"DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh" Xu thế tất

Một phần của tài liệu Thực tiễn và đột phá trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc (Trang 100)

B. NỘI DUNG

3.1."DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh" Xu thế tất

trong thực tiễn cải cách DNNN

Như trên đã nêu, trong suốt chặng đường gần 20 năm (1978 - 1997), cải cách DNNN đã thực thi nhiều thử nghiệm khác nhau, từ nâng cao quyền tự chủ cho doanh nghiệp (thông qua việc cho phép doanh nghiệp có nhiều quyền hạn hơn nữa trong quyết sách tài chính, sản xuất hàng hoá, thuê lao động), chuyển lợi nhuận thành thuế, chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh, cổ phần hoá, đến xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại v.v... Rõ ràng, các biện pháp này đều đã nhằm đúng vào những "khuyết tật kinh điển" của doanh nghiệp. Chẳng hạn, biện pháp mở rộng quyền nhượng lợi là nhằm nâng cao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, khắc phục tình trạng quyền lực quá tập trung ở trung ương khiến các doanh nghiệp không có quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh. Biện pháp thực hiện chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh được đưa ra để chữa trị căn bệnh chính quyền hành chính các cấp và doanh nghiệp lẫn lộn làm một, để thực hiện tách hai quyền (quyền sở hữu và quyền kinh doanh). Biện pháp cổ phần hoá được đưa ra để thu hút thêm nhiều nguồn vốn xã hội, thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp (cụ thể là chuyển cơ chế kinh doanh doanh nghiệp sang cơ chế công ty). Biện pháp xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại từ khi được chính thức đưa ra tại Đại hội XIV đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành và được đã coi là phương thức để đưa các DNNN của Trung Quốc thoát khỏi khó khăn. Nhưng phần lớn doanh nghiệp sau khi trải qua những lần chữa trị này vẫn rơi vào cảnh thua lỗ. Bởi nhìn chung, cải cách DNNN mới chỉ hướng đến từng khuyết tật đơn lẻ của doanh nghiệp. Và trên thực tế, những biện pháp cải cách thường mang tính pháp lệnh bắt buộc. Vì thế, không phải không có lý khi một nhà nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng sau hàng loạt cải cách được đưa ra từ năm 1978 đến 1992, "chính phủ tham gia ngày càng sâu, chứ không phải ngày càng ít vào doanh nghiệp. Chính phủ (nhất là chính quyền địa phương) đã trực tiếp tham gia điều hành các

doanh nghiệp thông qua chế độ sở hữu và kiểm soát của mình" [31; 373]. Nhận định

này nhận được nhiều sự tán đồng bởi lẽ mặc dù đã có rất nhiều biện pháp cải cách được thực hiện nhưng điều đó cũng không thay đổi được thực tế chính nhà nước mới

là người có quyền quyết định cao nhất tới quyết sách tài chính cũng như tới việc bổ nhiệm người lãnh đạo của doanh nghiệp.

Do đó, trong giai đoạn 1978 - 1997, cải cách DNNN mặc dù tạo ra được nhiều biến chuyển nhưng cũng gặp phải nhiều trở ngại. Bởi mục tiêu giảm nhẹ gánh nặng cho nhà nước, biến doanh nghiệp thành thực thể kinh tế kinh doanh có hiệu quả vẫn chưa đạt được. Biểu hiện ở chỗ vốn đầu vào lớn nhưng hiệu quả đầu ra không tương xứng. Năm 1997, vốn của các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước hạch toán độc lập chiếm 57,14% tổng số vốn của các doanh nghiệp công nghiệp nhưng lợi nhuận chỉ chiếm 46,35% [108; 90]. Nhiều DNNN chưa trở thành một thực thể kinh tế độc lập

như mong muốn của các nhà cải cách bởi lẽ trong suốt quá trình vừa qua, các DNNN vẫn phải gánh chịu những gánh nặng "phi kinh tế" quá lớn. Và điều đáng nói là chưa

có một biện pháp cải cách nào tỏ ra có sức sống lâu dài.

Đứng trước thực trạng đó, để đưa cải cách ra khỏi mê lộ, cũng là để giải quyết mâu thuẫn cho các doanh nghiệp, Hội nghị Trung ương 5 khoá XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tạo ra một bước đột phá về lý luận trong thực tiễn cải cách kinh tế nói chung và cải cách DNNN nói riêng. Theo đó, dưới tiền đề tập trung phát triển kinh tế nhà nước, Trung Quốc đã nhấn mạnh đến việc loại bỏ dần những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thường xuyên thua lỗ, chỉ giữ lại những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt hoặc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đến Đại hội XV, chủ trương "tốt giữ lại, xấu thải đi" ngày càng được đi sâu và trình bày một cách cụ thể hơn. Hội nghị Trung ương 4 khoá XV Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua "Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề lớn trong cải cách và phát triển DNNN". Trong đó có quy định rõ hai nhiệm vụ quan trọng liên quan đến cải cách DNNN là: "Thực hiện sự điều chỉnh mang tính chiến lược đối với thành phần kinh tế nhà nướccải tổ các DNNN" [126, 1006]. Nét mới của "Quyết định" này là gắn cải cách DNNN với việc điều chỉnh bố cục và kết cấu của thành phần kinh tế nhà nước. Với tinh thần "kiên trì có tiến, có lùi, có cái làm được, có cái chưa làm được", "Quyết định" đã xác định rõ những ngành nghề, lĩnh vực mà nhà nước cần "tiến", cần phải khống chế được như: "Những ngành liên quan đến an ninh quốc gia, những ngành mang tính lũng đoạn tự nhiên, những ngành cung cấp các sản phẩm công cộng và dịch vụ quan trọng cũng như các doanh nghiệp cốt cán

nằm trong các ngành kỹ thuật mới và các ngành trụ cột" [126, 1008]. Ngoài một số ngành như vậy, nhà nước có thể "lùi" ở các ngành khác để các thành phần kinh tế phi quốc hữu tham gia.

Có thể nói đây là cơ sở và là tiền đề quan trọng cho lý luận "DNNN rút lui toàn

Một phần của tài liệu Thực tiễn và đột phá trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc (Trang 100)