Cổ phần hoá các DNNN

Một phần của tài liệu Thực tiễn và đột phá trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc (Trang 58)

B. NỘI DUNG

2.1.4.Cổ phần hoá các DNNN

Sau khi nhận rõ những vướng mắc gặp phải trong khi thực hiện chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh, Trung Quốc đã quyết định thay thế bằng biện pháp cổ phần hoá.

Trên thực tế, chế độ cổ phần đã được thực hiện từ năm 1984 với sự ra đời của Công ty cổ phần hữu hạn Bách hoá Thiên Kiều (Bắc Kinh). Sau đó, trong một văn kiện quan trọng được ban hành tháng 12 năm 1986, Quốc vụ viện đã cho phép "các địa phương có thể chọn ra một vài doanh nghiệp lớn và vừa có điều kiện, thuộc chế độ sở hữu toàn dân để thí điểm chế độ cổ phần" [119, 204].

Vốn cổ phần (tư bản cổ phần) là một tập hợp của các nguồn vốn cá thể, vì vậy, trước kia chế độ cổ phần thường bị coi là biểu hiện của chế độ tư hữu, bị đồng nhất với hình thức kinh doanh điển hình của các doanh nghiệp của chủ nghĩa tư bản, thực hiện chế độ cổ phần cũng có nghĩa là thực hiện chủ nghĩa tư bản hoá. Song cùng với những kinh nghiệm thu được trong thực tiễn cải cách, chế độ cổ phần đã được xem xét lại một cách khoa học và công bằng hơn. Theo đó, chế độ cổ phần tự bản thân nó không mang những ý nghĩa và đặc điểm chính trị. Do vậy, Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khẳng định: "Chế độ cổ phần là một hình thức tổ chức vốn của

doanh nghiệp hiện đại, có lợi cho việc tách riêng quyền sở hữu và quyền kinh doanh, có lợi cho việc nâng cao hiệu quả vận hành doanh nghiệp và sử dụng vốn, chủ nghĩa

tư bản có thể dùng, chủ nghĩa xã hội cũng có thể dùng được. Không được chụp mũ

nói chế độ cổ phần là công hữu hay tư hữu mà điều quan trọng là quyền khống chế cổ phần nằm trong tay ai" [125, 22]. Thực hiện cổ phần hoá các DNNN là một chủ trương đúng đắn, góp phần giải quyết nhiều vướng mắc trên bước đường phát triển của doanh nghiệp. Cổ phần hoá không phải là một xu thế mới, càng không phải là một thực tế mới nếu biết rằng trên thế giới, các công ty cổ phần đã có lịch sử phát triển hơn 400 năm [48, 44]. Tuy nhiên, để đạt được sự thừa nhận như ngày nay, lý luận về chế độ cổ phần ở Trung Quốc đã trải qua một quá trình kiểm nghiệm, đánh giá đầy gắt gao, thậm chí đã có lúc bị phủ định. Để ươm được một mầm xanh lý luận trên mảnh đất thực tiễn đầy cằn cỗi, các nhà kinh tế Trung Quốc đã không chỉ cần có sự dũng cảm và linh hoạt của trí tuệ mà còn cần cả sự kiên trì và ủng hộ của thời gian. Mà thành quả nổi bật nhất là đến Hội nghị trung ương 3 khoá XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2004), chế độ cổ phần đã được thừa nhận rộng rãi: "là hình thức

thực hiện chủ yếu của chế độ công hữu" [71, 4]. Trong suốt chặng đường phát triển

của mình trên mảnh đất Trung Quốc, lý luận về chế độ cổ phần đã được luận giải theo 2 dòng nghiên cứu chính: (1). Khuynh hướng hình thức luận; (2). Khuynh hướng

khống chế luận. Mặc dù quan điểm của hai dòng nghiên cứu này hoàn toàn trái ngược

nhau nhưng chúng có điểm chung là đều hướng tới việc luận giải xem chế độ cổ phần là thuộc chế độ công hữu hay chế độ tư hữu, là thuộc tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa. Đây dường như là một nỗi ám ảnh kinh niên đối với các nhà cải cách Trung Quốc (trước đây cuộc tranh cãi về kinh tế thị trường cũng xoay quanh vấn đề thuộc họ "Xã" hay họ "Tư"). Khuynh hướnghình thức luận cho rằng chế độ cổ phần không phải là chế độ tư hữu, cũng không phải là chế độ tư hữu mà nó chỉ là hình thức tổ chức vốn của doanh nghiệp. Khuynh hướng khống chế luận thì cho rằng chế độ cổ phần có thể là chế độ công hữu, cũng có thể là chế độ tư hữu, điều quan trọng là quyền nắm cổ phần khống chế nằm trong tay thành phần kinh tế nào. Mặc dù những tranh luận này vẫn tiếp tục kéo dài nhưng nhìn chung, việc thực thi chế độ cổ phần đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi.

Đến cuối năm 1993, ở Trung Quốc đã có 3000 đơn vị thí điểm chế độ cổ phần. Tính đến cuối năm 1996, hơn 9200 DNNN đã chuyển thành công ty cổ phần với số vốn là 600 tỷ NDT, nhiều công ty đã tham gia thị trường chứng khoán Thượng Hải, Thâm Quyến, một số công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Năm 1997, số công ty phát hành cổ phiếu A1

niêm yết trên thị trường chứng khoán là 655 công ty, tăng 23,6% so với năm 1996, số công ty phát hành cổ phiếu B niêm yết trên thị trường chứng khoán là 93 công ty, tăng 9,4% so với năm 1996, tổng giá trị thị trường cổ phiếu A và B đạt 1666,5 tỷ NDT, tăng 69% so với năm trước [32, 64]. Trung Quốc có 35 công ty tham gia thị trường chứng khoán nước ngoài với số vốn 7,9 tỷ NDT [32, 64]. Các công ty cổ phần được hình thành chủ yếu theo 3 cách: (1). Bán cổ phiếu cho công nhân viên chức trong nội bộ doanh nghiệp. (2). Phát hành cổ phiếu công khai ra xã hội. (3). Công ty cổ phần hình thành bằng cách nắm giữ cổ phiếu giữa các doanh nghiệp.

Mục đích căn bản của việc thực hiện chế độ cổ phần là thay đổi chế độ tài sản mà ở đó nhà nước luôn giữ vai trò lũng đoạn, hình thành nên kết cấu đa dạng về quyền tài sản trong nội bộ doanh nghiệp, tối ưu hoá kết cấu quản trị doanh nghiệp. Đây đồng

thời cũng là lợi ích căn bản và lâu dài nhất của việc cổ phần hoá các doanh nghiệp.

Như trên đã nêu, để thực hiện "tách hai quyền" cũng như nhằm từng bước "tách rời chính quyền và doanh nghiệp", trong giai đoạn cải cách trước đó Trung Quốc đã thí điểm chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh. Tuy nhiên, biện pháp cải cách này thường kéo theo nó là tình trạng "khuyết thiếu chủ sở hữu thực sự" dẫn đến sự thiếu trách nhiệm trong việc giữ gìn và làm tăng giá trị tài sản nhà nước trong doanh nghiệp - khi mà toàn bộ tài sản trong đó vẫn thuộc về nhà nước, do nhà nước đơn độc bỏ vốn và đầu tư. Tình trạng một chủ đầu tư, tình trạng đơn nhất về quyền tài sản này cũng khiến cho mục tiêu giảm bớt những can thiệp hành chính của các cấp chính quyền trở nên xa vời. Cải cách DNNN ở Trung Quốc và Hungari dẫu có khác nhau về thời điểm, về cách thức và biện pháp nhưng có một điểm giống nhau đến lạ kỳ là những cố gắng ban đầu của các chính phủ thường bao giờ cũng hướng đến việc tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp, giảm nhẹ sự kiểm soát của nhà nước và kết thúc bằng việc người ta

1

Cổ phiếu A là cổ phiếu phát hành cho các nhà đầu tư trong Trung Quốc đại lục; cổ phiếu B là cổ phiếu chuyên bán cho các nhà đầu tư nước ngoài.

nhận ra rằng những gì đạt được trong hành trình doanh nghiệp tìm lại sức sống của mình thật quá mong manh so với sự ràng buộc nhập nhằng và chồng chéo của hệ

thống hành chính. Hậu quả là sau bao cố gắng mục tiêu giảm sự can thiệp hành chính

vào hoạt động doanh nghiệp vẫn chỉ là một mục tiêu lý tưởng nhưng xa vời; doanh nghiệp đã có được sự tự chủ nhưng thực tế chỉ là sự tự chủ về hình thức. "Thật đáng tiếc, cứ phải hết lần này đến lần khác, ngạc nhiên phát hiện ra rằng: sở hữu nhà nước thường xuyên sinh ra và tái sinh ra sự quan liêu, bởi vì xí nghiệp quốc doanh là một phần hữu cơ của hệ thống quan liêu. Trong giai đoạn đầu, giai đoạn ấu trĩ của quá trình cải cách, chúng ta đã kỳ vọng rằng sự xoá bỏ đơn thuần các chỉ thị kế hoạch sẽ tạo ra sự điều tiết thị trường cho các DNNN. Điều này đã không xảy ra... Khu vực nhà

nước đã thay điều tiết quan liêu hành chính trực tiếp bằng điều tiết quan liêu hành

chính gián tiếp. Các cơ quan hành chính khác nhau vẫn tiếp tục can thiệp vào đời

sống xí nghiệp bằng hàng trăm các khác nhau" [13, 39-40]. Không khó để có thể lý

giải vì sao nhà nước luôn muốn can thiệp vào công việc của doanh nghiệp nếu chúng ta biết rằng: (1). Số tài sản nhà nước trong doanh nghiệp kể cả sau khi thực hiện các cải cách vẫn còn quá lớn. (2). Những quyền hành chính trị luôn đi kèm với những lợi ích kinh tế. Vì thế, nếu duy trì được quyền can thiệp vào đời sống của doanh nghiệp, nhà nước sẽ tiếp tục đảm bảo được sự có mặt của mình trong các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện cổ phần hoá, cả hai mục đích đa dạng hoá chủ đầu tư và giảm thiểu các can thiệp hành chính đều đạt được những tiến triển đáng kể.

Nếu xét tới mục đích đa nguyên hoá quyền tài sản trong doanh nghiệp, với việc cho phép công nhân viên chức trong nội bộ doanh nghiệp, cho các doanh nghiệp khác hoặc các cá nhân, tổ chức trong xã hội và kể cả tư bản nước ngoài tham gia góp cổ phần, nguồn tài sản của doanh nghiệp sau cổ phần hoá đã trở nên hết sức đa dạng. Giờ đây, nhà nước không còn phải đơn độc bỏ vốn mà số vốn đó có sự đóng góp của nhiều cổ đông, tình cảnh "cha chung" đã không còn là sự nhức nhối mỗi khi nhìn vào một DNNN. Tình trạng phải chịu trách nhiệm vô hạn của nhà nước vẫn tồn tại dai dẳng suốt bao năm tháng của thời kỳ kế hoạch bao cấp giờ cũng được thay thế bằng trách nhiệm hữu hạn1

của mỗi cổ đông trong doanh nghiệp. Sau khi cổ phần hoá, quyền tài

1

sản trong các doanh nghiệp sẽ được chia thành 3 tầng: quyền sở hữu cuối cùng (nhà nước), quyền sở hữu pháp nhân (doanh nghiệp) và quyền quản lí kinh doanh (tổng giám đốc).

Gánh nặng đã được san xẻ đồng nghĩa với việc quyền hạn của nhà nước trong doanh nghiệp sẽ giảm đi, cũng đồng nghĩa với việc chính quyền các cấp ít có quyền hạn hơn trong việc can thiệp vào công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là một thực tế khắc nghiệt mà bất cứ ai còn giữ tư duy kinh tế bao biện đều phải đối mặt. Mặc dù vẫn có tiếng nói trong doanh nghiệp nhưng nhà nước không thể tiếp tục ra các quyết sách mang tính gia trưởng như trước. Ngay cả trong những công ty do nhà nước nắm cổ phần khống chế tuyệt đối (vốn nhà nước chiếm trên 30% vốn của doanh nghiệp), việc ra quyết sách cũng trở thành trách nhiệm và quyền lợi chung của Hội đồng quản trị (nơi tập hợp những cổ đông lớn nhất). Và như vậy, từ chỗ là người ra quyết định duy nhất, nhà nước trở thành người đề xuất ý kiến hoặc giả là ý kiến quan trọng trong chặng đường phát triển chung của doanh nghiệp. Sau khi tiến hành cổ phần hoá, cơ cấu của doanh nghiệp được tổ chức theo phác đồ sau:

Lợi ích thứ hai từ việc cổ phần hoá là quá trình này thúc đẩy việc tập trung vốn,

góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn. Đặc điểm này là ưu thế nổi bật của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Đến cuối năm 1996, Trung Quốc đã có hơn 4300 công ty cổ phần hữu hạn đăng kí hoạt động theo Luật doanh nghiệp, với tổng số vốn cổ phần đạt 358 tỷ NDT, trong đó 150 tỷ NDT là vốn huy động từ xã hội, 35 tỷ NDT là giá trị cổ phần phát hành trong nội bộ doanh nghiệp, và 80 tỷ NDT là vốn đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đại hội (Hội nghị) cổ đông

Hội đồngquản trị Tổng giám đốc Các bộ phận chức năng và đơn vị phụ thuộc Uỷ ban kiểm tra Chú thích: Quan hệ lãnh đạo

của nước ngoài [62, 168]. Thời gian gần đây, mỗi năm Trung Quốc huy động được 100 tỷ NDT từ việc phát hành cổ phiếu, năm 1998 huy động được 316 tỷ NDT [2, 267]. Trên cơ sở đó, Trung Quốc có điều kiện để xây dựng và phát triển các tập đoàn doanh nghiệp quy mô lớn.

Tuy nhiên, việc thực hiện cổ phần hoá bản thân nó cũng khiến tiến trình cải cách DNNN gặp thêm nhiều trở ngại. Sự gian nan trên mỗi bước đường cải cách càng tăng thêm gấp bội khi mà bên cạnh việc làm thế nào để gạt bỏ những rào cản cũ, Trung Quốc còn phải tính đến việc làm thế nào để không nảy sinh hoặc vượt qua được những rào cản mới. Xét trong thực tiễn cổ phần hoá DNNN ở Trung Quốc, những trở ngại mới, có tác động lớn nhất đến sự thành bại của cải cách chủ yếu bao gồm: (1) Vấn đề "người nội bộ khống chế" (内 部人 控制 问 题â). (2) Tình trạng quyền lợi của các cổ đông nhỏ bị xâm phạm. (3) Tình trạng thông tin không đầy đủ do người kinh doanh (Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc Hội đồng quản trị) cố ý che dấu thông tin thật về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để trục lợi. (4). Chi phí đại diện quá cao. Trong đó, nổi cộm nhất là vấn đề "người nội bộ khống chế".

Khái niệm "người nội bộ khống chế" ra đời từ thực tiễn cải cách ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Trong quá trình tư nhân hoá ở các quốc gia này, một lượng lớn cổ quyền rơi vào tay công nhân viên chức trong nội bộ doanh nghiệp, từ đó những quyết sách chiến lược quan trọng của doanh nghiệp thường được chú trọng gắn liền với quyền lợi của những người trong nội bộ doanh nghiệp đó. Trong thực tiễn cải cách DNNN ở Trung Quốc, thuật ngữ "người nội bộ khống chế" được dùng để chỉ việc quyền hạn của người quản lí kinh doanh quá lớn dẫn đến các hiện tượng "tiêu phí trong quá trình giữ chức vụ quá lớn" (mua sắm ô tô, thiết bị văn phòng...), "tiền lương ăn lẹm vào lợi nhuận" (phát tiền lương, tiền thưởng để kích thích người lao động quá nhiều so với quy định dẫn đến giảm sút lợi nhuận của doanh nghiệp), hay "thất thoát tài sản nhà nước" v.v... Trong các công ty cổ phần, Giám đốc hoặc thậm chí Tổng giám đốc đều là những người làm thuê của nhà nước. Họ được bổ nhiệm (trường hợp những người này đồng thời là nhân viên của một cơ quan hành chính nào đó của nhà nước) hoặc thuê (trường hợp họ là cá nhân độc lập bên ngoài) để quản lí, điều hành công việc sản xuất kinh doanh của công ty. Họ có nhiệm vụ làm sao để công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả nhưng bản thân những người này lại thường không phải là

cổ đông lớn của công ty. Chính từ việc không có một sự gắn kết thật sâu sắc về mặt tài sản và sự ràng buộc lỏng lẻo về mặt luật pháp, nói cách khác do không có một hình thức khế ước thật sự hiệu quả, nên bên cạnh uy tín về năng lực thì niềm tin vào đạo đức và tư cách của các cá nhân này thường trở thành cơ sở quan trọng và thường thấy nhất để nhà nước nuôi hy vọng về sự phát triển của công ty. Dẫu rằng những khích lệ về vật chất và tinh thần mà nhà nước dành cho những người đại diện này lớn đến đâu thì cũng không thể chối bỏ một thực tế là tính tích cực của những cá nhân này cũng chỉ mang tính hữu hạn nhất định. Vì vậy, một nhà kinh tế học phương Tây đã nhận định rằng: "Đối với người kinh doanh trong doanh nghiệp thuộc chế độ cổ phần, chúng ta chỉ có thể hy vọng họ có những kiến thức nghề nghiệp đầy đủ và một ý thức doanh nghiệp thông thường, chúng ta không thể trông chờ họ có một ý chí sắt đá và khả năng hành động nhanh nhạy như người chủ kinh doanh của các doanh nghiệp cá thể và tư nhân" [88, 59]. Nguyên nhân của tình trạng "người nội bộ khống chế" là sự tách rời giữa chủ sở hữu thực sự, chủ sở hữu cuối cùng của doanh nghiệp với người

Một phần của tài liệu Thực tiễn và đột phá trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc (Trang 58)