Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới (qua một số tác phẩm đoạt giải (Trang 60)

5. Cấu trúc

3.2.Ngôn ngữ

Trong văn xuôi nghệ thuật, ngôn ngữ là yếu tố hết sức quan trọng thuộc về phương thức biểu hiện, góp phần lớn vào khắc họa tính cách nhân vật và tạo nên tính hấp dẫn cho văn bản. Tiểu thuyết với vị trí là thể loại lớn, thể loại mang tính chất tổng hợp phong cách nghệ thuật của các thể loại khác cùng các thủ pháp nghệ thuật của các loại hình lân cận, có phạm vi sử dụng ngôn ngữ rất rộng, có thể dung nạp ngôn ngữ các lĩnh vực khác nhau của đời sống.

3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật (ngôn ngữ người kể chuyện):

Người kể chuyện đóng vai trò cầu nối tạo nên mối quan hệ giữa nhân vật- người kể chuyện và độc giả. Để có thể quan sát, thâu tóm hiện thực được phản ánh trong tác phẩm, người kể chuyện phải lựa chọn cho mình một vị trí đứng nào đó. Vị trí để quan sát và phản ánh hiện thực ấy được các nhà lí luận và nghiên cứu văn học gọi là điểm nhìn trần thuật. “Tìm hiểu điểm nhìn thực chất là tìm hiểu một kiểu quan hệ, một phương thức tiếp cận của nhà văn với hiện thực” [29, tr. 300]. Vì thế, sự vận động về điểm nhìn bộc lộ sự đổi mới trong phương thức tiếp cận hiện thực của các nhà văn.

Có thể thấy trong năm tiểu thuyết về nông thôn viết trong thời kì đổi mới thường có hai nhân vật kể chuyện. Đó là người kể chuyện ở ngôi thứ ba tiềm ẩn và người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. “Nguyễn Vạn xốc lại ba lô, phanh ngực áo đứng trên con đê nhìn về phía làng Đông… Người làng Đông không còn nhận ra Nguyễn Vạn. Thằng Vạn mắt toét bỏ làng đi giờ về đây. Đố ai dám coi thường Nguyễn Vạn. Hãy cứ nhìn những tấm huân chương rung rinh lấp lánh trên ngực Nguyễn Vạn…”

[10, tr.5]. Nhà văn Dương Hướng đã mở đầu tiểu thuyết Bến không chồng của mình

như thế! Đọc đoạn văn ấy, chúng ta nhìn thấy một người kể chuyện đứng ở điểm nhìn bên ngoài, quan sát và kể lại hành động và lời nói của nhân vật. Song dường

như đoạn văn mở đầu của nhà văn được kể lại từ điểm nhìn có sự giao thoa giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Câu văn “Đố ai dám coi thường Nguyễn Vạn” có giọng điệu của chính nhân vật. Giọng điệu người kể chuyện vì thế trở nên tự nhiên, sinh động hơn.

Nếu như trong tiểu thuyết thời kì trước thế kỉ XX người kể chuyện thường đứng ở điểm nhìn biết tuốt, có thể nhìn thấy mọi việc của nhân vật, thì văn học hiện đại không chấp nhận điều đó nữa. Nhà văn trong văn học hiện đại thường chỉ sử dụng điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong, và sự giao thoa giữa hai điểm nhìn ấy. Bởi nhà văn không thể biết hết được suy nghĩ, và không thể có trách nhiệm với lời nói của nhân vật. Người kể chuyện ở điểm nhìn bên trong khi trao trách nhiệm quan sát cho nhân vật, ở điểm nhìn bên ngoài khi nhìn thấy nhân vật của mình hành động, giao tiếp. Đặc biệt, các nhà tiểu thuyết thời đổi mới không một mình kể chuyện từ đầu đến cuối, mà luôn đặt nhân vật vào các tình huống đối thoại. Và nhờ đối thoại mà các vấn đề trong tác phẩm được đặt ra xem xét dưới các điểm nhìn khác nhau. “Khuynh hướng đối thoại của điểm nhìn dẫn đến hệ quả là nhà văn và người kể chuyện thường di chuyển điểm nhìn theo nhiều chủ thể khác nhau. Thêm vào đó, nhu cầu chiêm nghiệm, tự vấn trước hiện thực khiến điểm nhìn luôn có xu hướng dịch chuyển từ nhà văn và người kể chuyện đến nhân vật, từ điểm nhìn bên ngoài đến điểm nhìn bên trong” [29, tr. 303]. Nhân vật trong tác phẩm qua nhiều

điểm nhìn ấy sẽ hiện lên qua nhiều chiều, đa diện và chân thực hơn. Ở Dòng sông

mía của Đào Thắng, hành động nhơ nhớp và thú vật của thằng Lẹp- kẻ đang ở vị trí

“đội trưởng đội cải cách”, người tiên phong trong công cuộc “đổi đời” của bần cố nông làng Thanh Khê đã lợi dụng hoàn cảnh người đàn bà góa chồng, trị trói quặt khủyu tay trong đêm tối mà hãm hiếp được soi chiếu qua điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn của chính chị Cả Thuần- nạn nhân bất hạnh, và của bà mụ Mến- mẹ đẻ thằng Lẹp. Lời bà mụ Mến còn ám ảnh khắp không gian làng xóm, đau đớn, uất hận: “Sao nó ác thế không biết, sự ác trùm lên khắp gầm giời này. Người thôn quê chúng tao xưa nay có ác như thế bao giờ đâu. Chết một người, khóc một người, chết hai người, khóc hai người, rách lành đùm bọc, no đói có nhau…. Chúng nó

mang cái ác ở đâu về? Xui người ta ác? Chúng nó mang cái ác hoang hoại ở đâu về?” [25, tr.245]. Những câu hỏi ấy vang vọng, day dứt đến quằn quại mà không có lời đáp, chỉ lơ lửng trong không gian trời đất! Rõ ràng với ví dụ ấy, sự di chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật đã góp phần soi chiếu hiện thực từ nhiều góc độ, nhiều chiều kích khác nhau. Tính thuyết phục của vấn đề nhờ đó cũng được nâng cao. Đồng thời, bằng sự kết hợp của những điểm nhìn ấy, nhân vật được hiện lên sinh động, gần gũi, chân thực trên nhiều phương diện: ngoại hình, hành động và tâm lý. Để cho nhân vật đối thoại là cách tự nhiên nhất để nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ và tính cách của mình. Đọc năm tiểu thuyết viết về nông thôn, chúng ta nhận thấy các nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào nhiều mối quan hệ và nhiều tình huống đối thoại khác nhau. Trong những câu chuyện ấy, người kể chuyện đan xen đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện, còn phần lớn nhà văn để cho các nhân vật tự đối thoại, tự bộc lộ thái độ, tâm trạng, suy nghĩ của mình. Chính sự di chuyển điểm nhìn liên tục ấy tạo cho ngôn ngữ của người kể chuyện tính chất tự nhiên và góp phần thể hiện tính cách nhân vật.

Khi tìm hiểu ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết, chúng ta không chỉ tìm thấy điểm nhìn trần thuật mà còn thấy một yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật kể chuyện: giọng điệu trần thuật. Năm tiểu thuyết Thời xa vắng

(Lê Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng

(Dương Hướng), Thủy hỏa đạo tặc (Hoàng Minh Tường), Dòng sông mía (Đào

Thắng) đã tái hiện một hiện thực nông thôn bề bộn và thế giới nhân vật phong phú, phức tạp trong cái nhìn đa diện. Để tái hiện được bức tranh nông thôn Việt Nam từ nhiều chiều ấy, các nhà văn đã lựa chọn và sử dụng giọng điệu trần thuật hết sức linh hoạt và sinh động. Khi là giọng điệu mạnh mẽ, quyết liệt trong hoàn cảnh có sự đối kháng: “Đám người đang hùng hổ, bỗng sững lại. Như dòng nước đang sôi sục, bỗng húc vào con đập chắn ngang. Những người không dính dáng đến dòng họ Vũ Đình, chỉ đóng vai chầu rìa, nếu cần nhảy vào đánh hôi dăm ba quả cho sướng tay. Bây giờ thấy mặt chủ tịch xã đằng đằng cương quyết, liền lỉnh ngay. Chả dại dây với chính quyền, trứng chọi đá” [34, tr. 108]. Giọng điệu của người kể chuyện bộc

lộ rất rõ tâm trạng bức bối, rối loạn của hai phe phái đối địch Vũ Đình và Trịnh Bá

trong Mảnh đất lắm người nhiều ma. Có khi, trước hiện thực cuộc sống đầy nghịch

lí đau đớn, trong ngôn ngữ của người kể chuyện lại bộc lộ giọng điệu đầy mỉa mai cay nghiệt: “Bà Mến tan nát cả cõi lòng, tại sao bao nhiêu cái sự ác nó dồn vào con bà, con bà thành hiện thân của sự ác độc. Tại sao cái ác nó ngự trị ở cõi đời này ghê gớm đến thế? Cái ác nó bước đến xóm làng này từ khi nào? Nó nấp ở đâu? Nó bước vào trong nhà bà từ khi nào? Cái ác ngự trị, hiện thân ở đứa con trai bà sống mù quáng, điên cuồng, bệnh hoạn, thù hận, đầy tối tăm. Tội lỗi ấy có chuộc được không?” [25, tr. 272]. Trong cõi lòng người mẹ lương thiện- người mẹ đem cả cuộc đời mình để đón chào bao sinh linh trên cõi đời đang nổi cơn sóng dữ dội của sự nhục nhã, đau đớn. Đứa con bà dứt ruột đẻ ra, là máu thịt cuộc đời bà lại đi ngược với đạo lí con người, chà đạp lên sự lương thiện mà bà tâm niệm và theo đuổi. Nhà văn Đào Thắng đã mang đến cho người đọc cảm nhận về sự cuồng nộ ấy từ những dòng chữ đầy dằn vặt, đớn đau đến ứa máu. Trong tiểu thuyết viết về nông thôn sau 1986, người đọc còn tìm thấy giọng điệu trầm lắng đầy suy tư khi người kể chuyện chiêm nghiệm về cuộc đời, con người: “Hàng tuần lễ đến nhà nào cũng như về nhà mình. Hoặc là bạn bè của bố mẹ hoặc bạn của anh chị, hoặc họ hàng cháu chắt, hoặc chẳng hề quen biết gì với anh nhưng ai cũng thật thà tốt bụng. Bà con mình tốt quá. Chịu thương chịu khó lam lũ cực nhọc quá. Cứ ở phố xá và nghe không ít những kẻ đài các và giàu sang, kẻ du côn và trộm cắp, phe phẩy, ăn nói và tìm cách lẩn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ với xã hội thì tưởng chủ nghĩa xã hội mất đến nơi rồi… Những người nông dân tốt bụng thế, chịu khó thế, bảo gì cũng nghe, ăn gì cũng được, mặc gì cũng xong, khổ mấy cũng chịu, khó bao nhiêu cũng làm…” [18, tr. 307]. Đó là cảm nhận của Sài trong Thời xa vắng khi được trở về với quê hương làng xóm sau bao năm xa cách, phải sống trong những bi kịch tinh thần, một thời gian dài đói nghèo về tình yêu thương và tự do tinh thần. Sau những đoạn văn với giọng điệu mạnh mẽ, quyết liệt; bên cạnh giọng điệu cay nghiệt dằn vặt, những đoạn văn sâu lắng đầy tâm tư ấy góp phần rất lớn làm dịu lại tâm trạng bức bối của người đọc, để người ta cảm thấy đằng sau những bất công, những bất hạnh còn có

những điểm tựa để trở về, để giãi bày tấm lòng mình, để người ta có thể tin vào những tình cảm tốt đẹp giữa người với người khi sống trong xã hội. Đặc biệt, tiểu thuyết về đề tài nông thôn dù miêu tả hiện thực nghèo khó, ngột ngạt vì lề thói, về xung đột bao nhiêu vẫn không thể quên những dòng, những trang trữ tình, nhẹ nhàng khi miêu tả về thiên nhiên quê hương làng xóm đầy bình dị và gần gũi: “Làng Đông có nhiều cái “nhất”: Đình làng Đông to nhất, cây quéo làng Đông cao nhất, cầu đá làng Đông đẹp nhất, nước sông Đình cũng mát nhất… Đất làng Đông nằm trên mình con rồng. Con rồng đó chính là dòng sông Đình bắt nguồn từ cống Linh chảy qua làng Đông uốn lượn như một con rồng. Nước sông như dòng sữa mẹ làng tươi tốt đất và người làng Đông. Cảnh làng Đông mang đường nét dân dã, cây đa bến nước sân đình” [10, tr. 10]. Làng Đông của nhà văn Dương Hướng từ trong bản chất, từ trong truyền thống mang những nét tươi vui và trong lành ấy.

3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật.

Làm nên sự thành công của văn xuôi thời kì đổi mới nói chung, của tiểu thuyết về đề tài nông thôn nói riêng có sự góp phần không nhỏ của phương tiện ngôn ngữ, trong đó của yếu tố ngôn ngữ nhân vật. Nhà văn Hoàng Minh Tường thú nhận: “Tôi thuộc tạng người dù có comple cravat, cổ cồn áo trắng, giày giôn đen bóng… cũng không thể đóng vai thị thành hay trí thức. Cái máu nhà quê nó ngấm vào hồn vía rồi… Thôn quê luôn ám ảnh tôi, phủ lên tôi một thứ trường lực khiến tôi không thể thoát ra được”. Các nhà văn như Lê Lựu, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Hoàng Minh Tường, Đào Thắng cũng viết về nông thôn bằng sự am hiểu, thân thuộc của những người trong cuộc. Bởi thế lời ăn tiếng nói của người nông dân làng quê Việt Nam được họ sử dụng hết sức nhuần nhuyễn trong ngôn ngữ của các nhân vật. Đọc tiểu thuyết viết về nông thôn, người đọc cảm nhận về một trường ngôn ngữ rất khác so với ngôn ngữ trong tiểu thuyết về người trí thức thành thị.

Cái lối nói đầy tuần tự, chọn lọc từ ngữ theo phép tắc của người trí thức thị thành khắc hẳn với lối nói bỗ bã, bộc trực của những người lao động nghèo khổ sống nơi làng quê. Để cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật, đồng thời tạo nên sự chân thật

trong việc khắc họa hình tượng con người sống nơi làng quê, nhà văn đã đưa vào lời văn nhiều khẩu ngữ, từ địa phương, cùng lối “chửi đổng” rất đặc trưng của những người ít học, nghèo khổ. Quyềnh và Thó- hai kẻ cùng khổ sống nơi xóm Giếng Chùa đã giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ du côn, bặm trợn, thô tục của những kẻ “cố cùng liều thân” kiểu Chí Phèo ngày trước:

“- Sao lại làm thế?- Lão Quyềnh sừng sộ.

Thó vẫn tỉnh như tiền, nhe răng ra cười hít vào, điệu cười lúc Thó thèm ăn: - Sao với giăng cái con khẹc! Im đi!...” [34, tr. 34].

Theo dõi những đại từ nhân xưng mà các nhân vật dùng để giao tiếp với

nhau trong năm tiểu thuyết mới thật là thú vị: Bố mày, ông, lão, thằng , mày, tao,

lão cám hấp, đồ phải gió phải dây, bà mụ, thằng quỉ dữ… Thôi thì đủ cả những cách xưng hô có hay không có trong từ điển Tiếng Việt. Chúng được đặt vào miệng nhân vật để họ cất lên thành lời nói hết sức tự nhiên. Và chỉ có thể tìm thấy trong tiểu thuyết viết về nông thôn những lời chửi đổng, chửi thề được buông ra tự do như thế! Nào là:

“- Cha tiên nhân thằng quỉ dữ kia!

- Mẹ cha tiên nhân thằng Quĩ Nhất, thằng Cả Thuần, đẻ ra mày!

- Mẹ cha thằng phản động, mày có giỏi vào đây cắn b… ông nữa đi. Vợ ông nó táp l… lên mặt mày!”

- Mẹ kiếp!

- Anh ngu bỏ mẹ, lương thiện mà chả có lúc nhăn răng, nói chuyện với anh phí rượu”..

Đó là ngôn ngữ độc địa, thô tục của những người sống nơi thôn quê, vì ít học, vì nghèo khổ, vì môi trường sống nhiều bặm trợn, vì nhân cách đã dị dạng hóa mà hình thành. Những lời nói ấy buột ra từ miệng họ trơn tuột, dễ dàng như lùa bát cơm ngon vậy. Bằng cách đưa ngôn ngữ thông tục, dân dã của đời sống vào lời đối thoại giữa các nhân vật mà hương vị, đặc trưng làng quê được hiện lên rõ nét.

Hơn thế, các nhà tiểu thuyết thời kì đổi mới còn rất chú trọng đến cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật. Người đọc dễ dàng nhận ra ngôn ngữ của những kẻ cố cùng, dị

dạng như Quyềnh, Thó, Lẹp… sự bặm trợn, tợn tục; khác hẳn với ngôn ngữ của những chàng trai, cô gái mới lớn với tâm hồn khao khát tự do tình yêu đầy thánh

thiện. Ngay cả khi Đạt, Thắm (Thủy hỏa đạo tặc) trong sự bực bội vẫn luôn tỏ ra

mình là người có học, dùng lối nói “đầy lí luận” để đối chất với người đối diện: “Người ta lợi dụng mọi hình thức để lợi dụng thanh niên, biến họ thành một thứ xung kích trong các đợt chống hạn, đào mương, làm thủy lợi… Nhưng không ai nghĩ đến chuyện đãi ngộ bồi dưỡng thích đáng cho họ. Không có lấy một cây đàn, một quả bóng, một tủ sách, một chỗ tối thiểu để họ sinh hoạt giải trí. Thanh niên mà sống như cụ già. Quần loe một chút là bị đánh giá, thành kiến…” [36, tr. 193]. Tuy sống nơi làng quê, song những thanh niên ấy là một lớp người mới được đào tạo cơ bản, có lối sống lành mạnh và có tinh thần đấu tranh trước những áp đặt của tư tưởng cũ. Đặt những tuyến nhân vật ấy bên cạnh những kẻ ít chữ, thậm chí vô học và vô đạo đức, chúng ta thấy đó thực sự là những nhân tố cần có, phải có cho xã hội Việt Nam thời đổi mới.

Một bộ phận nhân vật đóng vai trò quan trọng làm nên các xung đột, tình tiết gay cấn trong tiểu thuyết viết về nông thôn sau 1986 là những người ở vị thế hoặc

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới (qua một số tác phẩm đoạt giải (Trang 60)