Miêu tả hành động nhân vật

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới (qua một số tác phẩm đoạt giải (Trang 57)

5. Cấu trúc

3.1.3. Miêu tả hành động nhân vật

Lại trở về với những con người trong Dòng sông mía của Đào Thắng. Lẹp-

nhân vật luôn xuất hiện cùng những hành động, khi bình thường như mò trai, khi man dại như cưỡng hiếp, giết người… Bao giờ hắn cũng “hấp tấp”, “hùng hục” với những hành động dã thú của mình. Tả cảnh hắn “giết” con, nhà văn đã nhấn mạnh bằng rất nhiều động tác: “vội vàng đổ gio nóng, vội vàng cặp nách cái chậu, khệ nệ

đưa ra ngoài bờ sông, lội xuống, đổ ùm xuống nước,… giật vôi mấy cái lá mía, cọ sạch cái chậu, hấp tấp quay lưng, lội uồm uộp lên bờ, bước cút kít về nhà”. Hắn làm việc đó hết sức thản nhiên, không hề có một tia cảm xúc của sự xót thương nào xuất hiện. Và hắn vội vã như một giũ bỏ một trách nhiệm, một gánh nặng cuộc đời. Càng về sau câu chuyện, khi phần thú lấn át phần Người trong thằng Lẹp càng ít có diễn biến nội tâm. Hắn hành động như dã thú với bản năng mà không thèm tính đến nhân tính, đạo đức. Một trong những nạn nhân của Lẹp là chị Cả Thuần. Khi thằng Lẹp rồi cuộc đời làm nhục và cưỡng bức chị, nguời mẹ ấy phát điên không muốn sống trên cõi đời đảo điên này nữa. “Mặt sông sáng lung linh, nước rẽ cho bà Thuần bước xuống…” Hình ảnh ra đi về cõi vĩnh hằng của nhân vật Cả Thuần ấy đầy huyền

thoại giống như cái chết để chứng minh danh tiết của Người con gái Nam Xương, và

ánh sáng nơi dòng nước là minh chứng cho tấm lòng trong trắng của những người phụ nữ ấy. Cả hai nhân vật bà Mến và chị Cả Thuần đã trẫm mình trên dòng sông Châu. Họ như bước vào cõi Mê. Không phải họ tìm đến cái chết mà như tìm về sự siêu thoát khỏi cuộc đời ô trọc. Nhưng hành động cuối cùng của bà Cả Thuần cứ mãi ám ảnh về một thân phận đàn bà khổ ải không gì sánh nổi.

Hành động là cách bộc lộ ra bên ngoài thế giới bên trong của nhân vật. Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu thể hiện một thời kì xã hội khi con người không dám sống là chính mình, với những tình cảm thật của mình. “Nhưng đến ngày cưới của Sài cô đã ngồi khóc cả một đêm..., 19h30’ cái giờ chắc chắn từng tràng pháo sẽ nổ trước phòng cưới thì cô bật lên tiếng khóc” [18, tr.213]. Cô khóc thương cho mình và Sài, cho cả tình yêu không thể chết nhưng cũng không nên tồn tại giữa hai người. Khi đến thăm anh, chị vẫn ân cần chăm chút: “gập lại quần áo, quét tước, sắp đặt cho cái “ổ chuột” ngăn nắp…”. Sài luôn hiểu với anh, người phu nữ ấy không thể trở thành sở hữu riêng song không bao giờ mất được, quên được. Anh luôn cảm nhận thấy tình yêu của chị qua những cử chỉ: “Giá đừng êm nhẹ và nũng nịu, đừng vuốt mái tóc và đừng gài lại chiếc cúc áo quân phục cho anh”. Sài và Hương không thể cùng nhau chung tay xây dựng một tổ ấm, nhưng họ mãi thuộc về nhau của những ngày xưa không thể bôi xóa. Những hành động cuối cùng của Sài mới thấy

anh thật cô đơn: “đi quay về một mình giữa lạnh lẽo của đêm trắng cuối tháng, anh vẫn cảm thấy những cơn gió ào ạt ùa vào cái cơ thể dường như rỗng tuếch của mình. Anh bước đi rộn rạo giữa mênh mang vắng lạnh”. Sự trống vắng không thể chối bỏ, trốn chạy. Hành động của Sài là một phát hiện có ý nghĩa rằng đừng để mất những điều có giá trị nếu không kiếp người càng cô đơn nhỏ bé.

So với các nhà văn khác cùng thời, năm nhà văn trong những tiểu thuyết viết về nông thôn của mình đã xây dựng được những hình tượng nhân vật khá đầy đặn từ ngoại hình, nội tâm, hành động. Khi tìm hiểu mỗi cuốn tiểu thuyết, người đọc có thể nắm bắt được diễn biến cốt truyện khá cụ thể và hình dung về nhân vật chi tiết, tỉ mỉ. Đặc điểm đó xuất phát từ cách xây dựng cốt truyện, bởi cốt truyện chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khắc hoạ nhân vật và tái hiện các xung đột xã hội. Nếu như Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Hoàng Minh Tường và Đào Thắng lựa chọn cho tác phẩm của mình kiểu cốt truyện truyền thống, khắc hoạ nhân vật khá hoàn chỉnh trong không gian thực; thì Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương… lại có xu hướng nới lỏng cốt truyện. Nếu như các tiểu thuyết viết về nông thôn (đối tượng của đề tài luận văn) xây dựng nhân vật khá tường tận từ ngoại hình, nội tâm đến hành động thì các nhiều tác giả khác lại chú trọng đi sâu vào nội tâm, để nhân vật “nghĩ” nhiều hơn hành động. Sự chi phối của những biến thái nội tâm (suy nghĩ, cảm xúc, tiềm thức, vô thức, hồi ức…) khiến cốt truyện trở nên lỏng lẻo, đồng thời nhân vật hiện lên trong sự trừu tượng, khó có thể hình dung cụ thể hay kể lại thật mạch lạc về hình tượng đó trong tác phẩm. Với hiện thực nông thôn bề bộn, xây dựng nhân vật theo lối truyền thống là lựa chọn hợp lí để mang lại cho người đọc cái nhìn tường tận về cuộc sống, số phận con người sống nơi làng quê.

Năm tiểu thuyết với hàng trăm nhân vật ở đủ mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, mọi hoàn cảnh, mọi trạng thái sống. Để tái hiện sinh động và cá thể hóa được nhân vật trong thế giới đông đúc và phức tạp đó, các nhà văn đã lựa chọn được những chi tiết ngoại hình tiêu biểu, miêu tả hành động nhân vật hết sức tự nhiên, và khắc họa tâm lí tinh tế chân thực. Nhờ tất cả những hình thức ấy, nhân vật trong tiểu thuyết đề tài

nông thôn thời kì đổi mới hiện lên gần gụi với đời sống mà không nhàm chán, luôn trong trạng thái vận động cả về nội tâm và hành động. Mỗi người một vẻ tạo nên bức tranh chung về nông thôn Việt Nam với những nét vừa cũ, vừa mới; vừa gần gũi vừa xa xôi như một “thời xa vắng” đã qua vậy.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới (qua một số tác phẩm đoạt giải (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)