1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở trung quốc và kinh nghiệm cho việt nam

178 272 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả và danh mục tại liệu tham khảo, luận án có kết cấu 4 chương, cụ thể là: Chương 1: Tổng quan

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CHU PHƯƠNG QUỲNH

CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CHU PHƯƠNG QUỲNH

CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở

TRUNG QUỐC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học : 1 PGS TS Bùi Tất Thắng

: 2 TS Hoàng Thế Anh

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Tất Thắng và TS Hoàng Thế Anh Các

số liệu, trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, chính xác Những kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và không trùng lắp với các công trình khoa học đã công bố

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Chu Phương Quỳnh

Trang 4

1.3 Đánh giá chung về tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước 23 1.3.1 Những vấn đề đã được giải quyết trong các công trình nghiên cứu

trong và ngoài nước

23

1.3.2 Những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài

nước

24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH CÁC

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở TRUNG QUỐC

Chương 3: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Ở TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1993-2015

61

3.1 Mục tiêu cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc 61 3.2 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc 63

Trang 5

3.3 Đánh giá hiệu quả cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc 69

3.3.2 Đánh giá hiệu quả quản lý và giám sát tài sản nhà nước 81

3.4.1 Đánh giá những thành công và vấn đề tồn tại dựa trên các mục tiêu

3.4.3 Những nhân tố quyết định thành công và những nhân tố hạn chế quá

trình cải cách ở Trung Quốc

104

Chương 4: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ KINH NGHIỆM TRUNG

QUỐC

113

4.1 Thực trạng và đánh giá tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt

Nam giai đoạn 2011-2015

113

4.1.1 Thực trạng cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn

2011-2015

113

4.1.2 Đánh giá về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp nhà nước ở Việt

Nam giai đoạn 2011-2015

4.2 So sánh giữa cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc và Việt Nam 133

4.3.1 Các bài học về cải cách các doanh nghiệp nhà nước 137 4.3.2 Các bài học về cải thiện môi trường kinh doanh 141

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ viết đầy đủ Nghĩa của từ

China Yuan (Nguyên)

lại

of the People's Republic of China

Tổng cục Thống kê Trung Quốc

Co-operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

R&D Research & Development nghiên cứu và phát triển

chủ sở hữu

Supervision and Administration Commission

of the State Council

Ủy ban Giám sát và Quản lý vốn Nhà nước của Trung Quốc

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bả ng

3.1:

Tiế n trình cả i cách doanh ngiệ p nhà nước ở

Trung Quố c từ nă m 1993 đ ế n nă m 2016

Mộ t số CEO củ a các doanh nghiệ p nhà nước

Trung Quố c và đ ị a vị chính trị , nă m 2016

110

Bả ng

4.1:

Những cộ t mố c trong cả i cách doanh nghiệ p nhà

nước ở Việ t Nam từ nă m 1990 đ ế n nă m 2015

113

Trang 8

Hình 3.3: Tổng vốn đầu tư tài sản cố định cho DNNN và tỷ trọng

so sánh giữa DNNN với doanh nghiệp tư nhân (đơn vị:

triệu CNY)

67

Hình 3.4: So sánh tổng tài sản trong các doanh nghiệp ở các thành

phần kinh tế (đơn vị: triệu CNY)

68

Hình 3.6: Lợi nhuận 10 DNNN lớn nhất của Trung Quốc, năm

2014 (Đơn vị: tỷ USD)

71

Hình 3.7: Các giao dịch M&A ra nước ngoài của Trung Quốc

theo giá trị, giai đoạn 2010-2014 (đơn vị: %)

Hình 3.10: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của các doanh nghiệp

Trung Quốc (đơn vị: %)

Trang 9

Hình 4.1: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo thành phần

kinh tế giai đoạn 2005-2015 (đơn vị: %)

117

Hình 4.2: Tỷ trọng một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản theo loại hình

DN năm 2006 (%) (tổng DN=100%)

118

Hình 4.3: Tỷ trọng một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản theo loại hình

doanh nghiệp năm 2014 (%) (tổng DN=100%)

118

Hình 4.4: Tốc độ tăng bình quân của các chỉ số kinh tế theo loại

hình doanh nghiệp giai đoạn 2005-2014 (đơn vị:

%/năm)

119

Hình 4.5: Cơ cấu DN năm 2014 theo quy mô vốn phân theo loại

hình doanh nghiệp (đơn vị: %)

121

Hình 4.6: Cơ cấu doanh nghiệp năm 2014 theo quy mô lao động

phân theo loại hình doanh nghiệp (đơn vị: %)

Hình 4.10: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ theo loại hình

doanh nghiệp giai đoạn 2007-2014 (đơn vị: %)

125

Hình 4.11: Các chỉ số hiệu suất sinh lời phân theo loại hình doanh

nghiệp năm 2010 (đơn vị: %)

127

Hình 4.12: Các chỉ số hiệu suất sinh lời phân theo loại hình doanh

nghiệp năm 2014 (đơn vị:%)

127

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải cách các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gần 30 năm và đến nay đã đạt được một số thành công nhất định Nhờ đó, DNNN đã trở thành một công cụ hữu hiệu để thực hiện các chiến lược lớn của Đảng

và nhà nước Trung Quốc, được thể hiện rõ trong từng giai đoạn lịch sử Bắt đầu từ những năm 1990, Trung Quốc đã thực hiện cải cách toàn diện nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường "đặc sắc Trung Quốc" và chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, trong

đó cải cách DNNN là một trong những tiêu chí hàng đầu Quá trình cải cách các DNNN đã thu được những kết quả khả quan và được thế giới đánh giá cao Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, Trung Quốc đã hình thành và phát triển các các DNNN quy mô lớn để mở rộng thị trường và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia Sau một quá trình cải cách mạnh mẽ, hiện nay nhiều DNNN của Trung Quốc đã trở thành những “quả đấm thép” trên thị trường quốc tế, với 98 công ty nằm trong Danh sách

500 công ty lớn nhất toàn cầu do tạp chí Fortune bầu chọn (Top 500) (90) Những doanh nghiệp đó đã giúp thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, bảo vệ và cải thiện sinh

kế của người dân, và tăng cường sức mạnh toàn diện của Trung Quốc Mô hình phát triển cũng như phương pháp cải cách các DNNN của Trung Quốc góp phần giúp cho Trung Quốc trở thành một trong những nước ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong khi đó, quá trình cải cách các DNNN ở Việt Nam, mặc dù cũng diễn ra trong thời gian dài, nhưng hiệu quả hoạt động của nhiều DNNN đang gây ra sự thất vọng lớn trong dân chúng Mặc dù là lực lượng nòng cốt đảm bảo cho nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, nhưng các DNNN, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công

ty mặc dù được hưởng nhiều ưu đãi từ Nhà nước nhưng vẫn chưa thể hiện được vai trò xứng tầm với quy mô và nguồn lực được giao và hiệu quả kinh doanh thấp, thực trạng tài chính tại một số DNNN rất yếu kém Một số tập đoàn kinh tế nhà nước, điển hình là Vinashin, Vinalines bị thua lỗ hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán và

đã để lại nhiều hệ lụy xấu về kinh tế - xã hội đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm được Phần lớn là do các tập đoàn kinh tế đó đã mở rộng quy mô quá mực trong khi

Trang 11

cam kết, hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang xin gia nhập, thì nhiệm vụ phải tái cấu trúc nền kinh tế và cải cách DNNN càng trở nên cấp bách và đã được coi là

1 trong 3 trọng tâm tái cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay và trong thời gian tới tại Nghi quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI)

Do đó, để tiến hành tốt công cuộc cải cách DNNN ở nước ta trong thời gian tới, rất cần tăng cường nghiên cứu mô hình phát triển cũng như phương pháp cải cách các DNNN của Trung Quốc Trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, cải cách DNNN cũng đứng trước nhiều thách thức mới, xử lý quan hệ giữa nhà nước và thị trường vẫn ra tuyến chính trong cải cách thể chế kinh

tế Nếu cải cách DNNN bị bế tắc thì sẽ làm cho toàn bộ cuộc cải cách thể chế kinh tế khó có thể tiến triển thuận lợi Và ngược lại, một khi các DNNN được nâng cao toàn diện về thực lực thì thương hiệu quốc gia sẽ được nâng cao trên trường quốc tế và sẽ trở thành một mắt xích ngày càng quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu Ngoài ra,

vị thế của Trung Quốc trong khu vực cũng như trên thế giới ngày càng tăng, vì vậy,

tư duy quan điểm cũng như phương pháp của họ về cải cách DNNN chắc chắn có ảnh hưởng quan trọng đến các nước trong khu vực cũng như Việt Nam Do đó, kinh nghiệm Trung Quốc về cải cách các DNNN giai đoạn những năm 1990 đến nay là rất đáng quan tâm học hỏi

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án

Nghiên cứu những quan điểm và nội dung cải cách các DNNN ở Trung Quốc

từ những năm 1993 đến nay để từ đó rút ra một số bài học đối với cải cách DNNN ở Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận án

 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cải cách DNNN

ở Trung Quốc Từ đó làm rõ những tư tưởng chủ đạo trong cải cách DNNN ở Trung Quốc từ những năm 1993 đến 2016

 Phân tích cnội dung cải cách DNNN ở Trung Quốc từ những năm 1993 đến

2016

Trang 12

 Đánh giá những thành công và hạn chế của quá trình cải cách các DNNN ở Trung Quốc và tìm ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó

 So sánh cải cách DNNN ở Việt Nam và Trung Quốc, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung cải cách DNNN ở Trung Quốc, bao gồm chủ yếu các DNNN ở cấp trung ương và cấp tỉnh DNNN ở đây được hiểu là DN 100% thuộc sở hữu nhà nước

và DN có đa số cổ phần thuộc sở hữu nhà nước (State-owned and State-holding enterprises)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Tập trung trong giai đoạn từ những năm 1993 đến 2016, bởi vì đây

là giai đoạn cải cách mạnh mẽ đối với các DNNN ở Trung Quốc, có thể nói trong giai đoạn này cải cách DNNN đã có sự biến đổi về chất và có định hướng thị trường hơn Đây cũng là giai đoạn mà cải cách DNNN gặt hái được khá nhiều thành công

Không gian: nghiên cứu các DNNN ở Trung Quốc, bao gồm chủ yếu các DNNN

ở cấp trung ương và cấp tỉnh

Nội dung: nghiên cứu nội dung cải cách DNNN ở Trung Quốc

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Phương pháp luận: Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên

cứu khoa học như: phương pháp phân tích kinh tế học quốc tế, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống

logic-kê, phương pháp toạ đàm

Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận án sử dụng những nguồn số liệu đáng tin

cậy, những số liệu công bố chính thức từ các tổ chức uy tín của Trung Quốc, Việt Nam cũng như trên thế giới Luận án thừa kế kết quả của một số nghiên cứu được

Trang 13

thực hiện bởi các tổ chức quốc tế uy tín cũng như các chuyên gia có tên tuổi trên thế

giới, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam

Cách tiếp cận: Luận án nghiên cứu chủ đề cải cách DNNN ở Trung Quốc dựa

trên cách tiếp cận hệ thống, từ lý luận đến thực tiễn, từ các vấn đề đến định hướng và các giải pháp Trong từng nội dung, tác giả cũng cố gắng đánh giá một cách toàn diện, đánh giá cả quá trình, đánh giá cả mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực, điểm mạnh và điểm yếu

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án có những đóng góp mới về khoa học chủ yếu sau đây:

 Hệ thống hóa những tư tưởng chủ đạo, những lý luận và thực tiễn làm

cơ sở cho quá trình cải cách DNNN ở Trung Quốc, đặc biệt trong đó có những lý luận mới và mang đặc sắc riêng của Trung Quốc, từ đó làm rõ những quan điểm cải cách DNNN ở Trung Quốc

 Phân tích cải cách các DNNN ở Trung Quốc từ ba góc độ chính là hiệu quả kinh tế, hiệu quả quản lý và hiệu quả xã hội, từ đó đánh giá những thành công

và vấn đề tồn tại xét từ mục tiêu cải cách và xét từ bốn nội dung cải cách Đồng thời, phát hiện ra những nhân tố tác động đến thành công cũng như những nhân tố hạn chế quá trình cải cách

 Lý giải được tại sao một số DNNN cấp trung ương của Trung Quốc thành công vang dội trên thị trường quốc tế Lý giải được tại sao vai trò và quyền lực của DNNN vẫn rất lớn ở trong nền kinh tế Trung Quốc và tại sao chính phủ vẫn can thiệp vào nền kinh tế thông qua DNNN

 Phân tích quan điểm, định hướng và các biện pháp cải cách DNNN ở Việt Nam những năm gần đây và đánh giá những thành công và và những vấn đề đang đặt ra

 So sánh cải cách DNNN ở Trung Quốc và ở Việt Nam từ đó rút ra một

số bài học đối với cải cách DNNN ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm cải cách DNNN của Trung Quốc

Trang 14

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Xét về mặt lý luận, luận án đã rút ra được một số vấn đề chung, có tính qui luật

trong cải cách DNNN ở Trung Quốc Thứ nhất, luận án đã tổng kết được 2 lý thuyết

làm tư tưởng chủ đạo cho cải cách DNNN ở Trung Quốc, đó là (1) Lý thuyết DN hiện đại; (2) Lý luận chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường của Janos Kornai Đồng thời, luận án mạnh dạn nêu ra 2 quan điểm chính và xuyên suốt trong cải cách DNNN ở Trung Quốc, đó là (1) Đặng Tiểu Bình với thuyết

“Mèo trắng mèo đen” và thuyết “Dò đá qua sông”; (2) Học thuyết Khổng tử và lý thuyết “DNNN là nền tảng cầm quyền” Trong đó, đặc biệt là với lý thuyết của Đặng Tiểu bình đã đưa tư tưởng “tự do hoá của tư bản phương Tây” vào Trung Quốc, giảm

nhẹ sự kỳ thị và chỉ trích của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với tư tưởng đó Thứ

hai, luận án cũng chỉ ra các bước đi tuần tự trong cải cách DNNN ở Trung Quốc:

Phân quyền DN, tách quyền sở hữu ra khỏi quyền quản lý, cải cách quyền sở hữu tài

sản, xây dựng mô hình DN hiện đại và phân loại các chức năng của DN Trong đó,

hai cải cách lớn là “Phân quyền cho DN” và “Tách quyền sở hữu ra khỏi quyền quản lý" đặt nền móng cho một triết lý quản lý để khuyến khích các DN hoạt động độc lập

và chịu trách nhiệm duy nhất đối với lợi nhuận và mất mát của riêng mình

Xét về mặt thực tiễn, luận án đã đưa ra cái nhìn tổng quát về cải cách DNNN ở

Việt Nam cũng như đánh giá được những điểm được và chưa được trong quá trình cải cách DNNN Trên nền tảng đó, luận án đã đối chiếu và tìm ra được những cái giống nhau và khác nhau giữa cải cách DNNN ở Trung Quốc và Việt Nam Từ đó, luận án đã đúc rút được một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học tập được trong cải cách DNNN ở Trung Quốc Đối với việc cải cách DNNN, luận án rút ra được ba bài học là (1) Xây dựng chiến lược, nuôi dưỡng và giám sát các DNNN lớn; (2) Thiết lập một cơ quan chuyên trách; và (3) Cải cách DNNN là một quá trình liên tục, vừa làm vừa thử nghiệm Đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh, luận án rút ra được bốn bài học là (1) Tạo môi trường cho khu vực tư nhân phát triển, không quan trọng sở hữu nhà nước hay tư nhân miễn là hiệu quả; (2) Gia tăng cạnh tranh và kiểm soát độc quyền; (3) Duy trì sự lãnh đạo của Đảng nhưng phải cân bằng lại quyền lực chính trị; và (4) Triệt phá tham nhũng Những bài học kinh nghiệm này có thể là

Trang 15

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả

và danh mục tại liệu tham khảo, luận án có kết cấu 4 chương, cụ thể là:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách các doanh nghiệp nhà nước ở

Trung Quốc

Chương 3: Thực trạng cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc giai đoạn

1993-2015

Chương 4: Thực trạng cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn

2011-2015 và kinh nghiệm Trung Quốc

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới, có ảnh hưởng và tác động to lớn đến tình hình thế giới và khu vực, có tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục trong hơn ba thập kỷ qua, có khu vực DNNN lớn, do vậy, cải cách các DNNN ở Trung Quốc đã được giới nghiên cứu trong nước và quốc tế rất quan tâm, nhất là các học giả nổi tiếng

và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), và thể hiện ở số lượng phong phú các công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề này

(1) Về cải cách DNNN ở Việt Nam

Đến nay đã có khá nhiều phân tích sâu sắc và thẳng thắn, trực tiếp đề cập đến những vấn đề còn tồn tại trong DNNN, từ đó đề xuất những phương thức cải cách DNNN ở Việt Nam

Trong cuốn sách “Cải cách Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới Thực trạng và giải pháp” xuất bản năm 2014 do tác giả Nguyễn Quang Thuấn làm chủ biên, tác giả Nguyễn Quang Thuấn cùng các tác giả đã tổng kết các kinh nghiệm quốc tế về cải cách DNNN và rút ra một số kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học tập được Dựa trên việc đánh giá thực trạng của DNNN Việt Nam, các tác giả đã thẳng thắn vạch ra những yếu kém, tồn tại của khu vực DNNN và nguyên nhân dẫn đến những yếu kém đó.Trong số đó, có một số nguyên nhân cốt yếu nhưng lại ít khi được chú ý như: Hệ thống thông tin quản lý Hoạch định nguồn lực DN (ERP) chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức; DNNN và các lĩnh vực liên quan chưa có sự gắn kết chặt chẽ; hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) chưa được quan tâm và đầu

tư thích đáng Từ đó, các tác giả tổng hợp thành 4 nhóm giải pháp mang tính chất đột phá, bao trùm và rất dễ hiểu, nhằm thúc đẩy cải cách DNNN ở Việt Nam trong một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Ngoài ra, có một Hội thảo quốc tế đề cập khá chi tiết đến vấn đề này, đó là Hội

thảo về: “Cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và bền vững: Kinh nghiệm quốc

Trang 17

tế và bài học đối với Việt Nam” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Chương trình Phát

triển Liên hợp quốc (UNDP) và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS)

tổ chức diễn ra trong hai ngày 24-25 tháng 3 năm 2014 tại Hà Nội Đáng chú ý là bài

tham luận "Thực trạng DNNN và tái cơ cấu DNNN hiện nay ở Việt Nam" của tác giả

Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế TW, trong đó, chia cải cách DNNN làm 2 giai đoạn: (a) từ 2000 – 2006 là giai đoạn cổ phần hóa, làm giảm số lượng và quy mô DNNN; (b) từ 2007 và vài năm sau đó là giai đoạn phát triển phong trào đầu tư ngoài ngành, tập đoàn, tổng công ty thành lập công ty con, cháu; đầu tư ngoài ngành; khiến cho khu vực DNNN mở rộng thêm Dựa trên sự phấn tích so sánh giữa hai giai đoạn, tác giả khẳng định sau hơn 10 năm nỗ lực cải cách DNNN của Viện Nam hiện nay diễn ra rất nửa vời, không theo chuẩn tắc Báo cáo khẳng định tái cơ cấu DNNN, giảm sở hữu nhà nước là nhu cầu cấp thiết hiện nay, không chỉ có đóng góp quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế mà còn tạo niềm tin cho xã hội Tuy nhiên, bài viết không đề cập tới giải pháp, liều thuốc cho DNNN cho những năm sắp tới, cũng như chưa phân tích nguyên nhân của những thất bại của những cải cách trước, nguyên nhân khu vực DNNN hoạt động yếu kém

Trong tham luận của tác giả Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt

Nam, “Đổi mới mô hình tăng trưởng và nhiệm vụ tái cơ cấu khu vực DNNN”, nhấn

mạnh tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu rõ ràng của tái cơ cấu nền kinh tế là

gì Để trả lời cho câu hỏi đó, tác giả đề xuất mục tiêu là phải đạt được một vị thế xác định trong chuỗi sản xuất toàn cầu mà không còn phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, lao động rẻ Để làm được điều đó, cấu trúc các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế phải thay đổi, đáp ứng yêu cầu của các ngành công nghiệp công nghệ cao, thể chế phải thay đổi để đảm bảo hiệu quả phân bố nguồn lực Qua đó, báo cáo đưa ra các nguyên tắc, giải pháp cải cách khu vực DNNN để thực thi các mục tiêu đề ra Tuy nhiên, bài viết chưa đưa ra các biện pháp cải cách nhắm đến mục tiêu hội nhập vào các sân chơi quốc tế lớn như TPP, cũng như chưa phân tích những thành quả cải cách DNNN đạt được, mặc dù trong bài có nói đến những mặt yếu kém của DNNN nhưng chưa phân tích nguyên nhân của những yếu kém đó

Trong bài viết “Áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”, tác giả Nguyễn Đình Cung đã nhấn mạnh vào những ưu đãi,

Trang 18

đặc quyền và lợi thế mà các DNNN, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện đang được hưởng Ví dụ như các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang chiếm độc quyền hoặc thống lĩnh trong các ngành quan trọng của nền kinh tế, họ luôn có quan

hệ chặt chẽ về chính trị với các công chức, cán bộ lãnh đạo, kể cả lãnh đạo cao cấp,

và họ tiếp cận dễ hơn, thuận lợi hơn với các quyền và cơ hội kinh doanh theo cơ chế

“xin - cho” như tiếp cận quyền sử dụng đất, thăm dò, khai thác tài nguyên, các loại giấy phép khai thác Để từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tháo bỏ các đặc quyền và lợi thế đó, buộc các DNNN phải cạnh tranh bình đẳng với các DN khác Trong bài viết “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Vũ Thành Tự Anh, sau khi đánh giá tổng quan về việc sử dụng nguồn lực và đóng góp cho nền kinh tế, tác giả đã đưa ra sự so sánh giữa các tập đoàn nhà nước của Việt Nam với các tập đoàn kinh tế lớn ở các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á và châu Mỹ- Latinh Tác giả so sánh về vị thế trong nền kinh tế, lĩnh vực kinh doanh, quy mô và hiệu quả hoạt động Từ đó, tác giả đưa ra một số kết luận quan trọng là nhà nước cần phải xác định lại vai trò của mình, trong đó cần kiên định với nguyên tắc nhà nước chỉ làm những gì mà khu vực tư nhân không muốn và/hoặc không thể thực hiện Kết luận quan trọng thứ hai là cần phải tách bạch chức năng quản lý hành chính nhà nước

và chức năng kinh doanh tạo lợi nhuận

Với bài viết “Tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam”, tác giả Đỗ Tiến Long đã

áp dụng mô hình tái cơ cấu 7S (gồm chiến lược (strategy), cơ cấu (structure), hệ thống (systems), các giá trị chia sẻ (shared values), phong cách (style), nhân sự (staff) và

kỹ năng (skills)) của hai chuyên gia Tom Peters và Robert Waterman để phát triển thành mô hình tái cơ cấu DN theo hướng tư vấn Mô hình đó bao gồm ba bước: (i) rà soát và xác lập lại chiến lược; (ii) hình thành các cơ cấu thực thi chiến lược; (iii) xây dựng nền tảng tổ chức Qua đó, tác giả nhấn mạnh vai trò của nhà lãnh đạo trong tái

cơ cấu các DNNN ở Việt Nam bởi lãnh đạo không chỉ cần đưa ra cam kết, mà còn phải xác lập mục tiêu tái cơ cấu và lập kế hoạch phát triển trong suốt quá trình tái cơ cấu

Trong bài viết “Xây dựng các tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh, phù hợp với

kinh tế thị trường hội nhập ở Việt Nam” của bà Hoàng Thị Bích Loan, sau khi phân

Trang 19

tích thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, bà đã đưa

ra một số giải pháp rất cụ thể để phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước để phù hợp với kinh tế thị trường nhưng các biện pháp đó chưa có tính hệ thống, chưa quyết liệt

Một bài viết đáng chú ý nữa là “Giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả DNNN

sau cổ phần hóa, hoàn thiện quản lý nhà nước, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường” của ThS Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Hội đồng

quản trị Công ty Traphaco Có thể coi đây là đại diện cho tiếng nói từ phía DN, từ kinh nghiệm của chính công ty Traphaco, một trong những DNNN sau cổ phần hóa hoạt động có hiệu quả Báo cáo đã đưa ra những nhận định rất sắc bén về nguyên nhân khiến cho các Tổng công ty hoạt động không hiệu quả, đồng thời để nâng cao hiệu quả, và đã đưa ra một số giải pháp chủ đạo nhằm cải cách và hỗ trợ DNNN tiến

ra được thị trường thế giới Trong các giải pháp được đề xuất, tôi chú ý đến giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho sản xuất bởi vì nguồn lực tài chính đủ mạnh chính là tiền đề quan trọng và bền vững nhất để các DN phát triển Các giải pháp như: tín dụng thuê tài sản, nhanh chóng giải tỏa vốn bị ách tắc, phát hành trái phiếu DN, liên kết liên doanh, lựa chọn đúng phương án kinh doanh …

(2) Về cải cách DNNN ở TQ và bài học cho Việt Nam

Công trình nghiên cứu “Trọng điểm cải cách DNNN ở Trung Quốc sau hội nghị trung ương 3 khóa XVIII” của tác giả Hoàng Thế Anh và bà Nguyễn Thị Thu Hiền đã đưa ra những phân tích, đánh giá quan trọng về cải cách DNNN ở Trung Quốc Hai tác giả đã đưa ra đánh giá mang tính đột phá như: cải cách DNNN mấu chốt ở giải phóng tư tưởng, không cải cách thì chỉ có con đường chết Trong số các nội dung cải cách, đáng chú ý là nội dung thí điểm cải cách một số DNNN thành các

DN vận hành kinh doanh đầu tư vốn nhà nước, hai tác giả nếu rõ những tiêu chí lựa chọn, áp lực cũng như những yếu tố cản trở cải cách, khả năng thực thi cải cách đến đâu

Bài “Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam” của hai tác giả Nguyễn Duy Minh và Phan Đặng Bảo Anh, đã vẽ ra một bức tranh bao trùm về sự hiện diện của DNNN trên thế giới, lý do chúng tồn tại và tại sao chúng cần được cải cách Từ cách tiệp cận đó, hai tác giả đi sâu vào phân tích thực

Trang 20

trạng các DNNN ở Trung Quốc với những điểm mạnh, điểm yếu, qua đó chúng ta thấy rõ nhiều điểm tương đồng với cải cách DNNN ở Việt Nam, để từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam.

Bài viết “Mô hình ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc” của hai tác giả Hoàng Văn Hải và Trần Thị Hồng Liên, là một bài về cải cách DNNN

từ cách tiếp cận người đại diện cho chủ sở hữu nhà nước, và các tác giả coi đây là điểm khác biệt cốt yếu giữa DN sở hữu nhà nước và DN sở hữu tư nhân Người đại diện hay cơ quan đứng đầu tối cao trong sở hữu nhà nước tại Trung Quốc hiện nay là

Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc (SASAC), mặc dù có vai trò rất lớn, có cơ sở pháp lý vững chắc nhưng vẫn xuất hiện sự chồng chéo trong chức năng quản lý và chức năng kinh doanh, vẫn xảy ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” SASAC vẫn đang nỗ lực tháo gỡ những nút thắt để phân tách chức năng kép đó, nhưng liệu SASAC có hoàn thành được sứ mệnh ban đầu của mình hay không thì vẫn

là một câu hỏi chưa có lời giải đáp

Công trình nghiên cứu “Cải cách kinh tế ở nước Cộng hoà Nhân dân Trung

Hoa” của bà Nguyễn Minh Hằng năm 1995- là một công trình nghiên cứu khá toàn

diện và nghiêm túc về cải cách kinh tế ở Trung Quốc nói chung và cải cách DNNN nói riêng sau khi mở cửa Ở đây, tác giả đã đề cập một cách sâu sắc đến những cơ sở

lý luận và thực tiễn của cải cách kinh tế ở Trung Quốc

Công trình nghiên cứu “Thể chế thị trường XHCN đặc sắc Trung Quốc” của tác

giả Nguyễn Kim Bảo năm 2002 đã trình bày một cách khoa học những lý luận riêng của Trung Quốc về chuyển đổi nền kinh tế và cải cách các DNNN Đó là những luận giải đặc thù mang màu sắc Trung Quốc về những cơ sở lý luận của tiến trình cải cách DNNN Đó cũng là những cống hiến nhất định của tác giả về mặt lý luận đối với việc nghiên cứu về cải cách DNNN ở Trung Quốc cũng như Việt Nam

Bài báo của tác giả Phạm Thái Quốc “Giải pháp cơ bản trong cải cách DNNN

ở Trung Quốc “ trên Tạp chí “Những vấn đề kinh tế thế giới”, số 6 (2000), đã trình

bày một cách cô đọng nhất về những phương pháp, kỹ thuật của cải cách các DNNN trong giai đoạn mạnh mẽ nhất của quá trình cải cách các DNNN ở Trung Quốc vào những năm 1990

Trang 21

Đối với cải cách DNNN ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,

phải kể đến cuốn sách “Cải cách kinh tế ở Trung Quốc trong so sánh với Việt Nam” của PGS Võ Đại Lược và GS Cốc Nguyên Dương, năm 1997 Ở đây, các tác giả đã khảo cứu tương đối toàn diện và sâu sắc về tiến trình cải cách các DNNN ở Trung Quốc từ 1978 đến 1997 Đặc biệt, các tác giả đã đi sâu phân tích cải cách DNNN ở Trung Quốc giai đoạn những năm 1990: bối cảnh, nội dung, kết quả cũng như thách thức đặt ra Nội dung quan trọng nhất của quá trình cải cách DNNN ở Trung Quốc những năm 1990 là xây dựng chế độ DN hiện đại trong các DNNN Các tác giả đã luận giải một cách xuất sắc những đặc trưng cơ bản của cơ chế DN hiện đại Cuối cùng, các tác giả đã so sánh những tương đồng và khác biệt trong quá trình cải cách các DNNN ở Trung Quốc và Việt nam (về mục tiêu cải cách, vị thế và vai trò của DNNN, xây dựng thị trường tài chính tiền tệ và xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội cho nhân viên trong quá trình cải cách DNNN ), từ đó gợi mở cho việc vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc vào Việt Nam

1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Cải cách DNNN ở Trung Quốc kéo dài hơn 30 năm, thành công có, thất bại có

và tranh luận cũng không ít Các tranh luận chủ yếu xoay quanh 3 nội dung chính: về quan điểm, mục tiêu cải cách DNNN ở Trung Quốc, về tiến trình cải cách DNNN ở Trung Quốc, và về phương thức cải cách DNNN ở Trung Quốc

(1) Về quan điểm, mục tiêu cải cách DNNN

Quan điểm của Trung Quốc về cải cách DNNN là hình thành được cơ chế kinh doanh và thể chế quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trường XHCN Chuyển đổi cơ chế kinh doanh của DNNN, đưa DN ra thị trường, tăng sức sống của chúng, nâng cao

tố chất của chúng là khâu trung tâm xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, là mấu chốt củng cố chế độ XHCN và phát huy tính ưu việt của CNXH

Trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm đã thu được từ thực tiễn cải cách, đặc biệt xuất phát từ những khó khăn mà cải cách gặp phải, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những bước đột phá về lý luận trong cải cách DNNN: lý luận về xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN mang màu sắc Trung Quốc; lý luận về chế độ

sở hữu; lý luận về chế độ DN hiện đại

Trang 22

Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1997) nêu: “kinh tế quốc hữu khống chế huyết mạch của kinh tế quốc dân, có vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế” Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11- 2002) tiếp tục khẳng định việc củng cố và phát triển kinh tế quốc hữu Trong văn kiện đã nêu rõ: “Phải kiên trì không lay chuyển việc củng cố và phát triển kinh tế quốc hữu Phát triển và làm lớn mạnh kinh tế quốc hữu, kinh tế quốc hữu khống chế mạch máu của nền kinh

tế quốc dân, có vai trò then chốt trong việc phát huy tính ưu việt của chế độ XHCN, tăng cường thực lực kinh tế, thực lực quốc phòng và sự gắn bó dân tộc của nước ta”

Công trình nghiên cứu của nhà kinh tế Trung Quốc Trương Văn Bân “Bàn về

cải cách toàn diện DNNN ở Trung Quốc” năm 1996 nổi bật về những luận bàn có sức

thuyết phục cao về DNNN với tư cách là “chủ thể thứ nhất”, về xây dựng chế độ DN hiện đại, đưa DN Trung Quốc vào hàng ngũ những DN tầm cỡ thế giới… Tiến xa hơn các tác giả khác, tác giả Trương Văn Bân đã bàn về vấn đề quyền sở hữu và quyền sử dụng của DNNN, ông nêu rõ: DN cần phải trở thành chủ thể quyền sử dụng tài sản, và chủ thể điều tiết, có như vậy, DN mới có thể thực sự có quyền độc lập kinh doanh và có thể kinh doanh có hiệu quả Gần đây, Trung ương Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành một nghị quyết liên tịch (tháng 9 năm 2015) về đi sâu cải cách DNNN, trong đó nhấn mạnh DNNN vừa bảo đảm lợi ích của nhân dân, vừa là nền tảng chính trị DNNN có vai trò và sứ mệnh lịch sử trong việc hoàn thiện và phát triển hệ thống XHCN mang đặc sắc Trung Quốc và thực hiện giấc mơ Trung Hoa

Báo cáo “Trung Quốc năm 2030” (China 2030: Building a modern, harmonious,

and creative sociaty, 2012) của World Bank đã đưa ra cảnh báo quan trọng: nền kinh

tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, nếu như nhà nước không tiến hành cải cách mạnh mẽ đối với các DNNN Các tác giả của báo cáo này cho rằng các DNNN với những yếu kém của nó như được bảo hộ lớn, nhưng kinh doanh kém hiệu quả, tham nhũng, hơn nữa lại chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế … chính là thủ phạm của sự giảm sút GDP của Trung Quốc trong những năm tới Các tác giả cũng khuyến nghị: cần phải đưa các tập đoàn nhà nước vào môi trường cạnh tranh thực sự và buộc phải làm việc như các DN thương mại thông thường Nếu không giải quyết vấn đề này trong những năm tới, Trung Quốc sẽ phải quên đi vai trò dẫn

Trang 23

Theo Andrew Szamosszegi và Cole Kyle (2011), trong quá trình cải cách vẫn phải duy trì vị trí và quyền lực của DNNN ở Trung Quốc ngay cả khi tỷ lệ đóng góp

của nó vào GDP sụt giảm hơn nữa và hai tác giả cho rằng đó cũng là chiến lược của

Chính phủ Trung Quốc Để đi đến kết luận này, hai tác giả nêu ra 4 lý do chính Thứ

nhất, mặc dù xu hướng chung của các cuộc cải cách nền kinh tế của Trung Quốc là

trở thành định hướng thị trường hơn nữa, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là

từ bỏ khu vực nhà nước Đảng Cộng Sản Trung Quốc không theo đuổi một nền kinh

tế thị trường mà trong đó tất cả các khía cạnh của nền kinh tế Trung Quốc chỉ được quy định bởi các lực lượng thị trường Trung Quốc đang theo đuổi chủ nghĩa tư bản theo sự định hướng của nhà nước, theo đó tất cả các khía cạnh của nền kinh tế, bao

gồm cả khu vực tư nhân, đều dưới sự chỉ đạo của các chính sách chính phủ Thứ hai,

SASAC đã nêu rõ một số ngành công nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Trung Quốc và chỉ ra rằng các ngành công nghiệp chiến lược sẽ

vẫn hoàn toàn hoặc phần lớn thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Thứ ba, kế hoạch

năm năm gần đây nhất của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược "vô địch quốc gia" đối với một số ngành công nghiệp nhất định mà chính phủ coi là quan trọng Chúng không chỉ bao gồm các ngành công nghiệp chiến lược,

mà còn bao gồm các ngành công nghiệp mới nổi Thứ tư, Chính phủ Trung Quốc sử

dụng DNNN như là một động lực chính kích thích sự đổi mới trong nước, nhờ đó đất nước sẽ ít bị phụ thuộc vào các công nghệ nước ngoài

Tuy nhiên, một số quan điểm cho rằng vai trò của khu vực nhà nước mạnh lên

thì vai trò của khu vực tư nhân phải suy yếu Vào mùa thu năm 2008, Trung Quốc

đưa ra một gói kích thích kinh tế đầy tham vọng trị giá 4 nghìn tỷ Nhân dân tệ (CNY)

để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế trong nước trong bối cảnh nhu cầu nước ngoài sụt

giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ Walter và Howie (2011) cho rằng

các ngân hàng nhà nước Trung Quốc chủ yếu chỉ cho DNNN vay và gói kích thích kinh tế này cũng sẽ không thay đổi điều đó Thậm chí, họ còn khẳng định lý do chính của sự tồn tại các ngân hàng nhà nước ở Trung Quốc là để cung cấp vốn cho DNNN

Huang (2011) tuyên bố rằng ước tính có đến 90% vốn của gói kích thích kinh tế là

chảy vào DNNN Như vậy, DN tư nhân vừa phải tự đối mặt với suy thoái kinh tế, vừa không có khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn vay, nên DN tư nhân đã khó khăn rồi

Trang 24

lại càng khó khăn hơn Trong khi đó, DNNN với sự hỗ trợ về vốn, sẽ có tiền để tái đầu tư, thực hiện hành vi M&A đối với DN tư nhân và đẩy các DN tư nhân ra ngoài

Trong khi đó, Lardy (2012) có quan điểm khác, tác giả cho rằng trong những

năm gần đây các ngân hàng nhà nước cho khu vực tư nhân vay nhiều hơn là cho khu vực nhà nước vay Dựa trên số liệu thống kê các DN vay tiền dựa trên kích thước của

DN, theo đó, tác giả nhân định gần đây các DN có quy mô nhỏ vay nhiều hơn các DN khác, và tác giả coi các DN quy mô nhỏ là đại diện cho các DN tư nhân Tác giả tuyên

bố rằng “năm 2009-2010 là hai năm đánh dấu sự suy giảm trong dài hạn vai trò của

DNNN trong nền kinh tế Trung Quốc.”

Tuy nhiên, khác với quan điểm của Lardy (2012), hai tác giả Anders C.Johansson và Xunan Feng (2013) cho rằng khu vực nhà nước vẫn gia tăng bằng chính sự hy sinh, suy giảm của khu vực tư nhân Khi phân tích gói hỗ trợ cải cách trị giá 4 nghìn tỷ CNY và một loạt các chính sách nhằm kích thích hoạt động kinh tế trong nước được Trung Quốc ban hành vào mùa thu năm 2008, hai tác giả so sánh khả năng tiếp cận món vay của các DNNN, các DN tư nhân bình thường và các DN

tư nhân có sự can thiệp chính trị Bằng những công cụ tính toán hiện đại với mẫu số liệu đồ sộ, các tác giả khẳng định các DNNN có khả năng tiếp cận gói hỗ trợ dễ dàng hơn và duy trì đòn bẩy của mình tốt hơn so với các DN tư nhân Tương tự, trong số các DN tư nhân, thì DN nào có mối quan hệ với giới chính trị tốt hơn thì sẽ tiếp cận được món vay tốt hơn so với các DN tư nhân bình thường Điều này thể hiện sự phân

bổ vốn bất bình đẳng của gói hỗ trợ cải cách nói riêng, cũng như của nền kinh tế Trung Quốc Điều này chứng tỏ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn bị kiểm soát mạnh mẽ bởi chính quyền trung ương và việc các chủ DN tham gia vào bộ máy chính quyền của sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là tại các DN tư nhân

Cuốn sách “Trung Quốc sau khủng hoảng”, bản dịch Tiếng Việt năm 2011 của

các nhà kinh tế, nhà báo nổi tiếng thế giới như Paul Krugman, Fareed Zakaria, George Soros, Rana Foroohar, Richard Dobles , đã làm rõ nhân tố quan trọng dẫn tới thành công của Trung Quốc trong đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, đó là

do vai trò quản lý khá tốt của nhà nước Trung Quốc Trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của khu vực DNNN cũng như tác động của các chính sách điều tiết vĩ mô của

Trang 25

nhà nước Trung Quốc không những là một trong những quốc gia đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng, mà còn phát triển tương đối tốt sau khủng hoảng Đó là nhờ vào sự vững mạnh của khu vực quốc doanh trong nền kinh tế Rana Foroohar nhận xét:

“ cuộc khủng hoảng đã làm lộ rõ sự can thiệp mạnh của nhà nước Trung quốc, sau khủng hoảng cũng vậy” (Rana Foroohar, 2011) Các DNNN chiếm một vị trí lớn trong nền kinh tế, chiếm trên 2/3 trong tổng số các DN nói chung, kiểm soát những lĩnh vực trọng yếu nhất của nền kinh tế, từ năng lượng, khoáng sản đến viễn thông cũng như các ngành công nghiệp hạ tầng cơ sở Từ 1993 đến 2007, nhiều DNNN đã trở thành những công ty tầm cỡ thế giới

Tổ chức Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc (CDRF) kết hợp với Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) đã công bố một báo cáo về làn sóng cải cách mới hiện nay, đó là phát triển cấu trúc sở hữu hỗn hợp và hệ thống DN hiện đại Bởi vì, theo họ, hiện nay các DNNN đang tồn tại hai vấn đề nổi cộm, (1) các DNNN vẫn chiếm vị trí nổi bật trong các ngành cạnh tranh, thậm chí nắm độc quyền trong nhiều lĩnh vực; (2) các DNNN vẫn chưa thiết lập được một mô hình quản trị thực sự hiện đại mà trong đó các quyền và trách nhiệm được xác định rõ ràng Và chỉ có phát triển cấu trúc sở hữu hỗn hợp mới giải quyết được tận gốc các vấn đề nếu trên Ở cấp độ vĩ mô, mở rộng cấu trúc sở hữu hỗn hợp giúp thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước và quốc

tế vào nhiều ngành công nghiệp, tạo ra một sân chơi bình đẳng và phá bỏ độc quyền hành chính Ở cấp độ vi mô, mở rộng cấu trúc sở hữu hỗn hợp sẽ thúc đẩy cải cách cấu trúc cổ đông và cải thiện mô hình quản trị tại các DNNN, theo đó sẽ tăng hiệu quả và khả năng sinh lời của các DNNN

(2) Về tiến trình cải cách DNNN ở Trung Quốc

Wu Jinglian (1992), một trong những nhà kinh tế nổi tiếng của Trung Quốc,

người từng là cố vấn cho các lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc như Giang Trạch Dân,

Đặng Tiểu Bình, cho rằng lý do tại sao DNNN hoạt động kém hiệu quả là do thị

trường phát triển không đủ và thiếu cơ chế giá thị trường Đối phó với tình hình này, cải cách giá phải được tiến hành đầu tiên và trước hết Song hành với cải cách giá,

thì cải cách quyền sở hữu nên được tiến hành cùng một lúc, vừa để duy trì sở hữu nhà

nước vừa làm cho các DN trở thành những cơ quan quản lý tương đối độc lập Tuy

Trang 26

nhiên, quyền sở hữu không thể được cải cách triệt để nếu cơ chế thị trường không

được phát huy đầy đủ Wu Jinglian đã khẳng định một lần nữa rằng chỉ có quan hệ

thị trường - biến đổi về giá dẫn đến sự biến đổi lợi ích - mới có thể chỉ đường cho các

DN đưa ra các quyết định mà đảm bảo các nguồn lực xã hội được sử dụng hiệu quả Chính tư tưởng của Wu đã thúc đẩy việc chuyển đổi hệ thống cổ phần, do đó đã đặt nền tảng cho việc thành lập hệ thống kinh tế thị trường của Trung Quốc

Tuy nhiên, lập luận của Wu vấp phải sự phản đối của một số nhà kinh tế Quan

điểm của Lang Xianping (Larry Lang) (2004) cho rằng lý do chính của sự kém hiệu

quả của một số DNNN không phải ở trong quyền sở hữu không rõ ràng hoặc các khoảng trống trong chủ sở hữu hoặc cạnh tranh không công bằng của thị trường; mà

lý do chính nằm ở việc thiếu tin tưởng vào các nhà điều hành DNNN và thiếu môi trường quản lý chuyên nghiệp Một số nhà kinh tế khác như Justin, Yifu Lin, Shen Minggao (1992) cho rằng điều kiện bên ngoài và môi trường kinh tế vĩ mô của Trung Quốc là chưa đủ để cải cách hệ thống chứng khoán, đặc biệt là khi so sánh với hệ thống chứng khoán của phương Tây, thì khoảng cách lại càng xa Cơ chế thị trường

Trung Quốc là không hoàn hảo, vì vậy hiệu quả của việc cải cách hệ thống cổ phần

sẽ là khó khăn để triển khai hoàn toàn Tuy nhiên, nếu chúng ta đợi cho đến khi tất

cả các điều kiện được thỏa mãn, cải cách DNNN bị tụt hậu nghiêm trọng Mâu thuẫn

đó chính là tâm điểm của cuộc tranh luận giữa Wu và các nhà kinh tế khác, đồng thời, cũng phản ánh những gì cản trở về cơ bản cuộc cải cách của Trung Quốc Cuộc tranh luận về nền kinh tế thị trường là các cuộc tranh luận quan trọng nhất trong suốt 30 năm cải cách của Trung Quốc Và nó vẫn xảy ra bây giờ, trong đó Wu Jinglian luôn luôn là trung tâm của cuộc tranh luận

Trong bài nghiên cứu của OECD về mô hình quản trị đối với các DN nước ở châu Á đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tách bạch giữa chức năng chủ sở hữu với các chức năng khác, và điều đó cũng đã được thực hiện ở nhiều nước, tuy nhiên

ở nhiều nước châu Á, các chức năng này chưa được tách bạch rõ ràng Đồng thời, OECD đã đưa ra khuyến nghị rằng Chính phủ các nước châu Á cần phải nỗ lực xác định rõ ràng ngành, lĩnh vực nào cần tiếp tục duy trì sở hữu nhà nước, nguyên nhân tại sao phải duy trì sở hữu nhà nước và hình thức sở hữu nào là thích hợp nhất Theo

Trang 27

nhà nước tập trung hơn vào nỗ lực đổi mới quản lý và giám sát Nghiên cứu chỉ ra rằng, chính phủ của một số nước châu Á đã xây dựng chính sách sở hữu nhưng ít công bố chính sách đó Mà nếu có công bố thì chính sách sở hữu đó thường đưa ra ở mức chung, đề cập đến các mục tiêu tổng thể của DNNN như tìm kiếm lợi nhuận, cung cấp các dịch vụ chung cho cộng đồng và hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh

tế quốc dân Về chủ thể thực hiện quản lý của chủ sở hữu, nghiên cứu cũng cho thấy, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước rất khác nhau giữa các nước châu Á Một số nước áp dụng mô hình song trùng hoặc mô hình phức tạp với hai hay một số

bộ chia nhau thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN hoặc mô hình phân cấp Một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Bhutan có xu hướng chuyển sang mô hình tập trung Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức khi thực hiện chuyển đổi sang mô hình tập trung Thách thức lớn nhất đó là làm sao để vượt qua được sự phản đối từ các bộ liên quan (những bộ này sẽ mất quyền lực và cơ hội khi chuyển sang mô hình tập trung) Do đó, nghiên cứu cũng khuyến nghị chính phủ các nước cần cân nhắc những rào cản đó để quyết định chuyển đổi, đưa ra lộ trình và

cơ chế đổi mới hiệu quả để vượt qua những rào cản đó

Trong cuốn sách của FAN Gang (2012), khi đánh giá về tiến trình cải cách DNNN ở Trung Quốc, tác giả đã nhấn mạnh vào ba biện pháp mà Trung Quốc đã sử dụng trong quá trình cải cách DNNN Thứ nhất, cải thiện mô hình quản trị DN thông qua cổ phần hóa và thí điểm niêm yết một số DNNN Thứ hai, giảm vai trò của khu vực nhà nước trong nền kinh tế Trung Quốc thông qua giảm sức nặng của khu vực nhà nước, mở rộng vai trò của khu vực tư nhân và các DNNN rút khỏi các ngành thâm dụng lao động và gây tranh cãi Thứ ba, DNNN trong nhiều lĩnh vực phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt bao gồm cạnh tranh giữa các DNNN và các DN tư nhân

và cạnh tranh giữa các DNNN với nhau Xuyên suốt ba biện pháp đó, tác giả đặc biệt

so sánh hiệu quả cải cách của các DNNN cấp trung ương (do SASAC trung ương quản lý) và các DNNN cấp địa phương (do các SASAC địa phương quản lý) và có

vẻ như hiệu quả cải cách, cũng như sự nghiêm túc trong thực thi cải cách tại các DNNN cấp địa phương được thể hiện rõ nét hơn

Trang 28

(3) Phương thức cải cách DNNN

Dong Zhang và Owen Freestone (2013) cho rằng cần phải cải cách DNNN ở Trung Quốc theo định hướng thị trường hơn nữa Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh cải cách DNNN ở Trung Quốc phải được tiến hóa (evolution) chứ không phải là cuộc cách mạng (revolution) Khu vực nhà nước của Trung Quốc đang thống trị nhiều lĩnh

vực then chốt của nền kinh tế, chỉ huy một một phần trong nguồn lực tài chính của đất nước thông qua vị trí đặc quyền của mình Tuy nhiên, hiệu quả và đóng góp của các DNNN lại không cao so với các DN tư nhân Do đó, những cải cách định hướng thị trường hơn nữa cho DNNN là cấp thiết nếu Trung muốn đạt được sự gia tăng liên tục trong sản xuất và duy trì một tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng

Không thể không nhắc đến một trong những đặc thù của cải cách ở Trung Quốc

là cải cách từng phần và từ từ Mặc dù cải cách đó hiện nay vẫn gây nhiều tranh luận,

nhưng không thể phủ nhận là nó đã đem lại thành công cho Trung Quốc giai đoạn

1978-1989 Theo quan điểm của Jie Gan (2006), thay vì tư nhân hóa toàn bộ, Trung

Quốc tập trung đầu tiên vào cải thiện năng suất của các DNNN bằng cách áp dụng cấu trúc quản trị DN mà nhấn mạnh vào sự tự trị và các sáng kiến Sau đó DNNN mới được tiếp nhận các hợp đồng quản lý dài hạn với các mục tiêu tài chính đã được định sẵn (như lợi nhuận và thuế) Thay vì áp dụng giá thị trường, Trung Quốc xây

dựng giá thị trường ở ngay bên lề của giá nhà nước, bằng cách áp dụng “hệ thống hai

giá” (dual-track system) Sự chuyển đổi giá từ từ như vậy khiến cho tỷ lệ hàng hóa

bán theo giá thị trường tăng một cách vững chắc, và nhà nước sẽ dần dần hạ thấp cái hàng rào quan liêu bao cấp của các ngành công nghiệp độc quyền nhà nước Mặc dù cải cách này có gây ra tham nhũng và bóp méo thị trường, nhưng phải thừa nhận những cải cách đó tạo sức ép cho DNNN cạnh tranh và mang lại sự cải thiện cơ bản

về năng suất và chất lượng sản phẩm (Lardy, 1998)

Dong Zhang và Owen Freestone (2013) khẳng định cải cách DNNN không thể tiến hành một mình, mà phải tiến hành cùng lúc với các cải cách cơ bản khác, bao

gồm cải cách hệ thống hành chính, hệ thống tài khóa và vốn cũng như các yếu tố thị trường khác Cùng với nhau, những cải cách này sẽ là các bước cơ bản mà chính phủ

phải thực hiện để rút bàn tay của mình khỏi thị trường, tạo một sân chơi bình đẳng

Trang 29

hơn cho các DN, bất kể là DN sở hữu tư nhân hay nhà nước Điều này sẽ cho phép thị trường đóng một vai trò ngày càng lớn trong việc xác định giá yếu tố cơ bản như đất đai, lao động, vốn, và năng lượng, và qua đó cung cấp một sân chơi bình đẳng hơn cho các DN cạnh tranh với nhau, không phân biệt đó là DN sở hữu nhà nước hay

tư nhân Trong kỳ hợp thứ 3, Đại hội XVIII Đảng Cộng Sản Trung Quốc, liên quan

đến cải cách DNNN, trong báo cáo nói rằng "một nền kinh tế hỗn hợp sẽ được khuyến

khích rất nhiều" Điều đó có nghĩa là vốn tư nhân sẽ được khuyến khích đầu tư vào

các DNNN và cũng sẽ là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Julan Du and Yong Wang (2012) cũng cho rằng cải cách khu vực nhà nước sẽ

không thể thành công nếu không có sự hỗ trợ của một loạt các cải cách đi kèm, đặc biệt là cải cách thể chế Trong số các cải cách đi kèm đó, tác giả nhấn mạnh tính cấp

thiết của việc hiện đại hóa thể chế chính trị và kinh tế Chia sẻ quan điểm đó, Wu

Jinglian (1992) cho rằng các cải cách cần phải được tiến hành một cách hệ thống và

đồng bộ thì mới đem lại hiệu quả cho cải cách DNNN Ví dụ như, cải cách giá và cải cách quyền sở hữu nên được tiến hành cùng một lúc, vừa để duy trì sở hữu nhà nước vừa làm cho các DNNN trở thành những cơ quan quản lý tương đối độc lập

Có nhiều cách tiếp cận trong cải cách DNNN, nhưng có lẽ vấn đề được tranh

luận nhiều nhất là tiếp cận cải cách từ dưới lên (bottom-up) hay từ trên xuống

(top-down) hay là kết hợp cả hai Theo quan điểm của Janos Kornai, nhà kinh tế nổi tiếng

với cuốn sách “Con đường dẫn đến nền kinh tế tự do”, tác giả đưa ra 2 con đường để chuyển đổi nền kinh tế nói chung và cải cách khu vực nhà nước nói riêng Trong đó, tác giả khẳng định sự đúng đắn của con đường chuyển đổi thứ nhất – chiến lược phát

triển hữu cơ - với cách tiếp cận từ dưới lên Trong đó, nhiệm vụ quan trong nhất là

phải tư nhân hóa các DNNN từ dưới lên (bottom-up) Các biện pháp cụ thể bao gồm:

(1) Xóa bỏ các hàng rào ngăn cản các công ty mới gia nhập thị trường; (2) Nhà nước phải công khai đảm bảo sở hữu tư nhân chắn chắn, toàn vẹn; (3) Hệ thống thuế khóa không được kìm hãm hoạt động đầu tư của tư nhân; (4) Các tài sản nhà nước phải được bán chủ yếu cho người ngoài (bất kể đó là người trong nước hay nước ngoài, bất kể đó là 1 doanh nhân hay 1 nhóm chủ sở hữu), ưu tiên bán cho những người

Trang 30

không chỉ trả giá xứng đáng, mà còn cam kết đầu tư vào công ty Nếu người mua là người nội bộ thì vẫn phải trả giá thật, tránh hiện tượng cho không trá hình

Khác với quan điểm của Dong Zhang và Owen Freestone (2013) rằng cải cách định hướng thị trường không nhất thiết phải là phát triển khu vực tư nhân càng mạnh

càng tốt, Jin Zeng (2013) cho rằng tư nhân hóa định hướng nhà nước có vai trò rất

quan trọng trong cải cách DNNN ở Trung Quốc, đặc biệt là tư nhân hóa ở cấp địa phương Tác giả dùng cách tiếp cận đa chiều để kiểm nghiệm sự tác động lẫn nhau

giữa 3 nhân tố chủ yếu tác động đến sự chuyển đổi sở hữu (một cách dùng từ khác của tư nhân hóa) ở Trung Quốc: lãnh đạo trung ương, người có quyền ra các quy định; chính quyền địa phương, là nhân tố nòng cốt trong việc thực thi cải cách; và một phân đoạn của xã hội mà kế sinh nhai phụ thuộc chặt chẽ vào các DNNN Trong ba yếu tố

đó, tác giả nhấn mạnh vào vai trò của chính quyền địa phương trong việc cải cách

hay chuyển đổi sở hữu của các DNNN ở Trung Quốc Do phần lớn các DNNN ở Trung Quốc là thuộc sở hữu địa phương (quản lý hơn 90% DNNN cỡ vừa và nhỏ), nên không ngạc nhiên khi cải cách DNNN ở Trung Quốc được tiên phong bởi chính quyền địa phương Chính quyền địa phương sẽ quyết định công ty nào sẽ tư nhân hóa

và tư nhân hóa từng phần hay là tư nhân hóa hoàn toàn, công ty nào sẽ được cấu trúc lại sở hữu mà không cần tư nhân hóa Cụ thể hơn, nó bao gồm công khai hóa, chuyển dịch cơ cấu nội bộ, phá sản và tái cấu trúc, liên doanh hoặc sát nhập, bán cổ phần cho nhân vien (công ty trách nhiệm hữu hạng hoặc công ty cổ phần), bán hàng mở (cho quản lý, nhân viên, công ty tư nhân bên ngoài, hoặc các DNNN khác), và cho thuê (cho quản lý, nhân viên, công ty tư nhân bên ngoài, hoặc các DNNN khác) Kết quả

là, ở nhiều địa phương, tư nhân hoa được tiến hành nhanh nhẹn và triệt để “Qua đêm, hàng trăm công ty đội mũ đỏ được sinh ra” Mặc dù tư nhân hóa được tiến hành rầm

rộ ở cấp địa phương, nhưng sự thật là ban đầu ở cấp chính quyền trung ương hoàn toàn không có sự hỗ trợ công khai nào về mặt thể chế hay ngân sách Chính quyền địa phương phải tự linh động vận dụng các biện pháp tư nhân hóa, tự chịu trách nhiệm,

tự nỗ lực mọi thứ để vượt qua những hạn chế đó Chỉ sau khi thử nghiệm thành công

ở cấp địa phương, quá trình tư nhân hóa dần dần được chấp nhận bởi chính quyền trung ương thông qua một số bước, từ chính sách khoan dung một cách rõ ràng hơn

Trang 31

cho đến những hướng dẫn chỉ đạo chủ động về tư nhân hóa, và cuối cùng là được hợp pháp hóa về mặt thể chế trong Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc (1997)

Cuốn sách “Giới quan chức trong kinh doanh” của Ngân hàng thế giới xuất bản

năm 1999 tại Việt Nam là một chuyên khảo đặc sắc về tiến trình cải cách các DNNN

ở các nước đang phát triển và chuyển đổi Trong đó, các chuyên gia của WB đã phân tích một cách xuất sắc về tiến trình cải cách DNNN ở Trung Quốc trong so sánh với các nước đang chuyển đổi ở Nga và các nước Trung và Đông Âu Nếu như quá trình cải cách các DNNN ở các nước Trung và Đông Âu được thực hiện theo “liệu pháp sốc” và không thu được kết quả mong đợi, thì quá trình cải cách DNNN ở Trung Quốc lại được tiến hành một cách dần dần, thận trọng, theo kiểu “Dò đá qua sông”

và đã thu được những thành tích đáng ca ngợi trong những năm 1990 Những kỹ thuật của quá trình cải cách DNNN theo phương pháp thận trọng đã được các chuyên gia của WB ở các nước đang phát triển và chuyển đổi đề xuất chung cho các nước ĐPT

và chuyển đổi: trước hết cần xây dựng những điều kiện thị trường cho cải cách (như giải thể, tự do hoá thương mại, thắt chặt ngân sách, và tự do hoá tài chính…), sau đó

là đổi mới mối quan hệ giữa chủ DNNN với chính phủ…

Tuy nhiên, trong kỳ họp thứ 3, Đại hội XVIII Đảng Cộng Sản Trung Quốc (năm 2012) khẳng định “nên có sự kết hợp cả hai cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên” trong cải cách, và nên có sự kết hợp giữa “phát triển toàn diện và đột phá trong các lĩnh vực then chốt” Trên website chính thức của Quốc vụ viện ngày 15 tháng 9 năm 2015, đã công bố một thiết kế cải cách DNNN từ trên xuống, với mục tiêu chính

là vào năm 2020, Trung Quốc sẽ thiết lập được một hệ thống quản lý tài sản, các quy định về DN hiện đại và cơ chế nhằm thị trường hóa các hoạt động kinh doanh tốt hơn, phù hợp hơn với chính sách kinh tế cơ bản của đất nước và các điều kiện của nền kinh

tế thị trường

Thực tế là, trong phần thiết kế tổng thể của lộ trình cải cách thường được thực

hiện từ trên xuống Do những cải cách ở khu vực nhà nước rất phức tạp và tác động

lẫn nhau nên nó đòi hỏi phải được thiết lập từ “cấp cao nhất”, một cụm từ được các

nhà lãnh đạo Trung Quốc sử dụng rất thường xuyên hiện nay khi đề cập đến một chiến lược cải cách hay cách điều phối cải cách

Trang 32

Cuốn sách “Sự chuyển đổi sở hữu ở Trung Quốc” (China’s Ownership

Transformation) của các tác giả Ross Garnaut, Ligang Song, Stoyan Tenev, Yang

Yao, xuất bản năm 2005 là một công trình nghiên cứu công phu về quá trình chuyển đổi sở hữu nói chung và cải cách DNNN nói riêng ở Trung Quốc Trong đó, các tác giả không những đề cập đến nội dung của cải cách các DNNN ở Trung Quốc, mà còn nêu bật những điều kiện môi trường cần thiết cho cải cách các DN này (như môi trường pháp lý, điều kiện thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế…)

Cách tiếp cận từ dưới lên trong cải cách có thể nói là cách tiếp cận thử nghiệm,

có nghĩa là mỗi một bước đi, hiệu quả của các chính sách mới đều được kiểm nghiệm

và điều chỉnh ở cấp thấp trước khi lan rộng lên cấp cao và toàn quốc Điều này giống

với quan điểm Janos Kornai, trong một bài trả lời phỏng vấn tạp chí Kinh tài (Caijing)

Janos Kornai đã thẳng thắn chia sẻ: “Theo tôi, một trong những đặc điểm hấp dẫn

nhất – thực sự đáng làm gương – của sự phát triển Trung Quốc là sự thử nghiệm Ở

nhiều nước, kể cả Hungary, các nhà cải cách nóng đầu thảo ra một ý tưởng cải cách

mà sau đó họ muốn đưa vào áp dụng nhanh như chớp với hiệu lực phổ quát trên toàn lãnh thổ đất nước Tôi cho rằng ở Trung Quốc trình tự thông thường của các sự kiện

là khác Mỗi thay đổi lớn thường bắt đầu với sự xuất hiện một sáng kiến địa phương

Các nhà lãnh đạo trung ương chú ý đến sáng kiến đó, ủng hộ nó và nếu thực sự thành công, thì đưa nó ra làm gương cho các địa phương khác.”

1.3 Đánh giá chung về tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước

1.3.1 Những vấn đề đã được giải quyết trong các công trình nghiên cứu trong

và ngoài nước

Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về cải cách DNNN là những tài liệu đáng quí Những nghiên cứu này tương đối phong phú và đã đạt được những kết quả nhất định

 Các nghiên cứu này đã nêu rõ được bối cảnh cũng như sự cần thiết khách quan của cải cách các DNNN ở Trung Quốc Các phân tích đều thống nhất là cải cách DNNN là cấp thiết nếu Trung Quốc muốn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triên kinh tế bền vững

Trang 33

 Mục tiêu cải cách DNNN ở Trung Quốc chính là nhằm đảm bảo nguồn lực xã hội được phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả, giảm sự thao túng và bóp méo thị trường từ DNNN, rút dần bàn tay của chính phủ khỏi thị trường, tạo sân chơi bình đẳng cho các DN bất kể DN đó thuộc sở hữu tư nhân hay nhà nước Trong đó, các tác giả đều nhấn mạnh vai trò của thị trường và các quy luật của nó trong quá trình cải cách DNNN

 Các tác giả nói trên đã nêu rõ chiến lược cũng như con đường cải cách các DNNN ở Trung Quốc: đó là chiến lược cải cách dần dần, thận trọng, theo kiểu “Qua sông, dò đá”, chú trọng việc thí điểm, Đồng thời, cải cách DNNN không thể tiến hành riêng rẽ mà phải song hành cùng với các cải cách cơ bản khác (cải cách thể chế, cải cách hệ thống tài chính…)

 Các nghiên cứu này cũng đã đề cập đến nhiều khía cạnh trong nội dung cải cách các DNNN ở Trung Quốc những năm 1990 đến nay: xây dựng chế độ DN hiện đại, đổi mới phương thức quản lý kinh doanh, cải cách các tập đoàn kinh tế, đổi mới chế độ nhân sự trong DNNN

1.3.2 Những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

Bên cạnh những vấn đề đã được thống nhất, các nghiên cứu đến nay vẫn còn một số bất cập:

 Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến quá trình cải cách DNNN ở Trung Quốc chủ yếu trong những năm 1990, chưa làm rõ quá trình cải cách các DNNN những năm gần đây, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, đặc biệt sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, sự gia tăng thế và lực của nền kinh tế Trung Quốc, trong khi những nhân tố mới này đòi hỏi những nội dung mới trong cải cách DNNN ở Trung Quốc

Nhiều vấn đề liên quan đến cải cách DNNN ở Trung Quốc vẫn chưa được lý giải thỏa đáng, như: Tại sao cải cách DNNN ở Trung Quốc đã diễn ra trong một thời gian dài như vậy, mà vẫn không ngăn chặn được bàn tay can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước? Phải chăng đó là vấn đề thuộc về "bản sắc" của thể chế kinh tế, chính trị của

Trang 34

Trung Quốc? Liệu cải cách ở Trung Quốc có đang đi đúng hướng, và cải cách DNNN

ở Trung Quốc chỉ cần sự tiến hóa (evolution) chứ không cần một cuộc cách mạng (revolution)? Nhiều người cho rằng có sự mâu thuẫn trong việc tồn tại một khu vực kinh tế nhà nước lớn ở trong một nền kinh tế thị trường, vậy, cách thức nào để tương hợp hai mục tiêu này ? Làm thế nào "điều hòa" giữa chức năng kinh doanh (lợi nhuận)

và chức năng xã hội của DNNN ? Ngoài ra, có một số DNNN Trung Quốc hoạt động thực sự hiệu quả và tạo được tiếng vang trên thị trường thế giới Nhưng liệu hiệu quả

mà các DNNN đạt được đó có phải là do tự lực hay là do sự hỗ trợ ngầm của chính phủ?

Trong luận án này, tác giả sẽ cố gắng khai thác thêm các nhận định sâu sắc của các công trình nghiên cứu đi trước, đưa ra một nghiên cứu tương đối khái quát và hệ thống về vấn đề này

Trang 35

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH CÁC DOANH NGHIỆP

NHÀ NƯỚC Ở TRUNG QUỐC 2.1 Cơ sở lý luận về cải cách doanh nghiệp nhà nước

2.1.1 Quan điểm chung về doanh nghiệp nhà nước và cải cách doanh nghiệp nhà nước

2.1.1.1 Bản chất và khái niệm DNNN

Bàn về bản chất của DN, nhà kinh tế học Ronald Coase (1937) cho rằng DN cũng giống với thị trường, có chức năng huy động và phân bổ các nguồn lực cho hoạt động sản xuất [80] Tuy nhiên, nếu như trên thị trường, các nguồn lực được trao đổi

và phân phối trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng giữa người bán và người mua thì ở DN, việc phân bổ nguồn lực lại dựa trên quan hệ mệnh lệnh-phục tùng giữa người chủ và người thợ Ở góc độ rộng hơn, Coase cho rằng DN có thể thay thế thị trường, nhưng

DN không thể thay thế chính phủ, bởi chính phủ là kênh phân phối hiệu quả các loại hàng hóa công cộng, trong khi đó, DN và thị trường là một hệ thống có hiệu quả trong việc phân phối các loại hàng hóa tư nhân Do đó, các DN là một hệ thống thay thế cho thị trường trong việc phân bổ nguồn lực hàng hóa tư nhân

Bàn về bản chất của nhà nước, Coase (1937) nhấn mạnh nhà nước là một hệ thống chính trị, mà người dân chính là cội nguồn tạo nên sức mạnh của nhà nước Bản chất này thể hiện ở cả khía cạnh không gian và thời gian của nhà nước Về không gian, nhà nước là một tập hợp các cá nhân và phần lãnh thổ mà họ đang sinh sống

Về thời gian, nhà nước là một tổ chức xã hội, gồm các cá nhân tiếp nối nhau từ thế

hệ này sang thế hệ khác Những người này không chỉ có cùng tổ tiên mà còn có chung một nền văn hóa, lịch sử và truyền thống Dù cách thức tham gia xã hội khác nhau, song gốc rễ của mọi nhà nước đều là con người, chính vì thế, thuật ngữ “chủ quyền đại chúng” tới nay đã được công nhận và phổ biến rộng rãi ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới (Chủ quyền đại chúng là một học thuyết chính trị cho rằng chính phủ phải phụ thuộc vào ý chí của nhân dân)

Trang 36

Trong kiểu xã hội tiếp nối giữa các thế hệ này, chính phủ đóng vai trò là kênh cung cấp các loại hàng hóa công cộng, một mặt, huy động các nguồn tài nguyên trong

xã hội bằng thuế khóa, mặt khác cung cấp ngược lại hàng hóa công cộng thông qua các công cụ hành pháp, lập pháp và tư pháp Một số hàng hóa công cộng của chính phủ như quốc phòng, an ninh hay việc thi hành các phán quyết của tòa án

Như vậy, nếu dựa trên những lập luận của Coase (1937) về bản chất của DN và của nhà nước thì bản chất “doanh nghiệp nhà nước” hàm chứa nhiều mâu thuẫn Một

là, DN đóng vai trò kênh cung cấp hàng hóa tư nhân, trong khi nhà nước là kênh cung cấp hàng hóa công cộng Hai là, mục tiêu của DN là lợi nhuận, trong khi, mục tiêu của nhà nước là phúc lợi xã hội Ba là, DN đại diện cho các quy luật của thị trường, còn nhà nước đại diện cho lợi ích của nhân dân Chính những mâu thuẫn này đặt ra câu hỏi: i) liệu xã hội có cần tới DNNN hay không? và nếu có; ii) làm thế nào để DNNN có thể dung hòa được những khác biệt giữa nhà nước với DN?

Khi bàn về khái niệm DNNN, Tổ chức OECD (2015) cho rằng tất cả các chủ thể được luật pháp của một quốc gia công nhận là DN và thuộc sở hữu Nhà nước thì đều được coi là DNNN Với cách định nghĩa này, DNNN có thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp (partnership limited by shares) [142] Trước đó, Ngân hàng Thế giới (1999) cũng đưa

ra một định nghĩa tương tự về DNNN, trong đó DNNN được hiểu là “một chủ thể kinh tế mà quyền sở hữu hay quyền kiểm soát thuộc về chính phủ và phần lớn thu nhập của chúng được tạo ra từ việc bán hàng hoá và dịch vụ”[44]

Theo Liên minh châu Âu (2015), DNNN được định nghĩa là “bất cứ DN nào có liên quan tới hoạt động thương mại, thuộc sở hữu của một chủ thể ở cấp trung ương hoặc dưới trung ương và chủ thể này có ảnh hưởng quyết định hoặc có khả năng ảnh hưởng quyết định một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới nguyên tắc và chức năng hoạt động của DN… Chủ thể có ảnh hưởng quyết định thường: i) sở hữu đa số vốn của DN; hoặc ii) sở hữu đa số phiếu bầu do nắm giữ đa số cổ phần do công ty phát hành; hoặc iii) có thể chỉ định quá bán số lượng nhân sự của DN (phòng quản lý, giám sát

và hành chính) [98]

Trang 37

Tựu chung lại, OECD (2015) nhấn mạnh mỗi quốc gia với những thể chế khác biệt sẽ có các cách định nghĩa khác nhau và tên gọi khác nhau về DNNN Vì thế, DNNN trong phạm vi luận án này sẽ bao hàm cả những DN với các tên gọi như tập đoàn nhà nước, DN kinh doanh nhà nước, công ty nhà nước hay DN công

2.1.1.2 Phân loại và vai trò của DNNN

Tùy theo từng tiêu chí mà DNNN có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau Cụ thể là:

Căn cứ vào tỷ lệ vốn sở hữu, DNNN gồm ba loại: i) DN 100% vốn nhà nước,

hoạt động dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương hoặc chính quyền địa phương; ii) công ty trách nhiệm hữu hạn dưới sự quản lý của chính quyền trung ương hoặc chính quyền địa phương; iii) công ty cổ phần với vốn nội địa, trong đó nhà nước chiếm hơn 50% vốn điều lệ

Căn cứ vào mô hình tổ chức quản lý, DNNN có hai loại: i) DNNN có hội đồng

quản trị - đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước;

và ii) DNNN không có hội đồng quản trị - giám đốc DN được Nhà nước bổ nhiệm hoặc được Nhà nước thuê để quản lý hoạt động của DN

Căn cứ vào chức năng của DNNN, có thể phân chia DNNN thành hai loại chính:

DN kinh doanh thương mại và DN cung cấp hàng hóa công cộng Như đã đề cập, DNNN vừa mang bản chất của “DN”, vừa mang bản chất của “nhà nước”, vì thế, DNNN có vai trò kép, vừa tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa, vừa bảo đảm an sinh xã hội cho người dân Nói cách khác, DNNN không chỉ đóng vai trò là chủ thể của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn là nhân tố kiến tạo các giá trị cộng đồng và xã hội [146]

Về vai trò của DNNN, trên phương diện kinh tế, DNNN luôn là một nhân tố quan trọng đối với hầu hết các quốc gia, từ những nền kinh tế đang phát triển cho tới những nền kinh tế phát triển [79] DNNN là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động Bất cứ DN nào hoạt động trên thị trường cũng đều có những đóng góp nhất định cho tăng trưởng GDP thông qua hoạt động sản xuất-kinh doanh (tạo ra các sản phẩm-dịch vụ, từ đó kích thích tiêu dùng nội địa hoặc

Trang 38

phục vụ xuất khẩu; tăng nguồn thu chính phủ từ thuế ) Bên cạnh các loại hàng hóa thông thường, DNNN còn cung ứng những sản phẩm hàng hóa quan trọng bậc nhất

để vận hành nền kinh tế Cụ thể là đa phần DNNN đều chiếm ưu thế trong các lĩnh vực then chốt của một quốc gia như năng lượng, vận tải, viễn thông… - những đầu vào thiết yếu của nền kinh tế [115] Đặc biệt, trong những năm gần đây, DNNN còn trở thành công cụ giúp các quốc gia nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế nhờ phát huy được năng lực cạnh tranh về vốn, nguồn lực và trình độ [146]

Trên phương diện xã hội và cộng đồng, so với khu vực kinh tế tư nhân, DNNN

có thêm những mục tiêu và nhiệm vụ rất khác biệt: cung ứng loại hàng hóa - dịch vụ công DNNN đảm nhiệm vai trò cung cấp các loại hàng hóa công cộng (public goods) như quốc phòng, cơ sở hạ tầng như đường sá, hệ thống lưới điện, nước, công viên công cộng… và các hàng hóa khuyến dụng (merit goods) như giáo dục, y tế hay an sinh xã hội Không chỉ cung ứng các loại hàng hóa này, DNNN còn có trách nhiệm tạo điều kiện để những hàng hóa – dịch vụ này tới được tay người sử dụng thông qua việc giảm giá, trợ giá cho các nhóm đối tượng đặc biệt

Bên cạnh đó, mỗi một quốc gia lại có những tiêu chí và cách thức phân loại DNNN khác nhau Ví dụ như ở Mỹ, DNNN được phân chia thành: DN được chính phủ tài trợ, các tập đoàn thuộc sở hữu của chính phủ liên bang, các tập đoàn được quốc hữu hóa bởi chính phủ liên bang và các loại hình DNNN khác Ở Ấn Độ, căn

cứ theo tỷ lệ sở hữu cổ phần và cơ quan trực tiếp quản lý, DNNN lại được phân thành

DN nhà nước, các tập đoàn công, DN trực thuộc các sở, bộ [119]

2.1.1.3 Quan điểm chung về cải cách DNNN

Cải cách DNNN trên thế giới nói chung và ở Đông Âu, Trung Âu, các quốc gia

Mỹ La-tinh, Bắc Phi và Trung Đông nói riêng đều gắn liền với quá trình tư nhân hóa DNNN và đổi mới cách thức Chính phủ quản lý DNNN

Thứ nhất, tư nhân hóa DNNN Theo LHQ (1999), tư nhân hóa được hiểu là quá

trình biến đổi mối tương quan giữa nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường” Cụ thể hơn,toàn bộ chính sách, luật lệ và thể chế sẽ được sửa đổi nhằm khuyến khích mở rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của

Trang 39

DN, tăng vai trò điều tiết của thị trường Một số định nghĩa rộng hơn còn cho rằng bất cứ chính sách nào nhằm mở rộng phạm vi của DN tư nhân để DN tư nhân có thể cạnh tranh với DNNN hoặc buộc DNNN phải vận hành giống với DN tư nhân đều có thể coi là những biện pháp tư nhân hóa Ở cấp độ DN, tư nhân hóa DNNN bao gồm

tư nhân hóa sở hữu và tư nhân hóa quản lý Trong đó, tư nhân hóa sở hữu là chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ quyền sở hữu DN từ nhà nước sang cho tư nhân; và tư nhân hóa quản lý là giao cho tư nhân quản lý DN dựa trên những điều kiện thỏa thuận giữa nhà nước với tư nhân [142]

Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tư nhân hóa DNNN

là quá trình chuyển đổi các DNNN theo hướng tập đoàn hóa – đảm bảo các hình thức

sở hữu và môi trường cạnh tranh của DNNN giống với các DN thuộc sở hữu tư nhân Quá trình này yêu cầu phải tách bạch rõ ràng giữa hoạt động thương mại của DNNN với các chính sách, quy định và các chức năng xã hội khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như trách nhiệm giải trình của DNNN

Mục tiêu chung của quá trình tư nhân hóa DNNN theo quan điểm của các nhà kinh tế là tăng hiệu quả hoạt động của DN, phân phối lại thu nhập trong xã hội và ổn định ngân sách quốc gia Mục tiêu trước mắt của quá trình này là buộc các quốc gia phải đánh giá kỹ lưỡng hơn nữa sự cần thiết của việc thành lập mới các DNNN, liệu

có nên tiếp tục để nhà nước sở hữu các DN hay không và nghiên cứu để tìm ra cách thức quản lý DNNN hiệu quả hơn Mục tiêu lâu dài của quá trình này là thúc đẩy các thể chế kinh tế do thị trường vận hành, có thể thông qua việc thành lập thị trường chứng khoán, đòi hỏi những người đứng đầu DN có trách nhiệm giải trình cao hơn, ban hành luật phá sản…[172]

Thứ hai, nâng cao chất lượng quản lý của Nhà nước đối với DN Sau khi được

tư nhân hóa, nhiều DNNN vẫn nằm dưới sự quản lý của Nhà nước, vì thế, cải cách DNNN còn phải đi liền với quá trình nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với

DN Mục tiêu của quá trình này là nhằm tăng cường tính tự chủ của DN và đảm bảo trách nhiệm giải trình của chủ DNNN Tính tự chủ thể hiện ở việc người đứng đầu DNNN được phép tự định giá các hàng hóa, dịch vụ cung cấp, tự quyết định mức tiền lương trả cho lao động và vay mượn vốn từ các quỹ mà không cần thông qua nhà

Trang 40

nước Tuy nhiên, việc trao quyền nhiều hơn cho chủ DN có thể giúp tăng hiệu quả quản lý DN song lại thu hẹp phạm vi quản lý của nhà nước đối với DN Vì thế, Chính phủ cần thành lập thêm một cơ quan điều phối DNNN, tăng cường trao đổi thông tin giữa DNNN với các cơ quan chính phủ (các bộ) để đảm bảo DN có trách nhiệm trước mỗi lựa chọn của mình

2.1.2 Quan điểm của Trung Quốc về cải cách doanh nghiệp nhà nước

2.1.2.1 Bản chất, khái niệm về doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc

Sau khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa được thành lập tháng 10/1949, các DNNN ở Trung Quốc - khi đó được biết tới với tên gọi DN quốc doanh

- đã trở thành nhân tố cốt lõi trong quá trình tái thiết đất nước Giai đoạn này, DN quốc doanh của Trung Quốc được hiểu là những DN hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà nước và hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của các cơ quan chính phủ [100] DNNN

có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy định về sản lượng và giá thành đối với các sản phẩm mà DN sản xuất theo kế hoạch và chỉ đạo của Nhà nước Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, song song với quá trình cải cách DNNN, định nghĩa về DNNN của Trung Quốc cũng đã có những sự điều chỉnh nhất định Dù vẫn còn đó những mơ hồ, song về cơ bản khái niệm DNNN của quốc gia này đã dần trở nên rõ ràng và cụ thể hơn

Giai đoạn trước năm 1992, các DNNN ở Trung Quốc chủ yếu được biết đến với

tư cách là các DN do nhà nước vận hành hay “DN sở hữu toàn dân” Có thể nói, trước khi tiến hành cải cách và mở cửa, các DNNN truyền thống đều nằm dưới sự quản lý

kế hoạch tập trung cao độ của nhà nước Hoạt động của DN chủ yếu dựa vào các

mệnh lệnh hành chính từ trên xuống Với mô hình "các nhà máy xã hội hóa lớn", DN

chỉ đơn thuần thực thi các quyết định của chính phủ và tuân theo sự lãnh đạo của các

cấp đảng uỷ, mà không có quyền ra quyết định, kể cả đối với những vấn đề như nguồn

nhân lực, tài chính, quy trình sản xuất, vật liệu và phân phối thu nhập…

Giai đoạn từ năm 1992-2005, định nghĩa về DNNN của Trung Quốc bắt đầu có những thay đổi quan trọng Luật DN Công nghiệp sở hữu toàn dân ban hành năm

1998 nhấn mạnh: “DN công nghiệp sở hữu toàn dân là những cơ sở sản xuất hàng

Ngày đăng: 12/02/2018, 11:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quang A (2010), Doanh nghiệp nhà nước và vấn đề đặt ra. Bài viết cho Hội thảo: Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam năm 2010, triển vọng năm 2011, ngày 22/9/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp nhà nước và vấn đề đặt ra
Tác giả: Nguyễn Quang A
Năm: 2010
3. Vũ Thành Tự Anh (2012), “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam”. Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Nhà xuất bản Tri thức, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam”. Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế
Tác giả: Vũ Thành Tự Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Tri thức
Năm: 2012
4. Vũ Đình Bách (2001), Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước: Lý luận, chính sách và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước: Lý luận, chính sách và giải pháp
Tác giả: Vũ Đình Bách
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
6. Báo cáo Hội thảo “Giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam.”, tại Hà nội, ngày 29/11/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước và có vốn nhà nước. "Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
8. Báo đầu tư chứng khoán (5/2015), “Oằn lưng gánh nặng “bao bọc” doanh nghiệp nhà nước”. Truy cập ngày 20/9/2015 tại địa chỉ website:http://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/oan-lung-ganh-nang-bao-boc-doanh-nghiep-nha-nuoc-120617.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oằn lưng gánh nặng “bao bọc” doanh nghiệp nhà nước
11. Báo Nhân dân (9/2017), “Năm 2017: Các vụ án, vụ việc tham nhũng gây thiệt hại hơn 1.351 tỷ đồng”. Tại địa chỉ website:http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/33990102-nam-2017-cac-vu-an-vu-viec-tham-nhung-gay-thiet-hai-hon-1-351-ty-dong.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm 2017: Các vụ án, vụ việc tham nhũng gây thiệt hại hơn 1.351 tỷ đồng
15. Chứng khoán Bảo Việt (1/10/2014), “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước – tín hiệu từ 2014, 2015”, tại website: http://www.bvsc.com.vn/News/2014101/310503/tai-co-cau-doanh-nghiep-nha-nuoc-tin-hieu-tu-2014-2015.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước – tín hiệu từ 2014, 2015
16. CIEM (2013), Tái cơ cấu và cải cách DNNN. Thông tin chuyên đề, số 7/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tái cơ cấu và cải cách DNNN
Tác giả: CIEM
Năm: 2013
18. Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư (12/2017), “Thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cần thiết”. Tại địa chỉ website:http://www.mpi.gov.vn/pages/tinbai.aspx?idTin=36954&idcm=188 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cần thiết
19. Nguyễn Cúc (2005), “Một số vấn đề về sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, Tạp chí Cộng sản, số 87/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Nguyễn Cúc
Năm: 2005
20. Nguyễn Cúc và Văn Kim Chính (chủ biên) (2006), Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Cúc và Văn Kim Chính (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2006
21. Nguyễn Đình Cung (2012), Cải cách cơ cấu lại DNNN- vấn đề và giải pháp, Tài liệu nội bộ, Viện quản lý kinh tế trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách cơ cấu lại DNNN- vấn đề và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Đình Cung
Năm: 2012
22. Nguyễn Đình Cung (2015), Doanh nghiệp nhà nước và méo mó thị trường, Nhà xuất bản Hà nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp nhà nước và méo mó thị trường
Tác giả: Nguyễn Đình Cung
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà nội
Năm: 2015
23. Nguyễn Đình Cung (2012), “Áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”. Truy cập ngày 20/6/2016 tại địa chỉ:http://www.dl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/9251/1/20_ap%20dat%20ky%20luat%20cua%20thi%20truong%20canh%20tranh%20thuc%20day%20tai%20co%20cau%20DNNN_Nguyen%20Dinh%20Cung.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Tác giả: Nguyễn Đình Cung
Năm: 2012
24. Nguyễn Đình Cung (2014), “Thực trạng DNNN và tái cơ cấu DNNN hiện nay ở Việt Nam”. Tham luận tại Hội thảo quốc tế “Cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam” diễn ra vào hai ngày 24-25 tháng 3 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng DNNN và tái cơ cấu DNNN hiện nay ở Việt Nam"”. Tham luận tại Hội thảo quốc tế “Cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Cung
Năm: 2014
104. Fortune, 2015. Danh sách 500 doanh nghiệp đứng đầu do tạp chí Fortune bình chọn. Tại địa chỉ website: http://fortune.com/global500/2015/ Link
136. National Bureau of Statistics of China (1998) annual data, tại địa chỉ website: http://www.stats.gov.cn/tjsj/ndsj/2015/indexeh.htm Link
137. National Bureau of Statistics of China (2015), annual data, tại địa chỉ website: http://www.stats.gov.cn/tjsj/ndsj/2015/indexeh.htm Link
145. Peterson Institute of International Economics (2016), Available on-line at: https://piie.com/ Link
146. PricewaterhouseCoopers (2015), State-owned Enterprises: Catalysts for Public Value Creation?, Available on-line at:http://www.pwc.com/gx/en/industries/government-public-services/public-sector-research-centre/publications/state-owned-enterprises.html Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w