"DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh": Suy nghĩ

Một phần của tài liệu Thực tiễn và đột phá trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc (Trang 113)

B. NỘI DUNG

3.1.2. "DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh": Suy nghĩ

Việc DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh rõ ràng đang trở thành một xu thế tất yếu và hợp quy luật. Bao giờ cũng vậy, mỗi khi một biện pháp cải cách mới được đưa ra sẽ bao gồm trong nó những cái lợi và cả những cái hại. Nhìn chung, nếu thực hiện thành công biện pháp cải cách này, cái lợi đạt được sẽ nhiều hơn cái hại. Và đôi khi, để chữa dứt những cơn bạo bệnh, người ta cũng phải dùng đến những liều thuốc đắng. Những cái lợi mà cải cách theo hướng "rút lui toàn diện" mang lại chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, sau khi thực hiện "rút lui toàn diện", nhà nước sẽ thu được một nguồn

lợi tài chính không nhỏ. Nguồn lợi này đến từ hai bộ phận: (1) nhà nước sẽ không phải

chi những khoản tiền khổng lỗ để bù lỗ cho doanh nghiệp, gánh nặng tài chính bấy lâu vẫn đè nặng lên đôi vai chính phủ sẽ được tháo gỡ; (2) nhà nước sẽ thu được một khoản tiền từ việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư khác. Thậm chí, có người đã cho rằng đây là cái lợi lớn nhất thôi thúc nhà nước "từ bỏ quyền tài sản" trong các DNNN [xem 84]. Theo một nghiên cứu ban đầu, nếu thực hiện "rút lui toàn diện", nhà nước sẽ thu được nguồn lợi tài chính trị giá 426,267 tỷ NDT nếu trừ đi giá thành để thực hiện rút lui (bao gồm chi phi giao bán cổ phần và trợ cấp thất nghiệp) trị giá 261,185 tỷ NDT thì nhà nước vẫn thu được nguồn lợi xã hội 165,1 tỷ NDT [70, 32 - 33].

Nguồn lợi tài chính rõ ràng là cái lợi dễ nhận thấy nhất và có ý nghĩa rất thiết thực trong khi tiến hành cải cách nhưng đó không phải là lý do duy nhất dẫn đến sự lựa chọn "rút lui" của nhà nước. Khi tiến hành "rút lui toàn diện", nhà nước sẽ được cái lợi thứ hai là khơi dậy và phát huy được yếu tố tích cực, chủ động, sáng tạo của các thành phần kinh tế khác trong xã hội. Với chế độ đãi ngộ cao hơn nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang thu hút được ngày càng nhiều cán bộ, nhân viên quản lí, kỹ sư, công nhân giỏi và lành nghề. Việc nhà nước trả lại và mở rộng không gian phát triển cho các thành phần kinh tế khác sẽ tiếp thêm sức mạnh để các thành phần kinh tế này đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.

Thứ ba, thực hiện rút lui toàn diện, nhà nước sẽ thu được cái lợi gián tiếp là đạt

được mục tiêu tách chính quyền với doanh nghiệp (政? 企 分 开), tách quyền sở hữu

lí, kiểm soát các doanh nghiệp và các ngành gián tiếp bằng vốn đầu tư và hệ thống chính sách (chính sách kinh tế, hệ thống pháp luật).

Bên cạnh đó, bằng cách tách mình ra khỏi hoạt động trực tiếp sản xuất kinh doanh, nhà nước sẽ tạo ra một không gian cạnh tranh bình đẳng hơn cho mọi thành phần kinh tế.

Cải cách DNNN của Trung Quốc đã trải qua nhiều đợt thử nghiệm, các thử nghiệm ấy đều nhằm hướng tới việc đem lại sức sống cho doanh nghiệp, nhưng các biện pháp khác nhau ở tính triệt để. Lý luận "DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh" đang hứa hẹn một đợt cải cách mới, mang tính sâu rộng và triệt để, thể hiện một sự giải phóng toàn diện về tư tưởng. Rõ ràng, tương lai tươi sáng của cải cách DNNN đang ở phía trước.

Thực tế phát triển của nhiều nước trên thế giới trong đó có cả những nước Đông Á có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc (Nhật Bản, Hàn Quốc) cho thấy DNNN đã từng xuất hiện và đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của những quốc gia này. Tuy nhiên, sau đó, do những khuyết tật của DNNN, các nước này đều phải tiến hành những đợt cải cách. Điều đó cho thấy cải cách DNNN là một yêu cầu tất yếu và là một hiện tượng phổ biến. Chỉ có cách làm là khác nhau.

3.2. Nhận thức về những quy luật cơ bản từ tiến trình cải cách DNNN ở Trung Quốc

Từ thực tiễn cải cách DNNN nói riêng và rộng hơn là từ thực tiễn cải cách mở cửa của Trung Quốc, chúng ta nhận thấy để đạt được thành công, cải cách cần nắm bắt và tôn trọng những quy luật cơ bản, không chỉ những quy luật kinh tế mà cả những quy luật trong lĩnh vực nhận thức và xã hội.

3.2.1. Quy luật dựa trên nguyên tắc "giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị", lấy "thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý"

Giải phóng tư tưởng là nguyên lý và yêu cầu cơ bản của triết học Mác - Lênin, các nhà triết học mác - xít đã chỉ ra rằng nhận thức ngay từ đầu đã là một quá trình vận động. Đã có sự vận động tất phải có lúc phá bỏ rào cản cũ để tiếp cận những nhận thức mới. Thực tế cho thấy, những thành quả mà công cuộc cải cách DNNN ở Trung Quốc đạt được ngày hôm nay đều mang đậm dấu ấn của những con người không chỉ có tầm nhìn xa mà còn mang trong mình sự nhiệt thành và lòng dũng cảm.

Không có "giải phóng tư tưởng" thì có lẽ cuộc tranh luận xoay quanh chủ đề "họ Xã hay họ Tư" ở Trung Quốc sẽ còn kéo dài lâu hơn nữa, và không biết tới khi nào biện pháp cổ phần hoá mới được thực thi.

Không "giải phóng tư tưởng", có lẽ rất lâu nữa Trung Quốc mới đề xuất và xây dựng được thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, và nếu quả thực như vậy thì đến bây giờ có lẽ các DNNN vẫn vận hành trong sự bao bọc, che chở của thể chế kinh tế kế hoạch.

Nếu không mạnh dạn "giải phóng tư tưởng", nếu luôn bị trói buộc bởi những suy nghĩ kinh viện theo lối mòn, Trung Quốc sẽ phải duy trì quy mô khổng lồ của kinh tế nhà nước, sẽ không thể có những chủ trương táo bạo, mang tính đột phá như chủ trương "DNNN rút lui toàn diện khỏi lĩnh vực mang tính cạnh tranh". Tuy nhiên, bài học và những kinh nghiệm lịch sử cho thấy chỉ khi nào vấn đề "giải phóng tư tưởng" xuất phát và gắn liền với thực tiễn Trung Quốc, khi đó con rồng Trung Hoa mới có thể quẫy khúc đi vào biển lớn thời đại.

Đại hội XI Đảng Cộng sản Trung Quốc - Đại hội của các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ thứ II do Đặng Tiểu Bình dẫn đầu - đã đưa nhân dân Trung Quốc tiến vào công cuộc cải cách mở cửa đầy hăng say. Với vũ khí "giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị", lý luận Đặng Tiểu Bình đã dọn đi những trở ngại trên con đường phát triển của đất nước Trung Quốc. 25 năm sau, Đại hội XVI - Đại hội cuối cùng của các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ thứ ba do Giang Trạch Dân làm hạt nhân - đã tiến thêm một bước dài trên con đường "giải phóng tư tưởng". Có giải phóng tư tưởng mới có sáng tạo. Có giải phóng tư tưởng mới có những con người dám nghĩ dám làm. Giải phóng tư tưởng đó cũng chính là nhân tố tạo nên thành công trong thực tiễn cải cách DNNN ở Trung Quốc hiện tại và tương lai.

3.2.2. Quy luật trong mối quan hệ "lượng - chất"

Trong lĩnh vực kinh tế, sự đầu tư của nhà nước cần tập trung với lượng phù hợp vào các lĩnh vực thiết yếu, liên quan đến an ninh quốc gia hoặc các lĩnh vực tư nhân không có khả năng tham gia nhằm giảm nhẹ gánh nặng kinh tế. Yếu tố quyết định sự vững mạnh của kinh tế nhà nước, yếu tố quyết định khả năng khống chế của nhà nước không phải lượng vốn đầu tư mà là hiệu quả quản lí và sử dụng nguồn vốn đó. Nhà nước cần làm tốt và nêu bật chức năng "người điều khiển vĩ mô", tiến hành điều tiết

mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội dựa trên hệ thống các chính sách, chỉ duy trì hoạt động can thiệp trực tiếp trong những thời điểm cần thiết. Nhà nước cần hướng nguồn lực của các thành phần kinh tế theo những mục tiêu đã định trước; tuy nhiên, sự điều tiết, khống chế hay định hướng đối với các thành phần kinh tế, các ngành, các doanh nghiệp hoàn toàn không phải tuân theo ý muốn chủ quan mà cần thực hiện trên cơ sở làm sao để các quy luật kinh tế có thể phát huy đầy đủ vai trò của mình. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa vai trò quản lí của nhà nước với khả năng điều tiết của thị trường. Trong mối quan hệ về tỷ trọng đầu tư của kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác cần chú ý một quy luật cơ bản đó là trong những hoàn cảnh đặc thù (như khi các thể chế hỗ trợ thị trường chưa hoàn thiện, khi cạnh tranh không hoàn hảo, hoặc khi các thành phần kinh tế khác chưa đủ sức đầu tư) nhà nước cần có sự đầu tư vốn để bù đắp cho "khoảng trống" mà các thành phần kinh tế khác chưa kịp bù đắp. Tuy nhiên, cùng với thời gian, khi các thành phần kinh tế khác đã có thể phần nào đảm đương hoặc đảm nhận hoàn toàn phần việc của nhà nước, khi đó nhà nước cần có những sự điều chỉnh theo hướng "rút lui" kịp thời và sáng suốt nhằm tạo điều kiện tối đa cho các thành phần khác có cơ hội phát triển cũng như phát huy tính tích cực, trí tuệ của các thành phần này phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

3.2.3. Thành công của cải cách kinh tế nói chung và cải cách DNNN nói riêng chỉ có thể được đảm bảo nếu kết hợp với các cải cách đồng bộ

Như trên đã nêu, song song với cải cách DNNN, một loạt cải cách đồng bộ nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh, môi trường pháp lý, thể chế vĩ mô (cải cách hành chính, cải cách chức năng chính phủ, cải cách hệ thống pháp luật, cải cách chế độ bảo hiểm xã hội v.v...) cũng đã sớm được thực thi.

3.2.4. Quy luật thống nhất tạo nên sức mạnh đoàn kết, điều hoà những xung đột lợi ích giữa trung ương với địa phương, giữa các vùng miền, giữa các ngành nghề, giữa DNNN với doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác để mở đường cho cải cách phát triển

Để đạt được những thành công như ngày hôm nay, để tạo nên hình ảnh một nước Trung Quốc vừa mang trong mình chiều sâu của hàng ngàn năm văn hoá vừa trẻ trung, năng động về kinh tế Trung Quốc đã phải đánh đổi bằng sự phát triển mất cân đối giữa miền Đông duyên hải với miền Tây, giữa thành thị với nông thôn, giữa các ngành kinh tế, giữa các thành phần kinh tế. Trong đó bài học đắt giá về phát triển kinh tế doanh nghiệp trước đây là chỉ tập trung cho các DNNN, dẫn đến tình trạng "độc

quyền, lũng đoạn" của các doanh nghiệp này. Cùng với thời gian, người Trung Quốc đã nhận thức được rằng trong mọi nền kinh tế, thị trường mới là nhân tố đóng vai trò quan trọng, tạo nên sự phát triển hợp quy luật. Mọi sự lũng đoạn, mọi hình thức độc quyền trong các ngành kinh tế mang tính cạnh tranh đều đi ngược với lợi ích thị trường và sớm muộn đều dẫn nền kinh tế đến bờ vực khủng hoảng. Cải cách DNNN, với ý nghĩa là một bộ phận quan trọng của cải cách kinh tế, cũng đang từng bước thiết lập lại vai trò điều phối của thị trường, giảm dần tiến tới xoá bỏ tình trạng DNNN lũng đoạn các ngành mang tính cạnh tranh, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh thành công, bình đẳng là cơ sở của sự đoàn kết ấy.

3.3. Cải cách DNNN ở Việt Nam

Sau khi trở thành quốc gia sớm giành được độc lập dân tộc, thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã nhanh chóng tiến theo con đường xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, khoảng thời gian hoà bình ngắn ngủi từ mùa thu năm 1945 đến mùa đông năm 1946 không đủ giúp Việt Nam khôi phục và phát triển nền kinh tế theo những kế hoạch bài bản và dài hạn. Trong suốt khoảng thời gian 20 năm (1946 - 1975), lịch sử kinh tế Việt Nam đã diễn ra trong bối cảnh đặc thù, trong đó nền kinh tế miền Bắc phát triển theo đường hướng các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, lại vừa phải tập trung chi viện cho chiến trường miền Nam; nền kinh tế miền Nam trái lại luôn mang nặng dấu ấn của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chính khoảng thời gian chiến tranh dài 1/5 thế kỷ đó đã góp phần quy định tính chất, tạo nên sự khác biệt nhất định giữa các DNNN của Việt Nam với hệ thống DNNN ở các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Đó là tính chất của một nền kinh tế thời chiến khiến các DNNN coi sự tồn tại của các kế hoạch kinh tế là một điều "hợp quy luật" và do đó sự bảo hộ của nhà nước dành cho doanh nghiệp cũng là điều phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Vì thế, căn bệnh của DNNN ở Việt Nam vừa mang những nét vốn có như các DNNN ở Trung Quốc, lại vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thực tế.

Xét về con đường hình thành, có thể nhận thấy hệ thống DNNN ở Việt Nam được hình thành thông qua 3 con đường chủ yếu sau:

(1). Thực hiện chính sách quốc hữu hoá với các xí nghiệp, nhà máy của chính quyền cũ, của tầng lớp tư sản mại bản.

(2). Thông qua quá trình cải tạo đối với các xí nghiệp của tầng lớp tư sản dân tộc, nhà nước biến các doanh nghiệp tư nhân trước đây thành các xí nghiệp công tư hợp doanh, và cuối cùng các xí nghiệp này chuyển hẳn thành xí nghiệp quốc doanh.

(3). Các DNNN do nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn tự có và bằng các khoản viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Sau ngày thống nhất đất nước, DNNN ở Việt Nam còn có thêm một bộ phận khác, đó là các doanh nghiệp do chính quyền các cấp tự đầu tư lập ra. Trong số các nước viện trợ cho Việt Nam thì Liên Xô và nước CHND Trung Hoa là hai quốc gia dành sự giúp đỡ lớn nhất, hai quốc gia này không chỉ trực tiếp trợ giúp chính quyền còn non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về mặt tài chính, mà còn chi viện nhiều sức người và hàng hoá giúp Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 400 triệu rúp (số nợ này đã được xoá bỏ sau khi Hiệp định Paris năm 1973 được kí kết). Ngoài ra, Liên Xô còn gửi khoảng 1.000 chuyên gia kỹ thuật sang làm việc tại Việt Nam, nhận đào tạo hơn 7.000 người Việt tại Liên Xô, giúp Việt Nam tiến hành hơn 50 dự án trong đó có khoảng 25 dự án trọng điểm (điện lực, hầm mỏ, cơ khí), phần còn lại là các dự án về công nghiệp nhẹ (đóng hộp, chế biến)1... Về phía Trung Quốc, sau khi tạm giải quyết ổn thoả vấn đề "đối nội" (Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành được thắng lợi cuối cùng trong cuộc đấu tranh lâu dài, khốc liệt với Quốc dân đảng), chính quyền của Mao Trạch Đông đã viện trợ tích cực, có hiệu quả cho miền Bắc Việt Nam. Có thể nói, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, vai trò chi viện của Trung Quốc có phần nổi trội hơn Liên Xô. Trong suốt 20 năm (1945 - 1975), Trung Quốc đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 900 triệu NDT, cho vay dài hạn 300 triệu NDT, viện trợ "giải phóng miền Nam" 600 triệu USD, giúp đỡ xây dựng 450 công trình (trong đó 339 công trình đã được hoàn tất vào tháng 3 năm 1978), cử gần 20.000 chuyên gia và cố vấn sang Việt Nam trong thời kỳ 1950 - 19782

.

Một phần của tài liệu Thực tiễn và đột phá trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)