Nhìn nông thôn Việt Nam như một thực thể văn hóa tự nó và thực thể tự nó – cái khác nơi xuất hiện rõ nhất các mô thức xung đột văn hóa – mà bản chất là nhu cầu đối thoại, sẽ nhận ra sự
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ THỊ GIANG
XUNG ĐỘT VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ
NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
HÀ NỘI, 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ THỊ GIANG
XUNG ĐỘT VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ
NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN TỪ 1986 ĐẾN NAY
Ngành : Văn học
Mã số : 9.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp
2 TS Cao Kim Lan
HÀ NỘI, 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp và TS Cao Kim Lan, những người thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện khoa học xã hội, Phòng Đào tạo, Khoa văn học đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc phòng Lí luận văn học, phòng Văn học Việt Nam đương đại của Viện văn học đã có những góp ý bổ ích với tôi trong quá trình thực hiện luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Ngọc Hiếu – giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã gợi ý tài liệu và có những góp ý bổ ích để tôi hoàn thành luận án
Xin chân thành cảm ơn cơ quan nơi tôi đang công tác, lãnh đạo trường Đại học Ngoại ngữ, trường THPT chuyên Ngoại ngữ, tổ Xã hội đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn động viên, khích lệ giúp tôi hoàn thành luận án
Hà Nội, tháng 1 năm 2019
Tác giả
Hồ Thị Giang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố ở bất kì một công trình nào khác
Luận án có kế thừa và sử dụng một số tài liệu đã công bố có liên quan đến đề tài để tham khảo Các nguồn tài liệu ấy đều được chú thích rõ ràng, chính xác
Hà Nội, tháng 1 năm 2019
Tác giả
Hồ Thị Giang
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU XUNG ĐỘT VĂN HÓA 7
1.1 Khái niệm văn hóa và xung đột văn hóa 7
1.1.1 Khái niệm văn hóa 7
1.1.2 Khái niệm xung đột văn hóa 8
1.2 Tiếp cận xung đột văn hóa trên thế giới 12
1.3 Nghiên cứu xung đột văn hóa ở Việt Nam 18
1.4 Nghiên cứu xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới 31
CHƯƠNG 2 XUNG ĐỘT VĂN HÓA VÀ SỰ THỂ HIỆN XUNG ĐỘT VĂN HÓA TRONG VĂN HỌC 37
2.1 Xung đột văn hóa trong văn học 37
2.2 Xung đột văn hóa nhìn từ các hình thức diễn ngôn 40
2.2.1 Xung đột văn hóa nhìn từ diễn ngôn chủ nghĩa dân tộc 40
2.2.2 Xung đột văn hóa nhìn từ diễn ngôn phương thức sản xuất 46
2.2.3 Xung đột văn hóa nhìn từ diễn ngôn chấn thương 49
2.2.4 Xung đột văn hóa nhìn từ diễn ngôn nữ quyền 55
2.3 Xung đột văn hóa – nhìn trong tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới 57
2.3.1 Trường tri thức thời đại và ý thức hệ 57
2.3.2 Sự đổi mới tư duy tiểu thuyết 58
2.3.3 Những động hình mới của diễn ngôn xung đột văn hóa 60
CHƯƠNG 3 CHỦ THỂ DIỄN NGÔN VÀ SỰ ĐỐI THOẠI VĂN HÓA QUA CÁC MÔ THỨC XUNG ĐỘT XÃ HỘI 63
3.1 Chủ thể diễn ngôn trong tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới 63
3.2 Chủ thể chiêm nghiệm về văn hóa họ tộc qua xung đột dòng họ 66
3.2.1 Quan hệ họ hàng trong văn hóa Việt 66
3.2.2 Kiến tạo xung đột họ tộc 68
3.3 Chủ thể trăn trở về chấn thương cải cách ruộng đất qua xung đột giai cấp 74
3.3.1 Nhận thức lại về cải cách ruộng đất 74
3.3.2 Đảo lộn quan hệ con người trong cải cách ruộng đất 75
3.3.3 Sự dịch chuyển số phận của chủ thể 79
3.4 Chủ thể phản biện quan điểm phương thức sản xuất qua xung đột cá nhân - tập thể 83
3.4.1 Nhận thức lại mô hình hợp tác hóa nông nghiệp 83
3.4.2 Mô típ rời bỏ, xa lánh, lạc lõng 86
3.5 Chủ thể chất vấn về lối sống qua xung đột thế hệ 88
3.5.1 Thế hệ nông thôn nhìn qua quan hệ gia đình, xóm giềng, làng xã 88
3.5.2 Kiến tạo xung đột hành động và lối nghĩ 90
Trang 6CHƯƠNG 4 XUNG ĐỘT VĂN HÓA NHÌN TỪ BÌNH DIỆN GIÁ TRỊ 95
4.1 Xung đột Nhu cầu – Chuẩn mực 95
4.1.1 Ám ảnh định kiến họ tộc và sự lệch chuẩn của cá nhân nổi loạn 96
4.1.2 Ám ảnh khuôn khổ đoàn thể chính trị và nỗi đau của số phận bi kịch 100
4.2 Xung đột Thật – Giả 102
4.2.1 Thật – Giả trong vòng xoáy cơ chế thị trường 102
4.2.2 Thật – Giả và mô hình người cán bộ nông thôn 106
4.3 Xung đột Thiêng – Tục 112
4.3.1 Thực hành tính phân li của biểu tượng 112
4.3.2 Sáng tạo ngôn ngữ thế tục hóa và lời giễu nhại 119
4.4 Xung đột Nông thôn – Thành thị 126
4.4.1 Sự xâm lấn của thành thị đối với nông thôn 126
4.4.2 Chất vấn sinh thái: xung đột nông thôn – thành thị 129
4.4.3 Mơ hồ hóa không gian nông thôn – thành thị 133
4.5 Xung đột văn hóa Đông – Tây 137
4.5.1 Diễn ngôn giao thoa chính trị và văn hóa 137
4.5.2 Hòa giải xung đột văn hóa Đông - Tây 141
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC TÁC PHẨM KHẢO SÁT
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu văn học hiện nay có những chuyển mình theo hệ hình nghiên cứu văn hóa Hướng nghiên cứu này không hề mâu thuẫn với nghiên cứu văn bản và vẫn gắn với bản chất văn học Các nhà nghiên cứu tập trung nhiều hơn đến việc lí giải quan niệm về cái đẹp, điển phạm, ý thức hệ và cơ chế tạo nên các mã nghệ thuật đặc thù, về
sự loại bỏ hay tiếp nhận, dung nạp hay kháng cự các giá trị Trong đó, chủ thể yếu thế được quan tâm đặc biệt Diễn ngôn khuyết tật, lưu vong, chấn thương xuất hiện sâu sắc
trong các tác phẩm văn học Văn học thường xâm nhập vào chiều kích tâm linh, vào trạng thái bất an, tiếc nuối, vào những mâu thuẫn giữa thật - giả, sinh kế - xa lạ, phá bỏ
- trở về Khi đó, nông thôn Việt Nam có thể xem là một thực thể văn hóa yếu thế/bị tổn
thương trong thời kì đô thị hóa, toàn cầu hóa Đứng trước “cơn địa chấn” đất đai, tiền
bạc, quyền lực, nông thôn “oằn mình” chống đỡ để thích nghi và giữ gìn các giá trị Quá trình thâm nhập giữa truyền thống và hiện đại, quá khứ và hiện tại, cái tự nhiên và cái văn minh, giá trị nguồn cội và mất kí ức diễn ra mạnh mẽ trong lòng xã hội nông thôn Việt Nam, làm nảy sinh xung đột văn hóa
Ở Việt Nam, vấn đề xung đột văn hóa trước đây phần lớn được nhìn theo quan điểm
Marxist, luôn gắn với thực tiễn xã hội, đấu tranh giai cấp Với C.Marx, muốn tìm hiểu bản chất cái Đẹp phải khảo sát các bản chất xã hội của nó Mĩ học Marxist cho rằng, nghệ thuật xét đến cùng là sự phản ánh hiện thực khách quan, không phải là sự tự biểu hiện, sự hóa thân của thế giới tâm linh người nghệ sĩ Xung đột văn hóa như là đối tượng được mô phỏng/phản ánh để giúp nhận thức thực trạng xã hội, nó nằm trong sự định hướng, trong chiến lược của mô hình xã hội chủ nghĩa Và, mọi xung đột văn hóa
đều hướng đến cải tạo hiện thực Như đánh giá của Macxim Gorki trong Bàn về văn
học, xung đột lớn nhất được quan tâm là xung đột giai cấp, gắn với hai mảng hiện thực
lớn là “hiện thực của giai cấp chỉ huy, những giai cấp có quyền lực đang dùng mọi cách
để khẳng định cho kì được uy quyền của mình đối với con người” và “hiện thực của những người bị trị, những người bị khuất phục và đã cam tâm chịu khuất phục, là cuộc sống buồn tẻ trong lao động nặng nhọc không ngừng” Bên cạnh đó còn là xung đột về quan niệm cá nhân – tập thể, gắn với những diễn giải đầy ngợi ca về tính chất điển hình, và sự nhạo báng đối với tiếng nói cá nhân Quy về thời đại, tập thể, mĩ học Marxist khước từ cách lí giải mọi vấn đề của con người từ thế giới hỗn độn bên trong,
mà gắn với xã hội học, với vấn đề phương thức sản xuất Tiếng nói một giọng, hiện thực một chiều được đề cao trong cái nhìn bổ đôi, nhị phân Tình hình này đã diễn ra rất rõ trong văn học Việt Nam Nền văn học hướng tới tính đại chúng, tính tập thể đã gạt trừ mọi tiếng nói riêng tư Văn hóa thời đại đối lập với văn hóa cá nhân Cái nhìn sử thi chỉ lựa chọn kinh nghiệm của cộng đồng và những vấn đề lớn, mọi góc khuất và
Trang 8tầng vỉa kín đáo được đẩy ra bên lề, ngoại vi Xung đột văn hóa trong nghiên cứu hiện đại đã vượt lên những giới hạn đó Các tác giả hiện đại hướng đến tinh thần đối thoại
sâu sắc Văn hóa được xác định trong nội tại bản thân nó và trong sự va chạm, đụng độ
với những cái khác Bởi vậy, xung đột văn hóa có những mô thức biểu hiện phong phú,
dưới những diễn giải đa chiều, vừa là sự tương tác của đặc điểm văn hóa truyền thống vừa là những đụng độ văn hóa hiện đại, vừa là sự cọ xát trong văn hóa bản địa, vừa là
sự gây hấn/tiếp thu với các yếu tố ngoại lai, vừa là những trăn trở của số phận cá nhân khi va chạm với quan niệm của đám đông, của thời đại Nhìn nông thôn Việt Nam như
một thực thể văn hóa tự nó và thực thể tự nó – cái khác (nơi xuất hiện rõ nhất các mô
thức xung đột văn hóa – mà bản chất là nhu cầu đối thoại), sẽ nhận ra sự nỗ lực kiến giải các vấn đề về phận nữ, về chấn thương, về lịch sử, về thành thị
Thành tựu thực tế trong tiến trình văn học đã chứng minh đề tài nông thôn là một đề tài lớn, luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc Nhiều tác giả và tác phẩm ghi được dấu ấn lớn trong văn học Việt Nam, có thể kể đến một số tên tuổi ở mảng văn xuôi theo từng giai đoạn như: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bửu Mọc, Hồ Biểu Chánh (buổi giao thời 1900 – 1930), Kim Lân, Bùi Hiển, Trần Tiêu, Thạch Lam Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao (thời kì 1930 – 1945), Tô Hoài, Nguyễn Văn Bổng, Chu Văn, Nguyễn Khải (thời kì
1945 – 1975), Đào Vũ, Nguyễn Kiên, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu, Dương Hướng, Võ Văn Trực, Đoàn Lê, Ngô Ngọc Bội, Tạ Duy Anh,
Đỗ Minh Tuấn, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Ngọc Tư, … (giai đoạn từ sau 1975) Không chỉ ghi nhận về thành quả, nhìn vào sự vận động chủ đề và lối viết của văn xuôi, chúng ta nhận thấy sự dịch chuyển rất rõ từ khuynh hướng mô phỏng đến đối thoại, minh họa đến
chất vấn Tìm đến văn hóa nông thôn, các nhà văn bày tỏ khát vọng được nhận thức lại đời
sống văn hóa, khám phá tâm thức nguồn cội, đối thoại về bản sắc, truyền thống
Ý nghĩa của văn hóa không ngừng được cộng hưởng, tái sinh qua diễn biến, chuyển động, trượt nghĩa, lưu chuyển Văn hóa không tĩnh tại mà nó được xem là một mạng lưới giao cắt, chồng lấn, được nhìn ở tính thời điểm, và phụ thuộc vào các mối quan hệ khác nhau Điều này sẽ lí giải thỏa đáng các hiện tượng văn hóa ở từng thời kì lịch sử mang đặc
trưng và diện mạo riêng Chẳng hạn, Truyện Kiều của Nguyễn Du có cả sinh mệnh bình
dân và điển phạm Vấn đề cái tôi cá nhân, quyền tự do dân chủ đi từ cấm đoán đến tôn trọng; hoặc vấn đề nông thôn và thành thị, thiêng liêng và trần tục, phương Đông và phương Tây, thế hệ trước – thế hệ sau… cũng được nhìn nhận ở trạng thái xung đột hoặc giao thoa Tùy thuộc vào thời điểm, trong đó có sự quy chiếu của ý thức hệ, mà giá trị văn hóa, kiểu văn hóa được khẳng định hoặc bị phủ định Lựa chọn xung đột văn hóa giai đoạn
từ 1986 đến nay cho phép nhìn nhận văn hóa ở tính năng động, xác định sâu hơn sự cọ xát
cũ – mới, cái tự nhiên – cái văn minh, bản sắc – ngoại lai Đây cũng là giai đoạn có nhiều đổi mới trong tư duy tiểu thuyết, có sự tương tác đa chiều và mở rộng về không gian, nhịp
độ phát triển, có sự thông thoáng về tư tưởng, đường lối Từ sau 1986, đất nước chuyển
Trang 9biến về chính trị - xã hội, văn hóa – tư tưởng, làm phát sinh cuộc đụng độ mới của người nông dân, cả về vật chất và tinh thần, đời sống và tâm hồn Thực thể lịch sử - văn hóa Việt xuất hiện những biến đổi qua tác động của các dấu mốc phản ánh sự căng nở phạm vi, dịch chuyển tinh thần, trí tuệ: 1995 (Việt Nam gia nhập Asean), 1997 (phủ sóng mạng lưới internet), 2007 (Việt Nam gia nhập WTO) Bối cảnh toàn cầu hóa đã tác động đến văn hóa nông thôn làm thay đổi nhận thức không gian văn hóa, xuất hiện các hình thái văn hóa mới
và tạo nên một tâm thế khác của chủ thể văn hóa Các tác giả viết về nông thôn thực hiện chiến lược giao tiếp giữa chủ thể - đối tượng tham chiếu và người tiếp nhận trong một sinh quyển văn học đặc biệt Tập trung vào tiểu thuyết thuộc giai đoạn từ sau 1986, chúng ta sẽ
thấy sự xâm lấn, thay thế dần giá trị cũ bằng các giá trị mới trong xu hướng đô thị hóa,
toàn cầu hóa mạnh mẽ
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án hướng tới khẳng định sức sáng tạo trong lối viết của nhà văn, tính tham dự vào đời sống xã hội, văn hóa của tác phẩm văn học Thực hành kiến tạo văn hóa bằng kí hiệu hình tượng, kí hiệu không gian, cách tạo mã nghệ thuật,… đã chứng minh tính đối thoại đa chiều của tiểu thuyết và khả năng lí giải ở chiều sâu các vấn đề văn hóa
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, luận án xác định khái niệm xung đột văn hóa Luận án xem xung đột
văn hóa là một loại hình của xung đột
Thứ hai, luận án chú trọng phân tích sự thể hiện xung đột văn hóa trong văn học Luận án nhìn nhận xung đột văn hóa từ các hình thức diễn ngôn khác nhau, như là diễn ngôn chủ nghĩa dân tộc, diễn ngôn chấn thương, diễn ngôn phương thức sản xuất, diễn ngôn nữ quyền Tương ứng với mỗi hình thức diễn ngôn là các mô thức xung đột văn hóa Từ đây, luận án nhận thấy những xung đột cơ bản trong từng giai đoạn văn học nhất định (với sự chi phối của thiết chế văn hóa – chính trị - xã hội) Việc nghiên cứu xung đột văn hóa không xơ cứng, đông đặc, tĩnh tại trong giao tiếp một chiều như trước đây mà có sự lí giải ở chiều sâu các vấn đề ý thức hệ, điển phạm
Thứ ba, luận án tìm hiểu chủ thể diễn ngôn trong loại hình xung đột văn hóa: thấy được vị trí quan sát, điểm nhìn của nhà văn và sự chi phối của quyền lực, tri thức,
tư tưởng hệ đến sự lựa chọn điểm nhìn của nhà văn Từ đây, luận án phân tích sự chất
Trang 10vấn văn hóa qua các mô thức xung đột xã hội mà nhà văn kiến tạo trong tiểu thuyết viết về nông thôn
Thứ tư, luận án phân tích xung đột quan niệm giá trị như là nội dung cơ bản, cốt lõi của xung đột văn hóa Luận án dựa trên các mô thức giá trị văn hóa để phân tích khả năng kiến tạo của tiểu thuyết trên nhiều phương diện khác nhau như chủ đề, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, không gian – thời gian , trọng tâm là nhìn sự kiến tạo ấy trong tương quan cái cũ – cái mới; cái đã qua – cái đang/sẽ là Mặt khác, luận án phân tích những tác động từ quan hệ đồng đại (nhìn từ trục ngang, trong bối cảnh hiện tại)
và quan hệ lịch đại (sự vận động của lịch sử - xã hội) với quan hệ bảo lưu/biến đổi, điểm mạnh/thế yếu để nhận ra cơ sở tạo nên đặc điểm riêng trong cách kiến tạo văn hóa của tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu xung đột văn hóa nông thôn thông qua tình huống lịch sử -
xã hội, dựa trên ý thức hệ, trường tri thức thời đại và sự thực hành tạo nghĩa trong văn bản văn học
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn từ
1986 đến nay Dựa trên số văn bản lưu hành và sự thừa nhận về thành tựu của số đông
các nhà nghiên cứu, luận án tập trung nhiều hơn vào các tiểu thuyết viết về nông thôn
ở miền Bắc (xem Phụ lục) Một vài tiểu thuyết viết về nông thôn miền Nam hoặc đề cập đến đời sống miền núi được nói đến khi phân tích sự dịch chuyển không gian thành thị - nông thôn hoặc tìm hiểu xung đột Đông – Tây Các tiểu thuyết trước 1986 được sử dụng như những tư liệu đối sánh để nhấn mạnh thêm diện mạo riêng của tiểu thuyết sau 1986, đồng thời nhận ra sự thay đổi tính chất của xung đột văn hóa trong các tiểu thuyết ấy Bên cạnh đó, mảng truyện ngắn viết về nông thôn cũng được đề cập
phần nào với vai trò so sánh chủ đề, cách viết so với tiểu thuyết viết về nông thôn
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp liên ngành văn hóa học
Đây là phương pháp quan trọng xuyên suốt luận án Phương pháp này vận dụng kết hợp kiến thức của ngành nhân học làng xã, phân tâm học, triết học, ngôn ngữ học, tôn giáo để giải thích những mã văn hóa trong văn học Chẳng hạn như, lí giải tâm lí cộng đồng làng, ám ảnh giấc mơ, vô thức tập thể xuất hiện trong các tiểu thuyết viết
về nông thôn sau Đổi mới
4.2 Phương pháp kí hiệu học
Sử dụng phương pháp này, luận án xem xét kĩ các đơn vị ngôn ngữ trong chức năng tạo nghĩa đối lập Văn bản tiểu thuyết viết về nông thôn được tạo lập bằng mạng lưới kí hiệu đa tầng bậc Kí hiệu ngôn ngữ, kí hiệu hình tượng, kí hiệu không gian đều cho thấy tính quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống Phương pháp này
Trang 11giúp luận án nhận diện và phân loại kí hiệu (mô – típ), từ đó thấy được đặc điểm, tính chất và xu hướng vận động của hình tượng
4.3 Phương pháp xã hội học
Phân tích xung đột văn hóa dựa trên nền cảnh lịch sử - xã hội không thể không có phương pháp xã hội học Lí thuyết chức năng xã hội và cấu trúc xã hội cho phép tìm hiểu sự phân chia thế hệ, nhóm người, nguyên tắc hoạt động của các quan hệ xã hội Điều này soi chiếu sự khác nhau giữa mô hình nông thôn cũ – mới, truyền thống – hiện đại dưới sự tương tác của hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội
4.4 Phương pháp hệ thống
Luận án sử dụng phương pháp hệ thống để hệ thống hóa các tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn giai đoạn từ 1986 đến nay, xâu chuỗi và tìm ra hệ thống xung đột chính, mô- típ tiêu biểu, xu hướng dịch chuyển không gian và hình tượng nổi bật Đồng thời, luận án đặt tiểu thuyết viết về nông thôn từ sau 1986 vào hệ thống các tiểu thuyết viết
về nông thôn để nhận ra điểm tiếp nối – phát triển, đặt vào hệ thống thi pháp tiểu thuyết để nhận thức điểm mạnh của thể loại này trong việc kiến tạo văn hóa nông thôn thời kì mới
4.5 Phương pháp so sánh
Đề tài nông thôn là đề tài lớn, có sự phát triển khác nhau trong từng giai đoạn văn học Để làm rõ diện mạo tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay, luận án phải so sánh với giai đoạn trước 1986 để nhận ra sự kế thừa và phát huy; đồng thời, trong quá trình thực hiện, luận án có so sánh đề tài nông thôn trong các thể loại văn học khác nhau, trong các tác phẩm khác nhau để thấy những ưu trội của mỗi tác giả hoặc mỗi tác phẩm
4.6 Phương pháp loại hình
Bản chất của phương pháp loại hình là tìm hiểu cấu trúc bên trong của đối tượng và tìm ra quy luật phát triển của nó Phương pháp loại hình cho phép nhận diện tính cộng đồng về mặt loại hình, đồng thời nhận ra sự khu biệt, riêng khác của các mô hình lịch
sử, văn hóa, văn học Luận án sử dụng phương pháp này để tìm hiểu về đặc điểm tâm lí/cấu trúc/mô hình cái tự nhiên và cái văn minh, đặc thù mô thức xung đột ở từng giai đoạn lịch sử - xã hội; tìm hiểu, sắp xếp và phân tích các kiểu/loại xung đột văn hóa
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là luận án đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu xung đột văn hóa trong tiểu thuyết dưới góc nhìn liên ngành văn hóa học Luận án xem nông thôn là thực thể văn hóa yếu thế và diễn giải nó dưới các hình thức diễn ngôn
Luận án đã dựa trên các cách hiểu khác nhau về văn hóa để giới thuyết hợp lí, chú
ý hệ tọa độ, tính thời điểm và sự dịch chuyển của chủ thể văn hóa trong những không gian khác nhau Từ đây, có thể nhận ra những tương tác ngoại vi tại các ranh giới, các đường biên Cách nhìn như thế thuận tiện để thâm nhập vào không gian văn hóa, phân
Trang 12tích tính đối thoại văn hóa qua các vùng tiếp xúc, và cũng hợp lí để khai thác được những ranh giới nhận thức và cảm xúc của chủ thể văn hóa khi va chạm, đụng độ với các chủ thể khác Gắn với cách hiểu đó, khái niệm xung đột văn hóa được tạo lập để khái quát hóa các mô thức xung đột và sự vận động của mô thức xung đột Luận án góp phần bổ khuyết một vấn đề nghiên cứu quan trọng mà nhiều khi, do hoàn cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam, vấn đề ấy chưa được quan tâm đúng mức
Luận án cung cấp nhận thức về đời sống nông thôn ở những giai đoạn có sự chuyển đổi về mô hình xã hội và văn hóa Thực thể văn hóa nông thôn hiện ra với đầy những xáo trộn, biến động, cọ xát giữa cái cũ và cái mới, cái văn minh và cái tự nhiên, bản sắc và ngoại lai Tính đối thoại văn hóa của chủ thể biểu hiện rất rõ rệt ở góc nhìn này Luận án phân tích tiểu thuyết viết về nông thôn đương đại như là đối tượng văn hóa
- thẩm mĩ, khai thác và chứng minh khả năng kiến tạo văn hóa của văn học Bằng kĩ thuật viết đa dạng với cách tổ chức hình tượng, ngôn ngữ, không gian, điểm nhìn , các nhà văn đã lí giải sâu sắc quan niệm về cái đẹp, về điển phạm, về ý thức hệ Tập trung vào giai đoạn văn học từ sau 1986, luận án thấy được thế mạnh của tư duy tiểu thuyết sau Đổi mới và nỗ lực sáng tạo lối viết của nhà văn
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Kết quả của luận án cho thấy tính ưu việt của việc tiếp cận liên ngành trong nghiên
cứu khoa học xã hội và nhân văn Việc đề xuất khái niệm xung đột văn hóa, tìm hiểu
cách tiếp cận xung đột văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam cung cấp tri thức văn hóa, văn học hữu ích, góp phần bổ khuyết các vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh hiện đại Đồng thời, tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới được đánh giá sâu sắc hơn, làm hoàn chỉnh hơn cách nhìn về mảng đề tài hoặc giai đoạn văn học sử
Về mặt thực tiễn, luận án góp phần nhận thức sâu sắc hơn về đời sống xã hội, văn hóa nông thôn thời kì hội nhập Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai
có nhu cầu tìm hiểu mảng văn học Việt Nam sau Đổi mới
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc
thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu xung đột văn hóa
Chương 2: Xung đột văn hóa và sự thể hiện xung đột văn hóa trong văn học Chương 3: Chủ thể diễn ngôn và sự đối thoại văn hóa qua các mô thức xung đột
xã hội
Chương 4: Xung đột văn hóa nhìn từ bình diện giá trị
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU XUNG ĐỘT VĂN HÓA
1.1 Khái niệm văn hóa và xung đột văn hóa
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Từ trước đến nay, hầu như khái niệm văn hóa được nhìn nhận ở dạng tương đối
ổn định, có cấu trúc vững bền, biểu hiện thành những hoạt động quen thuộc, những nếp nghĩ sâu bền của cộng đồng người trong cuộc sống, ví dụ: quan niệm của E.B Tylor
(năm 1871) trong công trình Primitive Culture (Văn hóa nguyên thủy, của L Whitte (năm 1949) trong The Science of Culture (Khoa học về văn hóa) Theo Raymond
Williams, khái niệm văn hóa mang tính “nhân học”, tập trung vào ý nghĩa thường ngày (như giá trị - những mô hình lí tưởng trừu tượng, chuẩn mực – những quy định rõ ràng): “một nền văn hóa luôn có hai khía cạnh: một là những ý nghĩa và chiều hướng được biết đến, những cái mà các thành viên của nó được dạy dỗ; hai là, những quan sát
và ý nghĩa mới, những cái được đưa ra và được kiểm tra Đây là những quá trình thông thường của các xã hội con người và trí tuệ con người, và thông qua chúng, chúng ta nhìn thấy bản chất của văn hóa: rằng văn hóa vừa có ý nghĩa phổ biến bình thường nhất
và lại có những ý nghĩa cá nhân tốt đẹp nhất.” [11].Hội nghị quốc tế UNESSCO năm
1982 ở Mexico cũng thống nhất: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.” [248]
Tuy nhiên, văn hóa không bao giờ đứng yên, xu hướng bảo tồn của nó không đồng nghĩa với tính cố thủ Muốn phát triển văn hóa, cách tốt nhất là phải căng nở, lan rộng để hấp thu những yếu tố mới Đó là vấn đề quy luật đối với sự sống của một nền văn hóa, mà vẫn được các nhà nghiên cứu gọi là “quá trình tiếp biến văn hóa” Các điểm tiếp biến bao giờ cũng tồn tại hiện tượng giao thoa Điều này không chỉ thể hiện trong thực tiễn văn hóa sinh động mà còn thể hiện trong nỗ lực kiến tạo văn hóa của chủ thể diễn ngôn văn học M.Bakhtin hình dung sự tiếp biến văn hóa hay vận động văn hóa là quá trình “ngoại vi hóa trung tâm” Bản sắc văn hóa được xác định không chỉ trên đặc điểm “nó đã là”, mà còn ở đặc điểm “nó đang/sẽ là” trong thế vận động đa chiều Khi đó, nghiên cứu văn hóa không chỉ là nhìn sâu vào đặc trưng vốn có, mà còn phải nhìn kĩ ở những đường biên, những ranh giới mà tại đó, luôn có nguy cơ xâm lấn của các hoạt động văn hóa, các giá trị văn hóa “Lĩnh vực văn hóa không có nội địa, bởi
vì toàn bộ nó nằm trên đường biên, các đường biên ngang dọc chồng chéo giao cắt nhau, nằm ở khắp nơi, xuyên thấm vào từng yếu tố của văn hóa Mỗi hành động văn hóa đều chỉ tỏ ra có sức sống đầy đủ ở trên đường biên, bởi vì ở đây hành động văn hóa mới tỏ ra tính nghiêm túc và tính quan trọng, xa rời vùng biên thì nó đánh mất vùng đất
Trang 14sinh tồn của mình, sẽ biến thành sự kiêu kì, trống rỗng, bị thoái hóa và đi đến tiêu vong ” [199, tr.328].
IU.Loman cũng cho rằng, ngay cả khi ranh giới trong không gian văn hóa được hiểu theo nghĩa cơ bản của nó, thì “nó cũng chỉ giữ ý nghĩa của một cơ chế đệm chuyển đổi thông tin, một bộ phận phiên dịch độc đáo” “Khi kí hiệu quyển được đồng nhất với một không gian “văn hóa” đã thuần phác, còn thế giới bên ngoài trong tương quan với
nó lại được đồng nhất với vương quốc của những hiện tượng tự phát hỗn độn, rối loạn, thì sự phân bố không gian của các tổ chức kí hiệu học trong hàng loạt trường hợp sẽ có dạng như sau: các nhân vật nhờ có tài năng đặc biệt (như phù thủy) hoặc một loại nghề nghiệp (thợ rèn, phó cối, đao phủ) sẽ thuộc về hai thế giới và tựa như là những thông dịch viên, sống ở vùng lãnh thổ ngoại vi, vùng giáp ranh của không gian văn hóa và không gian huyền thoại, trong khi đó, tọa lạc ở trung tâm bao giờ cũng là chốn linh thiêng của các đấng thánh thần “văn hóa” tổ chức ra thế giới.” [147, tr.94]
Ở Việt Nam, trong nghiên cứu hiện đại, văn hóa cũng được nhìn nhận ở tính năng động như thế Trần Nho Thìn đã chọn ba thành tố căn bản khi nghiên cứu về văn
hóa, đó là biểu tượng, nghĩa và giá trị Theo ông, biểu tượng là một tự sự về văn hóa
Nó rất linh hoạt và sinh động: “trong cách quan niệm hiện đại không đơn thuần dừng lại ở việc giải mã ý nghĩa của các biểu tượng mà là nghiên cứu đời sống của các biểu tượng này trong các quan hệ xã hội Và khi đó, “văn hóa bắt đầu được giải thích không phải như là tổng số các mô hình hành vi (các phong tục, tập tục, truyền thống) mà như một tập hợp các cơ chế kiểm soát hành vi (các kế hoạch, hướng dẫn, quy tắc, chỉ đạo).” [218, tr.28].Biểu tượng tham gia điều tiết các quan hệ xã hội, cho nên, nghiên cứu biểu tượng không phải là giải mã ý nghĩa ban đầu của nó, mà là “nỗ lực theo dõi đời sống của kí hiệu này trong môi trường của các quan hệ xã hội”; không phải là khám phá kho lưu giữ các nghĩa mà là lí giải “sức mạnh tham dự vào những thay đổi của trường xã hội” Như vậy, có thể giới thuyết một cái nhìn về văn hóa năng động hơn trong bối
cảnh sự tương tác văn hóa diễn ra với tốc độ nhanh và đa chiều Đó là: văn hóa vừa là
tổng thể các sinh hoạt xã hội và các hoạt động thuộc chiều sâu tinh thần được thể hiện thành những mô thức nhất định mang bản sắc của cộng đồng người, vừa là những tương tác ngoại vi tại các đường biên; văn hóa vừa có tính ổn định vừa có sự biến đổi qua các giai đoạn phát triển của khách thể và chủ thể
1.1.2 Khái niệm xung đột văn hóa
Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã định nghĩa xung đột như sau: “Xung đột
(conflict): Hệ quả của những căng thẳng đối lập ở bên trong cũng như bên ngoài, có thể đạt tới độ nguy kịch, xung đột biểu trưng khả năng chuyển từ cực đối lập này sang cực đối lập khác, đảo lộn khuynh hướng về phía tốt hay xấu: độc lập – nô lệ, đau khổ - vui sướng, đau ốm – khỏe mạnh, chiến tranh – hòa bình, định kiến – sáng suốt, trả thù – tha thứ, phân liệt – hòa giải, ức chế - phấn chấn, tội lỗi – trong trắng, Xung đột là hình
Trang 15ảnh của hiện thực, đồng thời của sự bất ổn định tinh thần do hoàn cảnh hoặc cá nhân gây nên, cũng như của sự giải cố kết cá nhân hoặc tập thể.” [37, tr.1027]
Với góc nhìn xã hội học, xung đột xã hội và xung đột văn hóa hầu như được hiểu giống nhau, đó là “tình huống hoặc quá trình xã hội, trong đó tồn tại mâu thuẫn về lợi ích của cá nhân với một nhóm xã hội, giữa các nhóm xã hội với xã hội nói chung, thể hiện bằng sự bất đồng, tranh chấp do khác nhau về nhận thức, thái độ, nhu cầu, giá trị, mối quan tâm về nguồn lực tài nguyên – xã hội, và đôi khi thể hiện bằng hình thức
đụng độ vũ trang.” [72, tr.890] Mĩ học nhìn nhận xung đột là một nhân tố tích cực
thúc đẩy sự cải tiến sáng tạo Đó là những tranh luận, mâu thuẫn về tiêu chuẩn giá trị,
về cách nhìn cuộc sống và con người Từ góc nhìn mĩ học, xung đột văn hóa biểu hiện dưới dạng xung đột cách nhìn, quan niệm, nhằm hướng tới những chuẩn mực thẩm mĩ mới phù hợp hơn và nhân văn hơn Phương diện này cũng được nhà nghiên cứu Trần
Nho Thìn nhắc tới trong công trình Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn
hóa, khi ông cho rằng, nghiên cứu xung đột văn hóa chủ yếu ở Xung đột trong cách nhìn thế giới/cách kiến tạo mô hình thế giới và Xung đột trong cách nhìn/cách kiến tạo
mô hình con người
Khi đưa ra khái niệm xung đột văn hóa, các nhà nghiên cứu cũng thấy mối quan
hệ giữa văn hóa và xã hội Từ điển bách khoa văn hóa học có viết: “Xung đột văn hóa
(conflits culturels) (cách phiên âm tiếng Latinh, theo sách chú thích) là những hình thức và phương tiện tác động lẫn nhau trong xã hội, trong đó có sự chống lại, không muốn và không biết cách hiểu được của một bên đối với những nhu cầu và khả năng của bên đối lập; tình trạng nổi nóng dẫn đến thù địch, thậm chí hận thù, gây khó khăn lớn cho mối quan hệ giữa hai bên Xung đột phát sinh trong mọi lĩnh vực của văn hóa, mọi khu vực của sinh hoạt xã hội, không chừa một lĩnh vực hoặc khu vực nào.” [183, tr.636] Trương Lập Văn đã khái quát thành 5 dạng thức xung đột mà nhân loại thế kỉ
XX phải đối mặt khi tìm hiểu ý thức Đông Á trong chuyển đổi mô hình hiện đại, đó là: xung đột giữa con người với tự nhiên, xung đột giữa con người với xã hội, xung đột giữa con người với con người, xung đột tâm linh của con người, xung đột giữa các nền văn minh Trong quá trình phân tích, diễn giải, nhà nghiên cứu kết hợp cấu trúc xã hội với nền tảng văn hóa mang tính bản sắc để hiểu về sự vận động của văn hóa Á Đông, nhất là Trung Quốc trong bối cảnh mới Theo ông, sự song hành góc nhìn xung đột xã hội và xung đột văn hóa là cần thiết để lí giải các hiện tượng văn hóa, đi tới khẳng định sự cần thiết của triết học trong hóa giải xung đột
Bên cạnh đó, giá trị văn hóa được các nhà nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh
Theo Trương Lập Văn, “giá trị là khái niệm của quan hệ, là chỉ quan hệ đặc biệt (khẳng định và phủ định, xung đột và dung hợp) giữa nhu cầu của khách thể (tự nhiên,
xã hội, người khác và tác dụng, biến hóa của hình thái ý thức của hình thức khách thể nào đó) và nhu cầu của chủ thể.” [254, tr.47] Đoàn Văn Chúc khi nghiên cứu về xã
Trang 16hội học văn hóa cũng nhìn nhận giá trị như một đặc điểm cơ bản và cốt lõi nhất, thể
hiện sâu đậm nhất tính chất văn hóa của con người: “giá trị là cái khả ao ước trong
đời sống của một cộng đồng xã hội, một nhóm hay một cá nhân Nói cách khác, người
ta nhìn thấy ở các giá trị những “quan niệm thầm kín hoặc bộc lộ về cái ao ước, riêng của một cá nhân hay của một nhóm, những quan niệm ấy chi phối sự lựa chọn trong các phương thức, các phương tiện và các mục đích khả thể của hành động.” [41, tr.147].Gắn với khái niệm giá trị là khái niệm chuẩn mực (phép tắc hay quy phạm phải theo trong ứng xử), tiêu chuẩn (những dấu hiệu khả quan sát, khả đo lường, được lấy làm nguyên tắc để căn cứ vào đó mà phán xét, thẩm định giá trị của một sự vật) Đoàn Văn Chúc chia thành các loại hạng giá trị, bao gồm giá trị thuộc trật tự tự nhiên (những phẩm chất thuộc phần vật chất con người), giá trị thuộc trật tự kinh tế, giá trị thuộc trật tự tâm linh (là sản phẩm của một vũ trụ quan và một nhân sinh quan nào đó (tín ngưỡng, tôn giáo, học thuyết) Nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến khái niệm “giá trị thuộc trật tự đạo đức” và “giá trị thuộc trật tự thẩm mĩ” Giá trị thuộc trật tự đạo đức là những chuẩn mực trong ứng xử giữa các vai trò trong xã hội Giá trị thuộc trật tự thẩm
mĩ là những rung cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên và của nghệ thuật Cũng theo nhà nghiên cứu, hệ thống văn hóa có tính cởi mở, “như hiện tượng đồng tồn so le ta từng được chứng kiến trong lịch sử mỗi khi có sự “cấy văn hóa”, hẳn cho thấy quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống là quan hệ tổ hợp, không phải quan hệ loại trừ, do vậy các yếu tố cổ truyền bản địa với hiện tại du nhập có thể đi bên nhau mà không bài xích nhau, không phải mãi mãi nhưng cũng có thể trong một thời đoạn không ngắn ngủi
Trong Hệ giá trị Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai,
Trần Ngọc Thêm cũng cho rằng: “Hệ giá trị là toàn bộ các giá trị của một khách thể trong một bối cảnh không gian – thời gian xác định cùng với mạng lưới các mối quan
hệ của chúng.” [tr.51 Giá trị văn hóa phân biệt với giá trị tự nhiên bởi tính nhân sinh cao và phân biệt với giá trị văn minh bởi có tính lịch sử Giá trị văn hóa gồm hai bộ phận là các giá trị con người (trực tiếp thuộc về con người), và các giá trị gián tiếp có liên quan đến con người Giá trị con người gồm có giá trị cá nhân (giá trị thể chất, giá trị tinh thần, giá trị hoạt động) và giá trị xã hội (gồm giá trị nhận thức, giá trị tổ chức, giá trị ứng xử) Hệ giá trị văn hóa chứa đựng trong mình hệ tính cách văn hóa và bản
sắc văn hóa (tính cách văn hóa – tính cách dân tộc – mở rộng ra là tính cách tập thể, là
hệ thống các đặc điểm tinh thần tương đối bền vững thuộc về con người của một cộng đồng người (chủ thể) trong điều kiện không gian và thời gian sinh tồn cụ thể của họ)
Như vậy, điểm khả dụng nhất để hiểu sâu khái niệm xung đột văn hóa, phân tách xung đột văn hóa so với xung đột kinh tế, chính trị, xã hội chính là hệ giá trị của văn hóa Có thể phân xuất một số bình diện của xung đột kinh tế, chính trị và xung đột văn hóa như sau: xung đột kinh tế, chính trị gồm: xung đột giữa các phe nhóm - giai
cấp; xung đột nhóm – quốc gia; xung đột về thể chế, xung đột quyền lợi khai thác và
Trang 17thụ hưởng tài nguyên, lãnh thổ,… Xung đột văn hóa gồm: xung đột thế giới quan, niềm tin; xung đột sắc tộc và tôn giáo; xung đột lối sống; xung đột tư tưởng bảo thủ - cấp tiến; xung đột giá trị thật – giả; thiêng – tục; thiện – ác Xung đột kinh tế, chính trị thường thể hiện sinh động trong các hoạt động vật chất cụ thể, gắn liền với lợi ích Xung đột giá trị thường ẩn chìm hơn, gắn với vấn đề bản sắc, trình độ văn minh, tính quan niệm, phẩm cách và thể diện Xung đột văn hóa không thể đồng nhất với xung đột xã hội nhưng chúng có những điểm giao thoa Bởi vì, các giá trị được định hình, suy cho cùng chỉ nảy sinh được thông qua sự tương tác xã hội Con người chỉ cấu tạo nên giá trị của nó trong các mối quan hệ, không thể nào tuyệt đối trong giới hạn của bản thân nó Có điều, xung đột xã hội là loại hình xung đột có tính bao quát hơn - diễn
ra ở nhiều phạm vi như cá nhân, gia đình, quốc gia, xuyên quốc gia và có tính đa dạng
về cấp độ Một số mô thức trong xung đột xã hội chỉ trở thành xung đột văn hóa khi nó
được đẩy đến mức tranh luận về giá trị, quan niệm sống Xung đột văn hóa là sự đụng
độ của những cách kiến giải mang tính thẩm mĩ, là sự mâu thuẫn giữa các cách nhìn
về vấn đề của văn hóa Thậm chí, hẹp hơn và sâu hơn, đó là xung đột, mâu thuẫn bên trong con người với những giá trị sống mà chính con người đang loay hoay lựa chọn
Nhấn mạnh lại, xung đột văn hóa diễn ra khi có sự va chạm giữa những quan niệm về giá trị, và thường xảy ra ở phần giáp ranh, nơi diễn ra sự dịch chuyển không gian văn hóa một cách hiển lộ hoặc âm thầm Chuyển dịch không gian này, hiểu ở quy mô lớn
là sự mở rộng phạm vi dân tộc đến toàn cầu, phương Đông và phương Tây Nhìn ở diện rộng, thế giới càng theo trật tự phẳng, tính dân chủ càng nới rộng thì sự song tồn
và chất vấn giữa các quan điểm, các giá trị càng trở nên sinh động S.Huntington nhìn thấy sự dịch chuyển thế cân bằng của các nền văn minh, trong đó đáng chú ý sức mạnh trỗi dậy của văn hóa bản địa làm phá vỡ cách nhìn phương Tây là trung tâm Khi nền kinh tế Xô-viết trì trệ và không còn đủ sức duy trì sức mạnh quân sự, những giá trị và thể chế phương Tây đã cuốn hút người dân của các nền văn hóa khác Phương Tây tạo
ra lực hướng tâm mạnh mẽ với sự thể hiện sức mạnh vượt trội trong cuộc đua công nghệ hiện đại và tiềm lực quân sự, chính trị Tuy nhiên, sức mạnh ấy chỉ duy trì trong khoảng những năm đầu thế kỉ XX và sau đó suy giảm dần Phương Tây nhanh chóng phải đối đầu với tình hình thực tế nội bộ Trong khi đó, nền văn minh Đông Á ngày càng mạnh lên, họ vừa chú trọng hiện đại hóa vừa bày tỏ sự tự tin vào nền văn hóa đậm bản sắc của dân tộc mình Cán cân Đông – Tây thay đổi, xu hướng toàn cầu hóa
đã xác định lại mối quan hệ trung tâm – ngoại vi Điều này tạo ra động lực lớn để khẳng định văn hóa dân tộc như một sức mạnh trên con đường hội nhập Sức mạnh ấy bắt nguồn từ những sinh hoạt văn hóa gần gũi nhất, mà ở Việt Nam, để rõ được nó, nhất thiết phải nhìn vào không gian văn hóa nông thôn mang đậm tính chất vùng văn hóa Những xung đột văn hóa được phản ánh, không gì khác, đó là cách thể hiện sự kháng cự hoặc thích nghi, sự bảo tồn hoặc biến đổi các giá trị truyền thống Mặt khác,
Trang 18sự gia tăng tốc độ phát triển kinh tế, hệ thống internet phủ sóng toàn cầu và nhu cầu nhân công lao động đồng thời tạo nên tâm lí bất an và hoang mang đối với những người dân di cư Họ cần “một dòng chảy mới về bản sắc, một hình thức cộng đồng mới ổn định, và những quy ước mới về đạo đức để giúp họ tìm được ý nghĩa và mục đích.” [103, tr.139] Đó là lí do dẫn tới những cách viết “tầm căn”, “tìm nguồn” để kháng cự lại nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ Cách con người nhận thức lại về cái tự nhiên trong sinh thái cũng là một trong những biểu hiện của nỗi bất an đô thị hóa Quả thực, nếu xét diễn trình văn hóa mà không nhìn sâu vào những xung đột, mâu thuẫn, sẽ không thể nhận ra những chuyển động tất yếu để làm phong phú và giàu có hơn văn hóa quốc gia Như M.Bakhtin đã chỉ ra, ở tại các đường biên, khi có sự va đập, xâm lấn giữa các giá trị, đời sống văn hóa mới thể hiện sống động nhất Phần ngoại vi văn hóa tham gia tích cực vào việc điều chỉnh và thiết lập trung tâm văn hóa Nhìn ở những mô thức xung đột văn hóa chính là thừa nhận sức mạnh tấn công của các yếu tố mới mẻ hoặc khác biệt Văn hóa phải là những yếu tố ổn định, và cả những yếu tố bên
lề có tác dụng điều chỉnh sự phát triển của văn hóa chính thống
Và, cũng như hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa, mà chung hơn cả là định nghĩa văn hóa của UNESSCO, S.Huntington cũng nhận ra khả năng ổn định, hòa bình
của các nền văn minh khi đã trải qua những va đập, đụng độ Xung đột không phải là
trạng thái căn bản và vĩnh viễn, mà chủ yếu, nó diễn ra trong quá trình hiện đại hóa, biểu hiện cụ thể qua những giai đoạn phát triển thực tế Hòa bình vẫn là trạng thái sau cùng mà thế giới và mỗi quốc gia hướng tới, hiểu theo nghĩa ổn định chính trị và sâu sắc hơn đó là sự phát triển bền vững theo hướng giao lưu hợp tác Cũng vì vậy,
Trương Lập Văn nhận định: “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ dung hợp hài hòa xung đột, là thế
kỉ đa nguyên, đa cực, đa trung tâm thẩm thấu và bổ trợ lẫn nhau của văn hóa thế giới
Sự hình thành và phát triển của kinh tế các vùng, các khu vực đã mở ra không gian và nền tảng cho sự sinh tồn, thẩm thấu, bổ trợ lẫn nhau, dung hợp hài hòa xung đột cho các trung tâm văn hóa và đa nguyên văn hóa.” [254, tr.19] Từ những luận giải trên, có
thể hiểu khái niệm xung đột văn hóa như sau: Xung đột văn hóa là một loại hình xung
đột, được thể hiện thành các mô thức xung đột giá trị mà qua đó, cho thấy những động hình văn hóa và dự báo lược đồ giá trị trong điều kiện phát triển mới
Nhìn văn hóa ở những mô thức xung đột, sẽ thấy văn hóa giống như một quyền
lực mềm dẻo chi phối sự phát triển của xã hội Đó là thứ quyền lực không đo lường,
định lượng được nhưng rất quyết liệt, dai dẳng và rốt ráo Bản chất của xã hội và văn hóa, sự định hình chỉnh thể nền văn hóa, suy cho cùng phải từ những xung đột như thế
Đó là điều thú vị, nhưng cũng là khó khăn khi tiếp cận xung đột văn hóa
1.2 Tiếp cận xung đột văn hóa trên thế giới
Trên thế giới, vấn đề xung đột được các nhà xã hội học quan tâm từ rất sớm Các
nhà nghiên cứu này xem xung đột như là một thuyết (Theory of conflict) Khi ấy, xung
Trang 19đột được xem xét từ khái niệm, nguyên nhân đến tiến trình, kết quả Trong đó, người
ta nhấn mạnh trạng thái mâu thuẫn, đụng độ giai cấp, thể chế nhà nước Lí luận của chủ nghĩa Marx phát triển quan niệm xung đột xã hội thành đấu tranh giai cấp (giữa chủ sở hữu tư liệu sản xuất với những người ngoài; giữa những nhà tư bản với giai cấp
vô sản) Marx cho rằng, việc tổ chức phương thức sản xuất không chỉ đơn giản là vấn đề điều phối các hiện vật, thay vào đó, một cách cố hữu, nó gắn với những mối quan hệ giữa con người Những mối quan hệ này bên cạnh tính xã hội còn là vấn đề quyền lực và xung đột Với chủ nghĩa Marx, lịch sử không phải là một quá trình tiến hóa êm ả, mà được đánh dấu bằng những gián đoạn và ngắt quãng quan trọng của phương thức sản xuất Mỗi phương thức sản xuất sẽ bị thay thế bởi một phương thức sản xuất khác khi những điều kiện bên trong, đặc biệt là những điều kiện của xung đột giai cấp, dẫn tới sự
biến đổi và thay thế nó Xung đột xã hội được nhìn như một quy luật phát triển, song hành cùng đồng thuận xã hội để tạo nên sự tiến bộ của mỗi quốc gia và toàn nhân loại
Đáng chú ý khi đề cập đến xã hội nông thôn là học thuyết tiến hóa của Tonnies [72, tr.739] Theo ông, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của phân tích xã hội học
là xác định được vai trò của môi trường trong quan hệ nhân quả của một nền văn hóa Chính học thuyết tiến hóa của Tonnies về sự biến chuyển từ phương thức sống cộng đồng sang phương thức sống xã hội dưới ảnh hưởng của đô thị công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của xã hội nông thôn Dạng kinh tế, dạng thống trị và hệ thống giá trị đặc thù đã tạo ra nét riêng biệt về văn hóa nông thôn Nhắc đến những xung đột trong xã hội, người ta chú trọng nhiều đến sự thay đổi không gian nông thôn,
sự biến chuyển văn hóa và sự hình thành nét mới trong tâm lí, tính cách Có thể hình dung thuyết xung đột xã hội đề cập đến những hiện tượng bề nổi, có tính vật chất trên
cơ sở tìm hiểu tương quan lực lượng xã hội Như vậy, ban đầu, xung đột văn hóa được xem là một biểu hiện trong xung đột xã hội, là một chiều cạnh trong quá trình phát triển của lịch sử Có nghĩa là, xung đột văn hóa như một hệ quả kéo theo của xung đột
về phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất Xung đột văn hóa thuộc lĩnh vực của cấu trúc thượng tầng, bị chi phối mạnh mẽ bởi cơ sở hạ tầng
Đến khoảng giữa thế kỉ XX, xung đột văn hóa lại trở thành vấn đề trung tâm Samuel Hungtington khẳng định rằng: “Nguồn gốc cơ bản của các xung đột trên thế giới này sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa Các ranh giới quan trọng nhất chia rẽ loài người và nguồn gốc bao trùm các xung đột sẽ là văn hóa Nhà nước dân tộc vẫn là nhân vật chủ yếu trên sân khấu thế giới, nhưng các xung đột cơ bản nhất của chính trị toàn cầu sẽ diễn ra giữa các dân tộc và các nhóm người thuộc những nền văn minh khác nhau Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới Ranh giới giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến tương lai.” [103] S.Huntington nhấn mạnh thêm: “Văn minh là một thực thể văn hóa nào đấy Làng xóm, khu vực, nhóm sắc tộc, dân tộc, cộng đồng tôn giáo, tất cả đều mang sắc thái văn
Trang 20hóa đặc thù của mình, phản ánh những mức độ khác nhau của tính không đồng nhất về văn hóa Chúng ta có thể xác định văn minh là một cộng đồng văn hóa cao nhất, là trình độ cao nhất của tính đồng nhất văn hóa của con người” Ông đã dựa vào nhiều cơ
sở để khẳng định tính tất yếu xảy ra sự đụng độ giữa các nền văn minh, đáng chú ý là:
sự khác biệt giữa các nền văn minh, thế giới đang trở nên bé đi, những quá trình hiện đại hóa kinh tế và biến đổi xã hội trên toàn thế giới đang phá vỡ tính đồng nhất truyền thống của con người nơi địa bàn cư trú Huntington nhận ra các đặc tính và khác biệt văn hóa ít thay đổi hơn so với các đặc tính và khác biệt về kinh tế và chính trị, và do
vậy, việc giải quyết và đưa chúng tới thỏa hiệp cũng phức tạp hơn Trong đụng độ giữa các nền văn minh, câu hỏi đặt ra theo cách khác, không phải là “Anh theo phe phái nào”, mà “Anh là ai?” Học giả người Trung Quốc, ông Guo Jiemin cho rằng: “Cái gọi
là đụng độ văn hóa, nói khái quát, là chỉ sự đối lập, gạt bỏ, phủ định lẫn nhau giữa các nền văn hóa khác nhau, thực chất là sự đụng độ giữa các đặc tính khác nhau của loài người” Bởi vì khái niệm văn hóa rất rộng, không chỉ là vấn đề vật chất mà còn là vấn
đề tinh thần, cho nên xung đột văn hóa cũng rất phong phú “Chẳng hạn, từ giác độ địa
lí, chúng ta có xung đột văn hóa phương Đông và phương Tây; từ giác độ lịch sử, có xung đột văn hóa truyền thống và hiện đại; từ giác độ quốc gia, có xung đột văn hóa ngoại lai và văn hóa bản địa; từ giác độ phát triển xã hội có xung đột văn hóa nông nghiệp và văn hóa công nghiệp.” [260]
Vậy, hệ thống trật tự với vai trò của thể chế, nhà nước đang nhường chỗ dần cho những cuộc đụng độ về văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa Nhân loại đang phấn đấu bước qua giai đoạn đấu tranh bằng vũ khí, bằng súng ống mà chuyển sang đấu tranh về văn hóa Thách thức đặt ra cho mỗi quốc gia là vấn đề bản sắc và hòa nhập, vấn đề ứng xử với môi trường tự nhiên, với quyền con người Thomas Fridman nhìn thế giới
ở mô hình “phẳng”, tức là sự phá vỡ trật tự trên dưới, mạnh yếu theo tinh thần bá quyền chính trị để xác lập những quan hệ mới dựa vào đặc điểm văn hóa quốc gia Ông đã dùng những từ ngữ rất ngắn gọn để mô tả thế giới, đó là “nóng, phẳng, chật”
Đồng thuận với cách nhìn của Thomas Fridman, Alvin Toffler trong Làn sóng thứ ba
đã bàn về nền văn minh hậu công nghiệp với sự tăng trưởng chóng mặt về kinh tế, sự
di chuyển dân cư sang các vùng miền khác nhau tạo nên tính phức tạp văn hóa, đỏi hỏi
cả người đến và nơi tiếp nhận phải có những chiến lược văn hóa phù hợp để kháng cự lại những hụt hẫng, đứt gãy khi dịch chuyển không gian văn hóa Trong một cuốn sách
khác có tên Cú sốc tương lai (Future Shock), Alvin Toffler nhận định rằng, chúng ta
đang trong thời đại cắt đứt với quá khứ mà phạm vi của nó lan rộng vô cùng Dòng thay đổi nhanh đến mức chúng ta phóng thích một lực lượng xã hội hoàn toàn mới, ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta về thời gian, tới “cách chúng ta cảm thấy thế giới của chúng ta, phân biệt với những người trong quá khứ đã cảm” Sự gia tăng này nằm sau tính không vĩnh viễn – tính nhất thời – thâm nhập và nhuộm màu nhận thức
Trang 21của chúng ta, ảnh hưởng một cách cơ bản “cái cách chúng ta quan hệ với những người khác, quan hệ với sự vật, quan hệ với toàn bộ tư tưởng, nghệ thuật và giá trị” Emily Talen lại quan tâm đến vấn đề cấu trúc đô thị và chiến lược phát triển của Mĩ Trong
cuốn New Urbanism and American Planning: The Conflict of Cultures (Chủ nghĩa đô
thị mới và chiến lược của người Mỹ: Xung đột giữa các nền văn hóa), Emily Talen đề
cập đến bộ khung văn hóa đô thị, phân tích sự gia tăng của lợi nhuận thị trường, chiến lược phát triển công chúng và giải quyết khuynh hướng địa phương Cách nhìn của
Emily nghiêng về góc độ xã hội học nhưng đã hé mở một chiều cạnh xung đột rất
đáng quan tâm là đô thị và địa phương, sự tác động của đô thị hóa đến xã hội hiện đại làm thay đổi công chúng và nông thôn
Thực sự, xung đột văn hóa không đơn giản là một chiều cạnh, một hệ quả của xung đột xã hội mà trở thành vấn đề trung tâm của mọi xung đột Nghiên cứu xung đột văn hóa không dừng lại ở việc mô tả nó như một kinh nghiệm đấu tranh xã hội mà cần tìm hiểu bản chất của vấn đề ở một quy mô rộng và cốt lõi hơn Đó là toàn bộ những dịch chuyển về không gian, những thay đổi về lối sống, những va chạm về hệ giá trị Và, không thể chỉ dùng những phương pháp suy luận thực tiễn và lí trí để phân tích xung đột văn hóa mà, rất cần thao tác liên ngành nhân học văn hóa, xã hội học, tâm lí học,
ngôn ngữ học Cũng có nghĩa là, nghiên cứu xung đột văn hóa không chỉ tập trung vào
các thực hành văn hóa trong đời sống thực tiễn, mà còn phải thấy được cả những va chạm ở chiều sâu, trong thế giới vô thức và tâm linh của con người
Đến đây, việc vận dụng quan điểm của S.Freud (về vô thức cá nhân) và quan điểm của K.G.Jung (về vô thức tập thể) là rất cần thiết Với Freud, cội nguồn vô thức (“nó”) mới chính là yếu tố thống trị con người Cái Tôi của chúng ta cố gắng sống sót trong thế giới tự nhiên và xã hội, luôn xung đột với sức mạnh điên rồ của “nó” Nếu cái Tôi tuân theo nguyên tắc thực tế, thì “nó” tuân theo nguyên tắc thỏa mãn Văn hóa đã chế ngự “nó” bằng phương pháp thăng hoa – không phải thăng hoa theo chức năng sinh học, mà thăng hoa phục vụ mục đích của trí tuệ và văn hóa Như thế, những đòi hỏi xã hội đặt ra với văn hóa mâu thuẫn với những say mê sơ khai của con người Trong những điều kiện hoàn cảnh xã hội tạo áp lực lớn cho con người dẫn tới những bất an,
đổ vỡ, thì mong muốn tìm tới khát vọng sơ khai càng thể hiện rõ hơn bao giờ hết K.G.Jung lại đề cao vô thức tập thể - tức là dạng kinh nghiệm tâm lí tập thể cổ xưa âm thầm tổ chức đời sống của chúng ta Dạng sơ khai nhất của vô thức tập thể là những huyền thoại Đây cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc Huyền thoại luôn có tính ổn định và bảo thủ, tuy nhiên đó không phải là yếu tố bất biến Sự giải thiêng huyền thoại diễn ra khi nhu cầu tự do tâm lí của cá nhân con người phát triển Điều này cũng là một biểu hiện thú vị của xung đột văn hóa
Trong cuốn Modernism and Cultural conflict (Chủ nghĩa hiện đại và xung đột văn
hóa) (1880 – 1922), xuất phát từ thực tế phát triển của nước Anh, Ann L.Ardis có
Trang 22những thảo luận quan trọng về đặc điểm văn học hiện đại Anh và tính thẩm mĩ của nó trên cơ sở cắt nghĩa bản chất của chủ nghĩa hiện đại Ann L.Ardis đặt vấn đề về những quan điểm căn bản của chủ nghĩa hiện đại văn học Bà đặt nhóm các nhà văn Ezra Pound, T S Eliot, và James Joyce giữa các nhà văn ở Anh - những người có ý định định nghĩa lại các tác phẩm văn hoá văn chương tại thời điểm chuyển giao thế kỷ 20 Ardid quan tâm đến cách làm thế nào mà sự trỗi dậy của chủ nghĩa văn học hiện đại tăng tính thẩm mĩ, mở đường cho việc thể chế hóa các nghiên cứu tiếng Anh thông qua
sự mất giá trị của thực tiễn thẩm mĩ Các nghiên cứu về sự chuyển giao thế kỉ 20 cung cấp khung quy chiếu lịch sử hữu dụng nhất về thay đổi trong xã hội, dựa trên sự liên quan của nó tới các nghiên cứu về ngôn ngữ Anh và cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện đại văn học tới văn hóa chính thống, ấy là sự thống nhất những khác biệt hiện đại thách thức trí tuệ của các hình thức thẩm mỹ mới đang tràn lan, chẳng hạn như phim
và sân khấu nhạc kịch Các tranh luận về vai trò của văn học trong văn hoá được tạo nên bởi những người theo chủ nghĩa nữ quyền hiểu biết bậc trung và những người theo chủ nghĩa phường hội trong nỗ lực để tạo ra các giải pháp đối với cả giới tư sản công khai và thị trường văn học Những phân tích của Ann L Ardis đi sâu hơn vào lĩnh vực văn học, nhận thấy thực tế đụng độ giữa các trào lưu, khuynh hướng văn học (qua những hiện tượng tiêu biểu) trong các giai đoạn chuyển giao quan trọng (chẳng hạn như chuyển giao sang thế kỉ XX) Rõ ràng, văn học luôn là đối tượng nhạy cảm nhất trong việc phản ánh bước chuyển văn hóa, lịch sử, xã hội
Trong các công trình có tính lí thuyết chuyên ngành về văn hóa – văn học, chẳng
hạn như: The sociology of culture and Culture and Power (Xã hội học Văn hóa và Văn
hóa và quyền lực) của Bourdieu Pierre, Making Sense of Culture studies (Hiểu đúng về những nghiên cứu văn hóa) của Dr Chris Barker, hay công trình liên đới văn hóa – văn
học Literary into cultural studies (Văn học trong nghiên cứu văn hóa) của Antony
Easthope, các nhà nghiên cứu luôn đặt văn hóa vào một trường quan hệ mật thiết với chính trị và ngôn ngữ Điều này càng cho thấy việc phân tích văn hóa qua kênh ngôn ngữ là hữu dụng và khoa học Thậm chí, văn hóa được xem là có hoạt động “giống như một ngôn ngữ” Ví dụ, Chris Barker cho rằng, cách hiểu được chấp nhận rộng rãi
về văn hóa là các “lược đồ ý nghĩa”: “Nghiên cứu văn hóa đặt ra những câu hỏi về việc ý nghĩa nào được đưa vào lưu hành, bởi ai, vì mục đích gì và vì quyền lợi của ai.[ Những suy xét về ý nghĩa đưa nghiên cứu văn hóa đến các lược đồ của chúng ta được tạo ra như thế nào và đến việc nhìn nhận văn hóa như một tập hợp những thực hành biểu đạt Nghĩa là, nghiên cứu văn hóa chú ý tới tổ chức các kí hiệu sinh ra ý nghĩa Hệ thống kí hiệu đầu tiên được quan tâm tới là ngôn ngữ Điều này dẫn dắt các nhà lí luận tới tư tưởng về diễn ngôn hoặc những hình thức lời nói có quy định.” [11, tr.115-116 Hơn nữa, khi quan sát văn hóa như một hệ thống trong tương quan giữa đồng đại – lịch đại, hướng tâm – li tâm, ngoại vi – trung tâm, các nhà nghiên cứu phát
Trang 23hiện quá trình dịch chuyển rất mềm mỏng để hình thành đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia Từ rất sớm, khoảng năm 1920, Viktor Shklovskij đã công thức hóa những lựa chọn “điển phạm hóa” và “phi điển phạm hóa” thành một lí giải cho động năng văn chương Tính điển phạm là sản phẩm của các hệ quyền lực trong một hệ thống Trong khi đó, chính “văn hóa hạ lưu”, “văn hóa thứ cấp” lại góp phần điều chỉnh sự phát triển của trung tâm để nó trở nên không xơ cứng, tê liệt Lotman và trường phái Tartu Moskva đã phát triển quan điểm của Viktor Shklovskij theo hướng đề xuất thêm cách nhìn ở ranh giới, đường biên, lí giải các cặp đối lập tạo nghĩa trong văn bản như
là hình thức kiến tạo văn hóa, thể hiện tính chất công cụ nhận thức của văn hóa, đảm bảo cuộc sống phát triển Ở hướng chuyển dịch ấy, xung đột văn hóa sẽ được nhận ra
rõ ràng hơn Cơ chế tạo xung đột cũng được lí giải sâu sắc từ ảnh hưởng quyền lực, thiết chế và tâm thức cộng đồng
Với các học giả phương Đông, về căn bản, xung đột văn hóa và sự thực hành xung đột văn hóa qua các văn bản văn học được quan niệm tương đồng với các học giả
phương Tây Trong cuốn Introducing cultural studies (Giới thiệu các nghiên cứu về
văn hóa) do David Walton biên soạn, nhà nghiên cứu có dẫn ý kiến của Hoggart, cho
rằng, “cuộc sống của tầng lớp lao động là "một cuộc sống phong phú đầy đủ” và các tầng lớp lao động truyền thống có một vai trò tích cực trong việc tạo ra, lựa chọn và thích nghi văn hóa” (working-class life was “a full rich life” and that the traditional working classes take an active role in making, choosing and adapting culture) Do đó, Hoggart tập trung phân tích hành vi và lối sống của quần chúng lao động để thấy các đặc điểm riêng về văn hóa E.P.Thompson cũng quan niệm rằng văn hóa tầng lớp lao động như là nơi của xung đột, ý thức - sự phản kháng, và nhấn mạnh đến hiện tượng đau khổ và đàn áp như là những biểu hiện xung đột trong lòng xã hội Với xã hội phương Đông, do đặc thù về phương thức sản xuất, tính cố kết cộng đồng và vị trí của những người lao động càng trở nên quan trọng Căn rễ chuyên chế phương Đông cũng
đã tái hiện những đụng độ giai cấp quyết liệt và những cơn sóng ngầm trong đời sống của quần chúng Francis Fukuyama tìm ra những yếu tố làm nên sự ổn định của một hệ
thống chính trị (cuốn The Origins of Political Order – Nguồn gốc trật tự chính trị),
trong đó, ông có bàn tới (dù không phải trọng tâm của cuốn sách) “sự chuyên chế của những người anh em họ”, tức là mối quan hệ huyết thống, dòng tộc nhiều khi là trở lực kìm hãm làm cho quốc gia bị mắc kẹt Điều này không chỉ đúng trong xã hội cổ xưa
mà đặt trong văn hóa phương Đông thời hội nhập, nó vẫn có tính cấp thiết
Mặt khác, ý thức Đông Á của xung đột văn hóa thể hiện qua vai trò điều chỉnh xung đột Trương Lập Văn cho rằng, ý thức Đông Á chỉ ý thức lấy Nho học làm hạt nhân (ảnh hưởng sâu sắc đến kết cấu xã hội, kết cấu tâm lí, điển chương chế độ, luân lí đạo đức, mô thức hành vi và quan niệm giá trị), ý thức tính tự ngã của người dân khu vực Đông Á (hàm chứa ý thức chủ thể - độc lập tự chủ, ý thức lo ngại, ý
Trang 24thức khủng hoảng, ý thức phê phán, ý thức phản tỉnh) Ý thức ấy giúp người Đông
Á điều chỉnh lại mối quan hệ với phương Tây, phản tỉnh và phê phán lịch sử để
hướng đến tương lai Trương Lập Văn chú trọng xung đột giữa văn hóa và văn
minh, tập trung phân tích tiến hóa văn hóa dựa vào sự lựa chọn văn minh Trương
Lập Văn vẫn nhìn văn hóa như một chỉnh thể thống nhất trên lí niệm hòa hợp Ông nhìn xung đột ở diện rộng, xung quanh quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội, với chính mình Theo Trương Lập Văn, “Có khác biệt, có đối kháng, có xung đột mới cấu thành cái “thù đồ” (đường đi khác biệt) và “bách lự” (trăm mối lo riêng) trong bối cảnh “thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự” (tất cả quy về một mối dù đường đi khác biệt, cùng một chí hướng dù trăm mối lo riêng);
có “thù đồ” và “bách lự” mới cấu thành sự dung hợp của “đồng quy” (quy về một mối) và “nhất trí” (cùng một chí hướng).” [254, tr.7] Với ông, lí niệm hòa hợp bao gồm cả dung hòa và xung đột Như thế, ngay cả khi lấy Nho học làm ý thức căn bản, và chú trọng thuyết hòa hợp, Trương Lập Văn vẫn thừa nhận những xung đột ngầm ẩn trong văn hóa, nhất là ở thời đại giao lưu văn hóa rộng rãi
Những hiện tượng nghiên cứu trên đã khẳng định một số vấn đề chung căn bản sau trong xã hội hiện đại:
Một là, thừa nhận toàn cầu hóa đã tạo ra tính đối thoại văn hóa sâu rộng (khi có sự giao lưu/va chạm giữa các nền văn hóa khác nhau), tác động mạnh mẽ đến đời sống, trong đó phải kể đến tính chất giải lãnh thổ hóa, nhấn mạnh vào sự dịch chuyển của trung tâm/ngoại vi, sự đụng độ thành thị - nông thôn trong quá trình đô thị hóa Điều này kéo theo mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại nhìn từ giá trị văn hóa, nhằm hình thành khung giá trị mới, chuẩn mực mới
Hai là, xét từ mẫu người văn hóa - chủ thể kiến tạo văn hóa, thế giới tình cảm, vô thức có những xung đột với lí trí, ý thức để thõa mãn tự do cá nhân, đi tới ham muốn khẳng định bản sắc cá nhân với những màu sắc mới trong thời hiện đại
Ba là, vấn đề bản sắc và hội nhập, dân tộc và nhân loại trở nên quan trọng khi văn hóa quốc gia phải va chạm với “kẻ khác” để khẳng định và phát triển bản sắc của dân tộc mình Sự đụng độ này càng cho thấy bản chất kiến tạo của bản sắc văn hóa
Bốn là, văn học (với chất liệu ngôn ngữ có đặc trưng riêng) tham gia tích cực vào quá trình kiến tạo văn hóa Để thấy được những va chạm, đụng độ giữa các mô thức văn hóa thì việc phân tích các hiện tượng văn học trở nên quan trọng và hữu ích Lúc
này, văn học được xem là một mạng lưới kí hiệu học văn hóa đặc biệt
1.3 Nghiên cứu xung đột văn hóa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, định nghĩa văn hóa lần đầu tiên được nhắc tới trong công trình Việt
Nam văn hóa sử cương của học giả Đào Duy Anh: “Ta có thể nói rằng, văn hóa là
những giá trị biểu hiện cuộc sinh hoạt mạnh mẽ của loài người, trong cả các phương diện vật chất, tinh thần và xã hội.” [1, tr.692] Ông chỉ ra hướng tiếp cận văn hóa trên
Trang 25hai phương diện “tĩnh” (đồng đại) và “động” (lịch đại), đồng thời gợi ý hướng thực nghiệm trong nghiên cứu: “muốn nghiên cứu văn hóa của một dân tộc, trước hết phải xét xem dân tộc ấy sinh trưởng ở trong những điều kiện địa lí như thế nào ( ) Nghiên cứu xem sự hoạt động để sinh hoạt về các phương diện của một dân tộc xưa nay biến chuyển thế nào, là nghiên cứu văn hóa lịch sử của dân tộc ấy vậy!.” [tr.11-12] Phan Kế Bính xem văn hóa như là bản sắc luôn biến đổi “hoặc bởi phong thổ và cải cách chính trị, cải cách giáo dục trong nước mà thành ra Hoặc bởi cái phong trào ở ngoài tràn vào
mà dần tiêm nhiễm thành phong tục.” [26, tr.7] Trần Ngọc Thêm tiếp cận văn hóa trên góc nhìn cấu trúc hệ thống, loại hình để đi đến nhận định: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” [211, tr.25]
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng (Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 2014), Trần Ngọc Thêm (Những vấn đề văn hóa học – Lí luận và ứng
dụng, NXB Văn hóa – Văn nghệ Tp.HCM, 2014), Phan Ngọc (Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, tái bản 2015) đều nhấn mạnh giao lưu, tiếp biến văn hóa trong
quá trình hình thành và xây dựng đất nước, trong đó có sự thay đổi (để thích nghi) hoặc lưu giữ (để khẳng định) những thành tố văn hóa truyền thống Đương nhiên, trong “cuộc giao lưu” ấy sẽ xuất hiện xung đột cũ – mới, phương Đông – phương Tây
để hướng tới diện mạo văn hóa mới Kết quả đem lại luôn là tính chất lai ghép (ở mức
độ khác nhau) Những cái du nhập từ nước ngoài vào không bao giờ giữ được hình hài nguyên thủy của chúng, chúng bị khúc xạ qua lăng kính địa phương/bản địa người Việt Mặt khác, truyền thống như một rào cản chống lại sự xâm nhập văn hóa bên ngoài cũng sẽ không còn là một truyền thống vốn có từ trước mà luôn được tái tạo/kiến trúc lại
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc tập trung phân tích bản sắc văn hóa Việt Nam (và sự thay đổi của nó) trên nền tảng quan niệm về Tổ quốc, Gia đình và Thân phận Xuất phát từ bản sắc văn hóa ấy mà những xung đột diễn ra cũng có tính đặc thù, quy định cách ứng xử của con người Ví dụ như: nếu phải chọn Tổ quốc và Gia đình, con người
sẽ nghiêng về Tổ quốc; nếu chọn lợi ích cá nhân và quyền lợi dòng tộc, con người sẽ chọn dòng tộc Đặc điểm này bền vững nhưng chưa hẳn bất biến Bởi vì khi gặp gỡ bối cảnh mới với sự thay đổi sâu sắc các tiêu chuẩn giá trị, những yếu tố cốt lõi truyền thống bị lung lay Hoặc, nó sẽ lấn át được nhân tố mới để bảo toàn, hoặc nó sẽ bị thay thế bởi một nhân tố mới thích hợp với thời đại, hoặc sẽ dung hòa ở một dạng tồn tại khác Như thế, bản chất của bản sắc là sự kiến tạo Điều này phù hợp với cách nhìn của giới học thuật phương Tây Phương Tây dịch “Identity” là căn cước/căn tính/bản sắc, tức là một cái gì đó mà người ta nghĩ hoặc tưởng tượng, thuộc về thế giới hư cấu đầy chủ quan Khi tìm hiểu về bản sắc, người phương Tây quan tâm xem ai hoặc cái gì
Trang 26là những lực lượng hoặc sức mạnh đứng đằng sau sự nỗ lực tạo nên bản sắc hoặc tại sao người ta lại có nhu cầu tưởng tượng mình theo một cách như vậy Nói cách khác,
họ tìm hiểu cơ chế quyền lực, tri thức chi phối sự hình thành bản sắc Bản sắc dân tộc
là các ý thức hệ khác nhau về dân tộc, là kết quả của sự kiến tạo, vì vậy sẽ thay đổi theo thời gian Montrerrat Guibernau [85] đã thống kê chiến lược kiến tạo bản sắc dân tộc như sau: Một là, tạo dựng và phổ biến một hình ảnh dân tộc dựa trên một lịch sử chung, một văn hóa chung và một lãnh thổ được vạch ranh giới rõ ràng Hai là, sáng tạo và phổ biến một tập hợp nghi lễ và biểu tượng để củng cố ý nghĩa của cộng đồng
Ba là, sự tăng tiến quyền lợi cho các công dân nhằm củng cố vị thế các thành viên tích cực của cộng đồng và tạo ra một tầng lớp vững chãi bảo vệ dân tộc Bốn là, tạo ra những kẻ thù chung để càng thắt chặt tình cảm dân tộc Năm là, canh tân giáo dục và các hệ thống truyền thông đại chúng như là những công cụ chủ chốt trong việc phổ biến một hình ảnh dân tộc với các biểu tượng, nghi lễ, giá trị, các nguyên tắc, các truyền thống và các lối sống, các kẻ thù chung Có hai hướng kiến tạo bản sắc là: hướng nội (hướng vào quá khứ dân tộc nhằm cấu trúc một hình ảnh dân tộc mới) và hướng ngoại (hướng đến “kẻ khác” để làm hiển thị rõ hơn tính ưu việt của dân tộc mình, hoặc tiếp biến – lai ghép nhằm kiến tạo mô hình bản sắc mới) Eric Hobsbawn từng nhận định: “Một truyền thống được kiến tạo là một truyền thống được tạo ra trong một thời đoạn có sự biến chuyển xã hội khi những truyền thống “cũ” và những người truyền bá chúng trở nên bất lực hoặc bị bài bác, hay khi có một nhóm nào đó nỗ lực tạo ra một bước đột phá với quá khứ bằng cách cân nhắc dừng theo những lối đi
cũ Những truyền thống được kiến tạo thường được tạo tác khá nhanh Chúng yêu cầu
và ngụ ý sự tiếp nối với quá khứ, và chúng tận dụng “những chất liệu cổ xưa để xây dựng những truyền thống được kiến tạo của một kiểu thức mới vì những mục tiêu mới” [116]
Như trên đã nói, tính lai ghép văn hóa như một hệ quả tất yếu của quá trình kiến tạo bản sắc (với tác động của nhiều yếu tố lịch sử, chính trị, xã hội) Trong thời đại toàn cầu hóa, tính lai ghép càng được biểu hiện rõ ràng Tính chất này được chứng minh qua hiện tượng pha tạp không gian và thời gian ở một số nơi được gọi là “thành thị của nông thôn” (cities of peasants) [180, tr.95-96] Tính lai ghép có ý nghĩa nghệ thuật lớn là tạo nên tính phi tâm hóa và giải điển phạm hóa Đó là khi văn hóa không khép kín và cô lập trong văn hóa địa phương mà vươn tới giao lưu văn hóa rộng rãi, là khi văn hóa – văn học chấp nhận sự đa dạng các quan điểm, vượt ra những khung sáng tác cứng nhắc Cũng theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc, khi giao lưu, tiếp xúc với văn hóa phương Tây, Việt Nam phải hai lần chuyển hóa: Chuyển văn hóa nông thôn thành văn hóa đô thị để đô thị hóa nông thôn theo văn hóa của mình Hai là nó phải chuyển cái tâm thức ngàn xưa để theo chủ nghĩa duy lí, chấp nhận óc phê phán, tự do cá nhân
và óc phân tích, tức là những thành quả tạo nên văn hóa phương Tây Có thể thấy, ở
Trang 27mỗi bước chuyển lịch sử, văn hóa, cấu trúc không gian có vai trò quan trọng Không gian không chỉ là biểu hiện của cái cũ – cái mới về mặt vật chất, mà tư duy không gian còn cho thấy lối sống, cảm quan của con người mỗi thời đại Tìm hiểu xung đột văn hóa giai đoạn sau Đổi mới không thể bỏ qua không gian (kèm theo lối sinh hoạt) thành thị và nông thôn Bởi vì, đặc biệt từ sau 1997, với tác động của toàn cầu hóa, từ góc độ không gian, văn hóa có nhiều biến chuyển Nhìn từ không gian, các thành phố Việt Nam có sự hiện diện của những người nông dân trong nhiều hoạt động kinh tế xã hội, các đại đô thị cộng gộp định cư nhiều màu sắc dân chúng Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, “một đặc điểm quan trọng của văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa chính là
sự chồng xếp nhiều lớp văn hóa của các thời đại khác nhau cùng một lúc ở một quốc gia, dân tộc Nhìn chung đây là cái nhìn động, đa tuyến, đa tầng về văn hóa.” [217] Mặt khác, như định nghĩa về văn hóa của các nhà nghiên cứu thế giới và Việt Nam, con người và giá trị cuộc sống là nhân tố cốt lõi của văn hóa Có thể xem con người là chủ thể kiến tạo văn hóa với nỗ lực đấu tranh và khẳng định các giá trị tốt đẹp nhất
Trong ý nghĩa ấy, xung đột văn hóa còn biểu hiện qua mẫu người văn hóa ở các giai
đoạn khác nhau (gắn liền với quan niệm giá trị khác nhau) Tựa vào cách phân chia ba làn sóng văn minh của Alvin Toffler, Đỗ Lai Thúy cho rằng, con người tập đoàn là sản phẩm của văn hóa nông nghiệp, tức làn sóng thứ nhất Con người cá nhân là sản phẩm của văn minh công nghiệp, văn hóa đô thị hiện đại Việt Nam, tức là của làn sóng thứ hai Và bởi vì “tính cộng đồng của con người làng xã hầu như kế thừa nguyên vẹn từ con người công xã và vẫn được duy trì nhờ chế độ công điền công thổ Nó cản trở sự phát triển của ý thức cá nhân trong con người tập đoàn, cản trở sự phát triển của ý thức
tư hữu, hoặc làm xiên xẹo ý thức này để trở thành tiểu kỷ, từ đó kìm hãm sự hình thành văn hóa đô thị Còn tín ngưỡng dân gian với tư duy ma thuật của nó cũng cản trở
sự hình thành tôn giáo bản địa và làm biến dạng các tôn giáo ngoại nhập, khiến tư duy tôn giáo, tư duy triết học và cả tư duy khoa học khó hình thành Hai đặc điểm này của con người làng xã trở thành căn tính trong mỗi người Việt Nam, kể cả khi đất nước đã bước sang loại hình con người cá nhân.” [227]
Xung đột văn hóa thời hiện đại được Phạm Thái Việt nói tới trong bài viết đăng
trên Tạp chí Triết học số 6, tháng 6 Theo Phạm Thái Việt, xung đột văn hóa được tạo
ra khi có sự giao thoa văn hóa Điều này là hiển nhiên bởi xung đột nảy mầm từ sự khác biệt Tuy nhiên, nghiên cứu giao thoa văn hóa không phải là chuyện dễ dàng Bởi
vì, “Thứ nhất, văn hóa là một chỉnh thể phân tầng nội tại Sự kế tiếp lịch sử, kinh nghiệm, cảm xúc, trải nghiệm và quan hệ giữa các thế hệ là mang tính liên tục, song cũng giống như di truyền, mỗi lần nhân bản thông tin là một lần khác biệt Thứ hai, văn hóa thường xuyên biến đổi Mỗi khi hoàn cảnh thay đổi thì cộng đồng văn hóa cũng biến đổi theo để thích nghi với nó, và không hiếm khi nó thay đổi theo chiều hướng bất ngờ Do đó, không có sự khái quát duy lí nào có thể đứng vững để có thể
Trang 28đưa ra một công thức về bản sắc văn hóa của một cộng đồng nào đó Thứ ba, văn hóa rất mềm dẻo Cái chuẩn mực văn hóa đã biết của một nhóm văn hóa nào đó không đủ làm cơ sở để chúng ta tiên đoán về hành vi của các thành viên hoặc của cả nhóm đó Thứ tư, một bộ phận lớn của bản sắc văn hóa lại nằm dưới “tầng đáy”, còn bộ phận không mấy quan trọng thì lộ ra bề mặt Chính điều đó khiến những “người bên ngoài”, chỉ bằng cái nhìn kinh nghiệm, hay bằng sự quan sát thuần túy, khó có thể nhận ra thực chất của vấn đề Để thấu hiểu, đôi khi không phải là cái nhìn trực diện mà phải cầu viện đến lịch sử, huyền thoại và thậm chí cả lễ nghi nữa” Sự khó khăn trong quá trình nghiên cứu giao thoa văn hóa (tất yếu xuất hiện xung đột văn hóa) đòi hỏi người nghiên cứu có năng lực tổng hợp, khái quát; đồng thời có năng lực cảm thụ, kiến giải chiều sâu để nhận ra bản chất của trạng thái xung đột và động lực của xung đột trong tiến trình phát triển của xã hội Nhìn chung, Phạm Thái Việt vẫn nhìn nhận xung đột văn hóa chủ yếu ở góc nhìn ngoại giao giữa các nước, liên quan mật thiết đến bối cảnh chính trị Tầng đáy của bản sắc văn hóa chỉ được nhắc tới mà không được khảo sát, phân tích Có lẽ công việc này thuận lợi hơn đối với khoa học nhân văn, khi mà đối tượng nghiên cứu chính của khoa học này là con người với toàn bộ những quan hệ phức tạp của nó
Nguyễn Văn Dân khẳng định sự tồn tại của hiện tượng văn hóa toàn cầu như một
sự tổng hợp của các yếu tố tiến bộ và có ý nghĩa thế giới của các nền văn hóa riêng lẻ
Nghiên cứu Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhà nghiên cứu chỉ ra
rằng, văn hóa toàn cầu chịu ảnh hưởng sâu sắc của kinh tế toàn cầu và nền khoa học – công nghệ hiện đại Toàn cầu hóa đã tạo ra “sự xung đột giữa quan niệm giá trị hiện đại với quan niệm giá trị truyền thống”, “giữa văn hóa hiện đại với văn hóa dân tộc truyền thống”, “giữa hệ tư tưởng tư sản phương Tây với hệ tư tưởng của mỗi nước đang phát triển”, “giữa sự xâm nhập ồ ạt của thị trường văn hóa toàn cầu với cơ chế quản lí văn hóa truyền thống của một nước đang phát triển” Cũng theo nhà nghiên cứu, “những xung đột trên đây thông thường chỉ là những mâu thuẫn, chỉ khi nào những mâu thuẫn đó bị đẩy lên thành cấp độ chính trị và trục lợi kinh tế thì lúc đó mới xuất hiện xung đột Lúc này, thực chất của xung đột chính là xung đột kinh tế và chính trị chứ không phải là xung đột văn hóa Cho nên, về cơ bản không có xung đột thuần túy văn hóa, mà văn hóa chỉ là một môi trường của xung đột kinh tế – chính trị.” [48, tr.134] Điều này thực chất không hề mâu thuẫn với những gì chúng tôi đã trình bày trên Lưu ý rằng, xung đột văn hóa, hiểu chính xác là xung đột của các mô thức văn hóa, tức là những dạng thức mâu thuẫn có sự lặp lại tương đối ổn định và biểu hiện thành những hành vi/nghi thức văn hóa Mặt khác, hiểu xung đột văn hóa mang bản chất là xung đột chính trị, kinh tế chính là cách nhìn của các nhà nghiên cứu xã hội học (chúng tôi đã đề cập ở trên) Đồng ý là, phân tích xung đột văn hóa không thể nào tách rời hệ thống chính trị, kinh tế, vì đó là mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố, với
Trang 29đầy đủ những chênh lệch và thống nhất Ở đây, chúng tôi muốn đào sâu hơn cách hiểu
về văn hóa, bao gồm cả những xung đột trong thế giới tâm linh (kết tinh qua các biểu tượng), và bao gồm cả những phần “ngoại biên” có tác dụng chi phối cái nhìn đơn điệu
về giá trị văn hóa cố thủ
Cuốn Xung đột văn hóa và đấu tranh văn hóa của Nguyễn Chí Tình là công trình
tương đối bao quát Nhà nghiên cứu này đã khai thác xung đột văn hóa trong bối cảnh
toàn cầu hóa trên nhiều phương diện, đáng chú ý là Xung đột văn hóa và đấu tranh văn
hóa trong mối quan hệ truyền thống và hiện đại; Bản sắc văn hóa và xung đột văn hóa; Thị trường và xung đột văn hóa; Tôn giáo và xung đột văn hóa Mặc dù cách viết
thiên về diện rộng, không thiên về chiều sâu, nhưng công trình này đã góp phần khẳng định hướng tìm hiểu xung đột văn hóa là thực sự cần thiết và có cơ sở Khi đánh giá về
xã hội nông thôn Việt Nam, nhà nghiên cứu có đề cập đến hai chiều cạnh quan trọng
của xung đột văn hóa: Thứ nhất, xung đột giữa tính chất cố hữu của một số người còn
mang nặng dấu ấn văn hóa làng (bảo thủ, khép kín, trì trệ, bè phái) với những yêu cầu đối với con người của nền văn hóa hiện đại (tinh thần đổi mới, sáng tạo, nhập thân vào
nền sản xuất và cơ chế xã hội rộng hơn) Thứ hai, xung đột giữa mô hình, tâm lí nông
thôn với văn hóa đô thị (văn hóa trong quá trình hiện đại hóa, văn hóa thời thượng, văn hóa tiêu dùng)
Trở lại với đặc trưng văn hóa Việt Nam, thấy rằng về cơ bản, đây là nền văn hóa nông nghiệp Dựa trên phân tích về góc nhìn văn hóa và sự chuyển động bản sắc trong
sự chi phối của lịch sử, ý thức hệ, điều kiện xã hội, chúng tôi nhận ra xung đột văn hóa nông thôn ở Việt Nam sẽ hấp thụ trong nó hai đặc điểm quan trọng: một là, xung đột mang tính phổ quát, toàn cầu (về cái cũ/cái mới; cái thiện/cái ác; tình yêu/thù hận; bản sắc/hội nhập – trong cách nhìn mới về không gian, khi thế giới chuyển sang trật tự phẳng); hai là, xung đột mang tính đặc thù (những trạng thái xung đột riêng khác của nền văn hóa nông thôn) Đặc điểm thứ nhất giúp chúng ta nhìn nhận đường hướng hiện thực đang biến đổi Đặc điểm thứ hai giữ vai trò quan trọng và cơ bản trong xã hội
Việt Nam Có thể cụ thể hóa như sau:
Trước hết, xung đột văn hóa Việt Nam căn bản là xung đột văn hóa truyền thống (mang tính chất nông thôn, làng xã) Quả thực, văn hóa nông thôn giữ vị trí chủ
đạo trong xã hội nông nghiệp, nông thôn Việt Nam Một số đặc điểm chính của văn
hóa nông thôn Việt Nam được Trần Quốc Vượng phác thảo như sau: Thứ nhất, gia
đình, dòng họ và làng mạc tạo thành đơn vị xã hội cơ sở Điều này tạo nên nguyên tắc quan trọng, đó là, giá trị của gia đình, của cộng đồng luôn đặt trên giá trị của cá nhân Trong xã hội nông thôn, cá nhân chìm đắm trong gia tộc, nói một cách bóng bẩy như nhà nghiên cứu Hoài Thanh sau này, là chữ “tôi” cứ bẽn lẽn, rụt rè “nấp sau chữ bác,
chữ anh”, chìm khuất trong chữ “ta” của đoàn thể Thứ hai, quan hệ cùng dòng máu và
quan hệ hàng xóm láng giềng tạo nền tảng quan hệ xã hội, thiết chế xã hội Xã hội
Trang 30nông thôn rất coi trọng mối quan hệ xóm giềng Tục ngữ vẫn lưu lại những kinh
nghiệm quý báu của ông cha thuở trước: Bán anh em xa, mua láng giềng gần; hàng
xóm tối lửa tắt đèn có nhau, Đặc điểm này xuất phát từ hình thức canh tác tập thể
Công việc đồng áng, giao thông, thủy lợi đều phải huy động số đông sức người Người nông dân không thể một mình thâm canh, đắp đập, be bờ, chống chọi lại thiên tai Nét khu biệt về định canh, định cư ấy đã kéo họ lại gần nhau hơn Tình làng nghĩa xóm lại được bồi đắp thêm từ đặc điểm gần gũi, nối liền không gian sống Cấu trúc ngõ làng,
cổng làng, liên thôn đã phản ánh rõ hoàn cảnh và quan hệ nông thôn “Làng gắn chặt với nhà, với nước, tạo thành ba hằng số của văn hóa Việt.” (Trần Quốc Vượng)
Các yếu tố trên tác động đến sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của nước ta Nhấn mạnh lại tính chất lai ghép văn hóa qua vùng tiếp xúc, theo Trần Quốc Vượng, sự tiếp nhận có sáng tạo yếu tố ngoại lai trải qua ba bước: Thứ nhất là không tiếp nhận toàn
bộ mà chỉ chọn lọc lấy những giá trị thích hợp cho tộc người của mình; thứ hai là tiếp nhận cả hệ thống nhưng đã có sự sắp xếp lại theo quan niệm giá trị của tộc người chủ thể; thứ ba là mô phỏng và biến thể một số thành tựu của văn hóa tộc người khác bởi tộc người chủ thể “Quá trình ấy là kết quả của những đụng độ, va chạm văn hóa trong môi trường nhất định Quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh đòi hỏi tộc người chủ thể phải phát huy bản sắc và truyền thống Trên cái nhìn lịch sử, bản sắc
và truyền thống không phải là yếu tố nhất thành bất biến Sự vận động của mỗi nền văn hóa trong không gian và thời gian luôn luôn là sự vận động của các yếu tố bất biến
và khả biến, giữa cái cố hữu và cái cách tân.” [263, tr.53] Truyền thống vẫn là phương diện căn rễ quan trọng trong việc kiến tạo xung đột xã hội, văn hóa Trần Đình Hượu cũng nhận thấy sự mềm mỏng trong tương tác văn hóa của người Việt Ông khẳng
định điều này trong Đến hiện đại từ truyền thống: “Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ
hòa hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với
mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình” Ở mức sâu hơn, khi nghiên cứu Nho
giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Trần Đình Hượu phân tích đặc tính văn hóa
Việt trong vùng văn hóa phương Đông (là chuyên chế, làng họ, gia đình) đã chi phối cách tiếp thu Nho học và sự hình thành mẫu hình nhân cách nhà Nho trong văn học Việt Nam Theo Trần Đình Hượu, “Nho giáo gắn với cuộc sống nông thôn và cung đình, xung khắc với đô thị, với thị dân như nước với lửa Cho nên, khi những đô thị, những tầng lớp thị dân hình thành, ảnh hưởng đến văn học dẫn đến sự hình thành công chúng văn học, đời sống văn học và thị hiếu văn học đô thị, những yếu tố xa lạ mới gây ra những thay đổi cơ bản.” [111, tr.15] Quan điểm văn hóa truyền thống đưa đến cách hiểu văn học thiên về chức năng truyền đạt, thẩm bình, ít phát hiện, tìm tòi đổi mới Khung không gian mang tính ổn định và quan niệm mô phỏng của văn học khiến văn học chưa bứt thoát khỏi tính phản ánh thụ động để đẩy mạnh hơn tính đối thoại Những xung đột văn hóa giao cắt với xung đột xã hội qua mối quan hệ họ tộc, quan hệ
Trang 31phe nhóm xung quanh vấn đề tôn ti, thứ bậc Từ mẫu hình nhân cách – mẫu hình nhà nho với những kiểu/loại cơ bản như nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật và nhà nho tài
tử, Trần Đình Hượu nhận thấy sự dịch chuyển của văn hóa – thẩm mĩ trong xã hội trung cận đại Phương diện con người tâm linh với những xung đột dai dẳng chưa được văn học khai thác, chủ yếu là văn học phản ánh cách ứng xử, hành xử, kiểu lựa chọn khác nhau Nhà nghiên cứu cũng nhận thấy tính thống nhất của hiện tượng chuyển nghĩa, trượt nghĩa trong văn hóa truyền thống Ông cho rằng, chỉ khi “đô thị phát triển, các tầng lớp thị dân đông đảo – một điều kiện không dễ có trong cơ chế chuyên chế - tạo ra được một công chúng văn học, một đội ngũ tác giả, một đời sống văn học bên lề của cuộc sống nông thôn – cung đình, thì văn học phi chính thống mới
có đất sống.” [111, tr.12] Như thế, xung đột văn hóa truyền thống được kiến tạo trong
văn học chịu sự chi phối của quan niệm tương đối ổn định và liên tục về đời sống và văn hóa, của cách nhìn hòa hợp, dung hợp
Mặt khác, văn hóa Việt Nam chịu tác động của toàn cầu hóa nên xuất hiện những mô thức xung đột văn hóa mới Thực sự, toàn cầu hóa đã tạo ra một sinh thái
mới, tác động đến văn hóa, văn học Việt Nam John Tomlinson mở đầu cuốn
Globalization anh Culture nhấn mạnh rằng: “Toàn cầu hóa nằm ở trung tâm của nền
văn hóa hiện đại; việc thực hành văn hóa nằm ở trung tâm của toàn cầu hóa.” [180, tr.19] Thực chất của toàn cầu hóa là quan hệ giữa các tổ chức xã hội/văn hóa và tính lãnh thổ Toàn cầu hóa tạo ra sự trao đổi về vật chất, chính trị và biểu tượng, trong đó, trao đổi biểu tượng là căn bản nhất, trở thành bản chất của văn hóa đương đại Toàn cầu hóa làm thay đổi kinh nghiệm về không gian của con người, làm rạn vỡ tính cô lập
và khép kín để vươn ra một tầm rộng hơn Do đó, tính địa phương vốn có của quốc gia
sẽ có sự xâm nhập của tính phổ quát toàn cầu, làm thay đổi diện mạo bản sắc Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Hưng Quốc, “toàn cầu hóa làm cho mọi thứ đều thay đổi: nó đặc thù hóa những cái phổ quát và phổ quát hóa những cái đặc thù” Văn học và văn hóa Việt Nam đương nhiên sẽ có những thay đổi Trước hết là do sự thay đổi cách nhìn về không gian và thời gian, về thế giới và về “cái khác”, về tính chính trị của ý niệm bản sắc và tính thẩm mĩ của sự lai ghép, về quan niệm tính toàn cầu và tính địa phương, về hình ảnh người di dân và công dân toàn cầu Mặt khác, đội ngũ người cầm bút có trình độ ngoại ngữ, có điều kiện ra nước ngoài để học tập sẽ giúp họ tích lũy được nhiều kĩ năng và phương pháp mới từ thế giới bên ngoài Hơn nữa, qua hệ thống internet, những người cầm bút ở hải ngoại tham gia vào diễn đàn lí luận phê bình góp phần làm thay đổi văn học nước nhà Họ là những người được phổ hai lần kinh nghiệm: kinh nghiệm sống ở các thành phố toàn cầu và kinh nghiệm lưu vong, điều đó giúp họ nhìn thấy một cách toàn diện cả mặt được/chưa được của văn hóa Việt Nam Nói như vậy, không phải là đề cao vai trò của những cây bút hải ngoại, mà chúng tôi muốn khách quan nhìn nhận rằng, với sự tác động của toàn cầu hóa, thực tế
Trang 32văn học Việt Nam có những đường biên mới để tạo nên cái nhìn đa diện hơn cho văn học nước nhà Nghiên cứu xung đột văn hóa cũng không thể bỏ qua một số nhận định của các tác giả vùng mảng này
Trong rất nhiều định nghĩa về văn hóa, thì định nghĩa của nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã thể hiện sự kiến giải ở chiều sâu để phân biệt các nền văn hóa, các quốc gia mang bản sắc văn hóa Đó là định nghĩa văn hóa theo tinh thần thao tác luận: Văn hóa
là một quan hệ, nó là quan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác Nét khu biệt các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành nền văn hóa khác nhau, đó là độ khúc xạ Tất cả mọi cái mà một tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực khác nhau
và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác Chính đặc điểm ấy đã tạo nên tính chất
“kép” trong sự tiếp thu ảnh hưởng văn hóa của Việt Nam: một mặt là sự thu nạp các yếu tố mới; mặt khác là gìn giữ và phát huy yếu tố cũ Định nghĩa này giúp chúng ta nhận thức về văn hóa trong tương quan khác biệt, và tương quan thống nhất bền vững,
từ đó có cách đánh giá toàn diện hơn về yếu tố mới xâm lấn văn hóa nông thôn, hay nói cách khác, tìm ra những va chạm, chuyển đổi để hình thành lựa chọn mới về giá trị văn hóa trong quá trình phát triển của xã hội nông thôn Việt Nam
Tính phổ quát toàn cầu biểu hiện ở mối quan tâm lớn của nhân loại, sự trăn trở
và khắc khoải chung của tất thảy con người vượt qua ranh giới không gian Có thể thấy mối quan tâm muôn thuở, vĩnh hằng đầu tiên và cũng là quy luật cho sự phát triển nói chung, đó là sự mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới để khẳng định những giá trị, quan điểm sống khác nhau Xét ở khía cạnh tư duy thì, triết học Marx với phương pháp duy vật biện chứng vẫn luôn là định hướng khoa học cho mọi cách nhìn Trong sự vận động thay đổi các hình thái xã hội, cái mới ra đời trên nền tảng cái cũ và đem theo những đặc điểm chưa từng có trước đó Thực tế lịch sử đã chứng minh, từ thời đại nguyên thủy đến thời công xã thị tộc, rồi thời phong kiến, tư bản cho đến xã hội chủ nghĩa đều trải qua những bước tiến quan trọng mà xung đột giữ vai trò như động lực thúc đẩy tiến bộ Xung đột cũ – mới thời hiện đại cổ vũ cho tinh thần tự do, thoát khỏi những định chế khuôn khổ Tự do theo nghĩa được sáng tạo, được tôn trọng khát vọng nhân văn và quyền con người
Hơn nữa, nhìn vào bản thân xã hội, ở lát cắt ngang, chúng ta thấy rằng, xã hội là một tổ hợp quan hệ tất yếu, biện chứng giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và tập thể Marx khẳng định “trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hòa các mối quan hệ” Cho nên, xung đột diễn ra trong xã hội xoay quanh vấn đề lợi ích, quan điểm của
cá nhân và cộng đồng luôn luôn được đặt ra Ở chiều sâu hơn, người ta quan tâm tới cách ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ Tức là chuyển dần cái nhìn bên ngoài (với các mâu thuẫn bên ngoài) sang cái nhìn bên trong (với những mâu thuẫn bên
Trang 33trong) Từ niềm vui, nỗi đau, từ cơ hội đến đường cùng của mỗi con người, góc nhìn tâm lí học, xã hội học, văn hóa học được soi chiếu, và như thế lịch sử, thời đại qua sinh mệnh và thân phận cá nhân trở nên thật hơn, sâu sắc hơn Đặc điểm bối cảnh xã hội của mỗi dân tộc không giống nhau, nhưng con người với toàn bộ thế giới vô thức, tiềm thức, ý thức sẽ tạo nên tiếng nói chung
Đương nhiên, một dân tộc muốn vươn từ khu vực ra thế giới phải cần đến sự tác động của nhiều yếu tố Nhìn lại tiến trình để thấy rằng, trong sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước khác (thuộc Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, phương Tây) thì giao lưu với phương Tây mang lại sự mới mẻ đáng kể nhất, vì nó tạo nên cuộc tiếp xúc giữa hai nền văn minh – văn hóa khác nhau Văn hóa phương Tây thiên về nét động, văn hóa phương Đông thiên về nét tĩnh; văn hóa phương Tây thiên về tư duy phân tích, văn hóa phương Đông thiên về tư duy tổng hợp; văn hóa phương Tây nghiêng về lí tính; văn hóa phương Đông nghiêng về cảm tính Cuộc tiếp xúc này được mở đầu vào cuối thế kỉ XIX, ban đầu theo con đường cưỡng bức của thực dân Pháp Tuy nhiên, văn hóa có sức mạnh kì diệu vươn ra khỏi tầm kiểm soát của quyền lực chính trị Bởi thế cho nên, chiêu bài bảo hộ, khai hóa văn minh của người Pháp nhằm thống trị Việt Nam lại khiến cho một dân tộc vốn duy tình, khép kín có thêm được diện mạo đặc sắc Những nhân tố mới xuất hiện đầu thế kỉ XX đã kéo phạm vi văn hóa, văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, làm thay đổi về đội ngũ tác giả, công chúng và hệ tiêu chí thẩm mĩ Tiếc rằng, hệ quả của những giao thoa văn hóa quý báu phương Đông – phương Tây đã tạm gián cách bởi công cuộc kháng chiến của dân tộc Ở miền Nam, văn hóa phương Tây vẫn tiếp tục quá trình tràn lấn và thẩm thấu vào Việt Nam nhưng chỉ duy trì được ở khu vực đô thị bị tạm chiếm Phải đến sau 1986,
do điều kiện hoàn cảnh lịch sử, đường lối lãnh đạo và sự vận động tự thân của nền văn học thúc bách, văn hóa phương Tây, rộng ra là thế giới, mới có dịp trở lại – chọn lọc
và mạnh mẽ hơn trước, làm cho học thuật Việt Nam được cơi nới khỏi phạm vi khuôn sáo và cũ kĩ Nông thôn Việt Nam như một thực thể văn hóa chịu tổn thương trong sự
va đập với đời sống thành thị, lối sống phương Tây Giờ đây, không chỉ có quan hệ xóm làng mà những rạn vỡ trong bản thể người, biểu hiện dễ thấy nhất là sự tha hóa, biến chất càng rõ ràng hơn Sự thay đổi của hệ hình văn hóa mới luôn gây nên những đảo lộn trong quan hệ và cách nhìn Điều này được nhận thức trên tinh thần phản biện lại những vết xe của lịch sử, hoặc dự báo, phán đoán qua cách diễn giải về thế giới hiện tồn Toàn cầu hóa tạo ra một mặt bằng văn hóa mới không tuân theo trật tự chính trị, mà coi văn hóa là một quyền lực mềm Vai trò của văn hóa tâm linh với thế giới vô thức, tiềm thức được phân tích kĩ càng, sâu sắc hơn
Ở Việt Nam, nhiều công trình văn hóa học ra đời vào thế kỉ XX Ở đó, văn học
được xem là một thành tố quan trọng của văn hóa Chẳng hạn như Việt Nam văn hóa
sử cương của Đào Duy Anh, Cơ sở văn hóa Việt Nam do Trần Quốc Vượng chủ biên,
Trang 34Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc, Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á của Phạm Đức Dương, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc
Thêm, Hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa được đề cập một cách tương đối
hệ thống trong các công trình khác, như Lí thuyết Phật học trong Truyện Kiều (Trần Trọng Kim), Kinh thi Việt Nam (Trương Tửu), Khảo luận về Kim Vân Kiều (Đào Duy Anh), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (Trần Đình Hượu), Văn học trung
đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (Trần Nho Thìn), Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam (Trần Ngọc Vương), Hồ Xuân Hương – hoài niệm phồn thực (Đỗ Lai Thúy), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa (Lê Nguyên Cẩn), Giải mã văn học từ mã văn hóa (Trần Lê Bảo)
Tiếp nối các nhà nghiên cứu đi trước, một số luận văn, luận án, bài báo gần đây đã thực hành nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa qua những hiện tượng văn học hiện
đại Chẳng hạn như: Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hóa (Lương Minh Chung), Thơ
Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa (Nguyễn Thị Sao), Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học – văn hóa (Dương
Kim Thoa), Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa (Đỗ Thị Ngọc Chi), Con
người và tự nhiên trong văn học Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn Phê bình sinh thái (Trần Thị Ánh Nguyệt), Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn văn hóa
(Tống Thị Hạnh Chi), Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam: từ giới hạn của
những cách tiếp cận đến đề nghị về những cách đọc khác (Trần Ngọc Hiếu), Một cách nhìn về nữ quyền trong sáng tác của Y Ban (Lê Trà My), Lí thuyết đa hệ thống – bước ngoặt xã hội học trong nghiên cứu dịch thuật (Lộ Đức Anh)… Hầu hết các công trình
nghiên cứu đều thừa nhận tính ưu việt của phương pháp tiếp cận này Các phương diện văn hóa được phân tích kĩ lưỡng để khẳng định rằng, văn học đã ghi dấu/lưu giữ văn hóa theo một cách riêng, độc đáo Văn học cũng góp phần làm giàu có hơn, đậm đà hơn bản sắc văn hóa khi nó phát huy được những ý nghĩa của biểu tượng, huyền thoại,
cổ mẫu, ngôn ngữ Văn học/văn hóa còn được nhìn nhận như dạng văn bản thực hành, văn bản tạo nghĩa, trong đó thiết yếu phải lí giải cơ chế sản sinh ra những quan niệm/định kiến, những chủ thể/hình tượng, những mô típ/kí hiệu
Với hướng tiếp cận có nhiều ưu điểm ấy, các nhà nghiên cứu đã không bỏ qua tiểu thuyết viết về nông thôn Trước đây, khi nghiên cứu mảng đề tài này, nhiều nhà nghiên
cứu đã vận dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau Chẳng hạn như nghiên cứu ở
cấp độ đề tài, chủ đề, hình tượng nhân vật Có thể nói, đề tài nổi bật trong văn xuôi
viết về nông thôn từ sau 1986 là tình hình xã hội nông thôn hậu chiến, trọng tâm là vấn
đề cải cách ruộng đất và số phận người nông dân Đã có rất nhiều bài viết đăng tải trên
các tạp chí đề cập đến phương diện này, tiêu biểu là: “Những dấu hiệu đổi mới của văn
xuôi từ sau 1986 qua hệ thống mô típ chủ đề” của Bích Thu Bích Thu đặc biệt quan
tâm đến chủ đề thiện - ác và cho rằng “chưa bao giờ các nhà văn lại đi sâu khai thác
Trang 35cái ác, cái xấu cụ thể, rõ ràng và khốc liệt như hôm nay” Vấn đề cải cách ruộng đất cũng được phản ánh sâu sắc với cảm hứng nhận thức lại, mà theo nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân, sự xuất hiện của những cuốn sách viết về vấn đề ấy là cách giải tỏa cho một trong những chấn thương của xã hội Bên cạnh đó, các bài viết khác như
“Mấy suy nghĩ về việc tìm hiểu hiện thực ở nông thôn và viết về đề tài nông thôn” của Xuân Trình, “Bức tranh làng quê và số phận người nông dân qua những biến thiên
lịch sử” của Nguyễn Văn Long, “Chuyện làng Cuội – cách nghĩ và tầm nhìn của nhà văn” của Trần Bảo Hưng, “Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80” của Nguyễn Hà (Tạp chí Văn học số 3, 2000) đều đánh giá cao
khả năng kiến tạo (không đơn thuần là phản ánh) một hiện thực sau Đổi mới Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự mở rộng biên độ hiện thực trong bức tranh nông thôn Ở những góc khuất trước đây bị né tránh, các bài viết đã mạnh dạn phân tích vấn đề, nhận ra nhu cầu nhận thức lại của giới văn nghệ sĩ đối với đời sống Việc
khắc phục cái nhìn đơn tuyến này phù hợp với nhu cầu Phát triển văn học Việt Nam
trong bối cảnh Đổi mới và hội nhập quốc tế - như tinh thần của Hội thảo Quốc gia
(2014) đã đưa ra: “Nét nổi bật của văn học thời kì Đổi mới là các nhà văn đã cố gắng biểu đạt tinh thần yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng trong đời sống và tâm lí con người hiện đại Phần lớn các cây bút đều có ý thức gắn bó sâu sắc với số phận dân tộc và thực tiễn sinh động của công cuộc đổi mới đất nước, vừa chú ý những đề tài có tính thời sự, vừa tiếp tục khai thác các đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, văn hóa dân tộc từ nhãn quan nghệ thuật hiện đại” (Nguyễn
Đăng Điệp, Báo cáo đề dẫn Hội thảo Quốc gia, Viện Văn học, HN ngày 15/5) Quả
thực, bức tranh nông thôn hậu chiến còn ngổn ngang chính sách phát triển, ngổn ngang những mảnh đời Nông thôn cuộn mình trong cơn lốc cải cách, rồi tại tan hoang, tiêu điều, thấm đẫm nỗi đau Nông thôn sau chiến tranh là những mảnh đời không lành lặn,
ôm những vết thương dai dẳng cứ tấy lên bất cứ lúc nào Điều đáng nói là, càng về sau, các nhà nghiên cứu càng chú trọng khai thác sâu sắc hơn số phận con người trong những bước ngoặt lịch sử, hoặc là nhận ra những nhược điểm – cái không toàn vẹn từ chính bên trong của người nông dân Có thể hình dung mỗi phận người nông dân dấn thân trong một hành trình khám phá nỗi đau của chính bản thân mình
Một số nhà nghiên cứu lại nghiêng về cách tiếp cận của tự sự học và thi pháp học Trần Đăng Khoa (Chân dung và đối thoại, 1999) và Phong Lê (Dương Hướng từ “Bến
không chồng” đến “Dưới chín tầng trời”- duonghuongqn.vnwebblogs.com, 2008) chú
ý đến cách tổ chức cốt truyện Lã Nguyên, Thiếu Mai, Đinh Quang Tốn, Đỗ Tất Thắng
(Lê Lựu tạp văn, 2002) nhấn mạnh giọng điệu nghệ thuật Theo tác giả Lã Nguyên,
“Thời xa vắng của Lê Lựu là một tiểu thuyết giễu nhại độc đáo” Lê Dục Tú (Ngôn
ngữ thế tục trong văn xuôi Việt Nam đương đại - Một dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn - Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 10 / 2015) nghiêng về bàn luận ngôn ngữ nghệ
Trang 36thuật Ngoài ra, có một số công trình khác bao quát hơn khi phân tích và đánh giá trên
phương diện thi pháp, nghệ thuật tự sự Chẳng hạn như: “Những đổi mới về thi pháp
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu” (Nguyễn Tri Nguyên, in trong 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (Nguyễn Thị Bình, Luận án PTS, Trường
Đại học Sư Phạm Hà Nội), Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (qua
trường hợp Tạ Duy Anh) - Đoàn Ánh Dương (Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 7,
2009), Nghĩ về hơi văn một vùng sông nước - Chu Lai (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số
4, 1994), Bi kịch hóa trần thuật - Một phương thức tự sự (Trên cứ liệu Cánh đồng bất
tận của Nguyễn Ngọc Tư) - Nguyễn Thanh Tú (in trong Tạp chí Nghiên cứu Văn học
số 5, 2008), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết “Mẫu thượng ngàn” và “Đội gạo lên
chùa” của Nguyễn Xuân Khánh (Nguyễn Thu Hương, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại
học Khoa học Xã hội & Nhân văn), Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
(Trần Thị Thư, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn),…
Xu hướng nghiên cứu này đã chỉ ra những bước phát triển vượt bậc trong cách viết của nhà văn Không chỉ tiểu thuyết viết về nông thôn mà văn xuôi nói chung, đã tiến tới tư duy nghệ thuật nhiều chiều bằng việc đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật, tạo ngôn ngữ
đa thanh phức điệu, sử dụng thành công các biểu tượng nghệ thuật, kết cấu không gian
- thời gian theo một cách riêng Nhìn từ góc độ nghệ thuật thể hiện, rõ ràng, những tiểu thuyết viết về nông thôn đã ghi được dấu ấn quan trọng, thể hiện sự tiếp thu sáng tạo những kĩ thuật tiểu thuyết phương Tây Một số luận văn, luận án cũng đề cập đến văn xuôi viết về nông thôn (trong đó có tiểu thuyết) theo hướng toàn diện như thế, ví dụ
như: Văn xuôi viết về nông thôn trong công cuộc đổi mới qua một số tác phẩm tiêu
biểu (Lã Duy Lan, Luận án PTS Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội, 1996), Văn xuôi viết
về nông thôn trong văn học Việt Nam sau 1975 (Bùi Quang Trường, Luận án TS Ngữ
văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012), Đặc trưng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết
Việt Nam về nông thôn từ 1986 đến nay (Bùi Như Hải, Luận án TS, Học viện Khoa
học Xã hội, 2013)
Tuy nhiên, hướng nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa chứng tỏ nhiều ưu thế liên
ngành hơn cả Xem xét từ góc nhìn này, các nhà nghiên cứu đưa đến một bức tranh nông thôn rất sinh động Nhiều bài viết có chất lượng tìm hiểu về biểu hiện của văn
hóa nông thôn trong các tác phẩm Chẳng hạn như Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm
người nhiều ma từ cái nhìn văn hóa của Lê Nguyên Cẩn (Tạp chí Khoa học, Đại học
Sư phạm Hà Nội, số 5, 2005) Những góc nhìn lễnh loãng Đông và Tây khi đọc Đỗ
Minh Tuấn của Đặng Thân, đăng trên http://www.vanhoanghean.vn, Món nộm văn hóa Việt hiện nay dưới con mắt của Đỗ Minh Tuấn của tác giả Phan Huy Dũng
http://www.vanhoanghean.vn Một số luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ tỏ ra tâm huyết
và sắc sảo khi tìm hiểu văn xuôi viết về nông thôn theo xu hướng này, nhất là trường
Trang 37hợp tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh: Tống Thị Hạnh Chi với đề tài Tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn văn hóa (Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà
Nội), Nguyễn Thị Huệ khám phá Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ hướng tiếp cận
văn hóa học (qua “Mẫu thượng ngàn” và “Đội gạo lên chùa”) - (Luận văn Thạc sĩ,
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn), Nguyễn Thị Diệu Linh phân tích Diễn ngôn về
lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010), Khuất Thị Thu Hiền nghiên cứu Đổi mới
diễn ngôn văn hóa trong “Mẫu thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh (Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2015) Các bài viết đều cho thấy: mỗi tác phẩm là một sản phẩm đặc biệt của văn hóa, và nhà văn cũng là người hoạt động văn hóa Tống Thị Hạnh Chi cho rằng kiểu loại tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là tiểu thuyết văn hóa – lịch sử và tư tưởng nghệ thuật của tiểu thuyết là tiểu thuyết như một đối thoại về lịch sử - văn hóa Như thế, văn hóa vừa là nội dung thể hiện vừa là phương thức thể hiện trong các tác phẩm văn học Tác giả Nguyễn Thị Mai
Hương trong luận án Tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới từ góc nhìn văn hóa
khẳng định giá trị văn hóa của tiểu thuyết viết về nông thôn trên các phương diện: Dấu
ấn văn hóa Việt Nam trong các lớp hình tượng, hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ, hoạt động lao động, sinh hoạt vật chất, tinh thần, tư tưởng ; sắc thái văn hóa dân tộc qua nghệ thuật tiểu thuyết; khả năng bồi đắp, kiến tạo các giá trị văn hóa; nhận diện chủ thể sáng tạo, chủ thể tiếp nhận và các thực thể văn hóa liên quan thông qua đời sống của tiểu thuyết viết về nông thôn Quả thực, hướng nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa
cho thấy một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về đời sống nông thôn
1.4 Nghiên cứu xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn sau Đổi mới
Nhìn khái quát, GS Phong Lê cho rằng “Từ 1995 đất nước bước vào hội nhập, cái được lớn nhưng, cùng với những cái được lớn đó thì những mất mát cũng là rất lớn, mất ở khu vực văn hóa, tinh thần, trong đó có một hiện tượng gây nhức nhối trong luân lí, đạo đức – đó là nguy cơ tan rã của gia đình, đơn vị sống cơ bản của con người
Ở đó, chữ hiếu bị một đòn tử thương, trong những vụ con cháu giết cha mẹ, ông bà chỉ
vì sự tham lợi và đạo đức hư hỏng, đến mất hết nhân tính… Và sự bất an của xã hội do
sự tràn lấn của cái ác, cái giả.” [139, tr.15] Trong một số bài viết lẻ, các tác giả khác
có đề cập đến mâu thuẫn, xung đột trong các tiểu thuyết viết về nông thôn Từ những năm 90, tác giả Trần Cương nhận thấy: “Trong văn xuôi trước 1986 ta thấy một nông thôn căn bản thuận chiều và yên ổn Cũng có những mâu thuẫn nhưng là trong nội bộ
Sự thể hiện là nhằm vào cái chung nên chủ đề xã hội cũng gộp chung với chủ đề con người Cái mà các nhà văn tìm kiếm là sự biểu hiện đẹp nhất, lí tưởng nhất của một xã hội yên ổn và phát triển.” [45] Tác giả nhấn mạnh thêm: “Trong khi truy tìm nguyên nhân của những yếu kém, xuống cấp và cả những bất công của thời hiện tại, một cách
Trang 38tự nhiên, các tác giả đã đi ngược lại dòng lịch sử, và thế là, những vấn đề thuộc về
“lịch sử nông thôn” và cải cách ruộng đất đã được xem xét đến Những mâu thuẫn triền miên của xã hội nông thôn như tranh chấp đất cát, thói đố kị và kình địch giữa các dòng họ cùng những sai lầm trong cải cách ruộng đất cũng được đề cập” Mặc dù chưa nhận diện rõ ràng các phương diện xung đột nhưng ý kiến trên của Trần Cương
đã cho thấy, vấn đề xung đột thực sự đang được đặt ra trong xã hội nông thôn
Trong cuộc thảo luận trên báo Văn nghệ tổ chức ngày 25 – 01 - 1991, sau đó in lại trên báo Văn nghệ số 11, ngày 16 – 03 – 1991, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cho rằng Mảnh đất lắm người nhiều ma đã đưa ra một cách nhìn chân thực, chủ động về nông thôn với sự “chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa cái tốt, cái xấu, tranh chấp
nhau giữa các thế lực” (cũng được in trong: Nguyễn Khắc Trường, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Văn học, Hà Nội, 2003) GS Trần Đình Sử cũng nhận ra “một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, đáng quan tâm trong cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông thôn”
Đỗ Ngọc Yên trong bài viết: “Thần thánh và bươm bướm: một thể nghiệm đầy
trăn trở” đã đánh giá sự thành công của bút pháp tiểu thuyết khi phản ánh vấn đề văn
hóa nông thôn: Cuốn tiểu thuyết “đã ý thức một cách sáng rõ việc cho cọ xát giữa các
mô thức văn hóa thành thị - nông thôn, nông dân – tri thức, phương Đông – phương Tây, bản địa – ngoại lai, thiêng liêng – trần tục, văn hóa – phát triển, quá khứ - hiện tại, cũ – mới làm bật ra tiếng cười bi hài.” (http://www.baomoi.com, 5/12/2009)
Còn Hữu Thỉnh trong bài viết “Nông thôn trong “Thần thánh và bươm bướm” còn
đảo lộn ghê gớm hơn cả thời cải cách” đã khẳng định: “Thần thánh và bươm bướm đã
đề cập đến một vấn đề nhức nhối nhất, đó là vấn đề đạo đức xã hội, thể hiện ở sự săn đuổi đồng tiền ghê gớm nhất, bất cứ cái gì cũng có thể biến thành tiền, biến một vật vô tri vô giác thành thần thánh cũng chỉ vì đồng tiền, cuộc săn đuổi các bộ hài cốt không biết có hay không cũng chỉ vì tiền! Có thể nói chưa có bao giờ lại đảo lộn như vậy!” (http://www.vanhoanghean.vn) Những đảo lộn ấy là hệ quả của những mâu thuẫn gay gắt về đặc điểm chính trị - xã hội, hệ giá trị trong đời sống của con người
Trần Mạnh Hảo với “Dòng sông Mía của Đào Thắng hay tiếng nấc của dòng
Châu Giang” (Tạp chí Nhà văn số 7, 2005) cho rằng “con sông này bị bóp cổ, bị chặn
đứng dòng chảy, nó nấc lên âm thầm trong đất” Bởi vì “cái làng mía Thanh Khê vốn yên bình, chất phác, thuần hậu, dưới sông lắm cá, trên bờ mía tốt bạt ngàn nuôi các lò đường sung túc, dân tình tối lửa tắt đèn tình nghĩa có nhau Nhưng rồi những cơn gió
lạ từ đâu thổi tới: hết Tây Nhật rồi cách mạng, kháng chiến, cải cách ruộng đất, lại
Trang 39bom đạn khôn nguôi băm nát sự thanh bình làng Mía, xáo trộn mọi tôn ti trật tự, đảo lộn mọi giá trị truyền thống, xúi bẩy những con người vốn chỉ biết lam làm, biết thân phận như lão Quýt râu đen, lão Bếp Rỗ bỗng trở mặt thành những tên lưu manh bịa chuyện đấu tố chủ, ăn cháo đá bát, lấy oán báo ân”
Nguyễn Thị Bình trong “Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời
điểm đổi mới đến nay” (http://nguvan.hnue.edu.vn) nhấn mạnh thêm rằng: nông thôn
được phản ánh trong “Dòng sông Mía” vừa vạm vỡ đằm thắm, vừa đầy ắp thế sự với biết bao thế xung đột xung quanh một gia đình, một dòng tộc” Với Thời xa vắng, nhà
nghiên cứu cho rằng, tác phẩm “có một nghịch lí đầy hài hước: những người tự cho mình có sứ mệnh cao cả ban phát lòng tốt cho người khác, cứ đinh ninh đó là ân huệ lớn lao đối với con người hóa ra lại đang chà đạp con người, biến nó thành nạn nhân
khốn khổ.( ) Thời xa vắng là bi kịch của cá nhân bị những lực lượng giả danh cộng
đồng đè bẹp” [25]
Trên Tạp chí Sông Hương số 196, tháng 6 năm 2009, Hoàng Ngọc Hiến chia sẻ:
“Làng Mía cũng như mọi làng xã nông thôn Việt Nam là địa bàn “thử nghiệm” những cuộc cải cách “long trời lở đất”, những phong trào cải tạo “sắp đặt lại giang sơn” Có những nỗ lực, những thành tựu tích cực Nhưng những mặt trái của những cuộc “cải
cách”, “cải tạo” này vẫn còn lại đó, bầy hầy, nhức nhối Đọc Dòng sông Mía của Đào
Thắng thấy rõ không tìm hiểu nghiêm túc những mặt trái này thì không thể hiểu được
xã hội và lịch sử Việt đương đại”
Về tiểu thuyết Ma làng, trên báo Tuyên Quang ngày 28/8/2007, Minh Hòa nhận xét: “Ma làng đã tái hiện một bức tranh nông thôn miền núi trong “đêm trở dạ” với
những thói tục xưa cũ, lối sống làng xã truyền thống, những toan tính nhỏ nhen, manh mún, lối sống thanh toán lẫn nhau cùng thói tục mâm trên, mâm dưới, họ gần, họ xa,
dòng tộc nội ngoại để bước sang thời kì mới” [97] Người giữ đình làng được Đinh
Quang Tốn nhận định: “Tác giả đã khai thác khía cạnh văn hóa làng quê, dựng lên hình ảnh người trí thức của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ trong cơn biến động của lịch sử Bao phong tục tập quán, những tình làng nghĩa xóm, những đức tính tốt đẹp của con
người Việt Nam được ẩn chứa trong tầng sâu văn hóa” Đinh Quang Tốn nhận thấy cơn
biến động của lịch sử và đưa ra cách nhìn thiên về những giá trị văn hóa tầng sâu
Phạm Xuân Nguyên thích thú “lối văn như đùa” của Tô Hoài trong tác phẩm Ba
người khác và chua xót nhận ra những mâu thuẫn trớ trêu trở thành hiện thực một thời:
“Hóa ra là như đùa như bỡn tất, cả cái anh Bối đi làm cải cách ruộng đất mà chẳng biết
gì về nông thôn và nông dân Cả cái anh Đình làm trại đại đồng để rồi thân tàn ma dại
vì trại đại đồng Cả cái anh Cự đội trưởng cải cách quyền sinh quyền sát rốt cuộc là
Trang 40theo địch Và ngay cả cái việc họ làm như trong truyện cũng là như một chuyện đùa Vậy mà không, bởi vì nạn nhân của trò đùa ấy là sinh mạng của bao con người bình
thường, là số mệnh của cả một đất nước, là dòng chảy của cả một dân tộc” (Tuồng ảo
hóa đã bày ra đấy, theo talawas.org)
Cao Năm nhìn ra những vấn đề “nóng” của Cổng làng (in trên chuyên trang Văn nghệ, báo điện tử Hải Dương): “Với gần 350 trang sách, tiểu thuyết Cổng làng đặt
ra khá nhiều vấn đề, mà phần nhiều lại toàn vấn đề “nóng”, từ giao ruộng khoán, sử dụng đất, phương hướng sản xuất cây, con, ngành nghề đến xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục, xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa nông thôn, gắn sản xuất nông sản hàng hóa với thị trường, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, rồi sắp xếp, bố trí cán bộ trong khu vực nông thôn đều được tác giả “khơi ra” với những thang bậc đậm nhạt khác nhau”
Đặc sắc hơn, một số công trình bắt đầu lí giải bản chất của những mâu thuẫn, xung đột được phản ánh trong tiểu thuyết Cũng trên tạp chí Sông Hương (ngày
12/3/2012), nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã Bàn về xung đột của tiểu thuyết Ông
nhấn mạnh rằng “Trong thế kỉ XX những mâu thuẫn này (mâu thuẫn của cuộc sống hiện thực – HTG chú thích) mang tính cách kịch biến đặc biệt Chính qua xung đột xã hội mang tính kịch sâu sắc được phản ánh vào tác phẩm thì sự thật nghệ thuật mới có khả năng đạt tới mức độ tập trung cao nhất Tiểu thuyết thể hiện những xung đột xã hội mang tính kịch sâu sắc - đó là yêu cầu của thời đại, là đòi hỏi đặt ra cho nhà văn đi sâu vào nhận thức hiện thực phức tạp, đa dạng Đối với nền tiểu thuyết Việt Nam, yêu cầu này càng trở nên cấp bách và cần thiết” Nhà phê bình có sự đối sánh cách phản ánh xung đột của tiểu thuyết viết về nông thôn ở hai giai đoạn trước và sau 1975, để thấy sự chuyển hướng cần thiết từ phản ánh đơn xung đột sang phản ánh đa xung đột
Và rõ ràng, khi đề cập đến bi kịch xung đột, nhà văn có thể khai thác được “những chân lí chứa đầy sức mạnh dưới những trang phục đa tạp của lịch sử”
Nghiên cứu “Tiểu thuyết Việt Nam đương đại – nhìn từ góc độ diễn ngôn”, Nguyễn Thị Hải Phương có đề cập tới trường tri thức chi phối sự chuyển hướng của
diễn ngôn tiểu thuyết Việt Nam đương đại Những yếu tố như “sự thay đổi trong định
hướng văn nghệ”, “nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa”, “sự thức tỉnh của cái tôi và chủ thể sáng tạo” cũng chính là “trường tri thức” của vùng mảng tiểu thuyết viết về nông thôn từ sau 1986” Từ việc phân tích các cơ chế ảnh hưởng của môi trường văn hóa, chính trị, thiết chế xã hội, luận án đi tới phân tích “diễn ngôn thế tục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” và “diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” Tác giả có những kết luận xác đáng: “Nếu diễn ngôn tiểu thuyết