Năng lực cạnh tranh của các DNNN còn yếu kém, khoảng cách chênh

Một phần của tài liệu Thực tiễn và đột phá trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc (Trang 75)

B. NỘI DUNG

2.3.1. Năng lực cạnh tranh của các DNNN còn yếu kém, khoảng cách chênh

lệch giữa doanh nghiệp của Trung Quốc với các doanh nghiệp trên thế giới còn quá lớn

Không thể phủ nhận rằng thông qua cải cách, hiệu quả kinh doanh của nhiều DNNN đã được cải thiện hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đây, nhưng nếu làm một phép so sánh giản đơn với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và đặc biệt là nếu đặt trong sự so sánh với doanh nghiệp thuộc các nước phát triển thì hệ thống DNNN vẫn còn một khoảng cách khá xa để có thể vươn đến tầm thế giới.

Trước hết, xét về quy mô, từ năm 1993 đến năm 1995, Trung Quốc có 7950 DNNN quy mô lớn với số vốn bình quân là 186 triệu NDT, trong đó chỉ có 450 DNNN quy mô cực lớn với vốn đầu tư trung bình 1,039 tỷ NDT (quy đổi thì được hơn 100 triệu USD) [69, 37]. Nếu so với số vốn đầu tư của doanh nghiệp quy mô nhỏ nhất trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu của thế giới thì số vốn của các DNNN quy mô cực lớn của Trung Quốc mới chỉ bằng 1/10 [69, 37]. Đến năm 1998, giá trị bình quân tổng tài sản của 500 doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc đạt 700,11 triệu USD nhưng con số này cũng chỉ bằng 0,88% tổng giá trị tài sản của 500 doanh nghiệp mạnh của thế giới [69, 38].

Về trình độ khoa học kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất, 4 ngành kinh tế quan trọng cơ khí, hoá dầu, điện tử và chế tạo ô tô của Trung Quốc hiện nay bị đánh giá là đi sau trình độ của các nước phát triển trên thế giới chừng 15 - 20 năm. Khoản đầu tư

cho nghiên cứu cải tiến kỹ thuật hoặc phát triển sản phầm mới của các DNNN còn rất nhiều hạn chế (xem bảng 11).

Bảng 11. Tình hình thành lập bộ phận nghiên cứu KHKT trong các loại hình DN ở Trung Quốc

Loại hình DN Tỷ lệ thành lập bộ phận nghiên cứu KHKT (%)

Tỷ lệ các cơ quan có năng lực nghiên cứu KHKT độc lập

(%)

DN góp vốn trong và ngoài nước 82,6 52,2

DN theo chế độ cổ phần 78,1 40,6

DN sở hữu toàn dân 75,6 30,5

DN tập thể 72,2 28,8

DN dân doanh 100 100

Nguồn: Dẫn theo Trần Lập Thái: "Tìm hiểu nguồn gốc dẫn đến chênh lệch về hiệu quả của doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp phi quốc hữu thời kỳ chuyển đổi",T/c Tìm tòi những vấn đề kinh tế, số 3 năm 2004, tr. 72.

Sau khi nghiên cứu các số liệu cụ thể của năm 2001, một nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đánh giá về năng lực cạnh tranh của các DNNN: "Trong các ngành kinh tế khác nhau, khoảng cách chênh lệch về sức cạnh tranh quốc tế của các DNNN còn khá lớn; sức cạnh tranh của DNNN tại thị trường trong nước mạnh hơn trên thị trường thế giới; bên cạnh việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thì khả năng chiếm lĩnh thị

trường của các DNNN chưa hề có sự gia tăng tương ứng" [129, 22].

2.3.2. Sự can thiệp hành chính của nhà nước vẫn còn chi phối mạnh mẽ nhiều hoạt động của doanh nghiệp

Có thể khẳng định, sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp là một hiện tượng vẫn tồn tại phổ biến ở Trung Quốc trước và sau cải cách. Thậm chí, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, thành quả nổi bật nhất của các biện pháp nhằm hạn chế sự can thiệp của nhà nước trong suốt quá trình cải cách nhiều khi chỉ là góp phần làm thay đổi hình thức quản lí chứ chưa thực sự thay đổi được cung cách quản

lí, chỉ thay sự kìm kẹp trực tiếp bằng quản lí gián tiếp. Trước đây, thể chế kinh tế kế

hoạch với cơ chế "xin cho" đã góp phần tạo nên một đội ngũ giám đốc, xưởng trưởng của các xí nghiệp quốc doanh biết cách và buộc phải biết cách quan hệ với các cơ quan nhà nước (cơ quan cung ứng vật tư, cơ quan tiêu thụ, cơ quan định giá) để làm sao thu được lợi ích nhiều nhất cho xí nghiệp và cá nhân mình. Còn hiện nay, sau nhiều năm xây dựng thể chế kinh tế thị trường, một thực tế trở trêu là cơ chế "xin cho"

80.7 28.9 0.6 4.1 11.9 14.2 1.1 32.9 4.8 17.2 0.9 2.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 % Do tæ chøc trªn bæ nhiÖm Lùa chän tõ thÞ tr-êng KÕt hîp c¶ hai yÕu tè Tù thµnh lËp doanh nghiÖp Do néi bé tuyÓn chän H×nh thøc kh¸c

DNNN DN phi quèc h÷u

không chỉ bó hẹp trong phạm vi các DNNN mà đã lan rộng ra doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác.

Với cách chơi chữ hóm hỉnh nhưng cũng đầy sâu cay, người Trung Quốc đã cay đắng thừa nhận dù thể chế kinh tế đã đổi khác nhưng "truyền thống xây dựng quan hệ" với các cơ quan nhà nước vẫn tồn tại như một hằng số, để thành công doanh nghiệp "không tìm thị trường, chỉ tìm thị trưởng" (不 找? ? , 只 找? ? 长). Người đứng đầu của các DNNN thường phải bỏ ra 15,4% tổng số thời gian và sức lực để đi xây dựng quan hệ tốt với các cơ quan hành chính. Tình hình của các doanh nghiệp phi quốc hữu cũng không mấy sáng sủa khi 1/10 thời gian cũng phải dành cho công tác này. Số thời gian xây dựng quan hệ tại các DNNN bằng 1/3 số thời gian dành cho hoạt động kinh doanh còn tại các doanh nghiệp phi quốc hữu con số này là khoảng 1/5 (xem bảng 12).

Bảng 12. Hướng đầu tư thời gian và sức lực của người kinh doanh trong DN năm 1996 (%)

Tình hình chung DNNN DN phi quốc hữu

Hoạt động kinh doanh 47,7 45,1 51,69

Quản lí nội bộ DN 34,1 35,7 29,79

Đi quan hệ với các cơ quan hành chính 14,3 15,4 11,34

Khai thác, phát triển sản phẩm mới 3,8 3,6 4,34

Tổng cộng 100 100 100

Nguồn: Dẫn theo Trần Lập Thái: "Tìm hiểu nguồn gốc dẫn đến chênh lệch về hiệu quả của doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp phi quốc hữu thời kỳ chuyển đổi", tlđd,tr. 72.

Rõ nét hơn, tại các DNNN, tác động của chính phủ vẫn trực tiếp đến mức chính phủ có rất nhiều quyền hạn trong việc bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp.

Biểu đồ 9. Phương thức tuyển chọn lãnh đạo (năm 2001) Nguồn: Trần Lập Thái: "Tìm hiểu nguồn gốc dẫn đến chênh lệch về hiệu quả của doanh nghiệp quốc hữu và doanh nghiệp phi quốc hữu thời kỳ chuyển đổi", tlđd,tr. 72.

Đến cuối năm 1997, về cơ bản hiệu quả hoạt động của các DNNN ở Trung Quốc có thể được chia thành 4 loại: (1). Các doanh nghiệp làm ăn có lãi (số doanh nghiệp này chiếm khoảng 40% tổng số DNNN); (2). Các doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn (chiếm khoảng 10%); (3). Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ (chiếm khoảng 20%); (4). Số doanh nghiệp tồn tại dựa vào bù lỗ của nhà nước hoặc các khoản cho vay từ ngân hàng (chiếm khoảng 20%) [114, 70]. Nói cách khác, sau hàng loạt cải cách chỉ có 2/5 số DNNN có những chuyển biến tích cực trong hiệu quả kinh doanh. Đặt trong tương quan so sánh với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, hiệu quả kinh doanh dường như là "gót chân Asin" cố hữu của các DNNN.

Bảng 13. Những chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chủ yếu của tập đoàn doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (Năm 2000 - Đơn vị: %)

Tỷ lệ nợ trong tài

sản

Hiệu suất SX của người lao

động (vạn NDT/người) Tỷ lệ lợi nhuận tiêu thụ Tỷ lệ tận dụng chi phí giá thành Tỷ lệ lợi nhuận thuế trong tài sản Tỷ lệ sử dụng tổng tài sản Cty 100% vốn nhà nước 66,31 17,38 2,65 2,81 3,21 43,58 Cty TNHH khác 58,39 26,28 6,35 7,29 6,80 47,43 Cty cổ phần hữu hạn 55,40 26,84 6,11 6,67 6,47 63,83 DN góp vốn trong & ngoài nước 61,29 55,23 7,33 7,87 6,89 62,54

Nguồn: "Báo cáo nghiên cứu cải cách đa nguyên hoá quyền tài sản trong các DNNN quy mô lớn",

T/c Lý luận và thực tiễn kinh tế xã hội chủ nghĩa, số 9 năm 2003, tr.52.

Từ bảng trên có thể thấy, tuy tỷ lệ nợ trong tài sản của DNNN và doanh nghiệp có vốn nước ngoài là tương đương nhau nhưng hiệu suất sản xuất của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài cao hơn 3 lần, tỷ lệ lợi nhuận tiêu thụ cao hơn 2,5 lần. Các tiêu chí khác cũng cho thấy sự thua kém của hệ thống DNNN so với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

2.4. Các biện pháp cải cách đồng bộ trong tiến trình cải cách DNNN

Bên cạnh những biện pháp cải cách hướng vào hoạt động nội tại của DNNN như: mở rộng quyền nhượng lợi, khoán trách nhiệm kinh doanh, cổ phần hoá, xây dựng chế độ DNHĐ v.v..., xuất phát từ những yêu cầu của công cuộc cải cách mở cửa, đồng thời để đảm bảo tính hiệu quả của cải cách DNNN, hàng loạt biện pháp cải cách đồng bộ đã được thực thi. Các biện pháp cải cách đồng bộ nói tới ở đây tuy khác nhau về

đối tượng tiếp cận nhưng đều có tác dụng hỗ trợ cho cải cách DNNN. Có thể kể ra đây những biện pháp cải cách quan trọng như: (1). Cải cách thể chế quản lí TSNN; (2). Cải cách chức năng chính phủ; (3). Cải cách và hoàn thiện hệ thống luật kinh tế; (4). Cải cách chế độ bảo hiểm xã hội. (5). Điều chỉnh bố cục và kết cấu của kinh tế quốc hữu. Tuy nhiên, do giới hạn về dung lượng của một luận văn cao học, luận văn sẽ chỉ đi vào tìm hiểu 3 lĩnh vực cải cách có mối quan mật thiết và tác động trực tiếp đến cải cách DNNN, đó là: Cải cách và hoàn thiện hệ thống luật kinh tế; Điều chỉnh bố cục

và kết cấu của thành phần kinh tế quốc hữu; Cải cách thể chế quản lí TSNN.

2.4.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật kinh tế

Phải mất một thời gian dài hàng chục năm, phải trả giá bằng một bức tranh kinh tế ảm đạm (vừa mất cân đối vừa không thực sự hiệu quả) và người dân từ thành thị đến nông thôn thì phải sống trong một điều kiện ngày càng khó khăn, Trung Quốc mới

ngộ ra rằng việc duy trì thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quá lâu (sau khi đã kết thúc chiến tranh) chính là trở lực đẩy lùi sự phát triển của Trung Quốc hàng chục năm. Một nền kinh tế vận hành theo các mệnh lệnh, kế hoạch và pháp lệnh có thể đảm bảo cung cấp đủ cho người dân những hàng hoá thiết yếu nhưng không thể đảm bảo có dư thừa hàng hoá để phân phối rộng khắp. Cùng với việc nhận thức và định vị lại mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường, giữa các mệnh lệnh hành chính với các quy luật kinh tế người Trung Quốc đã nhận thức được rằng các doanh nghiệp thuộc về nhân tố cấu thành thị trường chứ không phải thuộc về nhân tố cấu thành chính trị. Doanh nghiệp (dù thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào) tự bản thân nó là một đơn vị kinh tế chứ không phải và không thể là một đơn vị hành chính, phục vụ cho các mục tiêu chính trị đơn thuần. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp phải bắt nguồn từ việc doanh nghiệp đó bắt được những tín hiệu của thị trường chứ không phải xoay quanh các tín hiệu hành chính. Trả doanh nghiệp về với thị trường, để doanh nghiệp vận hành theo các quy luật kinh tế cơ bản là cách đi đúng đắn và hợp quy luật. Tuy nhiên, để đảm bảo nền kinh tế không rơi vào tình trạng bị lũng đoạn do tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, để đảm bảo tất cả các doanh nghiệp đều có một môi trường kinh doanh bình đẳng, thì điều quan trọng là phải xây dựng được một môi trường pháp lý kiện toàn.

Cải cách DNNN là "khâu trung tâm của cải cách kinh tế ở Trung Quốc", do vậy vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan đến sự vận hành của doanh nghiệp cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Lần lượt "Luật phá sản doanh nghiệp" (thí điểm), "Luật doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân", "Điều lệ chuyển đổi cơ chế kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân", "Các nguyên tắc tài chính doanh nghiệp", "Các chuẩn tắc kế toán doanh nghiệp", "Điều lệ tạm thời về quản lí phát hành và giao dịch cổ phiếu", "Luật lao động", "Luật công ty", "Điều lệ quản lí đăng kí công ty", "Luật ngân hàng nhân dân Trung Quốc", "Luật ngân hàng thương nghiệp", "Luật xí nghiệp hương trấn" v.v... đã được ban hành và thực thi. Trong đó, hai văn bản có tầm quan trọng đặc biệt đến cải cách DNNN là "Luật doanh nghiệp" và "Luật công ty".

"Luật doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân" được thông qua ngày 13 tháng 4 năm 1988 đã quy định cụ thể về các quyền lợi của DNNN như: cho phép doanh nghiệp tự sản xuất một số hàng hoá theo yêu cầu của thị trường; doanh nghiệp có quyền điều chỉnh vật tư được cung ứng theo kế hoạch; có quyền từ chối các nhiệm vụ sản xuất ngoài kế hoạch của các ban ngành; doanh nghiệp có quyền tự tiêu thụ sản phẩm làm ra; có quyền lựa chọn đơn vị mua hàng v.v... Có thể thấy, ra đời và thực thi trong bối cảnh những năm tháng đầu tiên của cải cách DNNN nên những nội dung tập trung và những ý nghĩa lớn lao nhất của "Luật doanh nghiệp" là đem lại cho các DNNN nhiều quyền tự chủ hơn trong sản xuất, kinh doanh, góp phần tháo gỡ các ràng buộc về mặt hành chính để trả doanh nghiệp về đúng với vòng quay của thị trường. Để cụ thể hoá "Luật doanh nghiệp", ngày 23 tháng 7 năm 1992, Trung Quốc ban hành "Điều lệ chuyển đổi cơ chế kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân" gồm 6 chương 54 điều. Nội dung của "Điều lệ" bên cạnh việc tiếp tục nâng cao quyền tự chủ cho các DNNN còn phản ánh một xu thế mới trong cải cách đó là chuyển đổi cơ chế kinh doanh.

Cùng với việc đẩy mạnh thực hiện cổ phần hoá, cùng với việc đề xuất xây dựng chế độ DNHĐ, vấn đề chuyển đổi cơ chế kinh doanh của DNNN đã trở thành một nhiệm vụ trọng tâm. Để pháp chế hoá nhiệm vụ này, ngày 29 tháng 12 năm 1993, Uỷ ban thường vụ Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua "Luật công ty của nước CHND

Trung Hoa" và quyết định đưa "Luật công ty" vào thực hiện từ ngày 01 tháng 07 năm 1994. Sự chuyển biến từ "Luật doanh nghiệp" sang "Luật công ty" không chỉ đánh dấu sự hoàn thiện dần về mặt pháp lý của hệ thống luật doanh nghiệp, không chỉ chứng minh sự phát triển mới của bản thân hệ thống DNNN mà ở một tầng sâu hơn sự chuyển biến này còn phản ánh sự chuyển mình của nền kinh tế Trung Quốc từ quỹ đạo kế hoạch truyền thống sang quỹ đạo của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ làm nên sự khác biệt lớn nhất giữa "công ty" và "doanh nghiệp" không phải là cơ cấu tổ chức mà là mục đích hoạt động và sự định vị. Về mục đích hoạt động, công ty là một tổ chức kinh tế nhằm mục đích sinh lợi, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và là mục tiêu sống còn. Trái lại, đối với các DNNN vẫn đang nhận được sự bảo hộ của nhà nước, mục tiêu sinh lợi không phải là mục tiêu cấp thiết. Về sự định vị, nếu trong thể chế kinh tế kế hoạch, DNNN là một bộ phận mang tính lệ thuộc của các cơ quan hành chính, DNNN không có khả năng chịu các trách nhiệm dân sự, không phải là một đơn vị kinh tế độc lập thì các công ty trái lại đã phải tự mình đảm nhận một trách nhiệm dân sự ngay từ khi đăng kí thành lập. Sự độc lập đã được thể chế hoá bằng pháp luật với các cơ quan hành chính là đặc điểm nổi bật nhất của mỗi công ty.

2.4.2 Điều chỉnh bố cục và kết cấu của thành phần kinh tế quốc hữu

Trong cuốn Hệ thống xã hội chủ nghĩa, K. János đã chỉ ra rằng, một căn bệnh mà các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trước đây thường hay mắc phải là tệ sùng bái quy

Một phần của tài liệu Thực tiễn và đột phá trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)