Trong hàng loạt những tác phẩm văn xuôi viết từ sau đổi mới về đề tài nông thôn Việt Nam, Thời xa vắng Lê Lựu, Bến không chồng Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma Nguyễn Khắc Trườn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………
PHÙNG THỊ HỒNG THẮM
TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN
THỜ ĐỔI MỚI (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………
PHÙNG THỊ HỒNG THẮM
TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN
THỜI KÌ ĐỔI MỚI (QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Mã số: 60 22 32
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS LÝ HOÀI THU
Hà Nội- 2009
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Cấu trúc 9
CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC THỜI KÌ ĐỔI MỚI 11
1.1 Đổi mới tư duy tiểu thuyết 11
1.2 Tiểu thuyết viết về nông thôn trong bức tranh toàn cảnh tiểu thuyết thời kì đổi mới 14
CHƯƠNG 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT 20
2.1 Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn 20
2.1.1 Những vùng quê nghèo khó 20
2.1.2 Một nông thôn “đất lề quê thói” 25
2.1.3 Những làng quê “đang trải qua khoảnh khắc cuối của đêm dài trước bình minh” 31
2.2 Thế giới nhân vật 35
2.2.1 Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, có mối quan hệ nhiều chiều 36
2.2.2 Thế giới nhân vật hiện thân cho những hệ tư tưởng đối lập nhau 41
Trang 4CHƯƠNG 3: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN 47
3.1 Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật: 47
3.1.1 Xây dựng những chi tiết ngoại hình: 47
3.1.2 Khắc hoạ nội tâm nhân vật 53
3.1.3 Miêu tả hành động nhân vật 55
3.2 Ngôn ngữ 58
3.3.1 Ngôn ngữ trần thuật (ngôn ngữ người kể chuyện): 58
3.3.2 Ngôn ngữ nhân vật: ……… 62
3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật.……… 64
3.3.1 Không gian nghệ thuật……… 65
3 3.2 Thời gian nghệ thuật : ……… 68
3.4 Kết cấu .70
KẾT LUẬN ……… 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 77
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
1.1 Trong văn học Việt Nam, nông thôn vẫn là đề tài lớn mang tính truyền thống, là mảng hiện thực ghi danh nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan là những bậc thầy của văn học về thiên nhiên, phong tục ở làng quê Việt Nam Đối với một nước đi lên từ nông nghiệp, hiện nay số đông dân số nước ta sống trong khu vực nông thôn, gắn bó với công việc đồng ruộng thì đề tài nông thôn và hình tượng người nông dân vẫn luôn là những mảng đề tài lớn cho giới văn nghệ sĩ Vấn đề đó cũng luôn được Đảng và chính phủ quan tâm đặt lên hàng đầu, đã và đang là vấn đề thuộc định hướng An sinh xã hội
1.2 Những năm gần đây, các phương tiện thông tin truyền hình của Việt Nam công chiếu hàng loạt những bộ phim dài tập về đề tài nông thôn Đó là những cuốn phim được các nhà biên kịch chuyển thể từ tiểu thuyết của các nhà văn Những
“Chuyện làng Nhô”, “Đất và người”, “Ma làng”, “Gió làng Kình”… đã trở nên
quen thuộc và hấp dẫn với người xem Nhà văn, nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến là người có nhiều say mê và thành công ở mảng đề tài này, ông cho rằng: “Đất nước ta
là nông thôn Chất dân dã của người nông dân tạo nên diện mạo cho nhân vật có những tính chất riêng biệt, điển hình, sinh sắc Hình thái sinh hoạt nông thôn dễ đưa vào tác phẩm Đề tài nông thôn chứa đựng nhiều vấn đề về nhân sinh, đổi đời, băng hoại đạo đức ” Góp một phần lớn làm nên sự thành công cho các cuốn phim ấy là những trang văn đầy tâm huyết của các nhà văn khi xây dựng nhân vật người nông dân cùng hiện thực đời sống nông thôn Việt Nam
1.3 Trong hàng loạt những tác phẩm văn xuôi viết từ sau đổi mới về đề tài
nông thôn Việt Nam, Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng),
Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng
Minh Tường) và Dòng sông mía (Đào Thắng) là những tác phẩm tiểu biểu, đặc sắc
Giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm ấy đã được khẳng định bằng
Trang 6Giải thưởng của Hội nhà văn Đề tài Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới
(qua một số tác phẩm đoạt giải) cho phép chúng tôi đánh giá những đóng góp của
các cây bút đó từ góc độ đặc trưng thể loại tiểu thuyết Chúng tôi hi vọng đề tài được lựa chọn sẽ góp một tiếng nói nhỏ vào định hướng chung của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, thêm một sự đồng thuận trong thái độ của cộng đồng với vấn
đề nông thôn Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Nông thôn là một trong những đề tài lớn được quan tâm hàng đầu của đời sống văn học trước 1945 Có hàng loạt những cây bút lớn mà tên tuổi của họ gắn với những tác phẩm viết về đề tài nông thôn như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan Văn học hiện thực 1930- 1945 đã phản ánh sâu sắc, “ám ảnh” về một giai đoạn lịch sử đầy nhọc nhằn, nhiều đau thương của nhân dân Việt Nam, đặc biệt
là người nông dân Cùng với đó, rất nhiều những công trình nghiên cứu, những bài phê bình, tiểu luận về đề tài này đã ra đời Với mỗi tác giả lớn của văn học hiện
thực 1930- 1945 như đã kể trên đều có những Tuyển tập tác gia- tác phẩm Đó là
những cuốn sách tuyển chọn những bài viết tiêu biểu của các nhà nghiên cứu phê bình về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, về giá trị trên tất cả mọi bình diện của một hay một nhóm tác phẩm cụ thể Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung, Hà Văn Đức, Trần Đăng Xuyền, Phạm Xuân Nguyên, Bích Thu, Nguyễn Đăng Mạnh đã
có nhiều gắn bó với hiện tượng văn học này Những vấn đề xung quanh cuộc đời con người tác giả, tác phẩm trong sự tiếp nhận và thưởng thức, phong cách nghệ thuật nhà văn đều được quan tâm làm rõ Hiện thực đã chứng minh văn xuôi viết về nông thôn giai đoạn 1930- 1945 là hiện tượng văn học lớn, đã được giới nghiên cứu, phê bình văn học tìm hiểu sâu sắc, kĩ lưỡng trên nhiều bình diện khác nhau
Giai đoạn từ 1945 đến nửa đầu những năm 80, vấn đề nông thôn vẫn tiếp tục được quan tâm nhưng không phải là đề tài hàng đầu Trong giai đoạn này, một số nhà văn vẫn miệt mài với hậu phương, nông thôn như Kim Lân với truyện ngắn
Làng, Đào Vũ với tiểu thuyết Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm, Con đường mòn ấy,
Nguyễn Khải cùng tiểu thuyết Xung đột, tập truyện ngắn Mùa lạc, Nguyễn Kiên-
Trang 7“nhà văn cày sâu cuốc bẫm trong mảng đề tài nông thôn” với nhiều thành quả như:
Vùng quê yên tĩnh, Một cảnh đời, Vụ mùa chưa gặt, Nguyễn Thị Ngọc Tú với tiểu
thuyết Đất làng, Hạt mùa sau, Ảo ảnh trắng Đó là những hậu phương rộn rã
thông tin chiến đấu, tràn ngập tinh thần cách mạng và yêu nước; đó là những nông thôn đầy hăng say trong công cuộc xây dựng cuộc sống xã hội chủ nghĩa mới Tuy nhiên, đây là giai đoạn cả nước đặt lên hàng đầu nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, bởi thế văn xuôi chiến tranh cách mạng trở thành đối tượng hàng đầu của đời sống văn học Những tác giả, tác phẩm viết về nông thôn trong giai đoạn này chưa thực sự được quan tâm đào sâu và trở thành ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tập trung khái quát lại lịch sử nghiên cứu về vấn đề nông thôn trong những tác phẩm từ sau 1986- cái mốc đánh dấu sự đổi mới toàn diện mọi mặt đời sống xã hội Sự ra đời của khá nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại (truyện ngắn, tiểu thuyết) về đề tài nói trên, đã thu hút sự quan tâm của những người thích đọc, hay đọc, đặc biệt những người hoạt động trong lĩnh vực văn xuôi đương đại Tuy nhiên, đó hầu hết là các bài viết có qui mô nhỏ, đăng trên các báo, tạp chí, mạng internet Vấn đề chung nhất các bài viết chỉ ra là: văn xuôi viết về nông thôn thời kì đổi mới tập trung nhận thức lại thực tại xã hội đã qua (giai đoạn từ
1954 đến trước 1986)
Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu xuất bản năm 1986 thì ngay trên Tạp
chí văn học số 5- 1987 có đăng bài Nhu cầu nhận thức lại thực tại qua một “Thời
xa vắng” của tác giả Nguyễn Văn Lưu Trong bài tác giả có viết: “Tiểu thuyết Thời
xa vắng của Lê Lựu phản ánh sinh động và chân thực quá trình chuyển biến trong
cách nhìn nhận, đánh giá thực tại Ở đây không đơn thuần là một bi kịch tình yêu của anh nông dân Sài nào đó mà còn là những vấn đề tâm lý- xã hội chung của thời đại bộc lộ ra trên đường đời của anh thanh niên nông thôn đi vào cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa đầy nhiệt tình hăm hở nhưng chỉ có, chỉ đem theo, chỉ trang bị bằng hành trang tinh thần và đạo đức của người nông dân nên không tránh khỏi vấp
váp và trả giá…” Vấn đề mà tác giả nhiều bài viết nhận thấy trong Thời xa vắng là
Trang 8sự bất cập của việc đặt nhu cầu của tập thể lên trên nhu cầu cá nhân Bi kịch cuộc đời nhân vật Sài với triền miên những chịu đựng bộc lộ được tình trạng căng thẳng của một bộ phận quần chúng trong công cuộc xây dựng đất nước
Tác giả Thuỵ Khê trong bài “Tạ Duy Anh, người đi tìm nhân vật” viết rằng:
có một “khuynh hướng văn học đấu tranh, phê phán xã hội, duyệt lại những sai lầm
quá khứ, như Những thiên đường mù của Dương Thu Hương, Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng ”
(Nguồn: www.Geocities.com/lynguyen27do/taduyanh-thuykhue.htm) Ở những tiểu thuyết ấy, các nhà văn xây dựng câu chuyện xung quanh chủ đề lời nguyền và thù hận Và từ đó những bi kịch của cá nhân con người, bi kịch của gia đình, dòng họ
và hơn hết là bi kịch của cả một xã hội trong một thời kì lịch sử đã qua được đặt ra đầy đau đớn, ám ảnh
Dòng sông mía của Đào Thắng là tác phẩm ra đời muộn hơn cả so với những
cuốn tiểu thuyết cùng đề tài nói trên song thực sự đã mang lại cho người đọc những
trang viết thú vị về nông thôn Việt Nam Với PGS TS Lí Hoài Thu, “Dòng sông
mía” là “một không gian tiểu thuyết vừa quen thuộc vừa mới mẻ” (tên bài viết) Tác
giả bài viết đã đi từ nét quen thuộc: quen thuộc từ hình ảnh dòng sông, cùng “bức tranh thu nhỏ của một vùng dân cư có nghề chính là trồng mía, làm đường” để chỉ
ra những nét “mới mẻ”, độc đáo của Dòng sông mía Tác giả Lí Hoài Thu đã chỉ ra
sự sáng tạo của Đào Thắng về giá trị nội dung, và những phương thức biểu hiện của tác phẩm: nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật, điểm
nhìn trần thuật để từ đó khẳng định: “đặc tính nổi bật nhất của Dòng sông mía là
sự khác lạ độc đáo” Tác phẩm thực sự đã mở ra những hướng tiếp cận mang ý nghĩa cách tân về mặt thể loại
Các bài viết đăng trên các báo, tạp chí, internet đều thể hiện những ấn tượng chung nhất, khái quát nhất về một tác phẩm hay một nhóm tác phẩm có cùng
đề tài Trong khuôn khổ còn nhỏ hẹp ấy, tác giả chưa thể phân tích và thể hiện hết được tính hệ thống, sự sâu sắc của những vấn đề đặt ra trong tác phẩm trong mảng
đề tài viết về nông thôn
Trang 9Xung quanh đề tài này có một số công trình nghiên cứu khoa học: khoá luận tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ Luận án phó tiến sĩ Ngữ văn với đề tài
Văn xuôi viết về nông thôn trong công cuộc đổi mới qua một số tác phẩm tiêu biểu
của tác giả Lã Duy Lan là công trình khoa học lớn và có tính hệ thống nhất về đề tài nông thôn trong văn xuôi đổi mới Trong công trình của mình, tác giả đã khái quát
và đánh giá về nông thôn trong suốt quá trình phát triển từ trước năm 1986 với những thành tựu, hạn chế và hiện thực phản ánh Tác giả tập trung đánh giá những
“đặc trưng sáng tạo về nội dung” của văn xuôi về nông thôn thời đổi mới qua sự chuyển biến về chủ đề, phạm vi bao quát hiện thực, và cách thể hiện nhân vật; đồng thời cũng đánh giá những thành tựu bước đầu về nghệ thuật: ngôn ngữ, thể loại, phong cách chung và giọng điệu
Đề tài nông thôn là một đề tài lớn Đề tài của chúng tôi tập trung vào một số tác phẩm với mục đích đi sâu phân tích, đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật đồng thời triển khai cụ thể bức tranh hiện thực nông thôn Việt Nam và những phương thức nghệ thuật biểu hiện qua nhóm tác phẩm được lựa chọn So với các công trình ra đời trước, luận văn của chúng tôi tiếp cận ở phạm vi nhỏ hơn và đi sâu khai thác về nội dung và nghệ thuật tác phẩm trên cơ sở đặc trưng thể loại tiểu thuyết
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đề tài nông thôn trong năm tiểu thuyết
đoạt giải (viết từ sau 1986- cái mốc của sự đổi mới toàn diện đời sống xã hội): Thời
xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trường), Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tường), Dòng sông mía (Đào Thắng) Đây đều là những tiểu thuyết được Hội nhà văn trao giải thưởng
thường niên Tuy thời điểm sáng tác của mỗi tác giả không trùng lặp, nhưng tác phẩm của họ lại gặp nhau ở ý tưởng tái hiện lại gương mặt nông thôn một thời đã qua với những cái “có thật”, để thế hệ sau có thể biết- có thể hiểu- có thể so sánh
Trang 10làng quê xưa và nay có đặc điểm gì đã biến chuyển, có đặc trưng gì vẫn bảo tồn bền
vững trở thành hồn cốt của nông thôn Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Hướng tiếp cận của đề tài xuất phát từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết “Trong mối tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết nổi bật lên ở khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động hiện thực đời sống theo hướng tiếp xúc hết sức gần gũi” [32,
tr 189] Bằng hướng tiếp cận đó, chúng tôi đi sâu khai thác bức tranh hiện thực và thế giới nhân vật được thể hiện trong mỗi tác phẩm Sự thành công của một tác phẩm là kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và nghệ thuật biểu hiện Tìm hiểu các tác phẩm này gắn với nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện của mỗi cây bút, chúng ta sẽ hiểu sâu sắc hơn hình tượng người nông dân và bức tranh nông thôn Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, trước hết chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, phân
loại Thao tác thống kê mang lại rất nhiều tác phẩm viết về đề tài nông thông qua
các giai đoạn, làm cơ sở cho bước so sánh trong quá trình triển khai nội dung Thao tác phân loại rất quan trọng để lựa chọn ra một nhóm tác phẩm phù hợp với đối tượng và mục đích của đề tài, và kết quả đã tìm ra được năm tiểu thuyết như đã giới thuyết ở trên
Phân tích, tổng hợp là phương pháp quan trọng và đặc biệt cần thiết để đi sâu
tìm hiểu, khai thác hình tượng nông thôn trong năm tiểu thuyết Việc phân tích mỗi tác phẩm trên cơ sở đặc trưng thể loại tiểu thuyết cho thấy những đặc điểm cụ thể của nông thôn Việt Nam cũng như những phương tiện nghệ thuật biểu hiện cho hiện thực ấy Phương pháp tổng hợp giúp xâu chuỗi các đặc điểm chung của nông thôn Việt Nam trong năm tiểu thuyết, đồng thời thấy được sự gặp gỡ cũng như nét riêng sáng tạo của từng ngòi bút
Trong quá trình triển khai khóa luận, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so
sánh, đối chiếu Đề tài nông thôn là đề tài lớn mang tính truyền thống trong văn học
Việt Nam, đặc biệt văn học Việt Nam hiện đại Nhiều giai đoạn văn học đã ghi dấu
Trang 11những thành tựu lớn của văn xuôi viết về nông thôn, như 1930- 1945, 1954- 1965
So sánh, đối chiếu những tác phẩm có cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau sẽ thấy được điểm chung của nông thôn Việt Nam truyền thống, và điểm riêng của hiện thực nông thôn trong mỗi giai đoạn lịch sử Và ở mỗi thời kì ấy, trong những hoàn cảnh khác nhau, với những quan niệm nghệ thuật không giống nhau, nên cách phản ánh hiện thực chắc chắn có những khác biệt Giá trị của những tiểu thuyết về nông thôn viết trong thời kì đổi mới sẽ được làm sáng tỏ qua phương pháp so sánh này
5 Cấu trúc luận văn:
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai thành
3 chương:
Chương 1: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH VĂN
HỌC THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Chương 1 là chương mang tính chất lí luận và khái quát vấn đề Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết về đề tài nông thôn viết từ sau 1986, chúng tôi nhận thấy cần đưa nhận thức được về sự đổi mới tư duy tiểu thuyết, để thấy được tư duy ấy đã chi phối đến quan niệm của các nhà văn về hiện thực cuộc sống và thế giới con người như thế nào Đồng thời, cần đặt nhóm tiểu thuyết viết về nông thôn trong tổng thể tiểu thuyết thời kì đổi mới để thấy được cái riêng, nổi trội của đề tài so với những đề tài khác
Chương 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT
Chương 2 cụ thể hóa nội dung được phản ánh trong năm tiểu thuyết, trong đó
có hai phần minh bạch là hiện thực cuộc sống và thế giới nhân vật Người đọc tìm thấy trong đó những vùng quê nghèo khó, một nông thôn còn nặng “đất lề quê thói”,
và một nông thôn vẫn đang trong khoảnh khắc cuối của đêm dài trước bình minh Trong bức tranh làng quê ấy có một thế giới nhân vật hết sức phong phú, phức tạp, với những mối quan hệ nhiều chiều và đối lập nhau về tư tưởng giữa các thế hệ Một nông thôn vừa cũ, vừa mới; vừa bình yên, vừa rối loạn hiện lên chân thực, sinh động qua từng trang viết
Trang 12Chương 3: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
Chương 3 đi vào khai thác những phương thức biểu hiện nổi bật của năm tiểu thuyết Hướng nghiên cứu của đề tài xuất phát từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết, bởi thế bên cạnh phần nội dung hiện thực thì những vấn đề về hình thức nghệ thuật cũng hết sức quan trọng Hình thức đóng vai trò chuyển tải hiệu quả nội dung của văn bản Trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi đã đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, yếu tố ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật và kết cấu Chúng tôi cho rằng đó là những phương diện cơ bản và góp phần đắc lực làm nên thành công của năm bộ tiểu thuyết
Trang 13CHƯƠNG 1:
TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC THỜI KÌ ĐỔI MỚI
1.1 Đổi mới tư duy tiểu thuyết
Luồng sinh khí thông thoáng của thời kì đổi mới đã mở ra hướng đi mới cho
sự phát triển và sáng tạo của văn học nghệ thuật Yêu cầu đổi mới tư duy tiểu thuyết trong thời đại mới là nhu cầu có tính cấp thiết và tất yếu
Khái niệm “tư duy tiểu thuyết” quả thật không phải là một khái niệm dễ giải thích một cách thật sự tường minh Có hai vấn đề cần làm rõ trong khái niệm này:
“thế nào là tiểu thuyết”, và “tư duy tiểu thuyết là gì” Nhà văn Nguyên Ngọc trong
bài viết Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách trăn trở “thế nào là tiểu thuyết?”
Trích dẫn ý kiến của M Kundera về vấn đề này, ông cho rằng: tiểu thuyết không chỉ
là một thể loại, mà là một giai đoạn, một cấp độ mới trong tư duy nghệ thuật của con người về thế giới Và tư duy tiểu thuyết được hiểu trên các biểu hiện đối lập với
tư duy sử thi Nếu như tư duy sử thi khẳng định “sự tất định” tức là không thể tách biệt giữa cái bên trong và bên ngoài, giữa xấu và tốt thì tư duy tiểu thuyết khẳng định “sự bất định”- không thể lường trước những biến động của cuộc đời, đặc biệt những biến thái trong cõi lòng con người” Bởi thế, tư duy tiểu thuyết luôn nhìn hiện thực, con người trong sự biện chứng, trong sự thật như nó vốn có Cùng với một đối tượng, nhưng mỗi nhà văn với cách nhận thức riêng lại thể hiện đối tượng
ấy từ những góc độ khác nhau với đầy những phát hiện mới mẻ Như vậy trong bản thân “tư duy tiểu thuyết” đã có những đổi mới rõ rệt, phù hợp và cần thiết cho một
xã hội hiện đại
Vậy đổi mới tư duy tiểu thuyết là đổi mới gì? Khi xã hội bước sang một thời đại mới, với những thay đổi toàn diện về cả chính sách và quan niệm, thì văn chương cần có một cách viết mới, hướng tới một đối tượng rộng hơn so với trước
“Văn học là nhân học”, đối tượng muôn đời của văn học là con người, nhưng tư duy
Trang 14của con người hiện đại đã thay đổi Vậy nhà văn cũng phải đổi mới tư duy cho phù hợp, làm sao để thấu hiểu sâu sắc và tái hiện sinh động, chân thực con người hiện
thực trong bối cảnh xã hội mới Hoàng Quốc Hải trong bài Lại bàn về đổi mới tư
duy (Bài viết tham dự Hội thảo về “Đổi mới tư duy tiểu thuyết”- họp ngày
07/11/2002 tại Đại Lải) cho rằng: Đổi mới tư duy tiểu thuyết trước hết là “đổi mới
nhận thức của nhà văn trước những biến thái xã hội của thế giới ”, nghĩa là “Nhà văn cứ viết, viết không phụ thuộc vào hình thức biểu hiện, không phụ thuộc vào sự cho phép hay không cho phép của bất cứ ai ” Đó là quan niệm hướng tới phản ánh
sự thật theo chính sách đổi mới toàn diện của Đảng, nhà nước Nhưng dù đổi mới bằng cách nào, thì văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng vẫn phải đạt tới chuẩn mực về sự hấp dẫn, nhân văn và nhân đạo
Như đã nói ở trên, đổi mới tư duy tiểu thuyết không gì khác chính là sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn Trước 1975, các nhà văn nhận thức và thể hiện hiện thực gắn với hai cuộc chiến tranh vệ quốc dân tộc Hiện thực cuộc sống và con người được miêu tả mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Hiện thực ấy được lý tưởng hoá, biểu dương tô đậm sức mạnh tinh thần con người Việt Nam, với giọng điệu ngợi ca là nổi bật Nguyễn Khải viết
truyện ngắn Mùa lạc năm 1960- những năm đầu của công cuộc xây dựng xã hội chủ
nghĩa ở Miền Bắc Với niềm tin lạc quan vào cuộc sống mới, vào những đổi thay tốt đẹp cho cuộc sống của nhân dân, vào mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, tác giả đã xây dựng nên một khung cảnh hết sức thanh bình mà đầy sức sống nơi chiến trường Điện Biên hoang tàn đầy dấu tích bom đạn và dây thép gai Một bức tranh đời sống thay đổi rõ rệt từng ngày, với màu xanh bãi trồng lạc mênh mông, tiếng máy tuốt lạc chạy rào rào, tiếng cười nói nô đùa, tiếng trẻ con khóc Ở đó, người ta hăng say làm việc, người ta tha thiết yêu nhau Sau bao đau thương của chiến tranh, nhân dân rất cần tinh thần lạc quan ấy để bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới
Sau 1975, đề tài chiến tranh, những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc được thay thế bằng đề tài thế sự và đời tư Cảm hứng sử thi, ngợi ca tô hồng của thời kì trước nhường chỗ cho cảm hứng sự thật về hiện thực và con người trong sự
Trang 15chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư Trong sáng tác mười năm sau hòa bình vẫn thấy dấu ấn của chiến tranh song hình tượng con người không được bao bọc bởi giọng điệu ngợi ca như trước, không chỉ được khắc họa trong ánh hào quang của những chiến công anh hùng mà đi vào cuộc sống thực của họ với những gian khổ, những khát khao rất “người” nữa
Công cuộc đổi mới từ 1986 với chủ trương “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã mở ra đường hướng rõ ràng và thông thoáng cho ngòi bút của các nhà văn Văn chương hướng về phản ánh và biểu hiện mặt “suồng
sã, thô thám, xô lệch của hiện thực” Bức tranh đời sống với mọi góc khuất sâu kín được đưa vào trong văn học đầy trăn trở, phức tạp Những sáng tạo văn học trở về với qui luật vĩnh hằng của đời sống, coi tính chân thật là phẩm chất quan trọng của văn chương nghệ thuật Mỗi trang văn không chỉ có không khí hào hùng của những cuộc đấu tranh, với những chiến sĩ anh dũng hi sinh hoặc chiến thắng vẻ vang; mà
có cả những ngõ cùng xóm nhỏ, những làng quê nghèo khó với những cuộc vật lộn sinh tồn, ghen ghét đố kị, những con người rất bình thường với suy nghĩ, những khao khát đời thường Có những điều nhỏ bé tưởng chừng chẳng có gì để nói, chẳng có gì đáng nói lại được những ngòi bút tài năng tái hiện trên những trang viết đầy sinh động và ám ảnh
Tư duy sử thi khẳng định “sự tất định”, khẳng định một chân lí đúng độc tôn
là con người hoặc là hoàn toàn tốt, hoặc là hoàn toàn xấu Được “sự chỉ đạo” bởi tư duy ấy, cho nên con người trong văn học chiến tranh là con người biểu dương cho
lý tưởng, mọi chuẩn mực đạo đức đều được soi chiếu dưới lí tưởng cách mạng, luôn mạch lạc rạch ròi giữa thiện- ác, cao cả- thấp hèn Tư duy tiểu thuyết lại khẳng định sự không ổn định, không cố định, không tuyệt đối của bất kì sự vật, con người nào Trong mỗi khoảnh khắc, mỗi hoàn cảnh, mỗi thời điểm, cuộc đời, con người có thể thay đổi, chuyển biến như những biến thái của kiếp hiện sinh Bởi thế, con người trong tiểu thuyết thời kì đổi mới là con người được hình dung từ nhiều chiều, không nguyên phiến Con người ấy được tái hiện với đầy đủ những cung bậc cảm xúc, đan xen cái tốt- cái xấu, biết khao khát, biết yêu thương, biết căm thù, biết sợ
Trang 16hãi, biết lừa lọc, biết dối trá, biết hận thù, Con người không phải là phương tiện để chuyên chở đạo đức, lý tưởng mà luôn vận động trong hành động và nội tâm Đó là con người luôn biết đấu tranh giữa đúng- sai, bị giằng xé giữa thiện- ác, được - mất, hạnh phúc- khổ đau Bên trong và bên cạnh con người lí trí là con người bản năng, con người tự do
1.2 Tiểu thuyết viết về nông thôn trong bức tranh toàn cảnh tiểu thuyết thời kì đổi mới
Hiện thực đời sống của xã hội khi bước vào thời kì đổi mới thực sự là mảnh đất tiềm năng cho sự phát triển và sáng tạo thể loại tiểu thuyết “Nếu thừa nhận cảm hứng về con người với những bước thăng trầm của số phận là đặc trưng nổi bật của tiểu thuyết thì rõ ràng, tiểu thuyết thời kì đổi mới đã khơi đúng, khơi sâu vào mạch chính của thể loại” [31, tr.176] Nửa sau thập niên 80, thập niên 90 của thế kỷ XX, đời sống văn học xuất hiện một loạt tiểu thuyết “làm cho văn đàn sôi động và sóng gió” Tác giả Bùi Việt Thắng thống kê, sau 1975 “đã xuất hiện hàng loạt nhà văn chuyên tâm viết tiểu thuyết và có nhiều thành công đáng kể như: Chu Lai (11 tiểu thuyết), Lê Lựu (7 tiểu thuyết), Nguyễn Khải (7 tiểu thuyết), Ma Văn Kháng (8 tiểu thuyết) ” [21, tr 183]
Khi chiến tranh đã lùi xa, con người bắt đầu làm quen với cuộc sống đời thường, thì một số nhà văn vẫn hồi ức về chiến tranh, về những năm tháng ác liệt đã
qua Đó là Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh (1991), Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng
(1992), và Nguyễn Quang Lập với Những mảnh đời đen trắng Song đó là một bộ
mặt chiến tranh khác so với trước, khi các nhà văn dám viết về những mất mát đau thương đầy bi lụy đằng sau mỗi chiến thắng, viết về những khao khát, những suy nghĩ thực của những chiến sĩ trong chiến đấu, có thể là những toan tính, có thể là những sợ hãi, và có cả những tình yêu rất mãnh liệt Đó không chỉ là cuộc chiến tranh được “tô hồng” đầy lý tưởng của giai đoạn trước nữa mà là quá khứ được tái hiện lại trong quan niệm và nhận thức mới
Hình tượng người trí thức cũng xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết thời kì đổi
Trang 17năm đầu thế kỉ XX, những năm 1930- 1945, giai đoạn kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ Và đến thời kì đổi mới, hình tượng người trí thức được thể hiện trong nhiều xu hướng mới khác so với trước: “xu hướng khai thác lịch sử, xu hướng nhập cuộc hiện tại, xu hướng phê phán và hoài nghi”1
Một vài tác giả khai thác đề tài mới lạ hơn, “cập nhật” với thị hiếu của người
hiện đại: Đề tài trinh thám Thành quả của đề tài là Đêm yên tĩnh (Hữu Mai), Một
thời dang dở (Vũ Huy Anh), Một thế giới không có đàn bà (Bùi Anh Tuấn)
Góp phần làm nên sự phong phú, sôi động của văn đàn thời kì đổi mới là hàng loạt tiểu thuyết viết về nông thôn- một đề tài đã trở thành truyền thống lớn của một nước đi lên từ nông nghiệp như nước ta Xin kể ra đây tên của rất nhiều tác giả
và tác phẩm: Lê Lựu với Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở
đáy sông (1994), Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990),
Dương Hướng với Bến không chồng (1990), Dưới chín tầng trời (2007), Ngô Ngọc Bội với Ác mộng (1990), Tạ Duy Anh với Lão Khổ (1992), Đào Thắng với Dòng
sông mía (2004),, Trịnh Thanh Phong với Ma làng (2002), Hoàng Minh Tường với
bộ tiểu thuyết Gia phả của đất, gồm: Thuỷ hoả đạo tặc, Đồng sau bão, Ngư phủ, và tiểu thuyết Thời của Thánh Thần, Phạm Ngọc Tiến với Những trận gió người (sau đổi thành Gió làng Kình)
Nhìn vào sự thống kê (tuy còn tương đối) ở trên có thể thấy đề tài nông thôn
là đề tài có sức hấp dẫn đối với nhiều cây bút và thu được nhiều thành tựu hơn cả trong giai đoạn này Nhà văn, nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến đã công nhận rằng:
“chất dân dã của người nông dân tạo nên diện mạo cho nhân vật có tính cách riêng biệt, điển hình, sinh sắc Hình thái sinh hoạt nông thôn dễ đưa vào tác phẩm Đề tài nông thôn chứa đựng nhiều vấn đề trong đó như nhân sinh, đổi đời, băng hoại đạo đức ” Vấn đề không mới, song giá trị và sức hấp dẫn nằm trong sự khám phá của mỗi nhà văn
Sự nổi trội của đề tài nông thôn không chỉ được đánh giá bằng tiêu chí số lượng mà còn khẳng định bằng chất lượng nghệ thuật Giá trị thực tế đã được khẳng
1 Xem thêm: Dương Khánh Toàn Hình tượng người trí thức trong văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới Luận
văn thạc sĩ 2004
Trang 18định với khá nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng, đặc biệt với năm tác phẩm đoạt giải
thưởng của Hội nhà văn Thời xa vắng với anh nông dân Sài đã làm rạng danh Lê
Lựu từ những năm đầu đổi mới Năm 1991 có ba tiểu thuyết đoạt giải thì có hai tiểu
thuyết viết về nông thôn là Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng; sau nhiều năm không có tiểu thuyết đoạt giải thì năm 1997 Thuỷ hoả đạo tặc lại giành được Giải thưởng lớn đó Tiểu thuyết Dòng sông mía (Đào Thắng) là hiện tượng
văn học đáng chú ý nhất năm 2004
Sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tạo tiểu thuyết nói chung và trong tiểu thuyết về đề tài nông thôn viết từ sau 1986 thể hiện trên nhiều phương diện: đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ Đề tài chiến tranh, lịch sử, dân tộc của giai đoạn trước giải phóng được thay thế bằng đề tài thế sự, đời tư Nếu như văn học hiện thực giai đoạn 1930- 1945 tái hiện bức tranh hiện thực đời sống tối tăm, ngột ngạt bởi sự tồn tại của những mâu thuẫn mang tính thời đại như mâu thuẫn giai cấp giữa địa chủ và nông dân mâu thuẫn giữa kẻ giàu người nghèo, ở đó người nông dân sống thân phận nghèo khổ của con sâu cái kiến, không có quyền tự chủ trong lao động, và trong sinh hoạt bình thường của cuộc sống hàng ngày; nếu như thời kì đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, với mục tiêu được đặt lên hàng đầu là khích lệ niềm tin vào chế độ mới tốt đẹp, các nhà văn như Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên, Đào Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Tú lại tập trung tái hiện một gương mặt nông thôn trong hăng say lao động và sản xuất thì tiểu thuyết về đề tài nông thôn viết trong thời kì đổi mới đã tập trung tái hiện một bức tranh hiện thực đời sống xã hội nơi thôn quê đầy biến động trong việc thực thi những chính sách của Nhà nước: cải cách ruộng đất, công cuộc sửa sai, chủ trương đưa nông dân vào hợp tác xã, thời kì bao cấp Trong mỗi biến động chính trị lớn ấy, làng quê Việt Nam không còn không gian bình yên từ ngàn đời xưa, mà náo động, rối ren Cái mới chưa được xây dựng tạo nên nền tảng vững chắc mặc dù đó là cái cần của cuộc sống nông thôn ngày hôm nay thì cái cũ- những dấu vết của thế chế phong kiến như: xung đột dòng
họ vì hôn nhân, quyền lực; xung đột giữa những tư tưởng cũ và mới trong tình yêu hạnh phúc, trong quản lý xã hội vẫn chưa thể xoá bỏ Tiểu thuyết thời kì này
Trang 19không tập trung vào mâu thuẫn giai cấp như giai đoạn văn học trước 1945 mà đã chỉ
ra rất nhiều mâu thuẫn khác nảy sinh trong xã hội nông thôn: mâu thuẫn giữa các dòng họ, mẫu thuẫn giữa các thế hệ và thậm chí mâu thuẫn xảy ra trong bản thân mỗi con người Và trong mỗi trang tiểu thuyết, người đọc không chỉ thấy niềm tin yêu và quá đỗi lạc quan của nhà văn như giai đoạn trước đó mà còn đầy ắp sự trăn trở, suy nghĩ về hiện thực đời sống nhiều phức tạp Xã hội nông thôn phản ánh những bước đi chính trị của dân tộc có mạnh, có yếu, có ưu, có khuyết
Trên cái nền hiện thực cuộc sống hàng ngày ấy, các nhà văn thời đổi mới còn quan tâm đến vấn đề về thân phận và cuộc đời con người; chỉ ra những “bi kịch”
mang tính chất nhân sinh Nguyễn Khải viết Mùa lạc vào năm 1960- tác phẩm nằm
trong cảm hứng lạc quan chung của văn học đương thời vốn tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống và con người mới Nhân vật trung tâm tác phẩm- cô Đào- được xây dựng bằng chính niềm lạc quan và có phần lí tưởng về cuộc đời của tác giả Trước khi đến với “miền đất mới”, cuộc đời của người phụ nữ 28 tuổi này đầy bất hạnh khi bị cơn lốc cuộc đời càn quét mất hết chồng con, nhà cửa, nhan sắc Cánh cửa cuộc đời tưởng như đã đóng chặt với con người ấy Vậy mà nông trường Điện Biên- cuộc sống tươi vui, nhân ái và tình yêu thương của con người nơi đây đã gọi thức niềm vui và cảm xúc trong chị Như vậy, việc nhà văn tái hiện cuộc đời số phận nhân vật Đào là một cách để ca ngợi cuộc sống mới, tương lai mới tốt đẹp của dân tộc, đất nước Các nhà văn thời đổi mới không có được niềm lạc quan toàn vẹn ấy Họ nhìn thấy và phản ánh về con người và cuộc sống trong cái nhìn chân thực, từ đó phát
hiện không ít những bi kịch xót xa Thân phận của Giang Minh Sài trong Thời xa
vắng (Lê Lựu) là thân phận mang tính bi kịch khi cả cuộc đời phải sống vì người
khác, không dám vượt thoát những qui định truyền thống để nắm giữ lấy tình yêu- hạnh phúc thực sự cho cuộc đời mình
Sự đổi mới tư duy tiểu thuyết thể hiện rõ qua phương diện cốt truyện “Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự diến biến các mối quan hệ và phát triển tính cách nhân vật” [29, tr.226] Tiểu thuyết thời kì đổi mới phong phú hơn tiểu thuyết ra đời trước đó về cách xây dựng cốt truyện Một số tiểu thuyết (như các
Trang 20tiểu thuyết hồi ức về chiến tranh) lựa chọn cốt truyện giàu tâm trạng, thì các nhà văn viết về nông thôn về cơ bản vẫn lựa chọn cốt truyện mang tính kế thừa truyền thống:
cốt truyện sự kiện giàu kịch tính Thời xa vắng (Lê Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Lão Khổ (Tạ Duy
Anh), Dòng sông mía (Đào Thắng), Thủy hỏa đạo tặc (Hoàng Minh Tường) đều
là những tiểu thuyết mà cốt truyện khá rõ ràng với mở đầu, phát triển, kịch tính, kết thúc Người đọc có thể dựa vào những sự kiện ấy mà kể lại cho người nghe về nội dung câu chuyện Tuy nhiên trong một số tiểu thuyết có sử dụng kết hợp thủ pháp đồng hiện: từ hiện tại hồi nhớ về quá khứ đã qua Bằng con đường ấy, người đọc có điều kiện hiểu rõ hơn về cuộc đời nhân vật trong tác phẩm
Nếu như quan niệm con người trong văn học trước 1975 là quan niệm con người cá nhân hòa nhập trong tập thể, con người quần chúng thì sau 1975, đặc biệt
từ sau đổi mới là quan niệm con người cá nhân được thể hiện trong mối quan hệ với cộng đồng trên cơ sở phát huy cá tính, tôn trọng đời tư nhân vật Đồng thời với việc tái hiện bức tranh đời sống nông thôn đầy phức tạp, các nhà văn đặc biệt quan tâm đến cuộc sống, thân phận con người Trong mỗi tiểu thuyết, người đọc đều tìm thấy một hoặc một số nhân vật có thân phận, có tính cách rất đặc biệt Tính cách và thân phận ấy có mối quan hệ tương tác từ hoàn cảnh xã hội Sự lầm lì, cam chịu của Sài
trong Thời xa vắng của Lê Lựu chẳng phải có căn nguyên từ những qui định, những
áp đặt từ gia đình, cơ quan hay sao? Song ẩn sâu bên trong bề ngoài ấy, người ta nhận thấy có một cõi lòng muốn vượt thoát đi tìm hạnh phúc thực sự, song chưa đủ quyết tâm và mạnh mẽ để vượt qua và vứt bỏ tất cả những cái được coi là danh dự,
là sự nghiệp Cuộc đời Hạnh (Bến không chồng- Dương Hướng) phải chịu bao xô
đẩy, áp lực từ những “lề thói, hủ tục” để rồi hạnh phúc tan vỡ trong đau khổ Có thể thấy rất rõ, số đông nhân vật trong các tiểu thuyết về đề tài nông thôn mang đầy
đủ cái mộc mạc, cùng sự toan tính thực dụng rất nông dân Nhưng ở họ ta cũng bắt gặp vẻ đẹp những tâm hồn thuần phác, trong lành, vẫn còn nguyên vẹn nền tảng đạo đức từ ngàn xưa Một thế giới phong phú con người sinh sống và làm việc ở nông thôn được tái hiện sinh động trên từng trang viết
Trang 21Ngôn ngữ là đặc điểm khác biệt quan trọng giữa con người ở làng quê và thành thị Trình độ văn hóa, suy nghĩ, lối sinh hoạt tạo cho người dân sống nơi thôn
dã có lời ăn tiếng nói rất đặc biệt Để xây dựng thành công thế giới phong phú và sinh động đó, các nhà văn phải dung nạp vào trang văn của mình tất cả ngôn ngữ của người dân nông thôn: từ địa phương, khẩu ngữ, Bằng con đường đó, ngôn ngữ nhân vật được cá thể hóa rõ rệt
Trong bức tranh toàn cảnh tiểu thuyết thời kì đổi mới, nông thôn là đề tài trọng tâm, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận Khi khai thác về một đối tượng không mới trong truyền thống văn học, các nhà văn vẫn khẳng định được tài năng sáng tạo của mình bằng việc đổi mới tư duy nghệ thuật thông qua việc lựa chọn đề tài, xây dựng cốt truyện, nhân vật và cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật Nông thôn Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại, vừa cũ vừa mới, vừa bình yên vừa phức tạp hiện lên sinh động, hấp dẫn trong từng trang viết
Trang 22CHƯƠNG 2:
HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT
2.1 Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn
Hiện thực cuộc sống là nơi bắt đầu cũng là nơi đi đến của nhưng sáng tạo văn chương Viết về nông thôn Việt Nam dù ở thời kì nào cũng nhận thấy rất rõ hiện thực làng quê qua cái nhìn rất riêng của mỗi nhà văn Cái làng quê đã trở thành máu thịt cội nguồn trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người Việt Nam, qua mỗi giai đoạn văn học lại hiện lên phong phú lắm màu vẻ
Điểm tương đồng của những tiểu thuyết đoạt giải viết về nông thôn thời kì đổi mới là khắc họa một hiện thực nông thôn nghèo khổ lam lũ, một nông thôn nặng
nề hủ tục “đất lề quê thói”, một nông thôn đang trong “khoảnh khắc cuối cùng của đêm dài trước bình minh” Những điểm tương đồng ấy lại được khai thác trên những mảng hiện thực khác nhau, với những chi tiết thú vị và độc đáo đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho mỗi tác phẩm
2.1.1 Những vùng quê nghèo khó
Đi lên từ đồng đất, những vùng quê nông thôn Việt Nam dường như chỉ dựa vào sức lao động của con người làm tiềm năng lớn nhất tạo nên sự thay đổi Cái nghèo vì thế trở thành cái “duyên ngầm” của thôn quê Những tác phẩm viết về làng quê không làm sao thoát khỏi nỗi ám ảnh về sự nghèo khó, nhọc nhằn
Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu, người đọc thấy lại ở đó một nông thôn chưa
thật xa Sự nghèo khó hằn vào nếp nghĩ khiến hình thành những cung cách làm ăn không giống ở đâu: “Không hiểu từ đời nào làng chỉ quen đi làm thuê Miếng cơm thiên hạ bao giờ cũng ngon Những người khỏe mạnh có nghề trong tay, dường như mục đích cao cả và sự sung sướng hồi hộp của họ cũng chỉ là kiếm được miếng
ăn giữa tháng ba ngày tám, sau đấy vợ chồng con cái lại dắt díu nhau về cày bừa vội
vã để lại bồng bế ra đi Đến mùa thu hoạch lại về Hết mùa lại đi Cứ thế Khi về lại nhớ cơm thiên hạ Khi đi lại cồn cào thương nhớ từ gốc cau, bụi chuối Họ
Trang 23không yêu thiết tha đồng ruộng nhưng không đủ sức dứt bỏ những gì quen thuộc từ thuở cha sinh mẹ đẻ ở cái nơi mà ai cũng gọi là quê hương” [18, tr 22] Lối làm ăn thụ động ỉ nại ấy vẫn duy trì không hề bị xóa bỏ ngay cả khi làng xóm đã được giải phóng, nhân dân đã giành được chính quyền Đó là một kiểu “du canh” trong lao động sản xuất Cái nghèo truyền kiếp cứ bám riết lấy làng Hạ Vị này Niềm mong mỏi của người dân Hạ Vị thật là giản dị, chỉ một bữa no cho mình và người thân để đắp đổi qua ngày Làng Hạ Vị luẩn quẩn trong cái nghèo giam hãm những mảnh đời trong vòng tròn không lối ra Sự ít học, cái nghèo khó và thói quen đã ràng buộc con người trong những suy nghĩ cũ Bởi thế, khi có chủ trương thay đổi cung cách làm ăn, buộc người dân không được đi làm thuê mà phải canh tác trên chính mảnh đất quê hương mình thì họ lại “ấm ức”, họ sợ “gia đình chết đói thì ai chịu trách nhiệm” Cuộc sống đã thay đổi, đã độc lập tự do nhưng người dân làng Hạ Vị dường như chưa thấy đó là cơ hội cho sự đổi đời Căn nguyên của tất cả những lo sợ
ấy là để duy trì miếng cơm manh áo cho mỗi người trong gia đình, bởi thế thay đổi
họ cũng thật đơn giản: “Thành ra đầu cuộc họp là nỗi khổ, ấm ức, cuối cuộc họp đã
là sự sung sướng thỏa mãn Nếu được một lẻ gạo người nông dân có thể cho một thúng lời khen, huống hồ ngày mai mỗi nhân khẩu ít nhất cũng được mười cân thóc thì có thức suốt đêm nay mà khen ông chủ tịch có thấm gì” [18, tr 35] Người nông dân với những tính toán rất chân thật như thế thật đáng thương, đáng trọng
Trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường,
sự nghèo đói được miêu tả đến mức làm linh hiển âm khí của xóm Giếng Chùa Cái đói giáp hạt nhảy xổ cả vào xóm vốn “đứng đầu về cái sang cái giàu toàn xã” khiến
“nhiều nhà phải nấu cháo trộn thêm rau tập tàng Nhiều nhà luộc chuối xanh chấm muối” Người ta “sáng chế” ra bánh mạt ngô, cháo cám, bánh cám đồ cách thủy
Họ duy trì cuộc sống bằng tất cả những thức ăn có thể, cầm cự cái đói qua ngày và chưa biết ngày sau sẽ ra sao Nếu giọng kể chuyện của nhà văn không có đôi chỗ hóm hỉnh thì cảnh đói xóm Giếng Chùa sẽ thật thê thảm, bi đát: “Những người hao gầy, nhớn nhác hớt hải cứ tưởng vội vã đi đâu, nhưng kì thực chẳng có việc gì hết,
cứ ra vào quẩn quanh với cái bụng sôi èo èo!” [34, tr 9] Cái đói đến cùng kiệt, báo
Trang 24động sự tiếp diễn của nạn đói năm Ất Dậu ngày nào đang bao trùm lên không gian trong tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Khắc Trường khiến không chỉ con người mà dường như cả quanh cảnh làng quê với tre vàng, ngõ vắng cũng trở nên tiêu điều xơ xác Người ta đâu thể nghĩ tới bất cứ điều gì khác khi trong bụng không ngừng thúc
giục miếng ăn Tác giả của Mảnh đất lắm người nhiều ma không lí giải cho người
đọc nguyên nhân của cái đói bao trùm xóm làng này, và không thấy những trang miêu tả đồng ruộng được cày xới vun trồng canh tác Chỉ biết rằng xóm Giếng Chùa của Nguyễn Khắc Trường, cũng như làng Hạ Vị của Lê Lựu, cũng như bao làng quê khác trên mảnh đất Việt Nam nhiều nhọc nhằn này còn thật nhiều gian khó, vất vả chưa dám nghĩ đến chuyện “ăn no mặc đẹp” Và những không gian ấy, những cảnh ngộ ấy lại nhắc nhớ về cái nghèo đói đến rã rời, đến cùng kiệt sức lực con người
trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Vợ nhặt (Kim Lân)
Các nhà văn thời kì đổi mới đã rất thực tế khi nhìn thấy và chỉ ra trong mỗi trang, mỗi cuốn tiểu thuyết của mình cái nghèo đói không chỉ làm cho người ta khổ,
mà còn tác động rất lớn đến số phận, nhân cách các nhân vật Chính sự nghèo đói đã sinh ra một người dị thường như lão Quyềnh Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã xây dựng trong tiểu thuyết của mình một con người sù sì mà ngây thộn, làm công việc hết sức nặng nhọc: thửa đá ong: “Lão lại thửa mai thình thịch như một cái máy khoan Rồi lão gánh gấp rưỡi vợ chồng Ích, như một con lừa thồ” [34, tr 49] Quyềnh có thể làm bất cứ việc gì người ta thuê lão mà không cần tính đến cao thấp
về công cán, chỉ cần được bữa ăn Cái nghèo đã khiến con người sống tạm bợ dật dờ như chính kiếp người của mình Lão Quyềnh chết thật bất ngờ, và đau lòng thay cái chết ấy lại được cắt nghĩa thật đơn giản: “vỡ dạ dày vì ăn quá no rồi làm việc nặng
ngay” Chi tiết này làm gợi nhớ đến truyện ngắn Một bữa no của nhà văn Nam Cao,
để lại trong lòng người đọc nỗi ám ảnh, xót xa về sự khốn khổ của bao kiếp người
trong cuộc đời Trước Cách mạng, Nam Cao viết Nửa đêm cũng vẫn với mong
muốn thể hiện rõ hơn tình cảnh của người nông dân Đói nghèo làm cho bức tranh hiện thực trở nên đen tối Những kiếp người “vật hóa’ trở nên thú tính vì bao sự khổ
ải trong đó có cái đói Ám ảnh hơn là cái đói được diễn tả trong Thằng ăn cắp, cái
Trang 25nghèo trong Người ngựa, ngựa người của Nguyễn Công Hoan Không phải cái nhìn
hiện thực của các nhà văn Việt Nam u tối và ảm đạm, mà tự thân hiện thực đã định hướng cách nhìn ấy Khác chăng, trước cách mạng, phông nền hiện thực kia là nơi hướng đến của sự miêu tả mà trên đó bao kiếp người đã sống, bế tắc rồi tuyệt vọng cho đến chết thì trong các cuốn tiểu thuyết viết trong thời kì đổi mới, hiện thực một nông thôn nghèo khó lam lũ chỉ được miêu tả lướt qua để điểm dừng của những cây bút hướng đến là một nông thôn đầy biến đổi Dù chỉ là những chi tiết thoáng qua nhưng ấn tượng vẫn thật mạnh mẽ Dù trước bao biến động nông thôn ấy vẫn thật quen thuộc như tự nghìn đời Đó là những làng quê lam lũ nhọc nhằn để khi gặp nó lại nhân lên niềm thương hơn với những kiếp người!
Hiện thực nông thôn ấy bắt gặp lại nơi Dòng sông mía của Đào Thắng càng
thấy rõ sức tàn phá của đói nghèo, cơ hàn “Bấy giờ làng xóm đang đói quay đói quắt Thằng Khuê cuốc thêm cụm củ đao non, bới mấy gốc sắn tầu Cây đao còn non, chưa xuống củ nên củ bằng ngón chân, sượng sưng sỉa, chưa có tí bột nào Gốc sắn tầu trồng ven bờ dậu còn non cây đào lên mới chỉ có rễ to, chưa có ai dám gọi
là củ, dài thõng thượt, cắn vào mồm nhai sồn sột như ăn thân chuối” [25, tr 254]
Sự đói khổ ấy khiến người đọc nhận ra thật rõ nỗi cơ cực của đời người Mẹ con chị
Cả Thuần phải sống nhờ vào những thứ tưởng chỉ để nuôi bò, nuôi lợn mà chống chọi với cái ác, bất công Dòng sông Châu Giang vỗ về một vùng đất mật phù sa cho những con người nơi đây vị ngọt của mía đường không đâu sánh kịp, vậy mà người ta vẫn không thể sống nổi với nghề Như cu Lẹp sinh ra đã ăn sống những con trai tanh nhớt nhát để cầm chừng Khi mất đôi cánh tay tháo vát bởi vòng nghiến của “ông hàng, bà hàng” nơi lò mía nhà ông Quĩ Nhất, nó mưu sinh dựa hẳn vào dòng sông Châu Lẹp giống thuỷ tộc hơn giống người Cái nghèo đói cùng sự
ám ảnh thân phận kẻ ăn người ở đã rút cạn dòng máu người ở Lẹp Những con trai nơi đáy sông Châu đã sinh dưỡng trong đứa con hoang này một dòng máu mới- máu
lạnh Dòng sông mía là một khúc đoạn lịch sử chuyển dòng từ thời Tây thực dân,
qua cách mạng, kháng chiến, hòa bình, cải cách ruộng đất, chống Mĩ, hòa bình và cuối cùng đến chiến tranh biên giới với Trung Quốc Lịch sử chuyển mình nhưng sự
Trang 26nghèo đói cơ hàn vẫn như bóng ma lẩn khuất Trước cách mạng nó đày đọa những người như bà Mến, cu Lẹp, ông Chép Cách mạng rồi, đối mặt với cái đói là mẹ con chị Cả Thuần Nhà bà mụ đỡ Mến “nghèo kiết xác, nghèo rớt mùng tơi” Chỉ có thằng Lẹp là đứa con độc đinh vậy mà cái áo nó mặc mới thật thảm hại làm sao! Cái
áo hàng trăm miếng vá đầy những rệp, luôn sình bùn nước sông Châu Mỗi khi nắng
mẹ nó lấy chiếc vỏ chai cán rệp như người ta kháp đỗ rồi mới đem phơi Đói nghèo
đã nhân lên gấp bao lần nỗi đau khổ, bất hạnh cho những người đứa con của Châu Giang rộng lớn
Nghèo đói cũng khiến con người trở nên hèn hạ hơn, bần tiện hơn Trong
Thủy hỏa đạo tặc của Hoàng Minh Tường, nhà văn đã đưa vào những chi tiết tuy
nhỏ nhưng rất có ý nghĩa để chứng minh sự biến đổi nhân cách con người vì khó khăn thiếu thốn Anh xã đội trưởng Cản- cái chức khá “oai” trong thời kì đất nước đưa nông dân vào hợp tác xã đã lợi dụng người con gái trong trắng cả về thể xác và vật chất Sự ti tiện của hắn bộc lộ nơi hành động sau khi cưỡng bức được người con gái tên Luyến- người được giao nhiệm vụ trông coi kho thóc, thì hắn vẫn ăn trộm chùm chìa khóa lẻn vào kho vác trộm bao thóc giống để cứu năm miệng ăn nhà hắn
Có thể có người lí giải hành động ấy từ trong bản chất xấu xa của Cản, song cội nguồn thúc đẩy thật sự có kèm theo sự thúc giục của đói nghèo Người nông dân
làng Hạ Vị trong Thời xa vắng- những người vốn tắt lửa tối đèn có nhau vậy mà vì
tranh nhau kiếm việc mà xúc phạm cả đến tình làng nghĩa xóm Và đôi khi “bớt xén
ăn xin, ăn nài nắm xôi, quả chuối, vốc lạc, nắm cháy, củ khoai lang mang về cho bố hoặc mẹ, vợ hoặc chồng và con cái ở nhà là tất cả tươi vui bừng sáng ” [18, tr 23] Những mong muốn sao mà nhỏ bé đáng thương đến vậy! Trước 1945, Ngô Tất Tố
viết Tắt đèn giúp người đọc hiểu được nỗi bi kịch khốn khổ của con người Vì
nghèo mà người mẹ hết lòng yêu thương con phải “bán con”, bán chó để cứu sự sống của đứa con ấy và cả gia đình trong cơn hoạn nạn Song Chị Dậu không vì đói
khổ mà đánh mất nhân cách cao đẹp của mình Nam Cao viết Lão Hạc cũng để thể hiện một niềm tin sâu sắc vào phẩm giá con người Truyện ngắn Lão Hạc không
miêu tả không gian thiên nhiên, làng xóm mà tập trung tái hiện tâm trạng, day dứt
Trang 27của nhân vật trung tâm khi mỗi ngày đi qua Và con người ấy đã lựa chọn cái chết
để giữ gìn phẩm giá, giữ gìn trọn vẹn tình yêu với đứa con trai khốn khổ của mình Với tấm lòng nhân đạo sâu sắc, các nhà hiện thực trước 1945 đã thể hiện niềm tin vững chắc vào nhân cách con người trong cơn lốc của hoàn cảnh
Cùng với những tác phẩm viết trước Cách mạng, Mảnh đất lắm người nhiều
ma, Bến không chồng, Thời xa vắng, Thủy hỏa đạo tặc, Dòng sông mía chưa phải
đã tái hiện hết bề rộng và cái phức tạp bề bộn của hiện thực nông thôn Nhưng làng quê Việt Nam với những vẻ đẹp, cùng cả những tồn tại vốn thuộc về bản chất nhất
đã hiện ra Những tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới có sự kế thừa những sáng tác viết ở thời kì trước đó trong cách tiếp cận hiện thực Cái “duyên” nghèo khiến cho nông thôn Việt Nam vừa đáng buồn vừa đáng thương Nhưng ám ảnh nhất trên những trang tiểu thuyết đoạt giải viết về nông thôn thời kì đổi mới là một hiện thực thôn quê “đất lề quê thói”
2.1.2 Một nông thôn “đất lề quê thói”
Làng quê nghèo gắn với hủ tục ngàn đời Những dấu vết của xã hội phong kiến tưởng như đã bị xóa bỏ cùng sự sụp đổ của thể chế phong kiến song vẫn tồn tại, bám rễ trong lòng xã hội nông thôn, không những chưa mai một đi mà ngày càng trở nên phức tạp, rối ren hơn Nông thôn- đó không đơn giản là nơi sinh ra mọi dòng họ, mọi chi nhánh, nhân tố tạo nên gia đình Việt Nam hiện đại, mà làng quê Việt Nam là nơi bám gốc rễ lâu đời đến trở thành thâm căn cố đế những quan niệm, phong tục xưa cũ Tại sao những quan niệm, phong tục ấy lại có sức bám rễ lâu đời đến vậy? Bởi lẽ, nó đã trở thành “lề thói” của làng quê rồi
Lê Lựu viết Thời xa vắng quả thật làm sống lại một qúa vãng của làng quê
Chuyện ngày hôm qua chưa xa nhưng những lề thói ở đó khiến quê hương của Giang Minh Sài như thuộc về một “thời xa vắng” thực Tục tảo hôn ở nông thôn khiến bao đứa trẻ vừa lớn dậy đã phải gánh những trọng trách thiêng liêng và quan trọng quá khả năng của chúng Sài không thể ý thức được là nó đã có vợ nên khi vợ
vô tình giã trẹo vào tay thì ông chồng con đã “thụi vào mặt vợ nó” rồi giở giọng đầy hống hách của một đứa trẻ “Bố mày đến đây cũng đếch sợ, ông huých chó nó cắn
Trang 28lồi mắt bố mày ra” Người chồng trẻ con ấy đã đối xử với “vợ” với tất cả những bực dọc, ấm ức biến thành lời nói, hành động rất trẻ con mà đầy thô bạo Sài chỉ biết rằng nó không thích, nó ghét, nó khó chịu Người ấy là người mà bố mẹ ép phải
“cưới”, nhưng nó không hề thấy nảy sinh trong lòng một tia tình cảm nào kể cả là lòng thương Đó là một cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu mà là sự hẹn ước của hai gia đình; và sau bao năm chung sống người vợ vẫn là người con gái trong trắng Đáng sợ nhất là vì danh dự gia đình, dòng họ mà Sài phải tỏ ra “yêu thương vợ” trước mặt mọi người Gia đình ông đồ Khang xưa nay vẫn được người dân người làng kính nể “Dăm bẩy tháng nay hòa bình được lập lại có ai khinh rẻ những người cổ hủ phong kiến thì vẫn phải nể ông” Sài là con trai trong gia đình,
và chàng trai ấy từ nhỏ đến lớn phải giữ gìn sự đẹp đẽ cao cả cho gia phong của gia đình tổ tiên Lúc nhỏ thì giữ gìn trong đoàn thể ở xã, huyện; lớn lên đi công tác nó buộc phải “yêu vợ mới được vào Đảng” Cuộc hôn nhân như một trò đùa của con trẻ (mặc dù được sự tác hợp đầy nghiêm túc của hai gia đình) đã bám riết lấy số phận hai con người, hủy diệt hạnh phúc và tương lai của họ Lê Lựu bằng bi kịch của cuộc đời Sài đã chỉ ra một “lề thói” ở làng quê xưa: Hôn nhân của con cái phụ thuộc vào sự sắp đặt của cha mẹ Họ không tính đến nhu cầu về tình cảm và mong muốn thực sự của các con “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” là câu tục ngữ đúc kết hủ tục ấy Không phải ông bà đồ Khang không thương con, chú Hiền, anh Hà cũng vậy- luôn rất mực lo cho sự thành bại về sự nghiệp danh dự của Sài nhưng do sự cứng nhắc lạc hậu trong nhận thức, do sự chi phối của tư tưởng gia trưởng phong kiến mà vô tình họ đã làm khổ Sài suốt cuộc đời
Sự khẳng định sức mạnh, uy quyền của dòng họ và xung đột giữa các dòng
họ là vấn đề thường thấy ở các làng quê Việt Nam Giống như vai trò của cá nhân anh hùng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, mỗi cá nhân trong một gia đình nhỏ, thuộc một dòng họ lớn có trách nhiệm và phải chấp nhận hi sinh lợi ích của cá nhân mình để giữ gìn gia thế và vị trí của họ tộc Sau những lũy tre làng, cuộc sống chẳng phải chỉ có cày cuốc, vun trồng, chuyện trò sớm tối mà còn có cả mối thâm thù giữa các dòng họ Mọi sự âu cũng vì chữ “danh, lợi” Người ta thù hằn nhau vì
Trang 29quyền lực, hôn nhân và đất đai: “Hôn nhân, điền thổ, vạn cố chi thù!”- dân gian vẫn
có câu như thế! Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường làm sống
lại một nông thôn thật rùng rợn Những thù hằn cá nhân cùng với mối thù dòng họ khiến xóm Giếng Chùa ấy như có “ma”, thậm chí rất nhiều Một lũ người sống mà khác gì “ma”, quỉ khi “Miệng nói tay làm, Hàm vớ ngay lấy cuốc đẩy chiếc khung nhà táng xuống, giận dữ như đẩy nhào một đối thủ bằng xương bằng thịt Rồi Hàm
bổ nhát cuốc xuống đỉnh mộ như hạ một lời tuyên chiến Đêm càng đen kịt Đen như chính lòng người!” [34, tr 95] Mối thù giữa hai dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá
đã thôi thúc ông Hàm làm một việc thật đáng sợ và thất đức: đào mộ người mới chết,
bố của Vũ Đình Phúc Hai dòng họ “gây thù chuốc oán” với nhau từ đời cha đời ông: “Đời cụ Cố là chuyện đất, chuyện chức, chuyện chức lí trưởng dù nhỏ, nhưng đấy là chuyện danh dự, là chuyện được thua giữa hai dòng họ, là phần đầu gà má lợn, là chỗ ngồi chiếu nhất giữa đình làng Đôi bên đã giành nhau kịch liệt Đến đời ông Phúc thì lại là chuyện tình Thật oái oăm, hai dòng họ này cứ vờn nhau, cứ lừa miếng nhau không biết mệt” [34, tr 23] Lời trăn trối của ông bố Trịnh Hàm trước khi qua đời cùng với hiềm khích trong việc tranh giành vị trí lãnh đạo xã đã hình thành trong tâm địa Hàm một ý định thật khủng khiếp Mối thù hằn dòng họ tiếp truyền từ đời trước qua đời sau, hành hạ nhau lúc sống chưa đủ họ còn phá hoại sự tĩnh lặng của người chết nơi mồ mả Đưa vào tiểu thuyết của mình chi tiết này, nhà văn dường như muốn nhấn mạnh về sự phức tạp và khá “quái đản” của một bộ phận người sống nơi làng quê Họ có thể làm tất cả, kể cả đó là điều xấu, điều ác chỉ để thỏa mãn sự hiếu thắng, để chứng minh sức mạnh của dòng họ mình Là thế hệ con cháu của hai dòng họ, Đào và Tùng lại yêu nhau tha thiết Tình yêu của họ không được sự ủng hộ từ tất cả họ tộc bởi như thế là đi ngược lời nguyền của ông cha Rõ ràng nhà văn hiểu rất sâu sắc mảnh đất nông thôn của mình để từ đó sáng tạo nên một cốt truyện “tỉnh táo và kín kẽ” (Trung Trung Đỉnh) Nhà văn đã làm hiện lên không khí oi nồng xưa cũ mà người ta sẵn sàng đào mả người đã chết vì mối thù truyền kiếp u mê
Trang 30Mô típ đôi lứa yêu nhau bị phản đối, ngăn cấm, chia lìa vì xung đột dòng họ
cũng được sử dụng trong cốt truyện tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng
“Cụ Tổ dòng họ Nguyễn đã khắc ghi một lời nguyền độc, rằng:
Nước sông Đình ngàn năm không cạn
Cầu Đá Bạc vạn kiếp trơ trơ
Bến Tình còn đẹp như mơ
Mối thù họ Vũ bao giờ mới nguôi” [10, tr 14]
Sự thù hằn đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ của mỗi con người trong dòng họ, buộc mỗi người luôn phải ý thức về sự đối đầu với những người thuộc “phe đối lập” Thế nhưng tình yêu của tuổi trẻ không giới hạn Những tâm hồn trẻ đầy khao khát tình yêu và tự do không thể chấp nhận rào cản tai ương ấy Hạnh và Nghĩa, từ thuở còn
là những đứa trẻ thơ chưa nhận thức được về thù hận của bậc cha ông chúng đã thích chơi với nhau, biết thương nhau mà để giành cho nhau từng quả chuối, củ khoai Và tình yêu đã hình thành từ những ngày thơ ngây đó Thứ tình cảm trong sáng và thiêng liêng ấy đã trở thành nỗi bàng hoàng cho cả hai dòng họ Chú Vạn, người đã từng yêu thương Hạnh như con gái mình (mặc dù đó là đứa con gái của dòng họ Vũ) đã nổi giận khi nghe Hạnh và Nghĩa thú nhận về tình cảm chúng dành cho nhau Vạn sau phút giận dữ lại nhẫn nại khuyên răn: “Chú van các cháu hãy tĩnh trí lại Các cháu không thấy đã có bao nhiêu chuyện rắc rối xảy ra” và thừa nhận “Chú đây cũng có thời yêu mẹ cháu Nếu như chú mà không vững tâm thì bây giờ đã mất hết cả” [10, tr 67] Nhưng người đọc thấy rất rõ Vạn đã mất đi người mình yêu thương, mà lẽ ra nếu mạnh mẽ Vạn đã cùng chị Nhân có một mái nhà êm
ấm Hạnh và Nghĩa là những thanh niên của thời đại mới, mang tư tưởng tiến bộ mới Chúng đã chấp nhận “mất” những điều như Vạn nói, để giành lại điều quan trọng là tình yêu và hạnh phúc Song hai con người nhỏ bé ấy vẫn không thể chống chọi được với cả một dòng họ uy nghiêm, để đến nỗi khi đã nhờ đoàn thanh niên tổ chức đám cưới xong, chúng vẫn chẳng có chung một mái nhà để ở Cha của Nghĩa nhất định không để cho Hạnh bước chân về sống trong nhà như một người con dâu thực sự, vì làm như thế là phá hoại lời nguyền của cha ông Đôi trẻ đầy bản lĩnh ấy
Trang 31thật đáng trọng, và thật đáng thương khi mơ ước rất bình dị, bình thường mà khó thành: “Anh mơ ước một điều thật giản đơn là được sống hạnh phúc với em trong căn buồng bố mẹ đã dành cho anh trên nền từ đường họ Chuyện này mà thực hiện được có ý nghĩa rất lớn lao cho cuộc đời anh Anh sẽ trị vì dòng họ Nguyễn Anh sẽ xóa bỏ lời nguyền của cụ Tổ Hai dòng họ sẽ không còn hận thù Trai gái họ sẽ được tự do yêu nhau.” [10, tr.71] Với suy nghĩ ấy, Nghĩa thực sự thuộc về một xã hội mới, là mẫu người cần có khi đất nước bước vào cuộc đổi đời
Tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới được sáng tác trong
xu hướng “nhận thức lại thực tại”, tái hiện hiện thực nơi những làng quê còn nặng
nề định kiến- những định kiến vô hình nhưng là gông cùm mà mỗi người nông dân lại tự nguyện chịu sự trói buộc Đó là quan niệm về đạo đức con người gắn với gia thế dòng tộc, con người ta chỉ được coi là tốt khi biết chấp nhận và sống theo qui tắc của dòng họ Vì sự ép mình đó mà không ít người đã phải sống cuộc đời đầy bi kịch đầy những ấm ức, khổ đau Nhân vật Giang Minh Sài của nhà văn Lê Lựu đã luôn
vì danh dự dòng họ gia đình mà chấp nhận cuộc hôn nhân cười ra nước mắt, bởi gia đình nề nếp ấy không bao giờ chấp nhận việc Sài ruồng rẫy vợ Anh mất đi tuổi thơ bởi những lo âu và hậm hực Anh đánh rơi tình yêu, hạnh phúc với Hương, đi nhập ngũ như một sự trốn chạy vì tai tiếng “trăng hoa” với người khác khi đã có vợ
Trong Bến không chồng của Dương Dướng, anh bộ đội Vạn trở về quê hương với
ngực áo đầy huy chương Đó là niềm tự hào của cả làng xóm, cả họ tộc và của chính bản thân anh Cũng chính bởi niềm tự hào ấy, cũng bởi hai chữ “danh gia” cho họ tộc mà anh phải nén mình trước “mái tóc dài” của chị Nhân Vạn thừa nhận tình cảm của mình có thật, song anh không dám vượt qua lời nguyền của dòng họ Anh chấp nhận cuộc đời cô đơn Bao kiếp người bấy nhiêu thân phận bị định kiến ràng buộc không dám và không thể sống là chính mình Những kiếp người như cô Bé, bà
Mến, cô Bê lớn trong Dòng sông mía của nhà văn Đào Thắng chẳng phải là những
ám ảnh về kiếp người đó sao? Họ sống thuần phác và khao khát hạnh phúc như bất
cứ ai, nhưng định kiến về danh tiết đã đày ải họ Buộc phải chấp nhận có một đứa con, một người yêu, một người chồng như Lẹp, họ là những người bất hạnh nhất thế
Trang 32gian Cô Bê lớn không thể tố cáo, trừng trị người chồng bất nhân mà đổ bệnh thành phế nhân Có nỗi khổ nào hơn khi phải bất đắc dĩ sống bên một người chồng đã từng giết em trai mình và hãm hiếp mình ngay trên chiếc thuyền đưa tiễn! Họ an phận để được sống với thiên chức “trời định” ấy dù thằng Lẹp ngày càng không giống người Bởi Bê lớn không thể trở thành người đàn bà không chồng mà chửa, tội lỗi ấy sợ không sống được trên đời! Khi nông thôn đã đằm hẳn mình vào không khí đổi mới, những định kiến hẹp hòi đó vẫn ràng buộc con người Đó cũng là thân
phận cô Luyến trong Thủy hỏa đạo tặc của Hoàng Minh Tường: một phụ nữ chỉn
chu, hết lòng vì công việc mà lỡ làng duyên phận Khát khao làm mẹ đã đẩy Luyến vào bi kịch Khát khao ấy có lúc đã cháy bỏng khiến Luyến cảm thấy mình có thể vứt bỏ tất cả để có thể có được một đứa con, thật sự là máu thịt của mình, chứ không phải xin vay của bất cứ ai Nhưng khi mơ ước ấy đã trở thành sự thật, khi có một mầm sống bắt đầu lớn dậy trong cơ thể thì cô lại dằn vặt, đau khổ Bởi vì
“Luyến là một đảng viên Luyến không thể bôi nhọ danh dự của cả một tổ chức” Ý thức về trách nhiệm luôn thôi thúc mạnh mẽ trong lòng người phụ nữ tội nghiệp ấy
Cô không buông thả mình như Thị Mầu, sự buông mình ấy chỉ vì một lí do như mong muốn của bất cứ một người phụ nữ nào khác sống trong cuộc đời này: được làm mẹ Đã bao ngày cô sống trong sự dằn vặt, phấp phỏng, đau buồn Và Luyến,
dù với tất cả sự dằn vặt và thành thật vẫn không thể khiến những người trong đảng
ủy xã (trừ ông Điền) có thể thông cảm Họ truy bức, căn vặn, và họ khai trừ cô ra khỏi Đảng Luyến đã chấp nhận mất tất cả để được giữ thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ
Qua các trang tiểu thuyết ấy, chúng ta có thể hình dung ra một nông thôn ngột ngạt bức bối không chỉ vì khó khăn, nghèo đói mà còn vì những hủ tục lạc hậu, định kiến cứng nhắc, hẹp hòi Đó là những mầm mống của chế độ phong kiến xưa vẫn tồn tại vững bền trong mảnh đất nông thôn dù đất nước đã bước vào thời đại mới Con người vì sợ, vì yếu đuối không thể vượt qua áp lực của cả một tập thể lớn
Và nếu dám đương đầu, chắc chắn họ sẽ phải chịu những thương đau Các nhà văn bằng những trang viết hết sức sinh động, hấp dẫn đã đưa người đọc nhìn lại sự phức
Trang 33tạp ấy của con người khi sống nơi làng quê Đó là nét riêng có, vốn có làm nên đặc trưng cho làng quê Việt Nam- một dân tộc đã thấm nhuần tư tưởng của Nho giáo bao thế kỉ trước
2.1.3 Những làng quê “đang trải qua khoảnh khắc cuối của đêm dài trước bình minh”:
Mọi sự phát triển đều bắt nguồn bằng sự đối kháng của những mâu thuẫn Xã hội nông thôn Việt Nam đang chuyển mình để bước sang một giai đoạn mới với những định hướng hết sức tốt đẹp Song trong quá trình vận động ấy, sự song song tồn tại của hai luồng tư tưởng cũ và mới đã dẫn đến những rối ren, phức tạp Các nhà văn thời kì đổi mới đã hoàn thành sứ mệnh của thế hệ mình khi họ dũng cảm viết về nông thôn trong những biến cố đã qua của lịch sử: cải cách ruộng đất, công cuộc sửa sai, thời kì bao cấp, đưa nông dân vào hợp tác xã, khoán 10 trong sản xuất Đó là những vấn đề bức thiết, trung tâm trong tiểu thuyết thời kì đổi mới về nông thôn
Đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không
chồng của Dương Hướng và Dòng sông mía của Đào Thắng, người đọc đều cảm
nhận về một không khí ngột ngạt, bức bối, rối loạn thời kì cải cách ruộng đất ở mảnh đất làng quê xưa Nhịp điệu gấp gáp của tiếng trống, của những lời đấu tố đưa người đọc trở về với nông thôn Việt Nam trước năm 1945 những kì thu tô, thuế Địa chủ, quan lại trong làng xã thúc giục, truy bức, bòn rút, tra tấn bằng mọi hình thức
để đạt được mục đích: thu đủ, thu nhiều thóc gạo, tiền bạc của người dân Gia đình
chị Dậu (Tắt đèn- Ngô Tất Tố) là nạn nhân khốn khổ và đáng thương của nạn truy
thu tô thuế đó Và giai cấp địa chủ phong kiến trong văn học hiện thực trước 1945 hiện ra với đầy đủ sự tàn nhẫn, độc đoán Chúng khinh rẻ, miệt thị những người lao động nghèo; lấy sự giàu có, quyền thế để ức hiếp, để bóc lột sức lao động và nhân phẩm của người nông dân Tiểu thuyết thời kì đổi mới cũng đề cập đến vấn đề địa chủ- người nghèo song lại được nhìn từ một góc độ khác, với một tình thế khác, ở giai đoạn lịch sử khác Trong công cuộc đấu tố địa chủ để thay đổi ngôi vị cho người lao động nghèo theo kiểu “bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra
Trang 34quét chùa”, các nhà văn thời kì đổi mới đều nhận ra và tái hiện lại có sự bất cập do việc qui sai địa chủ và đối xử tàn nhẫn với những người thuộc bị xếp vào tầng lớp địa chủ Việc qui các gia đình vào tầng lớp địa chủ rất cứng nhắc và máy móc, chỉ căn cứ vào tài sản mà gia đình ấy hiện có, mà không tính đến năng lực làm ăn của
họ Ngược lại, những người được đưa vào vị trí nòng cốt của công cuộc cải cách thì một phần chưa đủ năng lực nhận thức và phẩm chất “Ngày hội” của bần cố nông làng Đông, cũng là ngày tận thế của gia đình địa chủ Hào được Dương Hướng ghi lại bằng những trang viết đầy cám cảnh Người ta rộn rã chia nhau chiếc cối đá thủng, cối xay lúa, vựa ngô khoai, vại dưa muối, rồi “cày bừa, cuốc xẻng, gạo thóc, nồi niêu, bát đĩa, mâm đồng” Họ kê danh sách tài sản, tìm và chia cho kì hết Nhà văn kể lại chi tiết, tỉ mỉ diễn biến cuộc đấu tố, không bình luận Song chỉ với một câu tưởng chừng rất khách quan: “Thằng Công con của lão Hào đã cắn lưỡi tự tử, không hiểu nó tiếc của hay do uất ức quá”, người đọc đã nhận thấy thái độ băn khoăn từ người viết Bức tranh hiện thực ngày đấu tố địa chủ ở làng Đông càng ám ảnh hơn khi nhà văn đưa vào một chi tiết dở khóc dở cười: “Nhà chú Dĩ ba đời đi hót cứ trâu được chia trục đá kéo lúa Chắc nhà Dĩ tiếc buổi đi hót phân trâu nên sai hai thằng con đi nhận Thằng anh cầm càng đi trước, thằng em chổng mông chổng
tỹ đẩy phía sau, trẻ con khoái chí xúm vào đẩy Chúng vừa đẩy vừa reo hò Chiếc trụ đá lăn cồng cộc lao phăng phăng trên đường làng Thằng anh cầm càng, tới khúc quanh mất đà, cả người lẫn trục lao ùm xuống ao, bị trục đá tương vào đầu phọt óc chết tươi” [10, tr 35] Thật khốn khổ cho số kiếp con người! Còn đâu hàng xóm
“tối lửa tắt đèn có nhau”, còn đâu không gian bình yên “trâu già gốc bụi phì hơi nắng” ngày qua Chỉ còn tiếng trống, tiếng người la hét, nhiếc móc, tranh cướp, chửi rủa nhau ồn ã, bấn loạn
Day dứt hơn với không gian nông thôn ngày đấu tố, Nguyễn Khắc Trường đã khắc họa một “mảnh đất” thật sự “lắm người nhiều ma”- ma lớn, ma nhỏ sinh sôi nảy nở Con người cũng trở thành “ma”, thành “quỷ” khi một người để chứng tỏ sự
“giác ngộ đường lối” của mình đã tổ chức thanh niên đi cổ động đến “khản đặc cả tiếng” ngay chính người đã sinh ra mình Âm vang “Đả đảo tên địa chủ bóc lột Vũ
Trang 35Đình Đại! Kiên quyết đánh đổ địa chủ Vũ Đình Đại!” đã được đoàn cổ động do Vũ Đình Phúc đứng đầu hô to dõng dọc khắp ngõ xóm làng quê, ngày này qua ngày khác Hai cái tên ấy đã gọi ra mối liên hệ mật thiết, máu thịt của những người trong gia đình Con đấu tố cha đã là lạ, là bất bình thường trong truyền thống nhân nghĩa của người phương Đông ta từ xưa đến nay Đã đành nếu người cha ấy xấu xa, tàn ác, đồi bại là một nhẽ Còn Vũ Đình Đại trở thành trung tâm của cuộc đấu tố địa chủ xóm Giếng Chùa, đơn giản vì “có 5 mẫu ruộng, 3 trâu cày, ngày mùa ngày vụ dám thuê gần chục nhân công làm cho nhanh ”, xót xa vì “cũng hai bữa cơm đèn, làm quần quật như trâu” Người ta chỉ nhìn thấy kết quả mà họ có được mà không nhìn thấy bao nhọc nhằn họ phải trải qua, bao trăn trở để có một vụ mùa thắng lợi Nhà văn đã hài hước hóa một chi tiết thật đau lòng khi “Phúc bước ra, mở đầu bằng câu hỏi:
- Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không”
- Dạ thưa ông tôi có biết ông, vì tôi đã trót đẻ ra ông!” [34, tr 22]
Từ “trót” cất lên nghe sao mà cay đắng thế Đạo lí con người, luân lí cha- con bị chà đạp chỉ trong một từ gọn ghẽ ấy mà thôi!
Việc qui sai địa chủ, đấu tố địa chủ không chỉ mang lại nhiều mất mát, thiệt thòi, bất hạnh cho một bộ phận người mà còn thay đổi vị thế xã hội cho khá nhiều người Bao kẻ bần cùng đã lên thành “ông, bà cán bộ” Bộ máy chính quyền để lọt vào tay những kẻ cơ hội, thiếu phẩm chất đạo đức, năng lực kém cỏi như Lẹp, như Thủ, như Đột, Tí Hin Một số hiện thực không khỏi khiến chúng ta đau xót đến
bàng hoàng Dòng sông mía của Đào Thắng ghi lại đêm đen của nông thôn trước
ngày bừng sáng như thế Kẻ bất nhân như Lẹp lại làm cán bộ, những người lương thiện như chị cả Thuần, ông Nghĩa, ông Quĩ Nhất hoặc bị bắn chết hoặc sống trong sự đọa đày Làng Thanh Khê của Lẹp rồi đây sẽ chứng kiến “sự đổi ngôi địa chủ phú nông xuống dưới, bần nông, cố nông cưỡi lên trên” Bà mụ Mến đã mụ mị
đi khi lần đường xuống dòng Châu Giang Nhưng người mẹ đau khổ vẫn nhận ra rõ thảm cảnh “Nó và đồng bọn trong công cuộc này đã xây đài cao cho cái ác Hàng
Trang 36vạn, có thể hàng chục vạn người con ưu tú, trung kiên, một lòng phụng sự đất nước
đã chết trong oan khuất” [25, tr 277]
Cũng là nông thôn trong thời khắc bừng tỉnh, ở Thời xa vắng của Lê Lựu là
lúc Hạ Vị từ giã cung cách làm ăn cũ: “Cuộc họp toàn xã tối nay đã công bố những quyết định gắt gao của ủy ban hành chính xã” Từ cuộc họp này làng Hạ Vị sẽ thay
da đổi thịt từ chính đồng đất và con người nơi đây Làng quê ấy cần phải có thời khắc lịch sử này, từ khi ông Hà tuyên bố tất cả những việc phải làm từ ngày mai Sau bao năm dài sống dưới ách thực dân phong kiến, sau hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nông thôn Việt Nam tất yếu có những chuyển biến lớn lao sâu sắc Sự thay đổi đó lay động đến cả gốc rễ sâu sa của những quan niệm nề nếp xưa cũ Có một thời cả làng quê đã bị vây bọc trong một không khí ruỗng nát, bản thân nó đã
thoái hóa suy tàn Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, sự thay đổi đó hiện thân
qua một lớp người trẻ tuổi như Đào, Tùng, Minh Họ là đại diện cho cái mới nhưng còn yếu ớt ngày từ trong ý thức phản kháng Sự yếu ớt ấy không đủ để tạo nên sức mạnh cần thiết để đạp tung, phá vỡ cái cũ Nhưng những con người mới ấy là tiền
đề để xây dựng một cuộc đời khác trong lành, minh bạch
Trở lại đề tài nông thôn ở Thủy hỏa đạo tặc, nhà văn Hoàng Minh Tường
như muốn nói hết những băn khoăn của cây bút là con đẻ của đồng ruộng Tác phẩm đã phản ánh trung thực, cắt nghĩa và dự báo trước sự tan rã tất yếu của mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo lối bao cấp Ngày nay thực tiễn đã chứng minh tính hiệu quả của cơ chế khoán sản phẩm đến người lao động mới càng thấy hết tính chất cấp bách của vấn đề mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm của mình từ hàng chục năm qua Tác phẩm đã khép lại giai đoạn huy hoàng của mô hình hợp tác
xã nông nghiệp Hợp tác xã Thanh Bình được dốc sức xây dựng, đầu tư về chất xám
và vật chất vẫn chỉ là một cơ chế èo uột có nguy cơ đổ vỡ Nhân tố đầu tiên báo hiệu cho sự đổ vỡ ấy là người nông dân Trạc, cũng là người đã luôn miệt mài say sưa với ruộng đồng Sự bức bách trong ông lớn dần lên, bùng phá thành cơn giận dữ với cả vợ con: “Bà bảo sống là sống thế nào? Sống để người ta đè đầu cưỡi cổ mình? Cái thời đế quốc phong kiến nó đi một nhẽ Chứ thời buổi dân chủ này, ức hiếp
Trang 37nhau như thế, uất không chịu được Mà tôi có phải người lười biếng hay phá phách phản động gì? Hơn sáu mươi mà hàng ngày vẫn theo đít con trâu, quần quật ngoài đồng Làm mười mà không được ăn một.” [36, tr 175] Đội ngũ lãnh đạo hợp tác xã, xã và huyện trừ vài ba kẻ cơ hội, đều là những người rất tận tụy và có tấm lòng muốn xây dựng một quê hương thật giàu đẹp Nhưng hợp tác xã điển hình trong mơ ước của Bí thư huyện Trần Sinh vẫn không thể được dựng lên, không phải yếu kém về năng lực quản lí mà là do sự bất hợp lí của mô hình kinh tế bao cấp áp đặt vào nông thôn Những người lãnh đạo như bí thư huyện Trần Sinh, như ông Điền- bí thư đảng ủy xã, như chủ nhiệm hợp tác xã Cơ đã quá lệ thuộc, quá tuân thủ đến cứng nhắc chủ trương chính sách mà không dám đổi mới cho phù hợp với nguyện vọng và tình hình địa phương Những biểu hiện thay đổi đều bị coi là phản động, phá hoại chủ trương chính sách của nhà nước Song bản thân những người trong cuộc đã thấy rõ “sản phẩm mồ hôi nước mắt của những người lao động thực chất đã trở thành những thứ vô chủ” Nhà văn đã dự báo trước nguy cơ bùng nổ nếu như mô hình này còn tồn tại: “Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi phương thức quản lí chúng ta phải có cách làm ăn mới” Sự dũng cảm, trung thực của người cầm bút
đã khiến cho Thủy hỏa đạo tặc là tác phẩm nhiệt thành viết về thời kì suy vi của mô
hình kinh tế bao cấp ở nông thôn Hoàng Minh Tường thừa nhận: “cái máu nhà quê
đã ngấm vào hồn vía Thôn quê luôn ám ảnh, phủ lên tôi một thứ ánh sáng, một trường lực khiến tôi không thể thoát ra được”, vì thế ông viết như chính mình là người trong cuộc, nhập thân sâu sắc vào các nhân vật và cất lên tiếng nói hết sức mạnh mẽ Một thứ tiếng nói đấu tranh của những người mang đầy bức xúc
2.2 Thế giới nhân vật
Nhân vật là yếu tố trung tâm nhất của một tác phẩm ngôn từ, là những hình tượng nghệ thuật được xây dựng nhằm thể hiện tư tưởng, thái độ nhân sinh của người nghệ sĩ Nhân vật trong tiểu thuyết, đặc biệt tiểu thuyết hiện đại rất gần với con người của đời thực, vì sự mở rộng của tác phẩm cùng vai trò nhân vật thường làm hiện lên trọn vẹn một số phận, một tâm hồn, một cá tính Lượng nhân vật lớn đòi hỏi người viết phải có tài mới cá thể hóa được nhân vật Đáp ứng được yêu cầu
Trang 38ấy, những tiểu thuyết được luận văn quan tâm nghiên cứu đã xây dựng được cả một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, có mối quan hệ nhiều chiều
2.2.1 Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, có mối quan hệ nhiều chiều
Tương ứng với hiện thực đời sống nông thôn được miêu tả, năm tiểu thuyết làm hiện lên một thế giới nhân vật với đủ lứa tuổi Đó là những đứa trẻ với những trò chơi dân gian bên bờ sông Châu Giang như Lẹp, như cô Bé, như anh em Khuê, Vân, Các, như cậu bé Nghĩa, cô bé Hạnh say mê những câu chuyện cụ Nghiên kể về làng Đông, về cái “Bến không chồng”; đó là những chàng trai cô gái thôn quê khỏe mạnh về khí chất và tinh thần như Đào, Tùng, Minh, như Hạnh, Nghĩa, hai anh em thằng Hà ; có cả những người đã qua trải nghiệm, tuổi đời và kinh nghiệm đã thành thứ vốn để dành như ông Quĩ Nhất, ông Nghĩa, ông Trạc ; những người già
cả xuất hiện cùng quãng đời cuối của kiếp người như ông đồ Khang, cụ Nghiên Họ làm nên diện mạo nông thôn với bao tâm tư, tính cách do đặc điểm riêng của từng lứa tuổi Thế giới nhân vật ấy còn có đủ mọi tầng lớp trong xã hội: những người cùng đinh khốn khổ như mẹ con bà mụ Mến, gia đình ông Nghệ sống trên dòng Châu Giang, như Lão Quyềnh, Thó - họ thuộc lớp người dưới đáy chịu bao đày đọa về thể xác và tâm hồn Với sự hèn mạt của thân phận, họ dần trở nên dị thường
Có một bộ phận nhân vật lại là những người tháo vát, có tài tính toán làm ăn như ông Quĩ Nhất, ông Hàm hoặc những chức sắc địa phương như Thủ, như bí thư huyện Trần Sinh, ông Điền bí thư đảng uỷ xã, như chủ nhiệm hợp tác xã Cơ Mỗi nhân vật rất gần với cuộc đời thực từ niềm vui nỗi buồn, đến mọi trạng thái cảm xúc: hạnh phúc, sung sướng trong tình yêu của đôi trẻ Hạnh Nghĩa, Thắm Đạt; khổ đau
vì tan vỡ tình yêu, hạnh phúc khi quá nhiều áp lực như Vy; đó còn là những người phẫn uất mà trở thành điên loạn khi quá bất mãn với cuộc đời như chị Cả Thuần; và không trừ cả những người sống trong mơ mộng, ảo tưởng về những điều chưa có thật Tính cách nhân vật rất thực, có khi là một trong những thái cực hoặc tốt- xấu, thật thà- xảo trá, hiền lành- tàn ác Có thể nhìn thấy rất rõ đó là một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng và khá phức tạp Trong quá khứ, tiểu thuyết hiện thực về đề tài nông thôn giai đoạn 1930- 1945 lại thường xây dựng nhân vật thành hai tuyến
Trang 39đối lập: người tốt- kẻ xấu, nhân vật chính diện- phản diện Xuất phát từ quan điểm hiện thực, các nhà văn đã phản ánh qua tác phẩm những mâu thuẫn nổi bật mang tính thời đại: mâu thuẫn kẻ giàu- người nghèo, cao hơn là mâu thuẫn mang tính giai
cấp giữa địa chủ và nông dân Ở đó, địa chủ, cường hào như Nghị Lại (Bước đường
cùng- Nguyễn Công Hoan), Nghị Quế (Tắt đèn- Ngô Tất Tố) là những kẻ đồi bại
về nhân phẩm, tàn ác trong đối nhân xử thế, hà hiếp, áp bức, bóc lột đến xuơng tuỷ người nông dân Những người như anh Pha, chị Dậu cùng bao người nông dân khác
dù thân phận thấp hèn, nghèo khổ song luôn là những người lương thiện, sáng ngời
về nhân cách Trong Tắt đèn hình tượng nhân vật Chị Dậu trở nên sáng đẹp lạ
thường bởi sự nhẫn nại, sức lo toan, ở đức tính chung thuỷ, hết lòng yêu chồng thương con Hơn thế, ở anh Pha và Chị Dậu còn tiềm tàng ý thức đấu tranh, phản kháng lại giai cấp bóc lột để hướng đến cuộc sống tốt đẹp và tự do Nếu như các nhà tiểu thuyết hiện thực truớc 1945 xây dựng nhân vật theo xu hướng điển hình hoá, với những tính cách và phẩm chất khá ổn định cho một tầng lớp, giai cấp nào
đó trong xã hội thì nhân vật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới đa chiều, không nguyên phiến Cũng thường khi họ là những nhân vật phức hợp như bản thân con người trong đời sống
Nổi bật trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết thời kì đổi mới về nông thôn Việt Nam là những một nhóm nhân vật chiếm số lượng khá đông: những người đàn
ông đã đứng tuổi như ông Hàm, Thủ, Phúc trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, như Lẹp, Bếp Rỗ trong Dòng sông mía, như Cản trong Thuỷ hoả đạo tặc ; những người đàn bà cuộc đời nhiều vất vả và bất hạnh như bà Son (Mảnh đất lắm người
nhiều ma), chị Nhân (Bến không chồng), Luyến (Thuỷ hoả đạo tặc), bà Mến, chị Cả
Thuần (Dòng sông mía) Họ không tiêu biểu cho một giai cấp nào đó như trong
tiểu thuyết trước 1945 mà có sự gặp gỡ của những nét tính cách đặc trưng Nếu những người đàn ông như đã kể trên được đặc tả với bộ mặt tráo trở, với tâm địa thủ đoạn thì những nhân vật người phụ nữ lại quá đa đoan Có người là vợ mà âm thầm chấp nhận làm phận tôi tớ cho chồng như bà Son, có người phải sớm nhận quá nhiều nỗi đau khi chồng và hai con trai lần lượt không trở về như chị Nhân, có
Trang 40người vì quá thuỷ chung với người yêu mà thành lỡ dở như Luyến, có người vì cuộc đời quá nhiều ngang trái mà uất ức đến tự vẫn như bà Son, bà mụ Mến, chị Cả Thuần Nhà văn đã chỉ ra những nỗi bất hạnh về tinh thần của những con người ấy Không phải là những khó khăn thiếu thốn về vật chất, mà chính những ràng buộc tinh thần đã đày đoạ cuộc đời họ Trong năm tiểu thuyết có biết bao nhân vật được khắc họa sinh động và chân thực, họ đều là những con người của làng quê nông thôn Họ cơ bản sống gắn bó với làng quê- nơi họ sinh ra, gọi là quê cha đất Tổ ấy Trong mỗi con người đều có một người nhà quê trú ngụ, với những nếp nghĩ của nông thôn nghìn đời đã ăn sâu vào họ trở thành thâm căn cố đế
Đặc biệt hơn, thế giới nhân vật “người nhà quê” trong năm tiểu thuyết không chỉ đông đúc với đủ mọi thành phần mà còn có những mối quan hệ hết sức phức tạp Thông qua việc thiết lập những mối quan hệ ấy, nhà văn để nhân vật của mình được bộc lộ một cách tự nhiên và chân thực nhất tính cách và bản chất Đồng thời, với những mối quan hệ khác nhau nhân vật lại thể hiện những mặt tính cách và tâm trạng khác nhau Đó là cơ sở quan trọng để xây dựng hình tượng con người không nguyên phiến, nhiều chiều trong văn học hiện đại Trong đó có cả những mối quan
hệ tốt đẹp, có cả những mối quan hệ đầy bất trắc Với một thế giới nhân vật thuộc
đủ mọi lứa tuổi, mọi giới tính, năm nhà văn trong năm tiểu thuyết cũng xây dựng được những cặp “xứng đôi vừa lứa” thực sự gắn bó với nhau vì tình yêu tha thiết
Đó là Sài- Hương trong Thời xa vắng, là Đào- Tùng trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma, là Hạnh- Nghĩa trong Bến không chồng, là Thắm- Đạt, Thanh- Vy trong Thủy hỏa đạo tặc, là Khuê- Mận trong Dòng sông mía Họ đến với nhau, có người
nên vợ nên chồng, có người rồi vì những nhầm nhỡ, áp lực mà xa cách nhưng trước hết gắn kết họ là sự đồng cảm, thấu hiểu và say mê thực sự Nhà văn đã xây dựng nên một nhân vật Sài khi ở bên cạnh Hương, khi nghĩ về Hương hoàn toàn khác khi sống bên cạnh Tuyết- người vợ chính thức của mình Trong gian nhà xây lợp cỏ tranh và lá mía lùn tịt cũng dành riêng gian bên trái làm “buồng vợ chồng Sài”, song cái sự ấm ức và khó chịu lớn đến nỗi Sài “chưa một lần nào quay mặt nhìn vào phía cửa buồng ấy” Vậy mà lần đầu tiên khi ở bên Hương- cô bé vừa xinh xắn vừa học