DNNN tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Thực tiễn và đột phá trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc (Trang 71)

B. NỘI DUNG

2.2.2.DNNN tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế

Từ khi thực hiện cải cách mở cửa, với sự điều chỉnh chính sách phát triển các thành phần kinh tế, kết cấu sở hữu nhà nước và tập thể chi phối mọi hoạt động kinh tế đã được cải thiện; các thành phần kinh tế khác đã ngày càng đóng một vai trò nổi bật hơn trong việc tạo nên sự thức tỉnh của nền kinh tế Trung Quốc. Sự trở lại của bộ phận kinh tế phi quốc hữu ấn tượng đến mức một nhà nghiên cứu người Trung Quốc đã nhận định: "Tính đến cuối năm 1993 - thời điểm trước khi Trung Quốc đề xuất xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa - toàn cảnh bức tranh kinh tế Trung Quốc đã thay đổi mạnh mẽ. Khu vực nhà nước không còn là khu vực chủ đạo trong nền kinh tế nữa: tỷ trọng của nhà nước trong sản lượng công nghiệp chỉ chiếm có 43% tổng sản lượng toàn quốc năm 1993 và tỷ trọng việc làm của các DNNN trong tổng việc làm phi nông nghiệp cũng giảm xuống còn khoảng 30%... Các doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa và nhỏ đã nổi lên như những động lực mới của tăng trưởng. Đến năm 1998, doanh nghiệp tư nhân đã chiếm 37% tổng sản lượng công nghiệp và hơn

50% doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng” [31, 379].

Tuy vậy, sự phát triển này cũng không làm lu mờ vai trò vốn có của khu vực kinh tế nhà nước. Nếu chúng ta nói rằng sự phát triển vượt bậc của kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế phi quốc hữu khác là do ưu điểm của sở hữu phi quốc hữu so với sở hữu nhà nước thì điều đó chẳng khác nào chúng ta nói rằng tất cả các cố gắng cải cách DNNN đều là vô ích. Bởi luận văn cho rằng sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế phi quốc hữu một phần được bắt nguồn từ chính sự hậu thuẫn, chia sẻ các

trách nhiệm của khu vực kinh tế nhà nước. Nói cách khác, sự cất cánh của khu vực

kinh tế ngoài quốc doanh là do có sự phát triển và nhiều khi là "hi sinh hiệu suất" của kinh tế nhà nước. Bởi sau cải cách, DNNN vẫn là đơn vị kinh tế đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước. Năm 2000, riêng mức đóng thuế của các DNNN đã chiếm 67% mức thuế của toàn bộ các doanh nghiệp công nghiệp [11, 231]. Trong thời gian 1991 - 1995, mức đóng góp vào thu nhập quốc gia của thành phần kinh tế nhà nước luôn chiếm trên 70% tổng thu ngân sách, trong khi con số này của kinh tế cá thể và các thành phần kinh tế khác cũng chỉ chiếm 10-13%.

Bảng 10. Thu nhập tài chính quốc gia chia theo thành phần kinh tế

Năm

Tỷ lệ đóng góp (%) 1991 1992 1993 1994 1995

Kinh tế nhà nƣớc 71,31 71,28 71,64 71,43 71,15

76.2 23 0.8 0 70.2 26 3.5 0.3 70.2 24.1 4.2 1.5 59 16.5 8.2 16.4 38.1 7 10 44.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80% N¨m 1980 N¨m 1985 N¨m 1990 N¨m 1995 N¨m 2000 DNNN DN tËp thÓ DNTN Kh¸c 0 0 66.1 65.6 54.4 50.1 14.6 16.4 11.9 12.9 21 14.3 12.8 22.5 21 16.3 0 10 20 30 40 50 60 70 N¨m 1985 N¨m 1990 N¨m 1995 N¨m 2000 % DNNN DN tËp thÓ DNTN quy m« nhá Kh¸c Kinh tế cá thể 5,61 5,69 5,46 5,59 6,12 Thành phần khác 5,66 5,95 5,64 5,71 5,50 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Theo Trương Chí Cương, Tả Thái Hàng (chủ biên): Nghiên cứu về đi sâu cải cách DNNN,

NXB Nhân dân, Bắc Kinh, 2002, tr.186.

DNNN đồng thời cũng là nơi giải quyết nhiều việc làm cho xã hội (xem biểu đồ 7) vì rằng quy mô nhỏ lẻ của các doanh nghiệp tư nhân hay các xí nghiệp hương trấn (ở nông thôn) không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về việc làm dưới sức ép của sự gia tăng dân số.

Biểu đồ 7. Tỷ trọng của các loại hình doanh nghiệp trong tổng lao động được sử dụng ở thành thị

Nguồn: Dẫn theo Viện Nghiên cứu Quản lí kinh tế trung ương: Chính sách phát triển kinh tế - Kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc, tập 1, Nxb GTVT, Hà Nội, 2003, tr. 91. Đặc biệt, tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định của các DNNN luôn tỏ rõ tính vượt trội so với doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế khác (xem biểu 8). Chúng ta đã biết tầm quan trọng của tài sản cố định trong mọi hoạt động kinh tế nhưng chỉ số này lại ít được chú ý tới trong mọi báo cáo thành tích.

Biểu đồ 8.Tỷ trọng của DNNN và DN thuộc thành phần kinh tế khác trong đầu tư tài sản cố định

Nguồn: Dẫn theo Viện Nghiên cứu Quản lí kinh tế trung ương: Chính sách phát triển kinh tế - Kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc, tập 1, sđd, tr. 91.

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy đầu tư vào tài sản cố định của DNTN hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường rất thấp, năm 1980 và 1990, đầu tư cho tài sản cố định của DNTN chỉ bằng 1/3 so với mức đầu tư tương ứng của các DNNN, còn sự đầu tư của doanh nghiệp thuộc các thành phần khác là bằng 0. Đến năm 1995 và 2000, tình hình đã được cải thiện đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần khác khi tỷ trọng đầu tư về tài sản cố định đã tăng lên 16,3% (năm 1995) và 21% (năm 2000) nhưng con số này vẫn còn khiêm tốn so với tỷ trọng luôn chiếm trên 50% của các DNNN.

2.2.3. Việc chuyển đổi cơ chế kinh doanh của các doanh nghiệp đã thu được kết quả khả quan

Trong thể chế kinh tế kế hoạch, trong sự quản lí chồng chéo của các cấp hành chính, trong sự bao biện và o bế nhiều mặt của chính phủ, DNNN đã chỉ tồn tại như một bộ phận có chức năng sản xuất của các cơ quan hành chính, trở thành vật lệ thuộc của các cơ quan này. Về mặt cơ chế kinh doanh, chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp hầu như bị triệt tiêu, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều do nhà nước quyết định, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và sinh lợi thường chỉ mang tính thứ yếu. Vì thế, một nhà nghiên cứu người Nhật đã từng nhận xét ở Trung Quốc những năm 80 của thế kỷ XX "không tồn tại doanh nghiệp hoặc gần như không tồn tại doanh nghiệp theo

đúng nghĩa của từ này" [11, 226] nếu xét bằng các tiêu chí của kinh tế Âu-Mỹ. Nhận

thức được tác hại của tính chủ quan, duy ý chí trong việc áp đặt các DNNN vào một cơ chế kinh doanh trái với quy luật của thị trường, các biện pháp cải cách DNNN đã từng bước hướng đến việc thay đổi và hoàn thiện cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp, đánh dấu bằng ý thức tăng dần quyền tự chủ của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và lưu thông. Bằng cách "tách quyền sở hữu với quyền kinh doanh" (thông qua biện pháp khoán trách nhiệm kinh doanh và cổ phần hoá), Trung Quốc đã cải thiện đáng kể quan hệ một chiều giữa chính quyền các cấp với doanh nghiệp. Theo đó, các cơ quan hành chính buộc phải giảm dần sự can thiệp bằng mệnh lệnh. Đặc biệt từ năm 1997, vấn đề tách doanh nghiệp và chính quyền đã đạt được một thành tựu mang tính đột phá do cải cách chức năng của chính phủ đem lại.

Nhìn chung, thông qua cải cách, các DNNN đã thực hiện một cuộc chuyển đổi cơ chế kinh doanh mạnh mẽ bằng việc chuyển sang thành các công ty, hoạt động theo "Luật công ty".

2.3. Những tồn tại trong thực tiễn cải cách DNNN ở Trung Quốc

Đánh giá về thành công và thất bại của một biện pháp cải cách là một việc khó khăn, đánh giá về thành tựu và tồn tại của cả một dòng cải cách còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Nếu dựa vào hiệu quả kinh doanh, lấy đó làm tiêu chí đánh giá thành công của cải cách DNNN thì thực khó có thể nói cải cách đem lại thành công. Bởi bên cạnh những hiệu quả đã đạt được, cải cách DNNN vẫn phải tiếp tục khắc phục và loại bỏ những tồn tại sau:

2.3.1. Năng lực cạnh tranh của các DNNN còn yếu kém, khoảng cách chênh lệch giữa doanh nghiệp của Trung Quốc với các doanh nghiệp trên thế lệch giữa doanh nghiệp của Trung Quốc với các doanh nghiệp trên thế giới còn quá lớn

Không thể phủ nhận rằng thông qua cải cách, hiệu quả kinh doanh của nhiều DNNN đã được cải thiện hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đây, nhưng nếu làm một phép so sánh giản đơn với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và đặc biệt là nếu đặt trong sự so sánh với doanh nghiệp thuộc các nước phát triển thì hệ thống DNNN vẫn còn một khoảng cách khá xa để có thể vươn đến tầm thế giới.

Trước hết, xét về quy mô, từ năm 1993 đến năm 1995, Trung Quốc có 7950 DNNN quy mô lớn với số vốn bình quân là 186 triệu NDT, trong đó chỉ có 450 DNNN quy mô cực lớn với vốn đầu tư trung bình 1,039 tỷ NDT (quy đổi thì được hơn 100 triệu USD) [69, 37]. Nếu so với số vốn đầu tư của doanh nghiệp quy mô nhỏ nhất trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu của thế giới thì số vốn của các DNNN quy mô cực lớn của Trung Quốc mới chỉ bằng 1/10 [69, 37]. Đến năm 1998, giá trị bình quân tổng tài sản của 500 doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc đạt 700,11 triệu USD nhưng con số này cũng chỉ bằng 0,88% tổng giá trị tài sản của 500 doanh nghiệp mạnh của thế giới [69, 38].

Về trình độ khoa học kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất, 4 ngành kinh tế quan trọng cơ khí, hoá dầu, điện tử và chế tạo ô tô của Trung Quốc hiện nay bị đánh giá là đi sau trình độ của các nước phát triển trên thế giới chừng 15 - 20 năm. Khoản đầu tư

cho nghiên cứu cải tiến kỹ thuật hoặc phát triển sản phầm mới của các DNNN còn rất nhiều hạn chế (xem bảng 11).

Bảng 11. Tình hình thành lập bộ phận nghiên cứu KHKT trong các loại hình DN ở Trung Quốc

Loại hình DN Tỷ lệ thành lập bộ phận nghiên cứu KHKT (%)

Tỷ lệ các cơ quan có năng lực nghiên cứu KHKT độc lập

(%)

DN góp vốn trong và ngoài nước 82,6 52,2

DN theo chế độ cổ phần 78,1 40,6

DN sở hữu toàn dân 75,6 30,5

DN tập thể 72,2 28,8

DN dân doanh 100 100

Nguồn: Dẫn theo Trần Lập Thái: "Tìm hiểu nguồn gốc dẫn đến chênh lệch về hiệu quả của doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp phi quốc hữu thời kỳ chuyển đổi",T/c Tìm tòi những vấn đề kinh tế, số 3 năm 2004, tr. 72.

Sau khi nghiên cứu các số liệu cụ thể của năm 2001, một nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đánh giá về năng lực cạnh tranh của các DNNN: "Trong các ngành kinh tế khác nhau, khoảng cách chênh lệch về sức cạnh tranh quốc tế của các DNNN còn khá lớn; sức cạnh tranh của DNNN tại thị trường trong nước mạnh hơn trên thị trường thế giới; bên cạnh việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thì khả năng chiếm lĩnh thị

trường của các DNNN chưa hề có sự gia tăng tương ứng" [129, 22].

2.3.2. Sự can thiệp hành chính của nhà nước vẫn còn chi phối mạnh mẽ nhiều hoạt động của doanh nghiệp

Có thể khẳng định, sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp là một hiện tượng vẫn tồn tại phổ biến ở Trung Quốc trước và sau cải cách. Thậm chí, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, thành quả nổi bật nhất của các biện pháp nhằm hạn chế sự can thiệp của nhà nước trong suốt quá trình cải cách nhiều khi chỉ là góp phần làm thay đổi hình thức quản lí chứ chưa thực sự thay đổi được cung cách quản

lí, chỉ thay sự kìm kẹp trực tiếp bằng quản lí gián tiếp. Trước đây, thể chế kinh tế kế

hoạch với cơ chế "xin cho" đã góp phần tạo nên một đội ngũ giám đốc, xưởng trưởng của các xí nghiệp quốc doanh biết cách và buộc phải biết cách quan hệ với các cơ quan nhà nước (cơ quan cung ứng vật tư, cơ quan tiêu thụ, cơ quan định giá) để làm sao thu được lợi ích nhiều nhất cho xí nghiệp và cá nhân mình. Còn hiện nay, sau nhiều năm xây dựng thể chế kinh tế thị trường, một thực tế trở trêu là cơ chế "xin cho"

80.7 28.9 0.6 4.1 11.9 14.2 1.1 32.9 4.8 17.2 0.9 2.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 % Do tæ chøc trªn bæ nhiÖm Lùa chän tõ thÞ tr-êng KÕt hîp c¶ hai yÕu tè Tù thµnh lËp doanh nghiÖp Do néi bé tuyÓn chän H×nh thøc kh¸c

DNNN DN phi quèc h÷u

không chỉ bó hẹp trong phạm vi các DNNN mà đã lan rộng ra doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác.

Với cách chơi chữ hóm hỉnh nhưng cũng đầy sâu cay, người Trung Quốc đã cay đắng thừa nhận dù thể chế kinh tế đã đổi khác nhưng "truyền thống xây dựng quan hệ" với các cơ quan nhà nước vẫn tồn tại như một hằng số, để thành công doanh nghiệp "không tìm thị trường, chỉ tìm thị trưởng" (不 找? ? , 只 找? ? 长). Người đứng đầu của các DNNN thường phải bỏ ra 15,4% tổng số thời gian và sức lực để đi xây dựng quan hệ tốt với các cơ quan hành chính. Tình hình của các doanh nghiệp phi quốc hữu cũng không mấy sáng sủa khi 1/10 thời gian cũng phải dành cho công tác này. Số thời gian xây dựng quan hệ tại các DNNN bằng 1/3 số thời gian dành cho hoạt động kinh doanh còn tại các doanh nghiệp phi quốc hữu con số này là khoảng 1/5 (xem bảng 12).

Bảng 12. Hướng đầu tư thời gian và sức lực của người kinh doanh trong DN năm 1996 (%)

Tình hình chung DNNN DN phi quốc hữu

Hoạt động kinh doanh 47,7 45,1 51,69

Quản lí nội bộ DN 34,1 35,7 29,79

Đi quan hệ với các cơ quan hành chính 14,3 15,4 11,34

Khai thác, phát triển sản phẩm mới 3,8 3,6 4,34

Tổng cộng 100 100 100

Nguồn: Dẫn theo Trần Lập Thái: "Tìm hiểu nguồn gốc dẫn đến chênh lệch về hiệu quả của doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp phi quốc hữu thời kỳ chuyển đổi", tlđd,tr. 72.

Rõ nét hơn, tại các DNNN, tác động của chính phủ vẫn trực tiếp đến mức chính phủ có rất nhiều quyền hạn trong việc bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp.

Biểu đồ 9. Phương thức tuyển chọn lãnh đạo (năm 2001) Nguồn: Trần Lập Thái: "Tìm hiểu nguồn gốc dẫn đến chênh lệch về hiệu quả của doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp phi quốc hữu thời kỳ chuyển đổi", tlđd,tr. 72.

Đến cuối năm 1997, về cơ bản hiệu quả hoạt động của các DNNN ở Trung Quốc có thể được chia thành 4 loại: (1). Các doanh nghiệp làm ăn có lãi (số doanh nghiệp này chiếm khoảng 40% tổng số DNNN); (2). Các doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn (chiếm khoảng 10%); (3). Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ (chiếm khoảng 20%); (4). Số doanh nghiệp tồn tại dựa vào bù lỗ của nhà nước hoặc các khoản cho vay từ ngân hàng (chiếm khoảng 20%) [114, 70]. Nói cách khác, sau hàng loạt cải cách chỉ có 2/5 số DNNN có những chuyển biến tích cực trong hiệu quả kinh doanh. Đặt trong tương quan so sánh với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, hiệu quả kinh doanh dường như là "gót chân Asin" cố hữu của các DNNN.

Bảng 13. Những chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chủ yếu của tập đoàn doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (Năm 2000 - Đơn vị: %)

Tỷ lệ nợ trong tài

sản

Hiệu suất SX của người lao

động (vạn NDT/người) Tỷ lệ lợi nhuận tiêu thụ Tỷ lệ tận dụng chi phí giá thành Tỷ lệ lợi nhuận thuế trong tài sản Tỷ lệ sử dụng tổng tài sản Cty 100% vốn nhà nước 66,31 17,38 2,65 2,81 3,21 43,58 Cty TNHH khác 58,39 26,28 6,35 7,29 6,80 47,43 Cty cổ phần hữu hạn 55,40 26,84 6,11 6,67 6,47 63,83 DN góp vốn trong & ngoài nước 61,29 55,23 7,33 7,87 6,89 62,54

Một phần của tài liệu Thực tiễn và đột phá trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc (Trang 71)