bồi Lâm, Trương Dực: Phân tích giá thành xã hội của DNNN, sđd, tr. 103.

Để đảm bảo đời sống cho số công nhân viên chức thuộc doanh nghiệp mình, các DNNN đã luôn phải dành một phần rất lớn trong quỹ tiền lương cũng như các quỹ

khác của doanh nghiệp cho mục đích bảo đảm phúc lợi. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ giữa chi phí phúc lợi với tiền lương tại các DNNN thường lớn

hơn tại các loại hình doanh nghiệp khác (xem bảng 6).

Bảng 6. So sánh tỷ lệ giữa phí phúc lợi bảo hiểm với tổng mức tiền lương và tổng thù lao

Loại DN Phí phúc lợi, bảo hiểm so với

tổng mức tiền lương

Tỷ lệ chi phí bảo hiểm, phúc lợi trong tổng mức thù lao của người lao động

DNNN 0,47:1 0,68:1

DN tập thể 0,33:1 0,50:1

DN tư nhân 0,11:1 0,28:1

DNNN nắm cổ phần khống chế 0,52:1 0,51:1

DN hợp tác vốn với nước ngoài 0,25:1 0,39:1

Các loại khác 0,04:1 0,11:1

Chú thích: lấy tổng lương là 1và tổng mức thù lao cũng là 1

Nguồn:Dẫn theo Lý Bồi Lâm, Trương Dực: Phân tích giá thành xã hội của DNNN, sđd, tr. 206.

Gánh nặng xã hội đã hút cạn quỹ lương của doanh nghiệp, dẫn đến một hệ quả tất yếu là doanh nghiệp không có khả năng đầu tư cho tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Cách làm này của các DNNN Trung Quốc có rất nhiều khác biệt so với các công ty của Nhật Bản, bởi tại đây, phần lớn số lợi tức được tạo ra sẽ không phải trả cho các cổ đông, những cổ đông này thường sẽ chấp thuận để dành toàn bộ số lợi tức đó để tiếp tục đầu tư cho sự phát triển lâu dài của công ty. Chính cách nhìn dài hơi này đã tạo nên lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho các công ty của Nhật Bản. Trong khi đó, tại Trung Quốc một công nhân làm việc trong một DNNN hoàn toàn có thể tự hào nói với một công nhân làm việc tại doanh nghiệp phi quốc hữu rằng: "tiền lương của tôi thấp hơn (hoặc chỉ bằng anh) nhưng tiền phúc lợi của tôi luôn cao hơn anh" (xem bảng 7).

Bảng 7. So sánh tiền lương bình quân, bảo hiểm lao động và bảo hiểm xã hội, chi phí phúc lợi trong 508 doanh nghiệp các loại

Tỷ lệ phúc lợi bình quân so với tiền lương bình quân (tiền lương là 1)

Tiền lương bình quân (đồng) Chi phí phúc lợi bình quân (đồng) DNNN 0,12:1 5814,8 746,0 DN tập thể 0,08:1 5709,3 434,8 DN tư nhân 0,09:1 4835,2 528,1 DNNN nắm cổ phần khống chế 0,11:1 8589,7 737,6 DN hợp tác vốn với nước ngoài 0,10:1 7644,3 716,5 Các loại khác 0,04:1 6742,5 261,1

1053 644 359 50 501 0 200 400 600 800 1000 1200 DNNN DN tËp thÓ DN t- nh©n DN hîp t¸c vèn víi n-íc ngoµI C¸c lo¹i DN kh¸c

Kết quả tổng hợp của khó khăn mà gánh nặng xã hội đem lại cho DNNN là tỷ lệ

cống hiến xã hội1

của loại hình doanh nghiệp này luôn ở mức cao kỷ lục (xem biểu đồ 3).

Biểu đồ 3. So sánh tỷ lệ cống hiến xã hội tại 508 doanh nghiệp các loại

Nguồn:Dẫn theo Lý Bồi Lâm, Trương Dực: Phân tích giá thành xã hội của DNNN, sđd, tr. 207.

Căn bệnh thứ hai của các DNNN là tình trạng nợ xấu2

đã trở thành một căn bệnh phổ biến và nguy hại đối với sự phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Do ảnh hưởng của một thời kỳ dài nhà nước thống nhất thu chi nên toàn bộ vốn sản xuất của doanh nghiệp được lấy từ ngân hàng trung ương hoặc các ngân hàng thương mại của nhà nước, hình thành nên mối quan hệ chặt chẽ giữa hệ thống ngân hàng của nhà nước với các DNNN: "mỗi một xí nghiệp nhà nước đều có một tài khoản ở ngân hàng trung ương... Xí nghiệp không thể quyết định một cách tự do đối với lượng tiền mà nó gửi trong ngân hàng trung ương... mà số tiền này được rút ra hầu như tự động theo hệ thống mệnh lệnh được đưa ra một cách tập trung để chi trả cho nhiều loại chi phí

khác nhau" [14, 135]. Điều đáng nói là trong khi các ngân hàng tỏ ra mạnh tay bao

nhiêu trong việc cấp các khoản tín dụng cho DNNN thì chúng lại yếu thế bấy nhiêu trong việc thu hồi các khoản nợ đến hạn. Thường thì nếu doanh nghiệp không tự động trả nợ, hoặc không có sự can thiệp quyết liệt của chính quyền các cấp, DNNN sẽ trở thành con nợ vô thời hạn của hệ thống ngân hàng nhà nước. Điều này khiến cho số nợ của doanh nghiệp liên tục tăng lên bất chấp những cố gắng cải cách không ngừng cả trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Nếu năm 1980, tỷ lệ nợ trong tài sản của

1

Thuật ngữ nàyđược dùng để tính mức đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp và tính theo công thức: TLCHXH = Tổng mức đóng góp cho xã hội của DN/ Tổng vốn bình quân của DN x 100% 2

18.7 60.81 61.51 65.5 67.3 68.5 71 75.1 71.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 N¨m 1980 N¨m 1993 N¨m 1994 N¨m 1995 N¨m 1996 N¨m 1997 N¨m 1998 N¨m 1999 N¨m 2000 %

DNNN là 18,7% thì đến năm 2000 tỷ lệ này đã lên tới 60,81% [108, 90-91]. Số liệu thống kê cho biết hơn 1/3 số DNNN vừa và nhỏ có tỷ lệ nợ vượt quá 90% số tài sản, thậm chí có doanh nghiệp còn hoạt động dựa vào 100% vốn vay từ ngân hàng [108, 90-91] (xem biểu đồ 4).

Biểu đồ 4. Tỷ lệ nợ trong tổng tài sản của các DNNN

Nguồn: Dẫn theo Lưu Ngân Quốc, Tịch Ngọc Lân: Tình hình, nguyên nhân và đối sách về kết cấu vốn của các DNNN, T/c Tìm tòi những vấn đề kinh tế (tiếng Trung), số 9 năm 2002, tr. 90- 91.

Tỷ lệ nợ của các DNNN cũng tương đối cao so với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (xem biểu đồ 5).

Biểu đồ 5. So sánh tỷ lệ nợ trong vốn của 508 doanh nghiệp các loại (1995)

Nguồn: Dẫn theo Lý Bồi Lâm, Trương Dực: Phân tích giá thành xã hội của DNNN, sđd, tr. 313.

Mặc dù các ngân hàng không muốn nhận về mình những rủi ro tài chính do các khoản nợ xấu gây ra nhưng việc trả nợ lại hiếm khi nằm trong ý thức của các DNNN. Lí do bởi: thứ nhất, các doanh nghiệp không bị đẩy vào tình thế buộc phải phá sản ngay cả khi chúng không thể tự đảm bảo về tình hình tài chính. Hai là, sở dĩ các

DNNN có khả năng trì hoãn các khoản nợ đến hạn là do ảnh hưởng của “sự ràng buộc ngân sách mềm”.

Tại Trung Quốc, trước đây DNNN thường được coi là một pháo đài bất khả xâm phạm: “Các xí nghiệp nhà nước không phải là đối tượng để mua bán, chúng không thể được đem cho thuê, tặng hay làm tài sản thừa kế. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa cổ điển, không ai được phép thực hành quyền chuyển nhượng, kể cả "nhà nước" như là

chủ nhân danh nghĩa” [14, 72]. Bởi lẽ trên danh nghĩa các doanh nghiệp này thuộc

chế độ sở hữu toàn dân và quan trọng hơn cả người ta có thể cho một doanh nghiệp phá sản nhưng rất khó để dỡ bỏ một biểu trưng của cả hệ thống chính trị.

Chính sự chần chừ mang tính ý thức hệ ấy đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp "ỷ lại" ngày càng nhiều vào sự bảo trợ của nhà nước. "Khả năng sinh lời không phải là

vấn đề sinh tử hay là mục tiêu chính của doanh nghiệp bởi vì ràng buộc ngân sách

vẫn còn khá mềm" [14, 502]. Khái niệm "ràng buộc ngân sách" vốn xuất phát từ kinh tế học vi mô, trong đó, tổng thu nhập có thể được dành cho tiêu dùng tạo nên một giới hạn ngân sách của mỗi cá nhân. Đối với doanh nghiệp, sự ràng buộc ngân sách là giới hạn về tổng số tiền mà doanh nghiệp đó được cấp hàng năm để tiến hành sản xuất kinh doanh. Tính mềm trong ngân sách dành cho doanh nghiệp chỉ ra rằng mặc dù doanh nghiệp thường chi tiêu vượt quá mức ngân sách được cấp nhưng không phải lo lắng về các khoản chi vượt đó do đã nhận được sự bảo trợ từ nhà nước. Cả hai nguyên nhân trên khiến doanh nghiệp không bị ước thúc chặt chẽ với nhiệm vụ trả nợ.

Căn bệnh thứ ba của các DNNN là tình trạng thiếu sức sống, thiếu tính chủ động,

thiếu tính tích cực của cán bộ công nhân liên trong doanh nghiệp khá lớn. Điều này

cũng dễ hiểu bởi lẽ đối với cán bộ công nhân viên họ không phải đương đầu với sự đào thải do đã được đảm bảo bằng một chế độ làm việc suốt đời thêm vào đó, các DNNN luôn thiếu một cơ chế khích lệ thích đáng về mặt vật chất. Đối với doanh nghiệp, việc sản xuất ra cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất bao nhiêu đều không phải do doanh nghiệp tự quyết định. Điều duy nhất mà toàn thể doanh nghiệp quan tâm là làm sao sản xuất cho đủ kế hoạch đề ra.

Tất cả những căn bệnh trên tựu chung đã phản ánh căn bệnh có thể coi là nguy hại và phổ biến nhất đối với các DNNN - đó là hiệu quả sản xuất kinh doanh của

công nghiệp nhà nước nhanh chóng tỏ rõ sự thua kém trong cuộc chạy đua với các doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp cá thể và đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (xem bảng 8).

Bảng 8. So sánh tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng giá trị sản lượng công nghiệp của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (%)

1978 - 1980 1981-1985 1986-1990 1991-1995

DN nhà nƣớc 9.58 8.11 7.31 8.26

DN tập thể 12.7 19.81 17.55 25.11

DN cá thể - 193.43 42.11 48.61

Các DN khác - 37.56 48.28 62.66

Nguồn: Dẫn theo Lý Bồi Lâm, Trương Dực: Phân tích giá thành xã hội của DNNN, sđd, tr. 320.

Nhìn bảng trên có thể nhận thấy nếu giai đoạn 1981 - 1985, tốc độ tăng trưởng bình quân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gấp hơn 4 lần DNNN thì đến giai đoạn 1991 - 1995, con số này đã tăng lên gần 8 lần. Từ năm 1981 đến năm 1990, hiệu suất sản xuất toàn yếu tố (TFP) của các DNNN chỉ là 1,52%, trong khi đó con số này của các doanh nghiệp tập thể ở thành thị là 7,89% và của các xí nghiệp hương trấn là 2,37% [114, 70]. Hiệu suất không phải là tất cả nhưng về lâu dài hiệu

suất là tất cả. Chế độ tư bản chủ nghĩa sở dĩ phát triển hơn chế độ phong kiến, văn

minh công nghiệp sở dĩ phát triển hơn văn minh nông nghiệp là do nền sản xuất công nghiệp đã tạo ra bước nhảy vọt về hiệu suất lao động. Sản xuất bằng máy móc thay thế cho sức vóc nhỏ bé của con người đã dẫn đến sự thay da đổi thịt của nền kinh tế, tạo ra một hiệu quả lao động đáng kinh ngạc. Chế độ xã hội chủ nghĩa muốn chứng tỏ sự ưu việt của mình so với chế độ tư bản chủ nghĩa thì bản thân nó phải tạo ra những chuyển biến thực sự về hiệu quả sản xuất. Vì "Nhiệm vụ căn bản nhất của giai đoạn xã hội chủ nghĩa là phát triển sức sản xuất, xét cho cùng tính hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội phải thể hiện ở chỗ sức sản xuất của nó phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản... Chủ nghĩa xã hội phải xoá bỏ nghèo khổ. Nghèo khổ không phải là chủ nghĩa

xã hội, càng không phải là chủ nghĩa cộng sản" [34, 73-74]. Những DNNN sản xuất

kém hiệu quả do vậy cần phải có những thay đổi tích cực để cải thiện hiệu quả sản xuất của mình.

DNNN là trụ cột và là động lực phát triển của nền kinh tế, DNNN đảm trách nhiều chức năng xã hội quan trọng, nhưng ánh hào quang của quá khứ nay không còn.

Bæ nhiÖm mang tÝnh quan liªu cã tham kh¶o ý kiÕn

(31%) Bç nhiÖm trùc tiÕp (4%) Thuª trùc tiÕp (2%) C¸c tr-êng hîp kh¸c (3%) Bæ nhiÖm mang tÝnh quan liªu (60%)

Vẫn còn ở đây đó một số DNNN thực sự làm ăn có hiệu quả và tiếp tục là trụ cột của một vài ngành kinh tế nhưng xét tổng thể, cả hệ thống DNNN ở Trung Quốc đang lâm vào khủng hoảng. Vậy đâu là nguyên nhân đẩy các DNNN đến bên miệng vực?

Câu trả lời có thể có rất nhiều nhưng một trong những nguyên nhân được xem xét nhiều nhất là sự can thiệp mang tính hành chính quá nặng nề của nhà nước vào hoạt

động quản trị doanh nghiệp. Mà căn bệnh này được bắt nguồn từ cái gọi là chủ nghĩa

kinh tế gia trưởng, phản ánh rất chân thực một đặc tính văn hoá bao đời nay ở Trung

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN VÀ ĐỘT PHÁ TRONG CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở TRUNG QUỐC (Trang 37 -37 )

×